Skip to Content

Category Archives: Kinh nghiệm xây dựng

Ánh sáng tự nhiên – nốt nhạc cho không gian tươi mới

 Để “đón” được ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà của mình, yếu tố vô cùng quan trọng là bạn phải thiết kế không gian và lựa chọn vật liệu phù hợp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một vài cách làm hiệu quả để không gian sống của bạn luôn ngập trần ánh sáng thiên nhiên.

1. Mở rộng các khung cửa sổ

Lượng ánh sáng tự nhiên có cơ hội “tràn” vào nhiều hơn khi chúng gặp được những khung cửa rộng. Vì vậy, chỉ với một cách làm khá đơn giản là bạn mở rộng những khung cửa sổ của ngôi nhà của mình để làm tươi sáng không gian.

1

Mở rộng khung cửa sổ giúp bạn “đón” ánh sáng tự nhiên vào nhà nhiều hơn

Khung cửa lớn thường được ưu tiên thiết kế ở những hướng có gió và nắng sớm. Ánh sáng dịu dàng vừa phải của sớm mai cùng với không khí trong lành của ngày mới “nắm tay nhau” ùa vào nhà bạn sẽ mang đến luồng sinh khí mới cho ngày làm việc hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần tránh mở rộng khung cửa sổ ở hướng nắng chiếu vào buổi chiều vì sẽ gây cho bạn sự mệt mỏi, nóng bức, khó chịu.

BXP53692

Khung cửa rộng kết hợp rèm cửa và chậu cây cảnh cho ánh sáng dịu mát hơn

Với những khung cửa rộng, bạn nên sử dụng rèm để điều chỉnh lượng chiếu sáng vừa phải. Đồng thời, với của sổ bạn nên chọn thêm những chậu hoa hay cây cảnh nhỏ vừa có thể làm đẹp vừa tạo cảm giám dịu mắt hơn cho không gian bên trong.

2. Sử dụng giếng trời

Đây là lựa chọn thông minh với những ngôi nhà ống nằm san sát nhau trong các khu dân cư đông đúc hiện nay. Một khoảng không gian trên mái nhà được thay thế bằng lớp kính cường lực trong suốt hay dạng kính mờ là cách để bạn mở ra cánh cửa đón ánh nắng ấm áp cho ngôi nhà của mình.

3

Muốn mang ánh sáng tự nhiên vào nhà bạn đừng quên thiết kế chiếc giếng trời xinh xắn

Lợi thế của giếng trời chính là luôn luôn hứng được ánh sáng mạnh vào ban ngày và chiếu sáng tốt hơn cho những ngôi nhà thiết kế nhiều tầng. Thông thường vị trí đặt giếng trời thường ở vị trí phía sau hay ở trung tâm của mỗi ngôi nhà hoặc ở vị trí cầu thang. Điều này đảm bảo cho ánh sáng chia đều ra cho các khu vực trong nhà. Tùy theo diện tích của mỗi ngôi nhà mà độ lớn của giếng trời cũng có sự thay đổi để có được hiệu quả chiếu sáng tốt nhất. Diện tích nhà càng lớn thì khoảng rộng của giếng trời càng tăng và ngược lại.

4

Thêm không gian xanh cho giếng trời để ánh sáng tươi mát hơn

Bạn có thể lựa chọn loại giếng trời mở để tạo một đường thông gió cho ngôi nhà của mình. Bên cạnh đó, với những ngôi nhà rộng, dưới chân giếng trời bạn nên tạo thêm một không gian xanh bằng những hồ cá hay vườn cây nhỏ. Điều này, sẽ làm cho không khí bên trong ngôi nhá của bạn trờ nên tươi mát hơn rất nhiều.

3. Tạo những khoảng thông nhau giữa các phòng

Ngoài sự kín đáo nhất định cho phòng ngủ và phòng vệ sinh, thì đối với những không gian khác việc tạo ra những khoảng thông nhau lại mang đến những hiệu quả chiếu sáng khiến bạn phải ngạc nhiên.

5

Khoảng thông nhau giữa các phòng không chỉ làm phòng rộng hơn mà còn đưa ánh sáng tự nhiên vào nhà nhiều và sâu nhất

Tạo những khoảng thông nhau vừa phải phù hợp với thiết kế của ngôi nhà sẽ khiến cho cảm giác của mọi người khi bước vào ngôi nhà bạn thoải mái hơn với không gian rộng rãi do nhiều phòng được nối liền nhau. Ngoài ra, đây còn là một cách hiệu quả để đưa ánh sáng tự nhiên vào ngôi nhà bạn một cách nhiều và sâu nhất có thể nhờ việc mở ra những khoảng trống nối liền nhau.

4. Xây cửa sổ sát đất

Thông thường, mọi người thường thích cửa sổ phải cao hơn so với nền nhà mới đảm bảo thông thoáng và sạch sẽ. Nhưng một điều bất ngờ lớn cho không gian sống lại được mang lại từ những cửa sổ sát đất. Với sự mở rộng tối đa không gian, cửa sổ sát đất vừa tạo ra một tầm nhìn thông thoáng hơn vừa “thắp sáng” tối đa cho không gian kín đáo như bếp hay phòng ngủ.

