Skip to Content

Blog Archives

Diện tích đất tối thiểu được cấp phép xây dựng nhà ở

Ở các khu qui hoạch mới diện tích lô đất tối thiểu để xây nhà là 36m2, ở các khu đô thị cũ diện tích tối thiểu là 25m2… Đó là một trong những nội dung được đề cập trong qui chuẩn xây dựng VN – qui hoạch xây dựng theo quyết định 04 ngày 3-4-2008 vừa được Bộ Xây dựng ban hành.

Diện tích tối thiểu để được cấp phép xây dựng: Lô đất nhỏ nhất là 25m2

Kích thước lô đất qui hoạch xây dựng nhà ở được xác định theo nhu cầu và đối tượng sử dụng và phải phù hợp qui hoạch.

Cụ thể với các khu qui hoạch mới: nếu đường phố có lộ giới từ 20m trở lên diện tích lô đất xây nhà ở gia đình tối thiểu là 45m2. Chiều rộng của lô đất ít nhất 5m, chiều sâu tối thiểu cũng 5m. Trường hợp đường có lộ giới dưới 20m thì diện tích của lô đất tối thiểu là 36m2, chiều rộng và chiều sâu lô đất ít nhất là 4m. Với nhà liên kế hoặc nhà riêng lẻ có hai mặt tiếp giáp đường chính khu vực thì chiều dài tối đa của dãy nhà là 60m. Giữa các dãy nhà phải bố trí đường giao thông phù hợp qui hoạch hoặc đường đi bộ rộng tối thiểu 4m.

Từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đẹp đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ (ranh xác định giữa lô đất và đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật), trừ các trường hợp sau đây: đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà được phép vượt chỉ giới đường đỏ không quá 0,2m; từ vỉa hè lên cao 1m,

Các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí nhà được vượt chỉ giới đường đỏ không quá 0,2m. Từ độ cao 3,5m (từ vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ôvăng, bancông, mái đua…) được vượt chỉ giới đường đỏ nhưng còn tùy thuộc chiều rộng lộ giới, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1m…

Đối với ban công, mái đua, ôvăng, độ vươn ra được qui định cụ thể như sau: nếu đường có lộ giới dưới 7m thì không được vươn ra khỏi chỉ giới đường đỏ; đường từ 7-12m thì các bộ phận trên được vươn ra khỏi chỉ giới đường đỏ tối đa 0,9m; đường trên 12m đến 15m vươn tối đa 1,2m; đường lộ giới trên 15m được vươn ra đến 1,4m. Riêng các phần ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt qua chỉ giới đường đỏ.

Đối với các khu đô thị cũ: khi qui hoạch, cải tạo phải dành đất tối đa để bố trí các công trình phúc lợi công cộng. Riêng nhà liên kế hiện có khi cải tạo phải đáp ứng các yêu cầu sau: trường hợp lô đất nằm trong dãy phố diện tích tối thiểu để xây nhà liên kế là 25m2/căn và chiều sâu, chiều rộng không nhỏ hơn 2,5m. Qui chuẩn này áp dụng cho toàn dãy phố.

Trường hợp lô đất đứng riêng lẻ diện tích nhỏ nhất để xây dựng nhà là 50m2/căn, với chiều sâu, chiều rộng không nhỏ hơn 5m. Nếu nhà bị giải tỏa, phần diện tích còn lại nhỏ hơn các qui chuẩn trên áp dụng theo các qui định liên quan.

xin-phep-xay-dung-1

Chung cư cao cấp: một căn hộ có 1,5 chỗ đậu ôtô

Bãi đậu xe:

Trong các khu đô thị, khi qui hoạch cần chú ý đến các bãi đậu xe. Bãi đậu xe ngầm hoặc nổi được qui hoạch gần các khu trung tâm thương mại, giải trí… và khoảng cách đi bộ tối đa là 500m. Phần diện tích tối thiểu dành cho ôtô con là 25m2/xe, xe máy 3m2, xe đạp 0,9m2, xe buýt 40m2, xe tải 30m2/xe.

