Skip to Content

Category Archives: Các bước xây nhà

Xây nhà 2 tầng giá 400 triệu như thế nào là hợp lí?

Xây nhà 2 tầng giá 400 triệu hiện nay được nhiều gia chủ quan tâm. Với kinh phí xây dựng không quá nhiều thì việc thiết kế kiến trúc, xây dựng hay nội thất như thế nào để đảm bảo được thẩm mỹ, không gian sống thoải mái cho các thành viên trong gia đình là điều không hề đơn giản.

Nếu bạn đang không biết xây nhà 2 tầng như thế nào để phù hợp với ngân sách 400 triệu, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây Wedo đảm bảo sẽ giúp bạn xây nhà đầy đủ tiện nghi, không lo phát sinh chi phí.

Tư vấn xây nhà 2 tầng giá 400 triệu không phát sinh chi phí

Mẫu nhà 2 tầng được nhiều người yêu thích mang đến một không gian sống thoải mái. Đặc biệt việc sở hữu căn nhà 2 tầng phần nào thể hiện được tiềm lực kinh tế của gia chủ đặc biệt là vùng nông thôn. Để thiết kế xây nhà 2 tầng giá 400 triệu thì bạn cần chú ý những điều sau.

Xem xét thời điểm khởi công

Như các bạn đã biết, thời tiết ở Việt Nam thường được chia ra mùa mưa và mùa khô, vì vậy việc xem xét thời điểm khởi công khi xây dựng cũng là một vấn đề cần được tính toán kỹ lưỡng.

Để đảm bảo quá trình thi công được diễn ra thuận lợi bạn nên lựa chọn xây dựng vào mùa khô, điều kiện thời tiết tốt giúp cho việc xây nhà diễn ra kịp tiến độ. Trái lại, khi xây nhà vào mùa mưa công việc thường xuyên bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chi phí; đặc biệt nếu bạn vay tiền ngân hàng thì việc kéo dài thời gian lại càng không tốt.

Xác định diện tích đất xây dựng phù hợp

Trước tiên cần xem xét diện tích đất nhà mình là bao nhiêu. Nếu như sở hữu diện tích đất rộng thì bạn cần phân chia diện tích nhà và diện tích sân vườn sao cho hợp lý nhất. Bởi lẽ diện tích xây dựng càng nhiều thì tốn càng nhiều chi phí.

xay-nha-2-tang-400-trieu-14

Nhà 2 tầng giá 400 triệu đẹp

Với ngân sách hạn chế, thì xây nhà 2 tầng giá 400 triệu nên xây diện tích khoảng 40m2 (hai tầng là 80m2). Không nên xây dựng quá lớn dù diện tích đất của gia đình bạn có thể rất rộng. Xác định diện tích sẽ giúp bạn tiết kiệm nguyên vật liệu, nội ngoại thất lẫn chi phí thi công.

Tính toán mua vậy liệu xây dựng giá cả hợp lí

Vật liệu xây dựng như: sắt, thép, xi măng, cát ở mỗi vùng sẽ có giá thành khác nhau. Vì thế bạn nên tham khảo giá thị trường trước, sau đó chọn cửa hàng cung cấp chất liệu tốt, giá thành hợp lý để mua đảm bảo cho việc thi công xây dựng.

Thi công phần thô của căn nhà tốn khá nhiều vật liệu. Vì vậy chỉ cần mức giá chênh lệch vài chục nghìn đồng thì khi hoàn thiện nhà có thể tiết kiệm được vài chục triệu đồng.

xay-nha-2-tang-gia-400-trieu-13

Tính toán mua vật liệu xây dựng giá cả phù hợp

Ngoài ra bạn cần tính toán khi mua vật liệu xây dựng không nên mua ồ ạt một lúc tránh thất thoát lãng phí nếu không dùng hết. Nên ưu tiên vật liệu sẵn có ở địa phương ví dụ như ở các vùng nông thôn thì mức giá gỗ, cát, sỏi có thể rẻ hơn vì chi phí vận chuyển không lớn.

Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng thi công phần thô ảnh hưởng nhiều đến chất lượng ngôi nhà nên đừng quá ham rẻ, cắt xén vật liệu quá mức sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn về lâu về dài của căn nhà.

Thiết kế ngoại thất nhà 2 tầng giá 400 triệu

xay-nha-2-tang-gia-400-trieu-16

Thiết kế ngoại thất ngôi nhà phong cách hiện đại tuyệt đẹp

Để xây nhà 2 tầng giá 400 triệu bạn nên lựa chọn phong cách hiện đại với thiết kế mặt tiền đơn giản về đường nét, điều này giúp tiết kiệm cả về chi phí thiết kế lẫn nhân công.

Không chỉ vậy, việc thiết kế nhà 2 tầng hiện đại, sáng tạo với những đường nét khỏe khoắn, trẻ trung còn giúp cho ngôi nhà tránh được vẻ nặng nề của phong cách thiết kế cổ điển.