6

Khung cửa sổ lớn sát nền nhà tạo khoảng không hút ánh sáng tự nhiên hiệu quả và mở rộng tầm nhìn

Hiện nay, rất nhiều gia đình lựa chọn giải pháp tạo cửa sổ sát đất cho ngôi nhà của mình. Với những khung của sổ lớn được đẩy sát nền nhà bằng chất liệu kính cường lực, tạo nên một khoảng không hút ánh sáng hiệu quả cho không gian và một tầm nhìn mở rộng hơn, tươi sáng hơn cho ngôi nhà.

READ MORE

Nhân rộng không gian cho gian bếp nhỏ

         Nước ta đất chật, người đông. Vấn đề nhà ở luôn là bài toán lớn cần lời giải thông minh. Vì vậy, nếu bạn sở hữu một căn nhà nhỏ với những phòng còn hạn chế về không gian trong đó có phòng bếp, nơi bạn chăm sóc cho gia đình bằng bữa an mỗi ngày đã may mắn hơn rất nhiều người khác.  Và bạn vẫn muốn có một gian phòng bếp ấm cúng mà không tốn chi phí cải tạo, bạn có thể tham khảo những giải pháp sau.

Thổi rộng căn bếp 2

Các loại ngăn, giá treo đồ sẽ khiến bếp đỡ bị nặng nề như lúc sử dụng tủ tường.

Thổi rộng bếp 3

Treo nồi niêu lên cao cũng giải phóng đáng kể các loại tủ.

Thổi rộng bếp 4

Nếu căn bếp không được vuông vức, bạn vẫn nên tận dụng từng m2 bếp.

Thổi rộng bếp 5

Phòng nhỏ, bạn vẫn có thể sử dụng đảo bếp nhưng lưu ý chọn loại có ngăn để đồ và dễ di chuyển khi có nhiều người trong bếp.

Thổi rộng bếp 6

Nên tận dụng tối đa chiều cao của ngôi nhà để tạo nơi cất đồ.

Thổi rộng bếp 7

Các loại móc treo giúp bát đĩa được khô ráo và dễ tìm kiếm hơn.

Thổi rộng bếp 8

Hãy lựa chọ giá hoặc tủ để đồ tùy theo không gian bạn có. Không nhất thiết phải lắp đặt đồng bộ cả hệ tủ lớn.

Thổi rộng bếp 9

Nếu không đủ chỗ cho một đảo bếp hoặc bàn ăn, một góc nhỏ cũng tạm giải quyết mong muốn của bạn.

Thổi rộng bếp 10

Hãy lắp đặt gương bất kỳ chỗ nào có thể để tạo ra cảm giác rộng rãi hơn.

Thổi rộng bếp 11

Màu sáng và gỗ luôn được ưu tiên cho căn bếp nhỏ.

Thổi rộng bếp 12

Không gì khiến bếp chật chội hơn là thiếu ánh sáng. Bạn cần lưu ý đảm bảo đủ sáng cho nơi đem tới những bữa ăn ngon này.

Thổi rộng bếp 13

Tạo không gian mở cho bếp bằng việc không ngăn cách với nơi ăn hoặc phòng khách.

READ MORE

Biến tấu không gian sống với các kiểu trần nhà

Tạm biệt những kiểu trần nhà trắng truyền thống đôi khi gây cảm giác nhàm chán. Bạn hãy thử cân nhắc một số kiểu trần nhà dưới đây để thổi hồn vào cho không gian sống của mình sống động hơn.

 1. Trần nhà kẻ sọc

Những đường kẻ sọc thường rất bắt mắt, để ngôi nhà của mình “dịu dàng” nhưng vẫn sang trọng mà không “chói lóa” bạn lưu ý để tường và sàn nhà có màu đơn giản khi lựa chọn kiểu trần nhà có nhiều đường kẻ màu.

Trần nhà kẻ sọc 1

Trần nhà kẻ sọc 2

2. Ấn tượng với những sà gỗ trên trần nhà

Căn phòng sẽ có được nét kiến trúc cổ điển khi bạn sử dụng gỗ sẫm màu làm xà nhà.

Trần nhà có sà gỗ 1

Trần nhà có sà gỗ 2

3. Trần nhà nhiều mảng

Với những ngôi nhà mới xây, bạn đã có lợi thế để tạo được một trần nhà cao ráo, kiểu cách. Kiểu trần nhà này giúp bạn làm đẹp cho các loại xà nặng nề.

Trần nhà nhiều mảng 1

Trần nhà nhiều mảng 2

4. Trần nhà một màu

Quan điểm thông thường của việc sơn nhà là sắc trắng, nhạt cho trần và màu đậm hơn cho tường. Nhưng nếu nhà bạn đủ sáng và rộng, hãy đảo ngược nguyên tắc này xem sao.

Trần nhà 1 màu 1

Trần nhà 1 màu 2

5. Trần nhà nhiều lớp

Các kiến trúc sư đã đem tới nhiều nguồn sáng trong nhà nhờ những kiểu trần nhiều lớp góp phần tăng thêm vẻ hiện đại cho ngôi nhà của bạn.

Trần nhà kiểu hđ 1

Trần nhà kiểu hiện đại 2

6. Trần nhà gỗ

Gỗ luôn đem lại cảm giác thân thiện, ấm cúng cho căn nhà. Không chỉ dừng ở sàn, tường, bạn cũng có thể làm trần gỗ để tạo sự phá cách cho không gian sống, đem lại những điều mới mẻ.