Riêng các công trình xây dựng, chỗ đậu ôtô con được qui định như sau: khách sạn từ ba sao trở lên tối thiểu bốn phòng phải có một chỗ đậu xe; văn phòng cao cấp, trụ sở cơ quan đối ngoại, siêu thị, cửa hàng lớn, trung tâm hội nghị triển lãm, trưng bày thì 100m2 sàn sử dụng phải có ít nhất một chỗ đậu xe; với chung cư cao cấp thì một căn hộ phải có ít nhất 1,5 chỗ đậu ôtô con.

Trạm xăng:

Phải đảm bảo các yêu cầu sau: không được làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Trạm xăng phải cách lộ giới ít nhất 7m. Đối với những trạm xăng gần các giao lộ thì khoảng cách từ lối vào trạm xăng tới chỉ giới đường đỏ gần nhất (của tuyến đường giao cắt với đường đi qua mặt tiền của công trình trạm xăng) cần đảm bảo ít nhất 50m.

Cách ngoài phạm vi bảo vệ dọc cầu và đường dẫn lên cầu tối thiểu 50m. Cách điểm có tầm nhìn bị cản trở ít nhất 50m. Ngoài ra trạm xăng còn phải cách nơi tụ họp đông người (chợ, trường học…) ít nhất 100m, cách trạm xăng khác ít nhất 300m, cách các danh lam thắng cảnh 100m…

Phòng cháy chữa cháy:

Tại đô thị phải bố trí mạng lưới các trạm phòng cháy chữa cháy (PCCC) gồm các trạm trung tâm và các trạm khu vực. Bán kính của trạm PCCC trung tâm tối đa là 5km, bán kính trạm PCCC khu vực tối đa 3km. Vị trí đặt trạm PCCC phải thuận tiện các đường giao thông; không tiếp giáp với công trình có đông người, xe cộ ra vào; phải đảm bảo đường cho xe chữa cháy tới lấy nước chữa cháy tại trụ nước chữa cháy, bể dự trữ nước, hồ, ao, sông…

Nghĩa trang:

Nghĩa trang xây dựng mới phải bố trí ngoài đô thị, không ảnh hưởng đến môi trường dân cư xung quanh, không ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt… Diện tích mộ chôn cất một lần là 5m2 trở xuống/mộ, mộ cải táng từ 3m2 trở xuống. Nghĩa trang xây mới phải cách khu dân cư tối thiểu là 500m.

Nhà vệ sinh công cộng:

Trên các trục phố chính, khu thương mại, công viên, chợ, bến xe, các trạm xe buýt chính, nơi sinh hoạt công cộng phải bố trí nhà vệ sinh công cộng. Khoảng cách giữa hai nhà vệ sinh công cộng trên đường phố chính từ 1,5km trở lại. Tại các công trình ngầm có đông người cũng phải có buồng vệ sinh công cộng.

Tại sao cần tuân thủ quy định về diện tích xây dựng nhà ở?

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở là những quy định về tỷ lệ giữa diện tích xây dựng và diện tích đất xây dựng, được quy định trong các văn bản pháp luật về xây dựng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng nông thôn. Quy định này nhằm đảm bảo các mục tiêu sau:

  • Bảo đảm sự an toàn, ổn định của công trình xây dựng và môi trường xung quanh: Diện tích xây dựng quá lớn sẽ làm tăng tải trọng lên nền móng, dẫn đến nguy cơ sụt lún, đổ vỡ công trình. Ngoài ra, diện tích xây dựng quá lớn cũng làm giảm diện tích cây xanh, sân bãi, không gian công cộng, gây ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ, hài hòa của cảnh quan đô thị: Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất về kiến trúc, cảnh quan đô thị.
  • Bảo đảm quyền lợi của người dân và nhà nước: Quy định giúp đảm bảo quyền lợi của người dân trong việc sử dụng đất, đồng thời cũng là cơ sở để nhà nước quản lý, thu thuế đất đai.
Tuân thủ quy định về diện tích xây nhà đảm bảo tính ổn định của công trình
Tuân thủ quy định về diện tích xây nhà đảm bảo tính ổn định của công trình

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở là bao nhiêu?