Vật liệu hoàn thiện, nội thất bên trong đơn giản

Theo kinh nghiệm thi công của Wedo, khi xây dựng phần thô sẽ không gây phát sinh nhiều chi phí, nhưng khi hoàn thiệt thiết kế nội thất sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tiền bạc. Cũng chính vì vậy mà khi hoàn thiện ngôi nhà 2 tầng có nhà thi công ngốn đến vài tỷ đồng nhưng có người chỉ cần vài trăm triệu là thế.

xay-nha-2-tang-gia-400-trieu

Nội thất đơn giản nhưng đầy tiện nghi 

Vì vậy, khi xây nhà 2 tầng giá 400 triệu nội thất không nên quá cầu kỳ, rườm rà, không nhất thiết phải sử dụng vật liệu hoàn thiện xa xỉ.

Giám sát thi công xây dựng

Một trong những cách giúp xây nhà 2 tầng giá 400 triệu tiết kiệm chi phí đó là giám sát quá trình thi công xây dựng. Thông qua việc giám sát có thể đôn đốc thợ làm việc không lãng phí thời gian, vật liệu.

Bên cạnh đó bạn có thể nắm rõ từng hạng mục thi công cụ thể giúp hiểu rõ hơn về quá trình sử dụng vật liệu, thi công góp phần đảm bảo được yếu tố an toàn, chất lượng và giảm thiểu thất thoát vật liệu không đáng.

xay-nha-2-tang-gia-400-trieu-18

Giám sát quá trình thi công xây dựng

Chọn đơn vị thiết kế, thi công xây dựng uy tín

Việc lựa chọn một đơn vị thiết kế cũng như thi công xây dựng có uy tín cũng là một câu hỏi lớn đối với các hộ gia đình. Bởi lẽ đây là một trong những yếu tố chính cấu thành nên chất lượng cho căn nhà của bạn.

Nếu như bạn chưa có kinh nghiệm hãy để Wedo giúp bạn xây căn nhà 2 tầng giá từ 400 triệu tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đẹp lung linh. Wedo cam kết với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư có kinh nghiệm sẽ tư vấn đưa ra cho bạn và gia đình phương án thiết kế cho đến thi công phù hợp đảm bảo khoa học, thẩm mỹ cũng như chất lượng.

Gợi ý một số mẫu xây nhà 2 tầng giá 400 triệu được yêu thích nhất

Mẫu nhà 2 tầng 400 triệu là thực sự phù hợp với các gia đình Việt hiện nay. Nhất là đối với người dân ở các vùng quê có thu nhập chưa cao, căn nhà là tài sản lớn với họ.Vì vậy những mẫu nhà 400 triệu sẽ được nhiều gia chủ quan tâm.

Những mẫu nhà 2 tầng dưới đây chắc chắn sẽ làm nhiều người yêu thích.

Mẫu nhà 2 tầng có sân vườn rộng

Với kinh phí hạn hẹp chỉ 400 triệu, gia chủ nên chọn xây nhà ống đơn giản với diện tích vừa phải. Thiết kế nhà không quá cầu kỳ nhưng lại rất thẩm mỹ. Nhà có nhiều cửa sổ và ban công nên đón gió và ánh sáng rất tốt, xung quanh nhà có sân vườn, chỗ để ô tô thoáng đãng .

xay-nha-2-tang-gia-400-trieu-2xay-nha-2-tang-gia-400-trieu-2

Thiết kế nhà 2 tầng kết hợp sân vườn thoáng đãng

Mẫu nhà 2 tầng ở nông thôn đầy cá tính

xay-nha-2-tang-gia-400-trieu-6

xay-nha-2-tang-gia-400-trieu-4

xay-nha-2-tang-gia-400-trieu-5

Mẫu nhà ống 2 tầng giá 400 triệu

Làm sao để có thể xây nhà 2 tầng giá 400 triệu ở nông thôn vừa đơn giản nhưng vẫn rất cá tính?

Đây chắc hẳn là câu hỏi của không ít người. Vậy câu trả lời hoàn hảo nhất cho những thắc mắc đó chính là những mẫu nhà ống 2 tầng được thiết kê vuông vắn không có chi tiết thừa. Cửa chính đa phần được làm bằng tấm kính lớn tạo cảm giác vô cùng hiện đại.

xay-nha-2-tang-gia-400-trieu-7

Mẫu nhà ống 2 tầng mái bằng vô cùng cá tính

Mẫu nhà 2 tầng mái lệch độc đáo

Hiện nay, mẫu nhà 2 tầng mái lệch là một thiết kế vô cùng độc đáo. Nếu bạn đang có ý định xây nhà với kinh phí 400 triệu và bạn cũng yêu thích phong cách thiết kế cực độc đáo này thì cũng tham khảo một số mẫu thiết kế sau đây nhé.

xay-nha-2-tang-gia-400-trieu

xay-nha-2-tang-gia-400-trieu-9

xay-nha-2-tang-gia-400-trieu-10

xay-nha-2-tang-gia-400-trieu-11

xay-nha-2-tang-gia-400-trieu-12

xay-nha-2-tang-gia-400-trieu-13

Mẫu thiết kế nhà 2 tầng mái lệch độc đáo

Mẫu nhà 2 tầng phong cách xa hoa, đẳng cấp

Lại là một thiết kế sẽ khiến cho bạn không thể rời mắt, căn hộ này được thiết kế mái thái sang trọng và cầu kỳ. Các mái được thiết kế hoa văn đầy nghệ thuật theo phong cách châu Âu. Mặt tiền nhà cũng được lát đá cẩm thạch màu xanh rêu thể hiện sự đẳng cấp. Tuy diện tích nhà không lớn nhưng nhiều gia chủ sẽ yêu thích ngay khi nhìn thấy mặt tiền căn hộ này.