Trần nhà gỗ 1

Trần nhà gỗ 2

READ MORE

Chọn mua và vệ sinh vòi hoa sen đúng cách

           Vòi hoa sen là một trong những thiết bị không thể thiếu trong phòng tắm của một gia đình. Nó  giúp bạn thuận tiện hơn trong khi tắm với những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe .

Hãy cùng chúng tôi tham khảo một vài thông tin dưới đây để có được sự lựa chọn hoàn hảo cho thiết bị phòng tắm nhà mình.

1. Cách chọn mua vòi hoa sen

Để bạn dễ dàng tìm mua được sản phẩm chất lượng và thích hợp với nhu cầu sử dụng. Bạn cần chọn mua vòi hoa sen chuẩn sẽ tôn lên nét đẹp của nội thất gia đình bạn.

Trên thị trường thiết bị vệ sinh tràn nhập các sản phẩm vòi sen với rất nhiều tên hiệu như vòi hoa sen Toto, Caesar đây là thương hiệu nổi tiếng với sản phẩm chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Với sự đa dạng về chủng loại nên đã có không ít sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm giả nhãn mác thương hiệu. Nếu không phải người am hiểu thì khó mà phân biệt được chất lượng tốt hay kém.

voi-sen-1

Khi chọn mua vòi hoa sen bạn cần kiểm tra kỹ các bộ phận như thân sen vòi, chân cấp, tay gạt xem xét kỹ bề mặt, độ tinh xảo từng góc cạnh của sản phẩm và các chi tiết linh kiện. Với bề mặt ngoài bạn cần tìm hiểu kỹ lớp mạ từ chất liệu gì nếu lớp mạ mỏng sau một thời gian ngắn sử dụng bề mặt sẽ bị biến màu, xỉn màu hoặc bong tróc rất mất thẩm mỹ.

Hiện nay những sản phẩm vòi nước chính hãng chất lượng cao có bề mặt mạ Niken, Crom cho lớp mạ bền vững và sáng bóng. Lớp mạ này thường làm sản phẩm sáng bóng hơn và bề mặt không xuất hiện các chấm li li.

Với cấu tạo bên trong lõi chia nước có chất lượng tốt khi cầm bạn sẽ thấy chắc tay, trơn tru nhưng rất đầm tay, dừng ngắt dứt khoát. Còn chất lượng kém sẽ gây rò rỉ nước hoặc bị gãy vỡ do làm bằng chất liệu nhựa, không chịu được nhiệt độ và khả năng mài mòn kém. Với dây sen chất lượng không tốt nhanh bị đứt, bung vỏ bọc inox, rò rỉ nước. Vì vậy khi lựa chọn bạn cần tìm hiểu kỹ về chất lượng và nhãn mác của sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ và bảo hành đầy đủ.

2. Vệ sinh vòi hoa sen

Vòi hoa sen khi sử dụng một thời gian thường sẽ không còn giữ được vẻ sáng bóng. Và làm sao để vòi sen cây, vòi sen nóng lạnh, vòi rửa bát luôn sáng bóng? Việc vệ sinh các thiết bị này khá dễ dàng khi sử dụng với vòi rửa bát thường sẽ bám dầu, mỡ đặc biệt ở phần tay gạt. Một cách đơn giản giúp bạn vệ sinh vòi dùng giẻ thấm nước rửa bát để loại bỏ dầu mỡ giúp vòi nước sáng bóng và bền đẹp.

Vệ sinh vòi sen

 

Nếu là vòi hoa sen bạn cần vệ sinh vòi hoa sen với giẻ mềm đánh bóng bề mặt, dùng vải xô lau lại sẽ khiến các thiết bị này sáng bóng hơn rất nhiều. Không dùng cọ sắt để vệ sinh các sản phẩm sen vòi vì chất liệu cọ sắt sẽ khiến bề mặt bị xước rất rõ và làm mất thẩm mỹ của thiết bị.

Không chỉ vậy khi cọ thường xuyên bằng vật sắc sẽ làm bào mòn lớp mạ bên ngoài gây han gỉ hay bong tróc. Vì vậy khi vệ sinh vòi hoa sen bạn cần chú ý những lưu ý này để thiết bị của gia đình bạn luôn sạch sẽ và sáng bóng.

READ MORE

Mang tài lộc cho phòng làm việc với 3 bước đơn giản

Ánh sáng, bàn ghế, cách bài trí văn phòng là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sự thành công của công việc. Hãy tổ chức nơi làm việc sao cho các yếu tố phong thủy này cân bằng và hợp nhất.

Khi bắt tay vào bài trí một văn phòng làm việc, bạn cần xác định các phương hướng tốt nhất đối với Công ty. Tiếp theo, hãy chú ý đến thành phần thiết kế nội thất và bài trí cho từng phòng ban. Nếu chọn đúng phương hướng thích hợp, nguồn năng lượng ở nơi này sẽ hỗ trợ tối đa, giúp công việc của bạn ngày càng được tiến triển tốt đẹp.

Trước nhất, cần phải xác định được vị trí tốt nhất cho mình

Theo phong thủy, năm sinh của mỗi người sẽ ứng với một trong năm mạng: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Người mạng Kim hợp với hướng Tây và Tây Bắc. Mạng Mộc hợp với hướng Đông và Đông Nam. Mạng Thủy hợp nhất với hướng Bắc. Người mạng Hỏa nên chọn hướng Nam. Trong khi đó người mệnh Thổ hợp với hướng Tây Nam và Đông Bắc.