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2008/BXD, diện tích xây dựng nhà ở được quy định cụ thể dựa trên các yếu tố như vị trí đất xây dựng, loại nhà ở và diện tích lô đất xây dựng. Dưới đây là một số quy định cơ bản về diện tích xây dựng nhà ở:

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở tại nông thôn

Diện tích xây dựng nhà ở tại nông thôn được quy định như sau:

  • Diện tích tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở tại nông thôn là 25m2.
  • Diện tích tối thiểu của một căn nhà ở tại nông thôn là 24m2.
  • Diện tích tối thiểu của một căn phòng ở tại nông thôn là 12m2.

Điều này có nghĩa là một căn nhà ở tại nông thôn ít nhất phải có diện tích là 24m2 và bao gồm ít nhất một căn phòng với diện tích tối thiểu là 12m2. Ngoài ra, để xây dựng một căn nhà ở tại nông thôn, người chủ đầu tư cũng cần đảm bảo có ít nhất một lô đất có diện tích tối thiểu là 25m2.

==> Tham khảo thêm: Thiết kế mẫu nhà cấp 4 mái Thái

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở tại đô thị

Tại các khu vực đô thị, quy định về diện tích xây dựng nhà ở sẽ khác so với nông thôn do yêu cầu về đồng bộ, hài hòa và an toàn trong kiến trúc đô thị. Theo quy định tại QCVN 01:2008/BXD, diện tích xây dựng nhà ở tại đô thị được quy định như sau:

  • Diện tích tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở tại đô thị là 40m2.
  • Diện tích tối thiểu của một căn nhà ở tại đô thị là 36m2.
  • Diện tích tối thiểu của một căn phòng ở tại đô thị là 18m2.

Với các quy định này, một căn nhà ở tại đô thị ít nhất phải có diện tích là 36m2 và bao gồm ít nhất một căn phòng với diện tích tối thiểu là 18m2. Các chủ đầu tư cũng được yêu cầu đảm bảo có lô đất với diện tích tối thiểu là 40m2 để xây dựng một căn nhà ở tại đô thị.

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở tại đô thị
Diện tích xây dựng nhà ở tại đô thị cần tối thiểu là 40m2 trở lên

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở đối với nhà ở riêng lẻĐối với những ngôi nhà riêng lẻ, quy định về diện tích xây dựng nhà ở sẽ còn phức tạp hơn do có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến diện tích xây dựng. Theo quy định tại QCVN 01:2008/BXD, diện tích xây dựng nhà ở đối với nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:
  • Diện tích tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở là 40m2 (đối với nông thôn) hoặc 80m2 (đối với đô thị).Diện tích tối đa của nhà ở riêng lẻ không vượt quá 50% diện tích lô đất.Diện tích tối thiểu của một căn nhà ở là 30m2 (đối với khu vực có chiều cao trên 5 tầng) hoặc 60m2 (đối với khu vực có chiều cao dưới 5 tầng).Diện tích tối thiểu của một căn phòng ở là 12m2.

  • Với các quy định này, một ngôi nhà riêng lẻ sẽ cần có ít nhất diện tích 30m2 (đối với khu vực có chiều cao trên 5 tầng) hoặc 60m2 (đối với khu vực có chiều cao dưới 5 tầng). Tuy nhiên, diện tích này không được vượt quá 50% diện tích lô đất. Ngoài ra, người chủ đầu tư cũng cần đảm bảo có ít nhất một căn phòng với diện tích tối thiểu là 12m2 để đáp ứng nhu cầu về phòng ngủ.

    READ MORE

    Hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng

    Thông tư

    Hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng

    – Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và c cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.

    – Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về qun lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

    Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng được quy định tại mục 2 Chưng III của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về qun lý dự án đầu tư xây dựng công trình (dưới đây viết tắt là NĐ 16/CP) như sau:

    I- Về giấy phép xây dựng công trình được quy định tại khon 1, 2 Điều 17 của NĐ 16/CP:

    1. Những công trình khi xây dựng không phi xin giấy phép xây dựng, bao gồm:

    a) Công trình thuộc bí mật Nhà nước được xác định bằng văn bn của c quan nhà nước có thẩm quyền.

    b) Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp được xác định bằng lệnh của các cấp có thẩm quyền.

    c) Công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính, bao gồm công trình tạm của chủ đầu tư và công trình tạm của nhà thầu nằm trong s đồ tổng mặt bằng công trường xây dựng đã được phê duyệt.

    d) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc dự án đầu tư xây dựng đ• được c quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được c quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    e) Công trình đã có thiết kế cơ sở được c quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế c sở quy định tại Điều 9 của NĐ 16/CP thẩm định.

    g) Công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình đã có thiết kế bn vẽ thi công được Sở quy định tại khon 5 Điều 9 của NĐ 16/CP thẩm định.

    h) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;

    i) Công trình hạ tầng kỹ thuật (bao gồm các công trình: nhà máy xử lý rác thi, bãi chôn lấp rác, cấp nước, thoát nước, đường, kênh, mưng, … ) có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng thuộc các xa vùng sâu, vùng xa không vi phạm các khu vực bảo tồn di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hoá.

    k) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị; điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.

    2. Về giấy phép xây dựng tạm được quy định tại khon 2 Điều 17 của NĐ 16/CP:

    a) việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện.

    b) Tuỳ thuộc vào tình hình, đặc điểm của mỗi địa phưng, mỗi khu vực, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng, quy mô công trình được phép xây dựng tạm cho phù hợp, tránh lãng phí nhưng vẫn phi bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường để làm cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng tạm và xác định thời gian có hiệu lực của giấy phép xây dựng tạm.

    c) Trong nội dung giấy phép xây dựng tạm phải ghi rõ thời gian có hiệu lực của giấy phép. Hết thời hạn có hiệu lực của giấy phép, nếu Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ công trình xây dựng phải tự phá dỡ và được đền bù phần hiện trạng công trình đã có trước khi xây dựng theo giấy phép xây dựng tạm, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chủ công trình xây dựng phi chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế.

    II- Về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị được quy định tại Điều 18 của NĐ 16/CP:

    Trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình yêu cầu phải có giấy phép xây dựng, thì ngoài những tài liệu được quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 18 của NĐ 16/CP hồ sơ xin giấy phép xây dựng còn phi có nh chụp hiện trạng công trình cũ và các bản vẽ hiện trạng thể hiện được mặt bằng, mặt cắt các tầng, mặt đứng và biện pháp phá dỡ (nếu có).

    III- Về hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn được quy định tại Điều 19 của NĐ 16/CP:

    1. Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình được quy định tại khoản 3 Điều 19 của NĐ 16/CP phi thể hiện rõ các kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà, các công trình phụ trên lô đất, khoảng cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên ngoài (nếu có).

    2. Sơ đồ mặt bằng do chủ nhà lập hoặc thuê cá nhân lập và được thể hiện theo mẫu tại phụ lục số 1 của Thông tư này.

    Trên bản vẽ phi ghi rõ tên chủ nhà, địa chỉ nơi ở, địa điểm xây dựng và tên, địa chỉ người vẽ sơ đồ.

    IV- Tổ chức thực hiện:

    Căn cứ các quy định về giấy phép xây dựng của Luật Xây dựng, Nghị định số 16/CP và Thông tư này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ban hành quy trình cấp giấy phép xây dựng, chỉ đạo việc cấp giấy phép xây dựng bảo đảm nhanh, gọn, chặt chẽ, chính xác; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm các quy định về giấy phép xây dựng.

    V- Hiệu lực thi hành:

    Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế cho Thông tư liên tịch số 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính về hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng và Thông tư số 03/2000/TT-BXD ngày 25/5/2000 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng.