xay-nha-2-tang-gia-400-trieu-19

Thiết kế nhà mái thái 400 triệu sang trọng đẳng cấp

Mẫu nhà 2 tầng không gian mở

Hầu hết nhà ống có nhược điểm là bị hạn chế không gian. Tuy nhiên căn nhà ống này đã khắc phục điều đó bằng cách mở nhiều cửa sổ và ban công. Vì vậy mà không gian trong nhà luôn thoáng mát và dễ chịu.

xay-nha-2-tang-gia-400-trieu-20

xay-nha-2-tang-gia-400-trieu-21

Thiết kế nhà 2 tầng với không gian mở

Từ phòng khách, bếp cho tới phòng ngủ, cửa sổ lớn đều được đặt hợp lý để đón gió. Cửa chính và cửa ban công cũng làm bằng kính để đón ánh sáng vào nhà. Vì vậy với diện tích nhỏ thì mẫu thiết kế này vẫn rất được yêu thích.

Mẫu nhà 2 tầng phong cách hiện đại

Mẫu thiết kế này đã được rất nhiều gia chủ lựa chọn. Là dạng nhà ống 2 tầng và có thêm 1 tum nhỏ, căn hộ tuy nhỏ nhưng rất tiện nghi.

Mặt tiền 4m và dài khoảng 15m, nhà ống có 2 phòng ngủ phù hợp cho gia đình. Tum nhỏ trên cùng được dùng làm phòng thờ cúng, thường thấy ở các mẫu nhà nông thôn ở Việt Nam. Trước tum là một ban công rộng làm thành vườn cây nhỏ, giúp cho không gian xanh mát và tràn đầy sinh khí hơn.

xay-nha-2-tang-gia-400-trieu-22

Mẫu nhà 2 tầng trẻ trung, hiện đại 400 triệu

Như vậy, trên đây là những chia sẻ, tư vấn khi xây nhà 2 tầng giá 400 triệu Những mẫu thiết kế này là một công trình kiến trúc tuyệt vời khi vừa cân bằng được tính thẩm mỹ, chất lượng mà giá thành lại hợp lý. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ lựa chọn được mẫu nhà ưng ý nhất cho gia đình mình.

 

READ MORE

Hướng dẫn xây nhà – Chuẩn bị mặt bằng, làm nền móng

Từ bước này, công việc sẽ là trách nhiệm của nhà thầu xây dựng, chủ nhà sẽ không cần phải lo toan nhiều, tuy nhiên cũng cần biết rõ về các giai đoạn chủ yếu để có thể kiểm soát được về công việc, chất lượng và thời gian thi công.

READ MORE

Học cách sử dụng la bàn theo phong thủy học

Sử dụng la bàn theo phong thủy học là một thao tác đơn giản nhưng thấu hiểu về nó lại là cả một vấn đề khi sử dụng và tìm hiểu.

READ MORE

Hướng dẫn xây nhà – Xây dựng phần khung nhà

Thời điểm kết thúc phần nền móng cũng là thời điểm bắt đầu việc xây dựng phần khung nhà. Khung nhà được hiểu là bao gồm toàn bộ hệ khung kết cấu bê tông cốt thép và hệ thống tường bao, tường ngăn chia của nhà.

READ MORE

Hướng dẫn xây nhà – Giai đoạn hoàn thiện

Kết thúc phần khung nhà (phần thô), là coi như đã đi được 70% cuộc hành trình. Tiếp theo là giai đoạn hoàn thiện, tuy nhẹ nhàng hơn nhưng lại đòi hỏi nhiều hơn về mặt kỹ thuật, thẩm mỹ.

READ MORE

Hướng dẫn xây nhà – Các thủ tục cúng lễ chuẩn bị khởi công

– Theo ông bà ta xưa làm nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thuỷ, chọn ngày tốt (Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần. …) tránh ngày xấu (ngày Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Hùng phục…) và phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Đất) để xin được làm nhà trên mảnh đất đó.

– Trước tiên, cần phải xem tuổi của chủ nhà. Việc chủ nhà được tuổi xây dựng có thể giúp cho quá trình xây dựng được thuận lợi, tốt đẹp, ngôi nhà đưa vào sử dụng bền vững. Có thể tham khảo công cụ tính toán tuổi của chủ nhà dựa theo ba yếu tố Kim lâu, Hoàng ốc và Tam tai.

le-khoi-cong-1

– Tuy nhiên, nếu tuổi của chủ nhà không phù hợp để xây dựng vào năm hiện tại, nhưng nhu cầu ở là cấp thiết, thì có thể tiến hành thủ tục mượn tuổi. Trước tiên tìm người hợp tuổi cũng bằng công cụ trên, nếu được nên là những người đứng tuổi, thọ, phúc lộc dồi dào, con cháu đông, sau đó tiến hành thủ tục mượn tuổi. Tuy nhiên cần nhớ rằng, việc mượn tuổi để xây nhà là một biện pháp thiên nhiều về tâm lý, mọi chuyện tốt xấu sẽ vẫn xảy ra với chủ nhà chứ không phải vì mượn tuổi mà xảy ra với người kia. Ngoài ra, thời điểm khởi công còn phụ thuộc nhiều vào tiết khí và trạch mệnh (tức giờ, ngày, tháng khởi công). Nếu chọn được ngày, giờ đẹp thì việc ảnh hưởng có thể giảm đi nhiều. Chủ nhà cũng có thể nhờ một người nào đó trong gia đình hay bạn bè (có tuổi không phạm vào kỵ năm nay thay mặt trong lúc quan trọng như đổ móng, đổ trần…). Tốt nhất là nên mời một thầy phòng thủy về xem xét và tiến hành làm lễ giải hạn.