Phòng làm việc

Để có cảm giác thoải mái nhất trong lúc làm việc, bạn nên kê bàn theo đúng hướng thuận lợi, hợp với cung mạng của mình.

Tuy nhiên, bạn cần tránh ngồi quay lưng ra hướng cửa sổ hoặc cửa ra vào vì sẽ luôn cảm thấy bồn chồn, âu lo mỗi khi cửa mở. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời từ cửa sổ rọi vào, phản chiếu trên màn hình vi tính sẽ làm bạn hoa mắt, nhức đầu. Trong trường hợp không chọn vị trí ngồi nào khác, hãy đặt một chậu cây lên bệ cửa nhằm hạn chế yếu tố bất lợi này.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh kê bàn làm việc theo hướng thẳng ra cửa chính. Ở vị trí này, bạn sẽ không thể tập trung làm việc bởi luôn bị người đi ra, đi vào quấy rầy. Lý tưởng nhất là đặt bàn làm việc xéo góc với cửa ra vào. Từ đây, bạn có thể quan sát được người bước vào nhưng không phải ngồi vị trí trực diện với cửa chính.Theo các chuyên gia phong thủy, hình dáng bàn làm việc cũng không kém phần quan trọng. Đây cũng là một yếu tố giúp cho công việc của bạn thuận lợi hơn hay ngược lại.

Bàn hình vuông hoặc hình chữ nhật được xem là tốt nhất. Tuy nhiên bạn cần chọn loại bàn có các góc cạnh đã vát tròn, nhằm tránh chĩa “mũi tên độc” vào người ngồi sau hoặc những nhân viên thường xuyên đi ngang qua. Bàn hình chữ L được ví như lưỡi dao. Lưỡi dao này có thể chặt đứt các mối quan hệ và khả năng thăng tiến, thành công của bạn.

Nếu cần một chiếc bàn rộng, hãy phân bàn thành hai phần, kê vuông góc nhau. Phần nhỏ và thấp hơn dùng để đặt điện thoại, máy fax…

Thứ hai, trang trí nội thất theo ngũ hành

Tất cả những chất liệu, màu sắc của các vật dụng nội thất trong phòng làm việc đều gợi lên tính chất năng lượng của từng hành. Bạn cần chú ý đến việc bài trí trong văn phòng, sao cho yếu tố ngũ hành luôn cân bằng. Nếu một hành được nhấn mạnh quá nhiều hoặc quá ít, chúng đều có thể tác động đến các nguồn năng lượng trong không gian này.

Do đó, trước khi bắt tay vào thiết kế, sắp xếp phòng làm việc, bạn cần xác định xem mình thuộc hành nào. Từ đó, bạn sẽ tìm ra những loại vật liệu, màu sắc thích hợp nhất. Ví dụ thuộc hành Thủy, bạn hợp với màu xanh dương, các vật dụng nội thất được làm từ chất liệu kính. Tuy nhiên, cần tránh bài trí quá nhiều yếu tố Thủy trong phòng làm việc, bởi chúng sẽ làm mất sự cân bằng năng lượng trong phòng.
Phòng làm việc theo phong thủy
Một biện pháp nhanh và dễ nhất để đem lại sự cân bằng cho văn phòng có quá nhiều năng lượng Thủy là trang trí chậu, bình bằng gốm. Bạn có thể lát sàn bằng đá hoa cương, tượng trưng cho năng lượng Thổ. Thổ sẽ làm giảm những tác động của năng lượng Thủy dư thừa. Bên cạnh đó, tuyệt đối tránh sử dụng vật trang trí thuộc hành Kim như inox, thép….

Thứ ba, năng lượng trong phòng cần được kích hoạt

Việc điều hành, quản lý công ty có suôn sẻ hay không, mối quan hệ giữa các nhân viên có thân thiện, hòa đồng, đoàn kết cũng như hiệu quả công việc tiến triển ra sao phụ thuộc một phần vào sự luân chuyển khí.

Nếu làm việc trong không gian mà khí bị tù đọng (chứa năng lượng âm), bạn sẽ thấy mệt mỏi, thiếu tập trung. Ngược lại, với những văn phòng có quá nhiều khí dương, bạn cũng hay nóng giận.
Năng lượng cho phòng làm việc
Hãy để khí được di chuyển thoải mái bằng cách thỉnh thoảng di chuyển bàn ghế, sắp xếp lại văn phòng. Tránh bày quá nhiều bàn ghế bởi sự chật chội sẽ kìm hãm dòng chảy của khí. Đối với văn phòng không có ánh sáng tự nhiên, hãy treo một chiếc gương, vài bức tranh phong cảnh để giúp không gian làm việc thêm thoáng đãng hơn.

READ MORE

Cách chọn chậu rửa cho phòng tắm sang trọng

Phòng tắm là nơi giúp bạn thư giãn và làm sạch cơ thể sau một ngày làm việc mệt mỏi. Ngoài những thiết bị chính như bồn tắm, sen vòi thì sự góp mặt của những chậu rửa xinh xắn sẽ luôn mang lại cho không gian một màu sắc mới và hiện đại. Chậu rửa giúp bạn chứa nước và sử dụng khi rửa mặt, đánh răng những việc luôn làm mỗi ngày. Với lợi ích thiết thực này chậu rửa luôn chiếm vị trí khá quan trọng trong nội thất phòng tắm của mọi gia đình.