    Nơi nhận:

    – Ban Bí thư Trung ương Đng (để báo cáo),

    – ủy ban Thường vụ Quốc hội,

    – Thủ tướng, các PTT Chính phủ,

    – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, c quan thuộc CP,

    – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW,

    – Văn phòng Quốc hội,

    – Văn phòng Chủ tịch nước,

    – Văn phòng TW và các Ban của Đng,

    – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,

    – Toà án nhân dân tối cao,

    – Các Tổng công ty nhà nước,

    – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể,

    – Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW,

    – Công báo,

    – Lưu VP, Vụ XL, các Cục, Vụ.

    k/t. Bộ trưởng Bộ Xây dựng

    thứ trưởng

     

     

    READ MORE

    5 quy chuẩn xây dựng cơ bản trong quy hoạch nhà ở bạn cần biết

    Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – quy hoạch xây dựng đề cập cụ thể đến diện tích thửa đất, chiều cao xây dựng công trình, mật độ xây dựng, khoảng lùi trong xây dựng, độ vươn của ban công, vật kiến trúc, không gian ranh giới…

    Chúng tôi xin trích lược giới thiệu đến bạn đọc quy chuẩn – quy hoạch xây dựng này.

    Quy chuẩn xây dựng: Khoảng cách giữa hai dãy nhà ít nhất là 7m

    Theo quy chuẩn xậy dựng Việt Nam, khoảng cách tối thiểu giữa các công trình xây dựng riêng lẻ hoặc dãy nhà liên kế (gọi chung là dãy nhà) trong khu vực quy hoạch mới được qui định như sau:

    • Khoảng cách giữa hai mặt tiền đối diện của hai dãy nhà có chiều cao dưới 46m phải bằng hoặc lớn hơn 1/2 chiều cao công trình nhưng không được nhỏ hơn 7m. Chẳng hạn nhà xây cao 40m thì chừa khoảng cách với mặt tiền nhà đối diện ít nhất 20m. Trong trường hợp nhà xây thấp hơn thì khoảng cách giữa hai nhà có thể ngắn hơn nhưng tối thiểu phải là 7m. Với công trình có chiều cao từ 46m trở lên thì khoảng cách giữa hai mặt tiền đối diện của hai dãy nhà phải từ 25m trở lên.
    • Riêng khoảng cách hai đầu hồi (mặt hông) của hai dãy nhà có chiều cao dưới 46m phải bằng hoặc lớn hơn 1/3 chiều cao công trình và không được nhỏ hơn 4m. Nếu công trình có chiều cao bằng hoặc lớn hơn 46m thì khoảng cách giữa hai mặt hông của hai dãy nhà phải đảm bảo bằng hoặc lớn hơn 15m.

    Bạn hãy lưu ý quy chuẩn xây dựng nhà ở này để triển khai xây dựng công trình của mình cho phù hợp nhé!

    Theo Quy chuẩn xây dựng: Xây nhà cao, phải lùi vào bao nhiêu mét?

    Khoảng lùi của các công trình so với lộ giới của đường qui hoạch tùy thuộc việc tổ chức quy hoạch không gian kiến trúc, chiều cao công trình và chiều rộng của lộ giới nhưng tối thiểu phải theo các quy định sau của quy chuẩn xây dựng:

    • Nếu công trình có chiều cao từ 19m trở xuống, xây ở tuyến đường có lộ giới nhỏ hơn 19m thì không cần chừa khoảng lùi, tức được xây dựng sát vỉa hè. Cũng với lộ giới trên nhưng xây dựng công trình cao 22m phải lùi vào 3m, tính từ vỉa hè. Trường hợp công trình có chiều cao đến 25m khi xây dựng phải lùi vào 4m. Nếu xây dựng công trình có chiều cao từ 28m trở lên thì theo quy chuẩn xây dựng phải lùi vào 6m. Điều này có nghĩa nhà xây càng cao thì công trình phải lùi vào càng sâu và diện tích đất xây dựng càng bị thu hẹp lại.
    • Trong trường hợp lộ giới tuyến đường từ 19m đến dưới 22m và công trình xây dựng cao 22m trở xuống thì không phải chừa khoảng lùi. Nếu xây cao đến 25m phải lùi vào 3m, tính từ vỉa hè. Còn khi xây dựng cao từ 28m trở lên phải lùi sâu vào 6m. Với lộ giới tuyến đường từ 22m trở lên, xây dựng công trình cao đến 25m không phải chừa khoảng lùi. Nhưng nếu xây từ 28m trở lên công trình phải lùi vào bên trong 6m.
    Quy chuẩn xây dựng: KHOẢNG LÙI TỐI THIỂU (m) của các công trình theo bề rộng lộ giới đường và chiều cao xây dựng công trình.
    Chiều cao xây dựng công trình (m) ≤16 19 22 25 ≥ 28
    Lộ giới đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình (m)
    < 19 0 0 3 4 6
    19 ÷ < 22 0 0 0 3 6
    22 ÷ < 25 0 0 0 0 6
    ≥ 25 0 0 0 0 6

    quy-chuan-xay-dung-nha-o

    Theo Bộ Xây dựng, quy chuẩn xây dựng trên chỉ là cái khung. Trong thực tế sẽ có những trường hợp lộ giới tuyến đường hoặc chiều cao công trình lệch so với quy chuẩn trên. Khi đó tùy từng trường hợp mà cơ quan chức năng sẽ xem xét.

    Ngoài ra cũng theo Bộ Xây dựng, việc cấp phép cho xây cao bao nhiêu tầng, khoảng lùi ra sao còn phụ thuộc diện tích của từng khu đất cụ thể.

    Tham khảo thêm các mẫu kiến trúc nhà đẹp tại đây: 100+ Mẫu Thiết Kế Nhà Đẹp nhất, Mới nhất hiện nay

    Mật độ xây dựng nhà ở riêng lẻ và chung cư, công trình cao tầng theo quy chuẩn xây dựng là thế nào?

    Mật độ xây dựng tối đa đối với nhà ở liên kế, nhà vườn, biệt thự… theo quy chuẩn xây dựng được quy định theo nguyên tắc diện tích lô đất càng rộng thì mật độ xây dựng càng giảm. Cụ thể như sau:

    – Nếu diện tích lô đất từ 50m2 trở xuống thì mật độ xây dựng là 100%, tức được xây dựng hết diện tích lô đất. Lô đất có diện tích 75m2 thì xây 90%, trường hợp lô đất là 100m2 thì xây dựng 80%. Tương tự với lô đất 200m2 mật độ xây dựng là 70%, 300m2 xây dựng 60%, 500m2 được xây dựng 50% và từ 1.000m2 trở lên chỉ được xây dựng 40%. Chẳng hạn lô đất 100m2 được xây dựng 80m2 nhưng nếu lô đất 1.000m2 thì chủ nhà chỉ được xây dựng 400m2. Như vậy theo quy chuẩn xây dựng trên, diện tích lô đất càng lớn mật độ xây dựng càng bị thu hẹp.

    Bảng tra cứu nhanh mật độ xây dựng tối đa cho nhà ở riêng lẻ, nhà vườn, biệt thự theo quy chuẩn xây dựng
    Diện tích lô đất (m2/căn nhà) ≤50 75 100 200 300 500 ≥1000
    Mật độ xây dựng tối đa (%) 100 90 80 70 60 50 40
    Với các mảnh đất có Diện tích không chính xác với các số trên thì mật độ xây dựng tối đa được tính nội suy từ mật độ xây dựng của 2 diện tích gần sát trên và dưới (theo quy chuẩn xây dựng nhà ở Việt Nam).

