Skip to Content

Category Archives: Wedo Tư vấn

Làm sao để có nhà đẹp? (Phần 2)

Khi đề bài được ra khá chặt chẽ, cụ thể, người “giải bài” có đầy đủ bản lĩnh và có nghề thì coi như ngôi nhà đã đẹp được hơn 70% (không tính yếu tố tài chính). Vấn đề còn lại là chọn thầu thi công.

Thầu thi công là người “giải mã” ngôn ngữ  của giấy bút bằng chất liệu, hình thể, công năng… Gặp trường hợp thi công không đúng thiết kế do thầu kém tay nghề… thì chủ nhà rất nên áp dụng giải pháp xấu nhất là đổi thầu thi công, thậm chí phải đổi nhiều lần dể di đến đích cuối cùng là tạo ra ngôi nhà đẹp.

phong-khach-dep1-22fjk5zzfbez9h9

Vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất… cũng là những yếu tố góp phần ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng kết cấu, thẩm mỹ ngôi nhà. Công việc xây dựng ở một tỉnh lẻ có những hạn chế nhất định, từ phương pháp thi công đến sử dụng chủng loại vật liệu. Song tôi nghĩ, mỗi vật liệu có ngôn ngữ riêng mà nếu được sử dụng hợp lý sẽ tạo hiệu quả tốt. Ngày nay có không ít vật liệu trang trí đảm bảo cho ngôi nhà sang trọng hay lạ mắt. Tuy nhiên, vật liệu rẻ tiền mà được sử dụng bởi một bàn tay có nghề giúp nó “nói lên” đầy đủ ngôn ngữ của chính nó thì công trình chưa chắc đã “rẻ tiền”. Ngược lại, nếu vật liệu đắt tiền bị lạm dụng thì ngôi nhà vẫn có nguy cơ trở nên “rẻ tiền”.

Theo như những phân tích ở trên thì yếu tố nào cũng quan trọng cả. Nhưng cái nào là quan trọng nhất. Theo kinh nghiệm của những người từng xây nhà truyền lại thì tất cả mọi nguồn gốc của vấn đề đều nằm ở chủ nhà. Trong mọi trường hợp, để có nhà đẹp, chủ nhà cần được “khai thị”, tức là cần có khái niệm về thẩm mỹ, công việc thiết kế, thi công và phải biết “chọn mặt gửi vàng”.

READ MORE

Tư vấn thiết kế nhà phố diện tích 4 x 9m

Tôi có mảnh đất 4x9m. Muốn xây căn nhà 2 Tầng. Tầng 1 làm phòng khách, bếp, công trình phụ và chỗ để xe máy ( 2 chiếc). Tầng 2 làm phòng ngủ ( 3 phòng) cho hai vợ chồng và 2 con ( 1 trai 1 gái). Sân thượng làm chỗ phơi quần áo. Chi phí xây dung khoảng 200-250 triệu .Tôi dặc biệt thích kiến trúc kiểu Nhật và HQ. Mong được sự tư vấn của công ty. Xin chân thành cảm ơn.-nguyễn vạn phúc

Wedo phúc đáp: 

Chào bạn Phúc.

WEDO đã nhận được yêu cầu tư vấn qua mạng của bạn và dựa trên những thông số mà bạn đã cung cấp, chúng tôi phác thảo phương án như sau:

Ngôi nhà được xây 2,5 tầng. Với mảnh đất 36m2 của bạn, trong yêu cầu bạn chỉ xây 2 tầng, nhưng để có được tới 3 phòng ngủ và một không gian vừa đủ không quá nhỏ hẹp cho các sinh hoạt khác của gia đình, bắt buộc chúng tôi phải thiết kế thêm một phòng ngủ trên tầng 3.

1404 1

– Bạn rất thích kiến trúc của Nhật và Hàn Quốc, một phong cách kiến trúc hướng đến không gian sống ấm cúng của gia đình.. Chúng tôi đã cố gắng thể hiện các nội thất phòng, các không gian phòng sao cho được ấm cúng và thuận tiện nhất khi sử dụng, bởi xét cho cùng, ngôi nhà cần thiết phải mang lại được giá trị sử dụng tốt nhất. Cánh cửa chính dẫn vào một mảnh sân nhỏ, thực ra là không gian trong nhà, nhưng được ngăn chia với khu ở bằng các vách ngăn di động. Mọi cánh cửa phòng trong nhà đều là cửa trượt. Phòng khách nhỏ xinh với một bộ bàn ngồi 4 đệm, được ngăn cách với khu bếp bằng một hệ 4 thanh gỗ chạy suốt tới trần nhà. Một khoảng nhỏ trồng cỏ nhật chạy ngăn giữa khu bếp và phòng khách, trên có đặt các tảng đá để bước chân lên. Khoảng đất trồng cỏ này sẽ dẫn hướng đến phòng vệ sinh ở tầng 1 phía cuối nhà. Cầu thang lên tầng 2 sẽ đặt cuối nhà, gầm thang sẽ tận dụng làm một tiểu cảnh nhỏ. Bếp và phòng ăn được thiết kế với khoảng không gian mở lớn.

1404 2

– Cầu thang sẽ không xây bản mà sẽ chỉ làm bằng các vật liệu thép và kính để lấy thoáng và ánh sáng từ phía cửa thoáng trên thượng, được làm mái kính gác xà gỗ. Theo cầu thang lên tầng 2, một phòng ngủ nhỏ ngay bên phải, và môt phòng ngủ nữa ngay trước mặt. Không tiếp tục làm thang tại vị trí cũ, chúng tôi làm một vế thang nữa ở giữa tầng 2 để bạn lên tầng 3. Gầm thang sẽ tận dụng làm vệ sinh tầng 2. Thang cũng được làm bằng thép và kính, ngay phía trên khoảng đất trồng cỏ nhật dưới tầng 1. Và như vậy, một khoảng ánh sáng nữa sẽ lọt vào nhà theo phía này.

1404 3

– Trên tầng 3 là một phòng ngủ nữa, không làm vách ngăn, có kê thêm một tủ thờ trên này. Phía trước là sân thượng để bạn tận dụng kê một chiếc máy giặt và phơi đồ.

Ngôi nhà sẽ được làm gọn, vuông vắn cùng tông màu xám nâu, gi sáng, xen kẽ cùng các mảng tường chạy trang trí mặt tiền, tạo thành các cửa sổ chạy dài theo phân vị dọc. Để có thêm chi tiết hoặc chỉnh sửa bổ sung, bạn hãy liên hệ với chúng tôi.

Chào bạn.