– Sau khi đã lựa chọn được ngày giờ khởi công hợp lý, cần tổ chức lễ động thổ. Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã… Sau khi làm lễ gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào. Trước khi khấn phải thắp nén nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn.

READ MORE

Cách chọn Vật liệu Xây dựng khi xây nhà

Chọn vật liệu xây dựng (VLXD) là công việc khó khăn với tất cả mọi người. Dù bạn chọn phương án khoán công hay khoán trắng bạn vẫn nên tìm hiểu kỹ về VLXD. Vật liệu xây dựng quan trọng nhất là cát, gạch, thép, đá, nước và xi măng. Chúng tôi sẽ liệt kê một số điểm quan trọng để giúp bạn có được những tiêu chuẩn chung và có thể chọn từ những cái có sẵn.

1. Xi măng

Xi măng là một chất gắn kết các thành phần cát, đá và nước lại với nhau để hình thành đá nhân tạo (bê tông). Xi măng là thành phần quan trọng nhất trong công tác xây tô, và đổ bê tông. Chọn xi măng thích hợp sẽ đảm bảo sự vững chắc cho công trình xây dựng. Nên lựa chọn nhãn hiệu xi măng uy tín, có danh tiếng và được sự tin tưởng của nhà thầu cũng như kiến trúc sư.

Có thể phải tốn thêm chi tiết rất lớn sau này để sửa chữa nếu như tiết kiệm một vài nghìn đồng khi mua xi măng để xây rồi bạn không thể thay thế hoặc cải thiện nó như với mái ngói hoặc với một số các thứ khác. Nếu nó kém chất lượng bạn phải đập bỏ để làm lại. Chi phí mua xi măng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị của công trình. Thông thường xi măng chiếm khoảng 7% – 9% tổng giá trị công trình. Vì vậy khi lựa chọn xi măng, bạn hãy chắc chắn mình đã quyết định đúng.

2. Cát

Cát chất lượng có thể được xác định một cách dễ dàng bằng cách lấy một vốc cát rồi nắm tay lại. Bầt kỳ chất bẩn nào (như bùn) sẽ dính lại vào lòng bàn tay bạn. Trong cát có đất sét, sạn hay các chất bẩn khác có thể sẽ làm ảnh hưởng đến công trình. Chúng cần được sàng lọc ra khỏi cát trước khi sử dụng. Một phương pháp kiểm tra khoa học hơn cách trên là đổ cát vào nửa bình thuỷ tinh, thêm một ít nước vào rồi quấy lên.

Cát sẽ lắng xuống đáy, cát chất bẩn sẽ xuất hiện rõ. Có một nguyên tắc là nếu hàm lượng bùn hoặc bụi bẩn vượt quá 3% tổng trọng lượng cát thì cát đó cần được làm sạch trước khi sử dụng. Tóm lại cát chất lượng là cát không thể chứa đất sét, chất bẩn, mica hay vỏ sò, … Không nên sử dụng cát nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn trong bê tông và xây thô.

vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng

3. Đá

Cốt liệu thô thường là những viên đá nhỏ tăng thêm sức chịu lực của bê tông. Đá sử dụng cho bê tông thông dụng hiện nay là đá 1×2 (kích thước hạt lớn nhất 20mm – 25mm).Cốt liệu đá phải sạch tạp chất khi đưa vào trộn bê tông

Trong khi lựa chọn đá, bạn cần lưu ý những yếu tố sau:

– Đá thông dụng có dạng hình khối, không có nhiều tạp chất và ít thành phần hạt dẹt;

– Cần loại bỏ ngay lập tức các tạp chất bằng cách sàng và rửa;

4. Nước

Nếu bạn sử dụng nước máy từ hệ thống cấp nước thì không cần phải lo. Trường hợp bạn dùng nước giếng hay nguồn khác thì nước cần phải sạch, không có chất bẩn. Tuyệt đối không dùng nước biển, nước phèn, nước ao hồ, nước lợ, nước có váng dầu, mỡ để xây nhà đẹp. Lượng nước phù hợp với tỷ lệ xi măng sẽ giúp công trình vững chắc.