Chọn được một chậu rửa phù hợp với phòng tắm là một bí quyết cần thiết để giúp tôn lên nét đẹp tổng thể nội thất của gia đình bạn. Nếu bạn vừa mới sửa sang lại nội thất hay làm mới bạn cần mua chậu rửa cho phòng tắm hãy tham khảo chia sẻ dưới đây.

chau-rua-dep-1

Chọn loại chậu rửa

Hiện nay có rất nhiều loại chậu rửa mặt khác nhau như: chậu rửa âm, chậu nổi hay tủ chậu lavabo. Mỗi loại chậu rửa đều có những đặc điểm riêng nên sẽ rất khó cho bạn lựa chọn loại phù hợp với nội thất của gia đình mình. Loại chậu rửa tùy thuộc vào mức độ thường xuyên bạn sử dụng phòng tắm.Vì thế những chậu rửa gọn gàng và phong cách sẽ rất phù hợp. Trong khi chậu rửa đa năng phù hợp với phòng tắm lớn của chủ nhân ngôi nhà như tủ chậu rửa mặtlà một sản phẩm khá tiện nghi cho người dùng.

Chọn màu sắc phù hợp.

Với mỗi một phong cách phòng tắm khác nhau chúng ta cũng có những tông màu dành cho chậu rửa khác nhau. Màu sắc của bồn rửa được thiết kế với nhiều tông màu như nâu đậm, đen tới tông màu xanh hay trắng, đỏ nổi bật. Nếu bạn yêu thích phong cách cổ điển vậy bạn hãy sử dụng tông màu ấm áp. Bạn nên lựa chọn màu sắc phụ thuộc vào sở thích riêng của bạn và màu sắc của tổng thể căn phòng sao cho hài hòa.

chau-rua-dep-3

Chọn kiểu dáng, chất liệu chậu rửa

Hiện nay các nhà sản xuất đã sản xuất ra rất nhiều kiểu dáng khác nhau. Nhưng được thiết kế phổ biến vẫn là đối xứng hình chữ nhật, hình tròn hoặc hình oval. Một vài hình dạng sẽ phù hợp với không gian mở trong khi những hình dạng khác lại phù hợp với góc tường. Khi muốn chọn được hình dáng phù hợp bạn cần xác định vị trí đặt bồn ở đâu.

Tùy theo tình hình kinh tế tài chính của gia đình bạn mà bạn chọn chất liệu chậu rửa phù hợp. Có rất nhiều chất liệu khác nhau như chậu inox, đá granit, sứ hay composite. Chậu rửa inox là một chất liệu phổ biến và có nhiều ưu điểm với tuổi thọ cao. Bồn rửa bằng đồng cũng cho tuổi thọ cao.

Chọn kích cỡ chậu rửa

Kích cỡ của bồn rửa cũng là một yếu tố then chốt cần được cân nhắc. Thực tế, kích thước không gian mặt trên hoặc xung quanh chậu rửa là khác nhau đối với hình dạng và phong cách khác nhau mà bạn mong muốn. Bạn không thể đặt những dụng cụ vệ sinh cá nhân nếu chậu rửa quá khổ và choáng hết không gian xung quanh. Trước khi quyết định hãy cân nhắc khoảng không gian mà bạn cần trong phòng tắm.

chau-rua-dep-2

Phù hợp với không gian sống

Phong cách của chiếc bồn rửa phụ thuộc vào phong cách sống và mật độ sử dụng. Nếu bạn có một lối sống trang nhã và phòng tắm của bạn được thiết kế phong cách với những họa tiết tinh tế,một chiếc bồn rửa thanh nhã là lựa chọn phù hợp. Những chiếc chậu cá tính có thể được sử dụng cho người lớn nhưng đối với trẻ nhỏ bạn nên chọn những chiếc bồn rửa đơn giản và dễ sử dụng.

Với vòi nước một phụ kiện đi đôi cùng chậu rửa nên “ton sur ton” với chậu rửa. Những loại vòi nước lavabo sẽ luôn thích hợp với chậu rửa lavabo sử dụng trong phòng tắm. Với vòi nước bằng đồng dùng van bằng đồng hay gốm cứng thường có độ bền cao.

Những sản phẩm chậu rửa mặt bàn đá liền tủ cũng là một trong sản phẩm chậu rửa đa năng khi kết hợp giữa chậu rửa lavabo và tủ cho bạn không gian chứa đựng đồ đầy tiện nghi và thoải mái.

Với những cách chọn chậu rửa trên đây sẽ rất hữu ích cho bạn để chọn được chiếc chậu rửa hoàn hảo đem đến một không gian hiện đại. Việc lựa chọn sao cho đẹp còn phù thuộc và tính thẩm mỹ của từng người. Điều quan trọng vẫn là làm sao để những thiết bị luôn hài hòa và đồng nhất mới tạo nên một nội thất đẹp và tinh tế.

 

READ MORE

An toàn hệ thống điện trong phòng tắm

Hệ thống điện trong phòng tắm là không thể thiếu nhưng để bố trí sao cho hợp lý và an toàn thì đó vẫn là điều mơ hồ đối với nhiều người. Phòng tắm là nơi ẩm ướt, nước có thể là chất dẫn điện mang đến nguy cơ tai nạn rất cao cho người sử dụng.