READ MORE

Tư vấn thiết kế nhà phố diện tích 4,5mx17,5m

Tôi muốn xây nhà vừa làm việc vừa để ở trên diện tích 4,5×17,5 m hướng Tây, ở 237 mặt phố Kim Ngưu. Hai tầng dưới để làm việc, 2-3 tầng trên để ở.

– Ngoài ra lại còn muốn có hầm để xe ô tô hoặc làm việc cơ khí, để đồ nặng tạm và có thể lắp thang máy loại nhẹ.

– Tôi muốn phá dỡ nhà cũ làm nhà mới ngay trong tháng này. Đề nghị Wedo tư vấn và nếu được sẽ hợp đồng luôn.

– Hai bên đã có nhà xây kiên cố 3 và 4 tầng. Phía sau chưa có nhà

– Gia đình có 2 vợ chồng sinh năm 1953 và 1954, 2 con trai 1983 và 1993, có thể mời ông 82 tuổi ở quê ra ở.

– Sở thích: kiến trúc đơn giản, hiện đại, phù hợp không gian và xung quanh; giao thông trong nhà rộng rãi thuận tiện; thích nhiều ánh sáng và gió tự nhiên.

-Đào Việt Dũng- Kim Ngưu Hà Nội

Wedo trả lời: 

Kính chào bạn Dũng, cám ơn bạn đã gửi thông tin cho chúng tôi. Với các yêu cầu của bạn đưa ra, chúng tôi xin đưa ra phương án thiết kế sơ bộ cho ngôi nhà của bạn như sau:

Ngôi nhà có 4 tầng và 1 tầng hầm, diện tích xây dựng khoảng 64m2/1 tầng. Vì nhà bạn nằm ở mặt đường lại kinh doanh nên chúng tôi dự định xây phần lớn diện tích khu đất chỉ chừa lại 1 khoảng nhỏ để làm lối đi vào nhà.

Tầng hầm được làm âm xuống 0.600. Tại tầng này có 1 ga ra rộng khoảng 39m2 và 1 kho rộng khoảng 24m2 dùng làm nơi để đồ nặng tạm hoặc việc cơ khí như yêu cầu của bạn.

0

Tầng 1 được làm ở cốt +2.400 là nơi làm việc. Có 1 cầu thang đi từ khoảng sân phía trước lên trên sảnh tầng 1. Phía ngoài cùng của ngôi nhà chúng tôi làm nơi nghỉ ngơi của người làm, không gian này sẽ rất sáng sủa bởi chúng tôi làm các cửa sổ nhỏ mở về phía khoảng sân phía bên cạnh nhà và 2 cửa sổ mở về phía mặt tiền nhà. Tầng này có 2 cầu thang để đi lên không gian ở cũng như sinh hoạt của gia đình ở các tầng trên, 1 cầu thang ở phía trong nhà và 1 cầu thang ở phía bên cạnh của ngôi nhà.

1

Tầng 2 được làm ở cốt +5.100 bao gồm 1 phòng giao dịch cũng như hành chính và khu bếp ăn của gia đình. Khoảng giữa ngôi nhà chúng tôi làm 1 tiểu cảnh nhỏ, tại đây chúng tôi trồng các loại cây có thể sinh sống được trong điều kiện trong nhà, phía dưới rải sỏi trắng. Từ phòng hành chính được ngăn cách với khu ăn của gia đình bởi khu tiểu cảnh trên và những thanh bêtông giả gỗ chạy suốt từ sàn lên tới tận trần. Khối cầu thang để đi lên các tầng trên được đặt ở phía ngoài cùng của ngôi nhà vừa để phân chia công năng trong ngôi nhà vừa tạo hình thức cho mặt đứng. Tận dụng gầm cầu thang chúng tôi làm khu wc cho tầng này để tiết kiệm diện tích.

2

Tầng 3 được xây dựng ở cốt +8.700 bao gồm phòng khách của gia đình và 1 phòng ngủ. Phòng khách khá rộng rãi được đặt cạnh khoảng thông tầng để có ánh sáng. Tại phòng này chúng tôi có kê thêm 1 chiếc giường để cho ông khi ở quê ra có thể nghỉ ở đó. 1 vách kính mờ sẽ ngăn chia không gian phòng khách với khu vực nghỉ của ông. Phòng ngủ phía sau cũng có ánh nắng vì đằng sau nhà bạn còn bỏ trống nên chúng tôi mở 2 cửa sổ nhỏ mục đích thông thoáng cũng như lấy ánh sáng cho căn phòng.

3

Tầng 4 được xây dựng ở cốt +12.000 bao gồm 2 phòng ngủ trong đó có 1 phòng ngủ lớn có vệ sinh riêng và 1 phòng ngủ nhỏ. 2 phòng ngủ này cũng chan hoà ánh nắng vì đều được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên.

4

WEDO rất mong phương án chúng tôi đưa ra sẽ giúp bạn hình dung được phần nào ngôi nhà của bạn. Đây là bước đi ban đầu để chúng ta tìm được tiếng nói chung. Chúng tôi luôn sẵn sàng làm việc với bạn trong những bước đi tiếp theo.

Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc & xây dựng Wedo

Địa chỉ: số 22 Liên Trì, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tel: 04. 3942 9652 ; 04. 22 46 79 99; Fax: 04. 3942 9653.

Website: http://wedo.com.vn Email: tuvanthietke@wedo.vn

Cám ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn.

Xin chào và chúc bạn thành công!

READ MORE

Tư vấn thiết kế nhà lắp ghép diện tích 60m2

Xin chào Wedo.

Gia đình tôi hiện đang sống tại một căn hộ 2 tầng diện tích 60m2.Do nhu cầu cấp thiết cần tách thành 2 hộ độc lập nên phải sửa nhà. Kính mong Wedo tư vấn giúp tôi giải pháp tối ưu nhất cho ngôi nhà của tôi trên cơ sở các thông tin sau:

*Hiện trạng ngôi nhà:

– Nhà hình chữ nhật.

– Sân trước diện tích:10m2, một chiều tiếp giáp ngõ, một chiều tiếp giáp nhà hàng xóm.

– Cổng chính hướng chính Tây, tiếp giáp mặt ngõ bằng cửa đẩy rộng 2m.

– Diện tích mặt bằng: 60m2(3.2mx18.5m)

– Cửa chính hướng Nam.

– Tầng 1: phòng khách và bếp +WC

– Tầng lửng phòng ngoài đến 1/2 phòng khách làm phòng thờ.