5. Bê tông và vữa

Bê tông là loại vật liệu xây dựng đá nhân tạo được hình thành bằng cách đổ khuân và làm rắn chắc hỗn hợp với tỷ lệ hợp lý của các thành phần gồm xi măng, nước, cát và phụ gia nếu có. Trong đó:

– Đá và cát (cốt liệu) đóng vai trò là bộ khung chịu lực;

– Chất kết dính và nước (hồ) bao bọc xung quanh hạt cốt liệu đóng vai trò là chất bôi trơn và đồng thời lắp đầy các khoảng trống giữa các hạt cốt liệu;

– Vữa là hỗn hợp gồm cát, xi măng và nước theo một tỷ lệ nhất định;

Bạn cũng cần lưu ý đến công tác bảo dưỡng. Chất lượng bê tông và vữa sẽ giảm (cường độ không đạt thiết kế ) nếu không có chế độ bảo dưỡng hợp lý và đúng cách:

– Đối với vữa xây tô: nên bảo dưỡng ẩm liên tục từ 7-10 ngày

– Đối với bê tông: Nên bảo dưỡng liên tục từ 10-14 ngày

Lưu ý:

– Nên sử dụng bê tông mác ≥250 (tỷ lệ 2:3:5 – 1 bao xi măng + 3 thùng đá) đối với các cấu kiện: Cọc bê tông cốt thép, móng, đá kiềng, công trình ngầm, cột, sàn sân thượng;

– Nên sử dụng mác bê tông ≥ 200 ( tỷ lệ 1:2:3 – 1 bao xi măng + 4 thùng cát + 6 thùng cát) đối với các chi tiết còn lại;

– Vữa xây sử dụng tỷ lệ: 8 thùng cát (tỷ lệ 1:4), cát sử dụng có độ lớn ≥ 2 (sử dụng cát bê tông càng tốt).

– Vữa tô sử dụng tỷ lệ: 10 thùng cát (tỷ lệ 1:5), nếu sử dụng cát quá nhỏ nên dùng tỷ lệ 1:4 hoặc 1: 4.5

– “Thùng” ở đây là thùng sơn hoặc xô 18 lít. Lưu ý là các xô tôn thường có dung tích nhỏ hơn.

6. Gạch

Gạch có thể kiểm tra được thông qua quan sát. Thường có thì gạch tốt cần phải có hình dạng chuẩn với những góc cạnh sắc. Màu sắc tương đồng nhau cùng bảo đảm chất lượng tốt. Và sau đây là các cách kiểm tra gạch chất lượng:

– Khi làm vỡ một viên gạch, nó sẽ không vỡ vụn ra thành nhiều mãnh nhỏ;

– Đập 2 viên gạch vào nhau, gạch chất lượng sẽ phát ra âm thanh dứt khoát;

– Thử làm rơi một viên gạch ở độ cao khoảng 1 mét, gạch tốt sẽ không bị vỡ;

– Ngâm viên gạch vào trong nước khoảng 24 h sau đó kiểm tra trọng lượng của nó. Nếu trọng lượng nặng thêm hơn 15% bạn không nên sử dụng loại gạch này.

7. Thép

Bê tông có sức chịu lực nén tốt những chịu lực kéo và lực uốn kém. Để khắc phục điều này thanh thép cần phải được đặt trong bê tông để có thêm sức chịu lực cần thiết. Do đó mới xuất hiện thuật ngữ bê tông cốt thép. Hãy lựa chọn thép từ những thương hiệu uy tín trên thị trường. Bạn nên tham khảo kích cỡ và chủng loại thép từ kiến trúc sư của bạn.

Lưu ý:

Thép xây dựng gia công thường có đường kính nhỏ hơn thông số ghi trên thanh thép. VD: Thông số là phi 12 thì thực tế chỉ là phi 10.

8. Cốp pha

Cốp pha được sử dụng để làm khuôn đổ bê tông. Cốt pha phải đúng kích thước thiết kế mới đảm bảo được khả năng chịu lực của bê tông. Thực tế đây là việc của nhà thầu. Bạn có thể lưu ý với giám sát của bạn vấn đề này khi tiến hành xây dựng.

9. Thiết bị điện, nước

Các thiết bị này sẽ được lắp đặt bên trong công trình vì thế bạn nên chọ những sản phẩm có xuất xứ và chất lượng uy tín đồng thời có thiết kế phù hợp với ngôi nhà.

READ MORE

Lưu ý khi chọn nhà thầu thi công khi xây nhà

Theo Luật xây dựng thì nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng. Vì thế bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu nhà thầu đưa ra các giấy tờ chứng minh năng lực hoạt động xây dựng năng lực hành nghề xây dựng của nhà thầu. Bạn cũng nên tham khảo với KTS về việc lựa chọn nhà thầu và nội dung hợp đồng ký kết với nhà thầu. Bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau cho việc lựa chọn nhà thầu:

1. Tiêu chí kinh nghiệm và trình độ của nhà thầu

Đánh giá chỉ tiêu này bạn cần tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn. Một trong những nguồn đó chính là việc kiểm tra các công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện. Bạn có thể yêu cầu nhà thầu đưa đến tham quan một số công trình tiêu biểu có phong cách và quy mô gần giống yêu cầu của Bạn. Bạn hãy trực tiếp hỏi chuyện các chủ nhà cũng như quan sát tỉ mỉ căn nhà đó nhằm rút ra nhận định của riêng bạn. Bên cạnh đó hãy yêu cầu nhà thầu đưa ra phương án thi công công trình và phương án điều động nhân công theo tiến độ. Phương án cần tính đến các điều kiện thực tế (hiện trường, công trình, đường vận chuyển vật liệu, …).