    Đối với chung cư, mật độ xây dựng tùy theo diện tích của lô đất và chiều cao công trình: Cụ thể nếu chiều cao của công trình xây dựng từ 16m trở xuống và diện tích khu đất xây dựng bằng hoặc nhỏ hơn 3.000m2 thì mật độ xây dựng tối đa là 75%. Nhưng cũng với chiều cao trên mà xây dựng trên khu đất 10.000m2 chỉ xây dựng được tối đa 65%, diện tích 18.000m2 được xây 63%, diện tích từ 35.000m2 trở lên được xây 60%.

    – Với công trình có chiều cao 31m xây dựng trên đất có diện tích 3.000m2 trở xuống mật độ xây dựng là 75%, nếu xây trên đất 10.000m2 mật độ chỉ còn 48%, còn xây trên đất 18.000m2 là 46% và đất từ 35.000m2 trở lên thì 43%. Với công trình cao 46m xây trên diện tích đất tương ứng như trên thì mật độ xây dựng là 75%, 41%, 39% và 36%. Trường hợp công trình cao trên 46m xây ở đất có diện tích từ 3.000m2 trở xuống mật độ xây dựng là 75%, xây trên đất 10.000m2 mật độ là 40%, trên đất 18.000m2 mật độ 38%, đất từ 35.000m2 trở lên mật độ 35%…

    Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa của nhóm nhà chung cư theo diện tích lô đất và chiều cao công trình
    Chiều cao xây dựng công trình trên mặt đất (m) Mật độ xây dựng tối đa (%) theo diện tích lô đất
    ≤3.000m2 10.000m2 18.000m2 ≥35.000m2
    ≤16 75 65 63 60
    19 75 60 58 55
    22 75 57 55 52
    25 75 53 51 48
    28 75 50 48 45
    31 75 48 46 43
    34 75 46 44 41
    37 75 44 42 39
    40 75 43 41 38
    43 75 42 40 37
    46 75 41 39 36
    >46 75 40 38 35
    Với các mảnh đất có Diện tích không chính xác với các số trên thì mật độ xây dựng tối đa được tính nội suy từ mật độ xây dựng của 2 diện tích gần sát trên và dưới.

    Đối với các công trình công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa, TDTT, chợ được xây dựng trong các khu vực xây dựng mới, mật độ xây dựng tối đa là 40%.

    Riêng phần diện tích trồng cây xanh tại các khu đất xây dựng công trình được qui định như sau: đối với nhà biệt thự, nhà vườn, nhà chung cư thì diện tích đất tối thiểu dành trồng cây xanh là 20%. Nhà trẻ, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa phải dành tối thiểu 30% đất để trồng cây xanh. Còn với nhà máy xây dựng phân tán hoặc xây trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung đều phải dành diện tích cho cây xanh ít nhất 20%.

    Quy chuẩn xây dựng: Độ vươn tối đa của ban công, mái đua, ô văng và các phần nhà được phép nhô ra

    Trường hợp 1: Chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ:

    1) Các bộ phận cố định của nhà:

    • Theo quy chuẩn xây dựng, trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:
      • Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;
      • Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.
    • Theo quy chuẩn xây dựng, trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua…, nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những điều kiện sau:
      • Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng tra độ vươn của ban công, ô văng dưới đây:
    QUY CHUẨN XÂY DỰNG: BẢNG TRA ĐỘ VƯƠN TỐI ĐA CỦA BAN CÔNG, Ô VĂNG, MÁI ĐUA
    Chiều rộng lộ giới (m) Độ vươn ra tối đa của ban công (m) Yêu cầu khác
    Dưới 7m 0 – Nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m;
    – Đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện;
    – Tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;
    – Vị trí độ cao và độ vươn phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu, không gian kiến trúc tổng thể toàn khu vực;
    – Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng;
    7÷12 0,9
    >12÷15 1,2
    >15 1,4
    • Phần ngầm dưới mặt đất: mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
    • Mái đón, mái hè phố (**): khuyến khích việc xây dựng mái hè phục vụ công cộng để tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ. Mái đón, mái hè phố phải:
      • Được thiết kế cho cả dãy phố hoặc cụm nhà, đảm bảo tạo cảnh quan;
      • Đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy;
      • Ở độ cao cách mặt vỉa hè 3,5m trở lên và đảm bảo mỹ quan đô thị;
      • Không vượt quá chỉ giới đường đỏ;
      • Bên trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì khác (như làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh…).