– Tầng lửng phòng bếp hiện đang lầm phòng ngủ

– Tầng 2: 1 phòng sinh hoat chung diện tích bằng phòng khách tầng 1, 1 phòng ngủ và 1 bếp +WC diện tích bằng phòng

bếp tầng 2

– Cầu thang đi trong nhà giữa hai phòng từ tầng 1 lên lửng lên tầng 2. Cầu thang hẹp 80cm.

-Tầng thượng có thể tiếp tục lên tầng.

– Các nhà xung quanh đều xây dựng thấp hơn nên không bị vướng về mặt không gian.

– Số nhân khẩu: 7 người chia thành 2 hộ. Hộ 1: bố mẹ +2 con gái. Hộ 2: bố mẹ +con trai 3 tuổi.

– Độ tuổi gia chủ: hộ 1(55 tuổi), hộ 2(49 tuổi)

*Mục tiêu của tôi là quy hoach thành 2 căn hộ riêng biệt lập với nhau để thuận tiện cho sinh hoạt riêng của cả hai gia đình.

Wedo có thể đưa giải pháp sửa chữa, xây thêm nhằm đảm bảo số phòng ở cho cả 2 gia đình.

Do nhu cầu vô cùng cấp thiết cần thay đổi kiến trúc ngôi nhà, kính mong Wedo hết sức chiếu cố tư vấn sớm cho tôi.

Xin chân thành cảm ơn.

-Phạm Thu Thuỷ – Thành phố Hồ Chí Minh

WEDO xin phúc đáp!

Chào bạn Thu Thuỷ..

Chúng tôi đã tiếp nhận yêu cầu tư vấn của bạn và đã tiến hành phác thảo ngôi nhà theo như hiện trang bạn mô tả và yêu cầu. Dưới đây là phác thảo của chúng tôi và một vài ý kiến đóng góp:

Vì bạn chỉ yêu cầu sửa chữa, xây thêm, chúng tôi lại chưa có bản sơ đồ hiện trạng ngôi nhà nên phác thảo dưới đây chỉ dựa theo mô tả của bạn. Chúng tôi phác thảo cho bạn 2 phương án. Ở cả hai phương án, chúng tôi đều kiến nghị đập bỏ khối thang ở giữa để xây lại như thiết kế. Không biết được kết cấu của ngôi nhà nên không biết là khả năng thêm tầng có thể đến đâu.. Ở phương án thứ nhất, phần thang xây lại sẽ tận dụng được diện tích để làm thêm vệ sinh. Tạm gọi 2 hộ là hộ A và hộ B. Chúng tôi đã thiết kế để cả 2 hộ cùng ở trên một mảnh đất nhưng lại biệt lập về không gian sống, tạo không gian sống riêng cho mỗi hộ gia đình mà không bị ảnh hưởng lẫn nhau. Không biết là nhu cầu sử dụng của 2 hộ như thế nào, để sử dụng lâu dài hay để bán… nên chúng tôi thiết kế với công năng để cả 2 hộ sử dụng lâu dài. Nếu bạn có ý định bán một trong hai thì sẽ rất khó khăn, muốn để bán, chúng tôi sẽ đưa ra phương án là đập thang giữa nhà, làm sân ở vị trí này, phần sân đầu hồi nhà sẽ tận dụng xây thêm. Như vậy cả 2 hộ sẽ có chung phần sân ở giữa và cả 2 hộ đều tách rời không gian sống. Tuy vậy phương án này sẽ không tận dụng được tối đa diện tích, làm cho diện tích cả 2 hộ đều hẹp lại. Ở phương án mà chúng tôi phác thảo cho gia đình, chúng tôi giữ nguyên phần sân đầu hồi, và phần diện tích còn lại của ngôi nhà sẽ được sử dụng hết, chung cho cả hai hộ. Tầng 1, ngay ngoài sân, chúng tôi làm một thang dẫn lên tầng 2. Ngôi nhà sẽ được phần thang và giếng trời tách thành 2 hộ riêng biệt. Phần đằng trước ở tầng 1 sẽ là hộ A (tạm gọi là như thế), và phần thang ngoài sân dẫn lên tầng lửng, phía đằng trước là hộ B. Chúng tôi sẽ xây hết tầng lửng, chứ không dừng lại ở giữa phòng khách như hiện trạng nữa. để làm được điều này, chúng tôi sẽ cấy thêm thép, đua nốt ra hết phòng, nếu cần sẽ thêm cột. Chúng tôi sẽ thuyết minh lần lượt từng hộ .

1005 1

– Hộ A, phía trước tầng 1 sẽ là phòng khách, và tận dụng để xe buổi tối. Một vệ sinh nhỏ được tận dụng ở dưới gầm thang, dùng cho phòng này. Theo cầu thang lên đến phía sau tầng lửng sẽ là bếp và phòng ăn rộng rãi. Vệ sinh xây cuối nhà để dùng riêng cho phòng bếp này. Chúng tôi thiết kế khép kín toàn bộ, mỗi phòng một vệ sinh riêng. Để lấy thoáng cho toàn nhà và cầu thang, chúng tôi đã tận dụng khoảng không gian giữa 2 vế thang để làm một giếng trời rộng, hút gió và ánh sáng cho các tầng. Theo vế thang lên đến phía trước tầng 2 sẽ là một phòng ngủ, phòng này có một ban lô gia nhỏ đầu hồi nhà, và một vệ sinh. Cứ như vậy, phía sau tầng 3 là một phòng ngủ nữa, phía trước tầng 4 là phòng học và phòng thờ, phía sau tầng thượng sẽ tận dụng làm sân phơi.

1005 2

– Hộ B cũng tương tự như vậy, chỉ có điều là đối xứng với hộ A qua thang và giếng trời mà thôi. Phía trước tầng lửng là phòng khách hộ B. Để lên đến đây, chúng tôi đã làm riêng một thang ngoài sân. Từ phòng khách tầng lửng, theo vế thang bên phải là xuống phòng bếp và ăn ở phía sau tầng 1, theo vế bên trái là lên tới một phòng ngủ ở phía sau tầng 2. Cứ tiếp như vậy, phía trước tầng 3 là một phòng ngủ, phía sau tầng 4 là phòng học và phòng thờ. Và cuối cùng phía trước tầng thượng là sân phơi.

Ở phương án 1, chúng tôi là vệ sinh ở 2 đầu nhà, ở giữa nhà tận dụng làm giếng trời lấy thoáng và lấy sáng cho cả nhà. Và vì làm 2 vệ sinh ở 2 đầu nhà nên diện tích mỗi phòng bị nhỏ lại một chút vì vậy không kê bàn học được, phòng học sẽ được tận dụng làm cùng với phòng thờ.