2. Tiêu chí thời gian

Thực tế đây là mục nổi bật trong phương án thi công. Chúng tôi tách riêng nhằm nhấn mạnh tính quan trọng của tiêu chí này. Bạn cần thoả thuận với nhà thầu tiến độ công trình chi tiết và yêu cầu vật liệu từng thời điểm. Bảng tiến độ này sẽ là căn cứ để chủ nhà kiểm tra đôn đốc và hai bên tiến hành quyết toán theo hạng mục công việc thực hiện. Thông thường với dạng nhà phố đơn giản, điều kiện thi công thuận lợi thì quá trình thi công thường kéo dài trong khoảng 5 – 6 tháng. Với các công trình đòi hỏi hoàn thiện cầu kỳ hơn, nhà biệt thự có thể kéo dài tới 01 năm hoặc lâu hơn nữa.

kien-thuc-xay-dung-1

3. Tiêu chí giá cả

Thị trường xây dựng nhà dân dụng hiện nay thường phân ra hai hình thức nhận thầu, tương ứng với 2 mức giá khác nhau:

– Hình thức nhận thầu nhân công (khoán công – chủ nhà lo vật liệu): gồm nhân công cho các phần việc xây thô, hoàn thiện tuỳ theo sự thoả thuận giữa chủ nhà và nhà thầu. Tuy nhiên để có được mức giá sát thị trường, bạn nên tham khảo từ kiến trúc sư của mình tại thời điểm xây dựng. Các nhóm nhân công chính bao gồm: Nhân công đào móng, đóng cọc, đóng côp pha, đổ bê tông, thợ xây tô, thợ ốp lát, thợ điện, thợ mộc, thợ nước, thợ sơn, …

– Hình thức nhận thầu toàn bộ cả nhân công và vật liệu (khoán trắng hay chìa khóa trao tay): Mức giá có sự dao động rất lớn do yêu cầu vật liệu của chủ nhà. Khi tiến hành hợp đồng với nhà thầu, chủ nhà cần nêu chỉ tiêu các điều kiện về vật liệu, sử dụng (xây thô và hoàn thiện) với các yếu tố: Mức giá tối thiểu, chủng loại, phẩm cấp, hạn mức sử dụng, xuất xứ và nhãn hiệu, … Hợp đồng về vật liệu càng chi tiết bao nhiêu, việc thanh quyết toán và quan hệ giữa chủ nhà và nhà thầu càng thuận lợi bấy nhiêu.

Lưu ý: Trong hợp đồng với nhà thầu, ngoài các điều kiện cơ bản, bạn nên lưu ý đề cập thêm những điều khoản sau:

– Quy định an toàn lao động và bảo hiểm;

– Quy định tuân thủ nội quy sinh hoạt địa phương;

– Hình thức và thời hạn thanh toán (theo tiến độ hay theo thời gian và khối lượng công trình);

– Điều khoản liên quan đến bên giám sát xây dựng (nếu có);

– Điều khoản về cách tính chi phí phát sinh khi có thay đổi trong quá trình xây;

– Nếu có thể thương lượng được bạn nên yêu cầu nhà thầu ký quỹ bảo lãnh tại ngân hàng. Số tiền và thời gian bảo hành (tuỳ theo thương lượng) nhằm đảm bảo chất lượng xây dựng sau khi ngôi nhà xây xong.

READ MORE

4 Nguyên tắc vàng cho người xây nhà

Mối lo ngại về thời gian, chi phí và độ bền… luôn thường trực trong tâm trí của nhiều người khi bắt tay xây tổ ấm. Những chú ý quan trọng dưới đây sẽ giúp bạn thực sự làm chủ ngôi nhà mơ ước của mình từ  giai đoạn đặt nền móng.

Lên kế hoạch bằng những con số cụ thể

Bạn không thể ước chừng số lượng vật liệu, tiền cũng như thời gian thi công theo lời trấn an của một số nhà thầu. Những hoạch định đại khái sẽ dẫn đến ngôi nhà “đại khái”. Hãy chọn thật kĩ nhà tư vấn sẽ giúp bạn cụ thể hóa kế hoạch xây nhà, cụ thể hóa con số vật liệu, thời gian thi công… và từ đó tính ra số tiền cụ thể.

Bất cứ một sự mơ hồ nào cũng sẽ dẫn đến việc kéo dài thời gian thi công và làm bạn mệt mỏi. Thậm chí, nếu không kĩ lưỡng ngay từ đầu với các con số, bạn có thể làm đội số tiền xây nhà lên đến mức không ngờ. Lúc ấy, chính bạn sẽ tiếp bước vào “vết xe đổ” khủng hoảng thường gặp của nhiều chủ đầu tư.

Nhạy bén khi lựa chọn vật liệu

Hãy cẩn thận, đừng sa vào sự màu mè khi chọn lựa vật liệu. Đừng quá vội chú ý đến bộ đèn chùm, cái cửa gỗ đắt tiền, thảm lót sàn nhà và chi quá nhiều tiền vào nhóm vật liệu nội thất này. Phần khung xây thô quan trọng hơn rất nhiều. Nó quyết định sự vững chắc của ngôi nhà, và cũng ảnh hưởng quan trọng đến sự “co giãn” ngân sách của bạn.