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra lời giải cho việc thiết kế hệ thống điện trong phòng tắm nhà mình sao cho an toàn và hiệu quả nhất.

phong-tam-sang-trong-9

Trước tiên bạn cần phải xác định đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu, dù bạn có lựa chọn loại thiết bị nào cho phòng tắm thì chúng cần phải đạt được những chuẩn mực an toàn nhất định.

Những tai nạn điện trong phòng tắm thường tiềm ẩn sự nguy hiểm cao hơn bởi độ ẩm da người là khá cao, bên cạnh đó là các yếu tố trơn, trượt có thể xảy ra khi người sử dụng bị giật mình do điện giật.

Vậy nên tốt nhất là không lắp đặt ổ cắm trong phòng tắm, trường hợp bắt buộc phải có ổ cắm dành cho máy cạo râu thì bạn nên đặt nó ở vị trị cao, khô ráo, tránh xa bồn tám, vòi hoa sen để nước không bắn vào hoặc có thể sử dụng loại ổ cắm có nắp đậy bảo vệ khi không sử dụng.

Hãy từ bỏ thói quen sấy tóc trong phòng tắm và luôn ghi nhớ rằng, không nên mang bất cứ một thiết bị sử dụng điện cầm tay nào vào phòng tắm và hãy tắt hết các thiết bị điện trong phòng tắm khi không sử dụng đến chúng.

Đối với đèn phòng tắm, that vì sử dụng các loại đèn treo thì bạn nên lựa chọn loại đèn trần có chụp bảo vệ, tốt nhất là nên thiết kế công tắc cho đèn bên ngoài cửa phòng tắm và lưu ý chỉ sử dụng công tắc khi tay bạn đã khô để tránh bị điện giật.

Cuối cùng, đối với bình nước nóng, nếu có điều kiện bạn nên lựa chọn loại bình nước nóng có chức năng an toàn chống dò điện, bảo dưỡng định kỳ đảm bảo sự hoạt động và vận hành an toàn của bình nước nóng để tránh các sự cố đáng tiếc không mong muốn có thể xảy ra.

READ MORE

Nguyên tắc trong thi công lắp đặt hệ thống điện dân dụng

Khi  thi công lắp đặt hệ thống điện trong nhà cần phải đảm bảo được các nguyên tắc không những về  an toàn mà còn đảm bảo tính mỹ thuật cho ngôi nhà. Bài viết này WEDO gửi đến các bạn một số nguyên tắc trong thi công lắp đặt hệ thống điện trong nhà đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

1. Nguyên tắc lắp đặt đường điện trong nhà:

Khi lắp đặt đường điện trong nhà tuyệt đối không được dùng dây dẫn trần mà phải dùng dây dẫn có bọc cách điện chất lượng tốt. Cỡ (tiết diện) dây dẫn điện được chọn sao cho có đủ khả năng tải dòng điện đến các dụng cụ điện mà nó cung cấp, không được dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ vào các dụng cụ điện có công suất quá lớn để tránh gây hỏa hoạn cháy nhà, gây hỏng hóc tránh phải sửa điện trong khi đang cần sử dụng.

Khi đi dây dẫn trong nhà thường đặt trên sứ kẹp, puli sứ hoặc luồn trong ống bảo vệ, ống này thường làm bằng nhựa. Khoảng cách giữa 2 sứ kẹp hoặc 2 puli sứ kề nhau không nên quá lớn, đảm bảo sao cho khoảng cách giữa dây dẫn và vật kiến trúc (tường, trần nhà,… ) không nhỏ hơn 10 mm.

Đảm bảo nguyên tắc khi nối dây dẫn điện phải nối so le và có băng cách điện quấn ở ngoài mối nối (nhất là loại dây đôi).

Để đảm bảo an toàn tránh hiện tượng dò điện thì dây dẫn điện xuyên qua tường, mái nhà phải đặt trong ống sứ bảo vệ. Không được để nước mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống vào nhà. Khoảng cách từ các sứ cách điện đỡ đầu dây dẫn điện vào nhà đến mái nhà không được nhỏ hơn 2m.

Trong trường hợp khẩn cấp để thuận lợi nhất cầu dao điện, công tắc điện phải đặt ở vị trí thao tác dễ dàng, phía dưới không để vật vướng mắc, chỗ đặt phải rộng rãi và đủ sáng, bảo đảm khi cần thiết đóng, cắt điện được nhanh chóng, kịp thời. Cầu dao điện, công tắc điện thường được lắp trên bảng gỗ nhỏ, và được bắt chặt vào tường hay cột nhà, vị trí hợp lý nhất để gắn bảng gỗ là cách mặt đất khoảng chừng 1,5 m. Cầu dao điện, công tắc điện phải có nắp che an toàn. Nắp che có tác dụng đề phòng tai nạn về điện khi ta vô ý va chạm vào và tránh tia hồ quang điện phóng ra khi đóng, cắt điện.

Tất cả đường dây đều phải có các thiết bị bảo vệ an toàn chống chập, cháy nổ, điện giật,… . Dây chảy của cầu chì bảo vệ phải phù hợp với công suất sử dụng bảo đảm khi có chạm chập điện thì dây chảy phải nổ, cắt mạch điện (nên nhớ rằng dây chảy không phải để bảo vệ người khỏi bị điện giật). Dây chảy phải lắp đúng tiêu chuẩn qui định thí dụ như trong mạch điện 1 pha (1 dây nóng và 1 dây nguội) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên dây nóng. Nếu cả 2 dây điện đều là dây nóng (2 dây pha) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên cả 2 dây.