1005 3

Ở phương án thứ 2, vệ sinh được làm ở ngay cạnh thang, nên diện tích mỗi phòng được mở rộng ra một chút, vì vậy kê thêm được bàn làm việc. Chính vì thế, tiết kiệm được một tầng so với phương án kia, còn sơ bộ bố trí không gian ở của 2 hộ ở cả 2 phương án là giống nhau. Ở phương án 1 có thêm diện tích thông thoáng cho nhà nhưng lại xây thêm một tầng nữa so với phương án 2. Phương án 2 chỉ phải xây thêm một tầng, nhưng lại không có được sự thông thoáng cần thiết cho các phòng phía sau nhà và cho khu vệ sinh. Vấn đề là nếu kết cấu ngôi nhà cho phép xây thêm 2 tầng nữa, chúng tôi khuyên bạn nên chọn phương án 1, nếu như kết cấu không đủ chịu lực thì bạn chọn phương án 2.

Trên đây là phác thảo ngôi nhà và vài lời góp ý của chúng tôi. Nếu bạn muốn sửa đổi và có gì thắc mắc thêm thì hãy liên hệ với chúng tôi, qua email, qua website hoặc ngay tại văn phòng giao dịch của công ty:

Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc & xây dựng Wedo

Địa chỉ: số 22 Liên Trì, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tel: 04. 3942 9652 ; 04. 22 46 79 99; Fax: 04. 3942 9653.

Website: http://wedo.com.vn Email: tuvanthietke@wedo.vn

Cám ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn.

Xin chào và chúc bạn thành công!

READ MORE

Lưu ý khi thiết kế bar tại gia

Quầy bar trong nhà hàng, quán rượu, cafe là hình ảnh rất quen thuộc, thể hiện sự thư giãn và thưởng thức, thậm trí là nơi giải toả stress. Bar trong nhà ở ngoài những chức năng trên còn có nhiều công dụng khác.

READ MORE

Tư vấn thiết kế nhà đẹp cho diện tích 7mx19,9m

Xin chào Wedo, tôi là độc giả luôn theo dõi các tin tức từ wedo. Hiện nay, tôi đang có ý định xây dựng ngôi nhà vào đầu năm tới, xin wedo giúp tôi phác thảo hộ phương án kiến trúc. Chi tiết như sau: 1/ Kích thước mảnh đất xây dựng: 19,9m x 7m. Đây là mảnh đất thuộc khu vực nông thôn. 2/Diện tích phần đất định xây dựng công trình: 11,5m x 5m. 3/ Mảnh đất quay mặt hướng Bắc , phía sau sẽ dành khoảng 4m dùng để xây dựng công trình phụ gồm nhà vệ sinh, nhà tắm…, hướng đông còn một ít đất tôi dùng làm vườn hướng tây là một khoảng đất trống của nhà hàng xóm được họ dùng làm vườn, hướng Bắc là ngõ hẹp chỉ rộng khoảng 2m.

Ngôi nhà gồm 2 hướng, Hướng chính là hướng Bắc, Đông là hướng phụ Tầng 1: Phòng khách, cầu thang giữa,phòng ngủ, Bếp; Tầng 2: Có 2 phòng ngủ và 1 phòng Thờ . Gia đình tôi chỉ có Hai Vợ chồng và 1 đứa con, có thể sẽ có thêm các cháu ở quê ra ở cùng. Tuổi của Gia chủ: Mậu ngọ (1978). Kiểu dáng kiến trúc; Không quá cầu kỳ, thiết kế thoáng mát phù hợp với khí hậu mùa nóng và hướng nắng, công năng sử dụng tốt và hiệu quả. Thông gió tự nhiên tốt, gần gũi với môi trường. Rất cảm ơn Wedo. Mọi chi tiết xin liên hệ qua 2 địa chỉ emai trên. Chân thành cám ơn wedo!

WEDO xin phúc đáp!

Chào bạn, WEDO đã nhận được yêu cầu tư vấn của bạn và dựa theo các mô tả về khu đất và yêu cầu về các phòng chức năng sử dụng, chúng tôi đã phác thảo một thiết kế sơ bộ như sau: ngôi nhà được xây 3 tầng và lọt thỏm vào khu đất.

– Tầng 1, một sảnh đón nhỏ sẽ đưa bạn vào phòng khách lớn, rộng. Các phòng chức năng khác được bố trí theo dạng tuyến dựa theo luồng giao thông chính của ngôi nhà. Bếp và phòng ăn giữa nhà, khá lớn, và cuối nhà là một phòng rộng. Một wc tầng được bố trí gần phòng ăn, sử dụng chung cho cả tầng. Không gian xung quanh bếp và phòng ăn, phòng ngủ sẽ làm vườn cảnh, tạo không gian xanh cho nhà.

T5381

– Tầng 2 là 2 phòng ngủ 2 đầu, và một phòng sinh hoạt chung ở giữa. Phòng ngủ phía trước có wc riêng và ban công.

T5382

– Tầng 3 sẽ là phòng thờ và một phòng ngủ nữa. WC tầng này sẽ tích hợp thêm chức năng giặt.

T5383

 

Như vậy, với phác thảo ban đầu này, mong bạn sẽ có được một hình dung ban đầu về công năng sử dụng của ngôi nhà trong tương lai. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để  lấy bản vẽ chi tiết.
Chào thân ái!

READ MORE

Không gian linh hoạt trong nhà ở

Nhu cầu của con người luôn luôn thay đổi theo chiều hướng phức tạp và đa dạng hơn. Trên lĩnh vực kiến trúc, điều này dễ dàng được chứng minh bằng sự “leo thang” về tiêu chuẩn diện tích sử dụng và sự khác biệt của chúng giữa các quốc gia có nền kinh tế phát triển khác nhau. ở Việt Nam, vào những năm 70-80, tiêu chuẩn diện tích ở của mỗi người dân chỉ ở mức 3-5m2/người.

Đến những năm 90, tiêu chuẩn này đã được điều chỉnh lên mức 6-9m2/người. Trong khi đó tại châu Âu, tiêu chuẩn diện tích ở đã đạt được 15m2/ người từ những năm 80. So sánh như vậy để thấy rằng diện tích ở sẽ tăng lên theo sự tăng trưởng của nền kinh tế. Khi người dân càng có điều kiện về kinh tế, điều tự nhiên người ta sẽ càng chú ý hơn đến việc chăm sóc các nhu cầu bản thân và điều đó liên quan mật thiết đến không gian sử dụng. Rất nhiều các nhu cầu của con người được diễn ra trong các “không gian nhân tạo” mà trong phạm vi bài viết này muốn chỉ giới hạn trong phạm vi không gian nhà ở.