Trong tình hình giá cả biến động hiện nay, hãy gút ngay khoản chi nào bạn có thể chắc chắn. Với phần khung nhà, thay vì đợi đến lúc cần bê tông mới thuê xe, mua vật liệu để trộn, bạn có thể mua sản phẩm bê tông tươi trộn sẵn chất lượng cao với giá cả cụ thể từ ban đầu, tránh đau đầu khi phải kiểm soát chất lượng và số lượng của từng xe cát, đá và cả đội ngũ trộn bê tông, lại hao tốn thời gian và công sức giám sát. Nhớ trao đổi trực tiếp với đơn vị cung cấp để đảm bảo sự lựa chọn của mình đúng đắn. Là một chủ đầu tư, hãy có cái nhìn tổng thể, tính lợi “đường dài” và quyết định sáng suốt, thay vì sa vào tính toán những khoản lặt vặt để rồi “lợi bất cập hại”.

cam-nang-xay-nha-1

Hãy là người giám sát nghiêm khắc nhưng chân thành

Tâm huyết và sự kỳ vọng của bạn vào ngôi nhà nên tỷ lệ thuận với mức độ kỹ tính và nghiêm khắc của bạn trong vai trò chủ đầu tư, đồng thời là “người giám sát”, để tránh những khủng hoảng về “chất” , về “lượng” có thể xảy ra, trước mắt hay lâu dài.

Bạn nên dành thời gian thường xuyên có mặt ở công trình, giám sát việc thi công một cách cẩn thận, chăm sóc vật liệu tại hiện trường một cách kỹ lưỡng, và đôi khi chỉ để nhắc nhở tinh thần những nhân công đang làm việc cho mình. Sự chân thành và thái độ thân thiện của bạn sẽ khiến từng người thợ tại công trình chăm chút hơn cho những góc nhà của bạn.

Thiết lập cán cân thông minh

Chính những tiêu chí trong cán cân này sẽ giúp bạn “cân, đo, đong, đếm” phù hợp khi đưa ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến ngôi nhà của mình.

Đừng chọn ngay một nhà thầu nào đó vì giới thiệu, quen biết xã giao, mà nên làm việc sơ bộ với vài nhà thầu khác nhau để so sánh giá, kinh nghiệm, thái độ và thậm chí cả phong cách làm việc của họ trước khi đưa ra sự lựa chọn. Có thể tham khảo kinh nghiệm những khách hàng cũ của họ, cân nhắc để ra quyết định đúng đắn.

Bạn cần tỉnh táo trước từng quyết định để tránh các chi phí đầu tư không đúng chỗ. Có những vật liệu cực kỳ quan trọng đến độ bền lại dễ dàng bị bạn bỏ qua như xi măng, bê tông, cát, đá. Trong khi đó, những chiếc rèm cửa hay bộ salon lại khiến bạn lao tâm khổ trí và chi trả khá mạnh tay. Hãy là một nhà đầu tư thông thái, đánh giá đúng tầm quan trọng của từng hạng mục ngôi nhà mình.

Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia xây dựng và những chủ nhà vừa xây xong, sử dụng bê tông tươi trộn sẵn với chất lượng đảm bảo, tiết kiệm thời gian, công sức mà chi phí không quá chênh lệch, được xem là sự cân bằng hoàn hảo cho “cán cân” chi phí và chất lượng của bạn.

READ MORE

Cách tính chi phí khi xây nhà

Khi chuẩn bị xây dựng một căn nhà mới, một vấn đề mà tất cả các chủ nhà và các chủ đầu tư đều quan tâm là chi phí xây dựng. Việc tính giá thành xây dựng được chia thành 2 bước cụ thể là tính khái toán giá trị xây dựng và tính dự toán chi tiết.

READ MORE

Nhà thuộc quy hoạch – mua thông tin về nhà đất để xin phép xây dựng

Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất đang soạn thảo Quy định về lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý hồ sơ địa chính và cung cấp thông tin đất đai trên địa bàn Thủ đô.

 

Theo đó, các cá nhân, tổ chức có thể trả tiền để được cung cấp thông tin đất đai từ hồ sơ địa chính. Dự kiến, nội dung thông tin được cung cấp gồm: trích lục bản đồ địa chính đối với từng thửa đất, trích sao sổ địa chính, sổ mục kê đối với từng thửa đất hoặc chủ sử dụng đất, tra cứu thông tin hoặc tổng hợp thông tin về thửa đất… Đơn vị cung cấp thông tin có thể là các Văn phòng đăng ký đất nhà hoặc UBND xã, phường, thị trấn… Người muốn có thông tin chỉ cần nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản tới các đơn vị này để nhận được thông tin.

 

Điều này rất quan trọng với các công trình thuộc không gian được quy hoạch (Đặc biệt quy hoạch từ lâu nhưng chưa triển khai). Việc này giúp cho chủ đầu tư quyết định thiết kế thi công công trình một cách lâu dài, có thể chia phần nào thuộc diện quy hoạch xây tạm và phần nào thi công kiên cố.

Các bạn có thể tham khảo thêm các thủ tục và quy định xin phép xây dựng tại http://giayphepxaydung.com

Phòng Tư vấn thiết kế Kiến trúc & Xây dựng Wedo

READ MORE

Xây nhà mức giá nào là phù hợp?