Chúng tôi khuyến cáo các gia đình ở những nơi ẩm ướt, đặc biệt trong phòng tắm, không đặt ổ cắm điện, công tắc điện, không kéo dây điện qua nơi này. Đối với phòng tắm giặt, chỗ đặt công tắc điện an toàn hơn cả là ở mé ngoài cửa phòng, kề khung cửa phía không có bản lề.

Cầu dao điện, công tắc, ổ cắm điện bị hư hỏng phải thay thế ngay, vì nếu không, mọi người rất dễ chạm phải các phần dẫn điện.

Trẻ em gần các nguồn điện là hết sức nguy hiểm nên cần phải giải thích và giáo dục trẻ em hiểu và không được đưa các dây kim loại, đinh sắt hoặc đút ngón tay vào ổ cắm điện.

Nguyên tắc an toàn về điện là không bao giờ đóng, cắt cầu dao, công tắc,… khi tay còn ướt vì nước ở bàn tay có thể chảy vào những bộ phận có điện trong cầu dao, công tắc và sẽ truyền điện ra làm người bị điện giật.

Trong trường hợp điện trong nhà bị hỏng, nếu phần hỏng nằm phía trên điện kế phải báo cho công ty sửa điện nước uy tín đến sửa chữa, tuyệt đối không được gọi người ngoài không phải công nhân ngành điện. Nếu phần hỏng nằm phía sau điện kế bắt buộc phải cắt cầu dao điện chính rồi mới sửa chỗ hỏng.

Chỉ được phép sử dụng các thiết bị điện và khí cụ điện đã được nối đất, nối không bảo vệ an toàn.

2. Nối đất, tiếp âm các thiết bị sử dụng điện

Việc nối đất, tiếp âm các thiết bị sử dụng điện sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi có hiện tượng dò điện vì vậy cần thực hiện tốt việc nối đất. Dịch vụ sửa chữa điện đã nhiều lần sửa tại nhà khác hàng nhưng không có nối đất nên đã tư vấn và khuyến cáo khách hàng trong việc nối đất cho thiết bị điện.

– Nối đất bảo vệ là dùng dây dẫn điện nối vỏ kim loại của thiết bị điện lúc bình thường không có điện với vật nối đất bằng sắt, thép chôn dưới đất.

– Nối đất bảo vệ được áp dụng trong mạng 3 pha có trung tính cách ly, có tác dụng làm cho dòng điện khi chạm vỏ-do lớp cách điện bị hỏng (chập mạch 1 pha), sẽ truyền xuống đất nhờ dây dẫn nối liền vỏ thiết bị với vật nối đất. Khi chạm vào vỏ thiết bị như vậy, thân người sẽ coi như mắc song song với vật nối đất có điện trở rất nhỏ do đó sẽ là giảm trị số dòng điện đi qua người nên không còn gây nguy hiểm.

Trên là một số nguyên tắc trong việc lắp đặt điện và sử dụng điện mà các gia đình cần chú ý để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng. Tránh các sự cố đáng tiếc.

READ MORE

Lưu ý khi lắp đặt đường điện trong nhà

Khi lắp đặt điện nước theo một quy trình khoa học sẽ giúp căn nhà của bạn trở nên thoáng, không bị chằng chịt bởi dây điện và giúp đảm bảo an toàn hơn trong quá trình sử dụng. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số chú ý khi lắp đặt đường điện nước trong nhà một cách  khoa học và an toàn nhất.

1. Đặt đường dây điện nổi

Đây là kiểu lắp đặt phổ biến nhất từ xưa nhưng hiện nay đối với những nhà thi công mới thì hầu như không còn. Hạn chế của kiểu lắp điện kiểu này thường xấu và làm rối mắt. Tuy nhiên, cách lắp này có ưu điểm là dễ kiểm tra đường dây, công lắp đặt thấp và có thể không cần thiết kế trước khi xây nhà, dễ sửa chữa điện khi sự cố xảy ra. Tuy nhiên bạn cần lưu ý tại những nơi có nguy cơ cháy nổ như bếp, nhà tắm (có lắp bình nóng lạnh), nên dùng dây điện có vỏ bọc bằng vật liệu chống cháy, chịu được công suất tối đa. Dây điện hở nằm trên ban công phải có khoảng cách tối thiểu 2,5 m, trên cửa sổ tối thiểu 0,5 m, dưới ban công và cửa sổ tối thiểu 1 m, cách mặt đất 2,75 m. Trong nhà, dây điện phải cao tối thiểu 2,5 m so với mặt sàn và mặt bằng làm việc.

lap-dat-dien-nuoc-2

2. Đặt đường dây điện chìm

Hiện nay, khi thi công xây dựng nhà cửa đường dây điện đều được thiết kế đặt chìm vào trong tường. Mắc kiểu này có ưu điểm là đẹp, sang trọng, gọn gàng nhưng công lắp đặt cao, phải có thiết kế, tính toán đường dây đi cũng như toàn bộ linh kiện, dây dẫn đi chìm phải bảo đảm an toàn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc sửa chữa điện, thi công lắp đặt đường điện, chúng tôi khuyên các bạn chú ý là không đặt dây dẫn, cáp điện không có vỏ bọc bảo vệ ngầm trực tiếp trong hoặc dưới các lớp vữa trát tường, trần nhà, những chỗ có thể đóng đinh hoặc khoan lỗ. Không được đặt đường dây điện ngầm trong tường chịu lực khi bề sâu rãnh chôn quá 1/3 bề dày tường. Không được đặt dây dẫn và cáp điện trong ống thông hơi. Cấm đặt dây dẫn dọc mái nhà ở cũng như chôn trực tiếp dưới lớp đất ở ngoài nhà. Dây đi xuyên tường vào nhà phải luồn ống cách điện không cháy và phải tránh nước đọng trên đường dây.