06 2

Không gian càng lớn thì sự thích ứng của nó với các nhu cầu khác nhau của con người càng trở dễ dàng hơn. Đó là lý do tại sao đối với những không gian sử dụng mang tính định kỳ, ngắn hạn, người ta lại sử dụng không gian lớn. Điều này dễ thấy ở các không gian công cộng như triển lãm, trưng bày hay siêu thị…. Khi không gian được mở rộng tối đa, cùng với việc bố trí nội thất hay các vách ngăn di động, người ta có thể biến đổi không gian ấy thành nhiều không gian khác nhau một cách linh hoạt mà không lãng phí quá nhiều thời gian hay tiền bạc. Nói một cách khác, không gian kiến trúc ấy đã được “sống” cùng với nhu cầu của con người chứ không bị nhu cầu của con người trong quá trình biến đổi cùng với nhu cầu xã hội làm cho “chết” đi, trở nên lãng phí hay chật hẹp so với hoạt động bên trong. Như vậy, để cho không gian sử dụng có thể có tuổi thọ phục vụ lâu dài cho nhu cầu của con người, một trong những điều kiện quan trọng là nó phải mở rộng tối đa- nó phải linh hoạt.

Trở lại với không gian trong nhà ở. Có sự mâu thuẫn rất lớn giữa việc mở rộng không gian tối đa và diện tích xây dựng cho phép bởi lẽ đối với nhà ở, diện tích đất không thể rộng như công trình công cộng. Và phải chăng để tạo ra được một không gian linh hoạt hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào diện tích xây dựng?

Nếu chỉ đơn giản như vậy, chắc chắn rằng để có được một không gian sống linh hoạt thực sự, chúng ta phải mua đất biệt thự. Nhưng vấn đề không phải ở diện tích khu đất, lại càng không phải ở việc phải mở rộng diện tích xây dựng. Khi chúng ta sử dụng không gian kiến trúc, một cách tự nhiên sẽ hình thành một trình tự khai thác không gian mà trong đó, rất khó để chúng ta có thể cùng một lúc sử dụng tất cả các không gian trong nhà.

kov12

Trình tự khai thác không gian ấy phụ thuộc vào thói quen, tập quán sinh hoạt từng gia đình, hay nói rộng hơn, phụ thuộc vào văn hóa, phong tục của từng dân tộc. Những thói quen, tập quán, phong tục hay rộng hơn là văn hóa sống ấy quy định cho không gian kiến trúc ở mỗi vùng, miền, dân tộc khác nhau có những đặc thù khác nhau. Ví dụ như người Việt Nam thích có không gian phòng ăn và bếp rộng để có thể tổ chức cỗ bàn vào dịp Tết. Nghiên cứu kỹ đặc thù ấy, trên cơ sở tìm hiểu trình tự khai thác không gian, có thể nhận thấy rằng để mở rộng không gian sử dụng trong nhà nhằm hướng tới một không gian linh hoạt, ngoài biện pháp mở rộng diện tích đất mang tính định lượng và khó thực hiện, còn có cách khác mang lại hiệu quả tương đương đồng thời lại kinh tế và đặc biệt hợp với khí hậu Việt Nam. Đó là cách “mượn” không gian lẫn nhau và giải pháp không gian linh hoạt với các thiết bị nột thất linh hoạt.

Đây là cách tổ hợp các không gian có chức năng công cộng trong nhà như phòng khách, bếp, phòng ăn… thành cụm không gian, từ đó khi khai thác sử dụng, không gian này có thể “mượn” thêm diện tích của không gian khác để tạo nên không gian lớn. Trong các không gian này sử dụng các thiết bị nột thất linh hoạt để ngăn chia sao cho khi thay đổi nhu cầu sử dụng, các thiết bị này cũng có thể thay đổi theo để đáp ứng được ngay. Ví dụ như một tấm vách trang trí có bản lề ngăn giữa phòng khách và phòng ăn, khi cần có thể gập ép vào tường để trở thành vật trang trí trong khi phòng khách và phòng ăn lại thông được với nhau dễ dàng. Như vậy trình tự khai thác không gian sẽ không bị gián đoạn bởi tường ngăn, trong khi có thể dùng diện tích của phòng ăn như một phần của phòng khách và các chi tiết trang trí nội thất của phòng ăn, thậm chí cả khu bếp sang trọng cũng có thể đóng góp cho việc trang trí phòng khách. ở đây có sự tham gia rất hiệu quả của các thiết bị nội thất linh hoạt, chính những thiết bị này sẽ giúp cho không gian công cộng trong nhà ở được đóng mở hợp lý, cũng trở nên linh hoạt hơn.

hz03

Đối với các không gian mang tính riêng tư như phòng ngủ, vệ sinh, phòng làm việc… có thể sẽ khó hơn trong việc “mượn” không gian bởi lẽ tính riêng tư chi phối quá trình khai thác các không gian này. Nhưng nếu coi việc riêng tư đơn thuần chỉ là kín đáo, chúng ta có thể sử dụng giải pháp ngăn tầm nhìn bằng các tấm tường di động, từ đó khoanh dựng các không gian tương đối mà không cần dùng cửa. Nhờ đó, sẽ có một không gian chảy liên tục có thể điều chỉnh được dễ dàng. Về kết cấu, việc giảm thiểu tường ngăn che sẽ khiến kết cấu đơn giản hơn. Về thông gió, sẽ chỉ phải giải quyết cho một không gian thay vì nhiều không gian nhỏ lắt nhắt. Và cuối cùng, về tổng thể, chủ đầu tư sẽ phải trả ít tiền hơn cho một không gian được sử dụng lâu dài hơn.

Đã qua rồi thời kỳ người ta coi không gian kiến trúc tách rời khỏi trang thiết bị nội thất. Nội thất chỉ được xem xét đến sau khi không gian kiến trúc hình thành. Điều này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn khiến cho không gian sống của chúng ta có sự khập khiễng không đáng. Những bài học ngay trước mắt là chủ sở hữu các biệt thự và chung cư ở các khu đô thị mới hiện nay đang rất tốn kém trong việc đầu tư sửa chữa nội thất và không gian sống. Điều này không chỉ dẫn đến việc tốn kém về kinh tế mà còn phát sinh tiêu cực trong công tác cấp phép sửa chữa, từ đó dẫn đến việc không quản lý được chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật công trình. Để mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất, tất cả các yếu tố cấu thành nên không gian công trình kiến trúc: hình khối, thiết bị, không gian trong và ngoài nhà….cần phải được xem xét, cân nhắc một cách tổng thể và nhất quán, cẩn thận và chi tiết trong quá trình thiết kế để có thể phát huy tối đa công suất sử dụng, đồng thời hướng công tác thiết kế quan tâm nhiều hơn đến tính linh hoạt của không gian, bên cạnh những không gian mang tính cố định hay khép kín. Tính linh hoạt càng cao, không gian kiến trúc càng có thể thích ứng với nhiều nhu cầu khác nhau và do vậy, càng có thể tồn tại lâu dài. Một không gian kiến trúc chỉ thực sự sống khi nó linh hoạt.