Nhiều chủ đầu tư thắc mắc: thông thường các nhà thầu nhận xây dựng nhà xây nhà khung chỉ vào khoảng 1,5 – 1,7 triệu đồng/m 2 bao gồm cả vật liệu và thi công hoàn thiện. Nhưng trong thực tế, nhiều nhà phải “chịu” giá xây dựng đến 2,5 triệu đồng/m2 hay hơn nữa. Sự biến thiên đó do đâu?.

Các kiến trúc sư và kỹ sư cho biết những lý do về sự chênh lệch này và cách khắc phục.

Những yếu tố gây “biến động” giá

Trong xây dựng, có hai khoản chính để tính ra giá thành: phần xây thô và phần hoàn thiện. Xây thô là tạo được hình thù căn nhà nhưng chưa lát nền, cửa nẻo, điện nước, sơn… Phần hoàn thiện, để có thể vào ở và lúc đó nhà đã hoàn chỉnh 100%. Thực tế, cứ nhà lầu đúc thì phần xây thô chiếm từ 1,1-1,4 triệu đồng/m² xây dựng; dù nhà xây với kiều cách nào, nhà lệch tầng, nhà thông tầng… vẫn không biến động giá (có chăng, do nền đất yếu phải gia cố móng nhiều). Nếu xây nhà cấp 4 thì chỉ ở khoảng 700.000đ/m² xây thô. Tuy nhiên, sự chênh và trượt giá nhiều là do phần hoàn thiện.

Vậy theo thắc mắc nêu trên chẳng hạn, thì phần hoàn thiện nhà chỉ còn từ 500 – 600.000đ/m². Trong đó, thường 1/3 số tiền này dành cho nền, còn lại 2/3 sử dụng cho sơn nước, điện+nước, cầu thang, cửa. Khoản 2/3 “ít ỏi” đó lại phải dành cho nhiều hạng mục vừa nêu để hoàn thiện. Mặt khác, khi tính giá xây dựng thường lại tính trên mét vuông nền trong khi thể tích nhà là những khoảng không gian chiếm nhiều nguyên vật liệu và công để hoàn chỉnh căn nhà.

Ví dụ, tính 1,6 triệu đồng/m² thì vật liệu để hoàn thiện nhà là những loại thường như sơn nước chỉ 60.000đ/m² tường. Nếu chọn sơn nước cao cấp hay ốp đá, gỗ… giá thành có thể sẽ tăng gấp đôi cho một mét vuông tường. Và tường là diện tích rộng phải hoàn thiện (4 bức vách), chưa kể nếu làm vách ngăn trong hay chia nhiều phòng thì độ phát sinh thêm nhiều hơn cho công đoạn này. Ngoài ra, nhà ở hiện nay thường tạo nhiều công năng hoặc trang trí như trổ thêm cửa kính, tủ, kệ âm tường, sơn sần… do đó mà giá thành phải tăng. Hoặc mảng trần nhà và phòng cũng tiêu tốn nhiều công và nguyên liệu. Ví dụ như làm trần nổi, trần chìm; bắt nhiều tầng chỉ trang trí; hoặc tạo dàn đèn sáng tản kết hợp với đèn chùm… tất cả đều nâng giá thành xây dựng lên.

Ðể hoàn thiện nhà có rất nhiều chi tiết và giá thành tăng chủ yếu do hạng mục này. Ðó là chưa kể đến chủng loại vật liệu chọn sử dụng – hàng cao cấp. Chẳng hạn nhà vệ sinh, nhà tắm, thay vì dùng các thiết bị nội địa, lại chọn hàng nhập của Ý, Tây Ban Nha…thì giá sẽ tăng cao. Cũng vậy, để trang trí nhà bếp, có loại đến 20-30 triệu đồng hoặc hơn nữa.

nha-dep-8

Trù liệu kinh phí và chọn vật liệu hoàn thiện theo ý

Ðó là những lý do để nhà tăng giá tính trên m², nhà càng “cầu kỳ” càng có giá cao. “Tôi đã từng thực hiện những căn nhà, giá lên đến hơn 5 triệu đồng/m²”, một kiến kiến trúc sư đã nói vậy. Do vậy, thuận tiện nhất cứ lấy mức chuẩn xây phần thô là 1,1-1,4 triệu đồng/m² để dự trù kinh phí cho ngôi nhà của mình. Ðây là phần phải hội đủ để hoàn thành công đoạn đầu trong xây dựng. Sau đó, minh bạch hơn, để khỏi bận tâm hoài nghi vật liệu này, nguyên liệu kia giá cao/thấp, gia chủ nên trực tiếp đi chợ vật liệu xây dựng, trực tiếp chọn hàng trang bị nhà mình hoặc có thể cùng “đi chợ” với kiến trúc sư để tham khảo.

Bất cứ loại hàng gì đều có nhiều thang giá khác nhau, tùy vào chất lượng, mẫu mã và kiểu dáng. Do đó, chủ đầu tư có thể chủ động toan tính được kinh phí bỏ ra cho phần hoàn thiện ngôi nhà mình. Và như vậy, gia chủ nhận cung cấp nguyên vật liệu cho phần hoàn thiện nhà. Còn phần xây thô, có thể giao cho nhà thầu, công ty xây dựng… đảm trách luôn nguyên liệu như xi măng, sắt, gạch… (không nhiều chủng loại nhưng cũng cần quy định trước).

READ MORE