READ MORE

Khắc phục sự cố nứt dầm, cột

Hiện tượng:

Trên thân cột, dầm, trên thân tường xuất hiện nhiều vết nứt, nứt sâu, thậm chí xuyên qua cả tường xây

su-co-nut-dam-cot-1

Nguyên nhân:

– Nứt ở mép tiếp giáp tường-cột thì do kỹ thuật thi công, đã không đặt hay đặt không đủ thép râu neo vào tường.

– Nứt ở mép tiếp giáp tường-dạ đà: cũng do lỗi thi công đã không xử lý hồ dầu và ẩm đúng, đồng thời xây không đúng quy định (xây xiên, xây bằng gạch đinh, gạch thẻ, các góc trống phải miết kỹ hồ). Hệ quả là trong quá trình đông cứng, tường và cả hồ xây, trát đều co ngót một phần làm xuất hiện vết nứt ngang.

– Nứt ở mép tiếp giáp tường-mặt trên đà thường thấy ở các tầng: cũng do lỗi kỹ thuật thi công. Sau khi đúc đà, sàn các tầng, trước khi xây tường, ở mặt bê tông sẽ xây phải làm thật sạch, đủ ẩm; phải có một lớp hồ dầu, miết kỹ. Nên xây trước tối thiểu là 3 hàng gạch đinh (gạch đặc). Ðộ cứng được chuyển dần từ đà sàn bê tông sang gạch đặc, gạch ống, sẽ hạn chế xuất hiện khe nứt. Nếu không thực hiện chuẩn, có thể có vết nứt.

Khắc phục:

– Nứt ở mép tiếp giáp tường-cột: dùng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch, ẩm và phụt vữa sửa chữa loại đông cứng nhanh bán sẵn và trát lại bằng vữa trát thông thường.

– Nứt ở mép tiếp giáp tường-dạ đà:Có thể dùng biện pháp sửa chữa vết nứt như trên. Hoặc đục hàng gạch trên cùng ra để xây lại theo đúng quy định.

– Nứt ở mép tiếp giáp tường-mặt trên đà: Cách sửa có thể bằng vữa cao cấp như đã nêu, tuy nhiên giá thành khá đắt.

Những vết nứt này chủ yếu do đà sàn bị võng. Do đó tiết diện các cấu kiện (đà) phải đủ độ cứng cần thiết và cốt thép đủ sao cho độ võng này không đáng kể. Chính những vết nứt này, ở tường ngăn khu vệ sinh, ở tường đầu hồi là chỗ dễ thấm nước, gây loang lổ.

READ MORE

Cầu thang trong suốt cho nhà thanh thoát

Nhờ khéo léo kết hợp kính với bậc cầu thang gỗ, các kiến trúc sư đã khiến không gian rộng rãi và thoáng đãng hơn.

cau-thang-trong-suot-1

 

cau-thang-trong-suot-2

 

cau-thang-trong-suot-3

 

cau-thang-trong-suot-4

 

cau-thang-trong-suot-5

 

cau-thang-trong-suot-6

 

cau-thang-trong-suot-8

READ MORE

Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ hẹp

Khu vực lên xuống luôn chiếm nhiều diện tích khiến chủ nhân phải tính toán kỹ. Dù việc đi lại không thuận tiện nhưng cầu thang xoắn ốc là một giải pháp hợp lý với nhiều căn nhà nhỏ.

Wedo xin giới thiệu một vài thiết kế cầu thang hợp lý cho khách hàng tham khảo.

thiet-ke-cau-thang-1

Cầu thang màu xám có thiết kế thanh thoát trong căn hộ hẹp dẫn lên gác xép là chỗ ngủ.

thiet-ke-cau-thang-2

Không quá lời khi nói chiếc thang chính là điểm nhấn cho căn phòng. Phần tranh đơn giản treo ở khu vực lên xuống tạo sự liên kết màu sắc với đồ nội thất trong nhà.

thiet-ke-cau-thang-3

Chiếc cầu thang màu đỏ – trắng giúp căn hộ có cá tính.

thiet-ke-cau-thang-4

Thiết kế đơn giản của chiếc cầu thang này có thể áp dụng rộng rãi trong nhiều không gian màu sắc khác nhau.

thiet-ke-cau-thang-5

Chiếc cầu thang chiếm diện tích nhỏ giúp căn phòng rộng rãi hơn, bố trí được nhiều đồ đạc.

thiet-ke-cau-thang-6

Chất liệu kim loại bền vững giúp giảm lượng vật liệu thi công giúp cầu thang thanh mảnh hơn.

READ MORE