READ MORE

Không gian đô thị Tp. Hồ Chí Minh

So với tuổi của đất nước 4000 năm lịch sử, thành phố Hồ Chí Minh còn rất trẻ, chỉ hơn ba trăm năm tuổi. Trẻ, nhưng thành phố này lại tạo được nhiều dấu ấn như một mảnh đất có bề dày lịch sử. Từ món ăn ngon, cách mặc tinh tế của người phố thị, sự phồn hoa, rồi cả sự nồng nhiệt đón khách. Nhưng tìm sâu hơn trong khuôn mặt kiến trúc đô thị, bạn sẽ thấy ở mảnh đất này còn nhiều khám phá cho người thập phương đến và tìm hiểu.

Sài Gòn xưa kia nằm trên một thềm phù sa cổ, mang những gò đất cao, chịu sự chi phối của hệ thống sông Đồng Nai – Vàm Cỏ. Suốt một thời gian dài, thành phố này mang tên Sài Gòn – Gia Định. Ngay từ khi hình thành, miền đất đã được bao bọc trong sự đan xen chằng chịt bởi những con sông, dòng kênh. Hệ thống sông ngòi từ đó trở thành đặc trưng tự nhiên, tác động lên đất, người và cuộc sống mảnh đất này. Lấy sông, rạch làm điểm mốc, nhà nhà nối nhau, từng thôn ấp, con đường, hay khu chợ khi được mở mang, ở đâu người Sài Gòn xưa cũng bám theo dòng chảy để làm nên không gian sống cho mình. Chính đặc trưng tự nhiên ấy đã phả vào cách nghĩ, nếp sống người Sài Gòn những ứng xử chân thành, thẳng thắn và dễ hiểu. Để rồi, tất cả những yếu tố đất, nước, và con người đã hình thành nên cấu trúc Sài Gòn, trong mối quan hệ chặt chẽ giữa con người và môi trường sông nước. Cuộc sống của đất cảng, của những con thuyền và những cuộc gặp gỡ từ đây mà sinh ra.

Nhà văn Sơn Nam: “Hồi Nguyễn Hữu Cảnh 300 năm trước, nội đường sông không là ta đã đủ sống, vận chuyển lúa gạo trái cây, củi… tất cả đều đi đường sông. Trong Nam này, nghiên cứu về văn hoá nó có nét đặc trưng. Người ta gọi là văn minh sông nước, và điệu hò trên sông nước”.

Có điều đặc biệt, Sài Gòn từng được bồi đắp nên từ phù sa của những dòng sông, nhưng không sống bằng nguồn phù sa ấy. Ngược lại, cấu trúc địa hình sông nước đã ấn định cho thành phố ở vai trò không gian chủ đạo: vừa trung chuyển hàng hoá, vừa giao lưu với nhiều luồng văn hoá khác nhau. Bởi thế, Sài Gòn vừa mang khuôn mặt tự nhiên theo hình thế đất đai, vừa biểu hiện mạnh mẽ sự khoáng đạt của vùng đất mới. Yếu tố quan trọng ấy đã làm nên bản sắc riêng cho miền đất này: một đô thị sông nước, giàu tính cởi mở. Đó là tất cả hình ảnh một Sài Gòn – Gia Định xưa, sơ khởi đầy giá trị, mang đậm tính bản địa.

Khi người Pháp đặt chân đến Sài Gòn, dù đã thiết kế kiến trúc và quy hoạch thành phố này một cách thật tỉ mỉ, nhưng nền văn minh sông nước và mô hình cấu trúc đô thị sông nước, vẫn là những thang giá trị cần thiết mà các kiến trúc sư Pháp tôn trọng, để thiết lập nên một đô thị Sài Gòn thời bấy giờ.

Tận dụng hệ thống sông rạch có sẵn, nơi điều hoà sức nóng và điều phối nguồn nước của đô thị quanh năm chỉ có hai mùa mưa và nắng này, kiến trúc sư Pháp đã thiết kế đan cài trong từng khu phố, đại lộ là những khoảng trống của quảng trường, và mảng xanh của cây cối. Từng khối kiến trúc, nhà chen nhà được giãn thoáng. Đường phố được che mát hơn, con người cũng vì thế mà tìm được không gian nghỉ ngơi riêng cho mình. Thực dụng và tiện ích, mục đích ấy đã được khai thác hiệu quả trong việc quy hoạch quảng trường công viên nối những con đường và đại lộ. Nhờ vậy, không gian đô thị Sài Gòn cũ thực sự ổn định, trật tự và điều hoà tốt môi trường khí hậu nóng. Đấy là giá trị kiến trúc đầu tiên mà đô thị Sài Gòn cũ đã từng có. Để rồi hôm nay, đã qua hàng trăm năm, hệ thống cây xanh và công viên vẫn còn giữ nguyên giá trị sử dụng.

Gương mặt kiến trúc Sài Gòn cũ, nếu bỏ quên khu Chợ Lớn, nơi mang nhiều dấu ấn của Sài Gòn – Gia Định thời sơ khởi, coi như đô thị này mất đi một phần giá trị quan trọng. Đây là nơi cư trú, sinh sống của người Hoa, những cư dân ban đầu đã cùng với người Việt mở cuộc khẩn hoang vùng đất phương Nam này. Ở đó là không gian sống, vốn nổi danh với những phố Tàu sầm uất, hiển thị rõ nhất sắc thái cuộc sống của con người ham làm, giỏi làm.

Những ngôi nhà mang kiến trúc cũ từ thời Pháp được xem là kiến trúc lâu đời trong lòng đô thị non trẻ. Chúng là quỹ kiến trúc cũ quan trọng, đã sống với thời gian, còn sót lại, đọng lại, để rồi minh chứng cho ta hiểu về lối sống, nếp nghĩ và cách ứng xử của một cộng đồng dân cư du nhập đã được Việt hoá. Điều quan trọng hơn cả, quỹ kiến trúc này đã làm đa dạng thêm màu sắc kiến trúc của một đô thị mở; đồng thời, là khối tài sản kiến trúc đầy giá trị, không thể vắng mặt trong kiến trúc tổng thể đô thị Sài Gòn, nhất là trong sự tiếp cận với những giá trị mới.