    2) Phần nhô ra không cố định:

    • Cánh cửa: ở độ cao từ mặt hè lên 2,5m các cánh cửa (trừ cửa thoát nạn nhà công cộng) khi mở ra không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
    • Các quy định theo quy chuẩn xây dựng về các bộ phận nhà được phép nhô ra được nêu trong bảng độ vươn của các bộ phận của công trình:
    QUY CHUẨN XÂY DỰNG: BẢNG TRA ĐỘ VƯƠN PHẦN KHÔNG CỐ ĐỊNH ĐƯỢC PHÉP
    Độ cao so với mặt hè (m) Bộ phận được nhô ra Độ vươn tối
    đa (m)
    Cách mép vỉa hè tối thiểu (m)
    ≥ 2,5 Gờ chỉ, trang trí 0,2
    ≥ 2,5 Kết cấu di động:
    Mái dù, cánh cửa
    1,0m
    ≥ 3,5 Kết cấu cố định (phải nghiên cứu quy
    định trong tổng thể kiến trúc khu vực):
    – Ban công mái đua
    – Mái đón, mái hè phố
    1,0m
    0,6m

    Trường hợp 2: Chỉ giới xây dựng lùi vào sâu so với chỉ giới đường đỏ:

    • Theo quy chuẩn xây dựng, không có bộ phận nào của nhà vượt quá chỉ giới đường đỏ.
    • Các bộ phận của công trình sau đây được phép vượt quá chỉ giới xây dựng trong các trường hợp sau:
      • Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cách cửa, ô-văng, mái đua, mái đón, móng nhà;
      • Riêng ban công được nhô quá chỉ giới xây dựng không quá 1,4m và không được che chắn tạo thành buồng hay lô-gia.

    Các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình xây dựng:

    Theo quy trình xây dựng, bạn cần lưu ý thêm một số yêu cầu kỹ thuật khác:

    • Miệng xả ống khói, ống thông hơi không được hướng ra đường phố.
    • Máy điều hòa nhiệt độ không khí nếu đặt ở mặt tiền, sát chỉ giới đường đỏ phải ở độ cao trên 2,7m và không được xả nước ngưng trực tiếp lên mặt hè, đường phố.
    • Biển quảng cáo đặt ở mặt tiền ngôi nhà, không được sử dụng các vật liệu có độ phản quang lớn hơn 70%.
    • Ở mặt tiền các ngôi nhà dọc các đường phố không được bố trí sân phơi quần áo.
    • Hàng rào phải có hình thức kiến trúc thoáng, mỹ quan và thống nhất theo quy định của từng khu vực, trừ những trường hợp có nhu cầu bảo vệ, ngăn cách với đường phố (cơ quan cần bảo vệ, trường học, trạm biến thế điện…).

    Không được lấn ranh giới nhà bên cạnh:

    • Quy chuẩn yêu cầu: không bộ phận nào của ngôi nhà, kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất của công trình như móng, đường ống…, được vượt quá ranh giới với lô đất bên cạnh.
    • Ngoài ra cũng không được xả nước mưa, nước thải các loại (kể cả nước ngưng tụ của máy lạnh), khí bụi, khí thải sang nhà bên cạnh.

    Ghi chú:

    (*) chỉ giới đường đỏ: là ranh giữa lô đất xây công trình và đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật.
    (**) Mái đón: là mái che của cổng, gắn vào tường ngoài nhà và đua ra tới cổng vào nhà  và hoặc che một phần đường đi từ hè, đường vào nhà;
    (**)Mái hè phố: là mái che gần vào tường ngoài nhà và che phủ một đoạn vỉa hè.

    Tải toàn bộ Quy chuẩn kỹ thuật xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng (.pdf 715kb)

    READ MORE