Muốn nhìn đô thị Sài Gòn cũ, không thể nhìn trong một hai điểm nhìn từ những khóm cây, quảng trường hay những dãy phố. Trong cách tiếp nhận cụ thể từng giá trị kiến trúc riêng biệt, bạn mới hiểu nguồn cội và những điều thành phố này muốn nói. Những khối kiến trúc nhà công sở và các công trình công cộng thời thuộc Pháp là điều dễ nhận thấy. Mang phong cách kiến trúc châu Âu, dù được dựng lên với mục đích thống trị người bản xứ Sài Gòn, nhưng điều kiện khí hậu nóng ẩm Việt Nam và một môi trường sống đặc trưng vùng sông nước, đã tác động nhiều trong việc thiết lập kiến trúc những công trình. Từ trụ sở hành chính, nhà hát, bưu điện hay bất cứ công trình kiến trúc nào, mang bóng dáng kiến trúc Pháp, nhưng lại chịu sự chi phối về tầm cao, độ rộng phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như tỷ lệ con người Việt Nam. Sự xuất hiện của chuỗi kiến trúc đó, đã góp thêm tiếng nói kiến trúc đa dạng của Sài Gòn cũ. Những công trình một lần nữa khẳng định rõ hơn chiều sâu kiến trúc quy hoạch của một thành phố đô thị sông nước còn non trẻ.

Không phải ngẫu nhiên, những công trình như nhà thờ Đức Bà thời thuộc Pháp lại dễ dàng tồn tại qua hàng trăm năm như với biết bao thay đổi. Những khối kiến trúc ấy là một ký hiệu đặc biệt, nó điều phối khoảng trống giữa công viên, quảng trường và những con đường. Nhờ đó, mà giá trị không gian, và hiệu quả quy hoạch đô thị của kiến trúc sư Pháp trước đây được khẳng định. Đó là những điểm nhấn quý giá trong chuỗi kiến trúc đô thị của Sài Gòn xưa. Dẫu là hình thức kiến trúc nào, có nguồn gốc từ đâu, khi đã định vị trên mảnh đất cởi mở này, chúng đều trở thành tài sản chung đặc biệt, biết nói và có hồn. Chỉ ở đô thị ngã ba đường, nơi nhiều cái mới dễ dàng được dung nạp; và biểu hiện cao nhất trong bản sắc kiến trúc thành phố này là sự đa dạng đã được Sài Gòn hoá.

Xuất phát từ đô thị sông nước Nam Bộ, được định hình thêm bằng quy hoạch kiến trúc rõ ràng, khuôn mặt không gian đô thị Sài Gòn xưa – cũ đã được khắc dấu nhiều giá trị đáng trân trọng: cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, và dễ nhớ. Nhưng đó là câu chuyện cũ, là kỷ niệm quá khứ, khi ta nhìn về Sài Gòn hiện tại, tức thành phố Hồ Chí Minh hôm nay.

READ MORE

Tư vấn bố trí tầng thượng cho nhà phố

Tôi đang xây nhà DT 4mx16m,nhà hai mê, hướng nam. Tôi đang lựa chọn phương án làm tầng thượng: gồm sân phơi phía sau, giữa là nhà WC và chuồng cu và phía trước là sân để trồng cây cảnh… Vậy Wedo có thể giúp tôi thiết kế tầng thượng để vừa tiện dụng vừa tiết kiệm chi phí.

Wedo trả lời :

Chào bạn Nguyễn Lương Phùng Quốc,

Với những thông tin ban cung cấp, chúng tôi xin đưa ra phương án cho bạn như sau:

Trên tầng thượng theo chúng tôi thì bạn không nên cho xây dựng buồng vệ sinh bởi vì trừ phi bạn có nhu cầu riêng gì đặc biệt lắm thì chúng tôi không được biết nhưng với tầng thượng khu wc ở đây thôi thường hiệu suất sử dụng không cao vì thế sẽ gây lãng phí và không cần thiết.

Đối với sân phơi ở đằng sau thì không có vấn đề gì cả, nhưng bạn vẫn nên lát gạch chống nóng để chống nóng cho tầng dưới.

phuongan0081 1

Mặt bằng tầng thượng

Đối với sân chơi, để tiết kiệm chi phí bạn có thể chỉ lát gạch chống nóng và gạch gốm nhưng sắp xếp khác đi đồng thời thỉnh thoảng điểm thêm 1 viên gạch hình dáng tự nhiên trên bề mặt sân.Và trên khoảng sân này bạn nên trồng nhiều cây cảnh vừa có 1 khoảng sân mát mẻ vừa có 1 nơi để thư giãn như ở vườn hoa vậy.

Dưới đây là phương án chúng tôi đưa ra. Sẽ tốt hơn nếu lần sau bạn cần tư vấn.Xin gửi đầy đủ thông tin cho chúng tôi – Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc – xây dựng Wedo – Bạn sẽ nhận được phương án phù hợp với căn nhà hiện tại của bạn hơn.

READ MORE

Hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng

Thông tư

Hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng

– Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và c cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.

– Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về qun lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng được quy định tại mục 2 Chưng III của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về qun lý dự án đầu tư xây dựng công trình (dưới đây viết tắt là NĐ 16/CP) như sau:

I- Về giấy phép xây dựng công trình được quy định tại khon 1, 2 Điều 17 của NĐ 16/CP:

1. Những công trình khi xây dựng không phi xin giấy phép xây dựng, bao gồm:

a) Công trình thuộc bí mật Nhà nước được xác định bằng văn bn của c quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp được xác định bằng lệnh của các cấp có thẩm quyền.

c) Công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính, bao gồm công trình tạm của chủ đầu tư và công trình tạm của nhà thầu nằm trong s đồ tổng mặt bằng công trường xây dựng đã được phê duyệt.

d) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc dự án đầu tư xây dựng đ• được c quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được c quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

e) Công trình đã có thiết kế cơ sở được c quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế c sở quy định tại Điều 9 của NĐ 16/CP thẩm định.

g) Công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình đã có thiết kế bn vẽ thi công được Sở quy định tại khon 5 Điều 9 của NĐ 16/CP thẩm định.

h) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật (bao gồm các công trình: nhà máy xử lý rác thi, bãi chôn lấp rác, cấp nước, thoát nước, đường, kênh, mưng, … ) có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng thuộc các xa vùng sâu, vùng xa không vi phạm các khu vực bảo tồn di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hoá.

k) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị; điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.

2. Về giấy phép xây dựng tạm được quy định tại khon 2 Điều 17 của NĐ 16/CP:

a) việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện.

b) Tuỳ thuộc vào tình hình, đặc điểm của mỗi địa phưng, mỗi khu vực, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng, quy mô công trình được phép xây dựng tạm cho phù hợp, tránh lãng phí nhưng vẫn phi bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường để làm cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng tạm và xác định thời gian có hiệu lực của giấy phép xây dựng tạm.

c) Trong nội dung giấy phép xây dựng tạm phải ghi rõ thời gian có hiệu lực của giấy phép. Hết thời hạn có hiệu lực của giấy phép, nếu Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ công trình xây dựng phải tự phá dỡ và được đền bù phần hiện trạng công trình đã có trước khi xây dựng theo giấy phép xây dựng tạm, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chủ công trình xây dựng phi chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế.

II- Về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị được quy định tại Điều 18 của NĐ 16/CP:

Trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình yêu cầu phải có giấy phép xây dựng, thì ngoài những tài liệu được quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 18 của NĐ 16/CP hồ sơ xin giấy phép xây dựng còn phi có nh chụp hiện trạng công trình cũ và các bản vẽ hiện trạng thể hiện được mặt bằng, mặt cắt các tầng, mặt đứng và biện pháp phá dỡ (nếu có).

III- Về hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn được quy định tại Điều 19 của NĐ 16/CP:

1. Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình được quy định tại khoản 3 Điều 19 của NĐ 16/CP phi thể hiện rõ các kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà, các công trình phụ trên lô đất, khoảng cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên ngoài (nếu có).

2. Sơ đồ mặt bằng do chủ nhà lập hoặc thuê cá nhân lập và được thể hiện theo mẫu tại phụ lục số 1 của Thông tư này.

Trên bản vẽ phi ghi rõ tên chủ nhà, địa chỉ nơi ở, địa điểm xây dựng và tên, địa chỉ người vẽ sơ đồ.

IV- Tổ chức thực hiện:

Căn cứ các quy định về giấy phép xây dựng của Luật Xây dựng, Nghị định số 16/CP và Thông tư này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ban hành quy trình cấp giấy phép xây dựng, chỉ đạo việc cấp giấy phép xây dựng bảo đảm nhanh, gọn, chặt chẽ, chính xác; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm các quy định về giấy phép xây dựng.

V- Hiệu lực thi hành:

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế cho Thông tư liên tịch số 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính về hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng và Thông tư số 03/2000/TT-BXD ngày 25/5/2000 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng.

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đng (để báo cáo),

– ủy ban Thường vụ Quốc hội,

– Thủ tướng, các PTT Chính phủ,

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, c quan thuộc CP,

– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW,

– Văn phòng Quốc hội,

– Văn phòng Chủ tịch nước,

– Văn phòng TW và các Ban của Đng,

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,

– Toà án nhân dân tối cao,

– Các Tổng công ty nhà nước,

– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể,

– Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW,

– Công báo,

– Lưu VP, Vụ XL, các Cục, Vụ.

k/t. Bộ trưởng Bộ Xây dựng

thứ trưởng

 

 

READ MORE

Những điều kiêng kỵ ở nhà bếp

Nhà bếp là nơi nấu nướng cho cả nhà, bảo đảm sức khở và tạo ra không khí sum họp gia đình trong bữa ăn vui vẻ, bởi vậy đây là không gian rất quan trọng mà ông bà ta từ xưa đã rất chú ý tới. Trong thuật phong thuỷ cũng có nhiều điều rất đáng lưu ý về việc bố trí cho khoảng không gian này. Trước hết, nhà bếp phải phải được tránh gió – theo phong thuỷ gọi là “tàng phong tụ khí”, nghĩa là nên tránh gió để được tụ khí. Nhà bếp mà nhìn thẳng ra cửa chính hoặc phía sau bếp có cửa sổ là không tốt.

phong-bep-1

Bếp không nên đặt lộ liễu và rất kỵ đặt ngay cửa chính. Đặt tựa vào tường chứ không nên đặt ngay trước cửa sổ. Bởi vì những luồng khí từ ngoài sẽ lùa thẳng vào bếp làm mất mát ngọn lửa – một thứ quý giá trong cuộc sống con người. Điều này cũng có cơ sở khoa học, hợp lý bởi nếu bếp đặt ở nơi có nhiều gió sẽ làm cho lửa bếp không ổn định, khó cháy hoặc thậm chí nguy hiểm do hoả hoạn.

Thuật phong thuỷ còn khuyên không nên đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh, đó là điều tối kỵ về mặt an toàn thực phẩm. Nhà bếp cũng không nên đặt đối diện với cửa phòng ngủ, dù là cách một bức tường. Vì bếp là nơi nóng bức, khói lửa, nếu để quá gần nơi nghỉ ngơi của con người sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, quá trình hô hấp.

Ngoài ra, trong bố trí bếp, người ta còn kiêng đặt bếp ngược hướng nhà (nghĩa là bếp đưa lưng về hướng cửa), đặt bếp trên rãnh mương, trên đường nước hay bể nước vì lửa và nước thường xung khắc, không hoà thuận. Cũng cần lưu ý, không nên đặt bếp nơi có xà ngang đè bên trên và không để góc nhọn chĩa thẳng vào bếp…

READ MORE

Giải pháp khắc phục tường nhà bị thấm nước

Chào Wedo,

Vào lúc trời mưa, tường nhà em bị thấm nước theo đường giáp ranh tường giữa hai nhà. Do nhà em xây sau nên mặt đó không trát được. Xin hỏi Wedo xem có biện pháp nào để không bị thấm nữa không?

Đăng Tuấn Hùng.

Trả lời:

Chào bạn Hùng.

Hiện tượng nhà bạn gặp phải là hiện tượng rất phổ biến hiện rất phổ biến. Do tường nhà bạn không được trát và khu giáp ranh giữa hai tường có độ ẩm rất cao, nên khi trời mưa sẽ bị thấm gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình cũng như làm xấu mỹ quan bởi những vết loang lổ.

Wedo đưa cho bạn giải pháp như hình vẽ. Mong bạn sớm giải quyết được sự cố.

thamnuoc2nha

Chào thân ái!

Phòng tư vấn kỹ thuật Wedo.

Các bạn có thể gửi thắc mắc của mình về Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc & kỹ thuật xây dựng Wedo. Chúng tôi sẽ giúp đỡ các bạn.

READ MORE