Skip to Content

Category Archives: Phong thuỷ Nhà ở

Phong thuỷ cho nhà chung cư

Xu thế cư trú tất yếu trong đô thị hiện đại là ở nhà chung cư. Đặc trưng Trường khí chung cư là vừa tách bạch phần riêng lại vừa phụ thuộc phần chung, liên quan ảnh hưởng giữa các căn hộ của toàn khối nhà với nhau. Do đó các yếu tố Phong thủy của nhà chung cư tuy vẫn tuân theo những nguyên tắc cơ bản của nhà ở truyền thống nhưng vẫn có các khác biệt cần điều chỉnh linh hoạt.

Chọn nhà chung cư: xem thế

Nên xem chung cư như một ngôi nhà lớn có nhiều phòng, nhiều tầng. Ngôi nhà ấy cần có được các thuận lợi về Phong Thủy như hướng tốt, đón gió mát, tránh nắng gắt, có khoảng lùi tương xứng với đường giao thông để giảm Xung sát bên ngoài xâm nhập vào không gian căn hộ. Cũng như một ngôi nhà độc lập, chung cư cần có khoảng Minh đường khoáng đạt ở phía trước, tốt nhất nên là một khu vực cây xanh, công viên nhỏ làm chỗ vui chơi, nghỉ ngơi cho cư dân, đồng thời là khoảng lùi, tạo tầm nhìn tốt cho người bên ngoài khi tiếp cận. Một chung cư có Phong thủy tốt cũng nên có khoảng cách hài hòa giữa các khối nhà, cần tránh hình thành vùng Sơn xuyên (khe hẹp tạo gió hút do nhà cao tầng làm quá gần nhau).

Chọn hướng nhà chung cư

Hướng của chung cư là hướng thẳng góc với mặt cửa ra vào chính của chung cư, các lối giao tiếp khác được coi là hướng phụ. Chung cư có mặt dài quay về hướng nam hoặc lân cận nam sẽ đón được gió mát và ánh sáng ổn định (mặt phía bắc). Các cạnh ngắn (đầu hồi) quay về hướng xấu sẽ giúp giảm thiểu căn hộ bên trong chịu ảnh hưởng nắng tây và gió nóng. Đối với những chung cư bị phơi mặt dài ra phía đông tây, cần có giải pháp che chắn như tạo hành lang hay lam che nắng. Khi các dãy chung cư nằm kề nhau cần chú ý đến độ lệch của khối nhà để không cản gió và che khuất tầm nhìn. Căn hộ tốt là căn hộ có cửa sổ các phòng quay mặt ra hướng tốt, có những điều kiện sinh môi hợp với gia chủ. Những chung cư cũ dùng hành lang giữa kéo dài thường rất hay bị tối tăm và gió lùa. Chú ý cửa sổ của các căn hộ không nên nhìn vào căn hộ khác (tầm nhìn xuyên thấu và gió lùa xuyên phòng) mà nên bố trí nhìn được ra cảnh quan bên ngoài.

phong-thuy-nha-chung-cu-1

Chọn theo Nhân Khẩu Trạch Mệnh

Khi chọn mua căn hộ chung cư, các yếu tố cần quan tâm là sự thông thoáng, tầm nhìn, tiện ích… sau đó tùy theo nhân, khẩu mỗi gia đình mà phân bố phòng ốc hợp với đặc tính và mệnh trạch của các thành viên cư trú. Thông thường diện tích căn hộ không rộng rãi để làm nhiều phòng riêng như nhà phố độc lập, do đó mỗi căn hộ cần tận dụng tối đa các diện tích chung(như phòng khách – bếp có thể kết hợp làm không gian ăn – sinh hoạt chung – giải trí… ). Trường khí của căn hộ được quyết định bởi các không gian chung này. Sau không gian chung (mang tính Động – Dương ) cần bố trí tiếp đến các không gian riêng (Tĩnh – Âm ) trên nguyên tắc cân bằng Âm Dương và tránh ngăn chia quá nhiều gây ngột ngạt.

Kỵ Trực xung – tránh khiếm khuyết

Thứ nhất là Trực xung cầu thang – hành lang. Cửa chính của căn hộ nằm cuối hành lang hoặc miệng cầu thang đổ vào sẽ thường bị gió lùa mạnh.

Thứ hai là Trực xung do đường bên ngoài, căn hộ ở tầng thấp mà kế trục đường giao thông sẽ bị nhận Hung khí và ồn ào.

Thứ ba là Trực xung Đối môn, cửa chính của hai căn hộ gần và trực diện nhau khiến nhà này bước ra đụng nhà kia.

Trong các trường hợp vừa nêu, giải pháp khắc phục là bố trí bình phong bên trong(có thể là chậu cây, vách kính…) để ngăn gió lùa, giảm Trực xung mà không phải đảo cửa – phá vỡ kết cấu chung.

Nếu căn hộ bị khiếm khuyết như vát góc, cột lớn lọt vào phòng… thì cách giải quyết dựa trên nguyên tắc cân bằng Âm Dương – Hình Thế. Các góc phòng bị thiếu thì nên dùng đồ vật hoặc gương soi để bù lại. Kết hợp dùng tủ kệ, hồ cảnh hay chậu cây giúp che chắn cũng như tạo cân bằng Khí tốt.

Tạo lập Trường khí chung và riêng

Nhà chung cư thường được tính diện tích khá sát theo tiêu chuẩn nhân khẩu sử dụng, do đó bài trí nội thất phải tận dụng các không gian đa năng để giảm thiểu việc ngăn chia manh mún. Chính các không gian chung – đa năng sẽ quyết định Trường khí toàn căn hộ có tốt hay không. Khởi đầu từ Trung cung của căn hộ (xem theo cấp độ Môn – Táo – Chủ, thứ tự ưu tiên để bài trí căn hộ, bắt đầu là cửa chính – bếp rồi đến chỗ ngủ và làm việc của chủ nhân. Phần Môn ở chung cư thường là cố định, táo cũng xác lập vị sẵn, có thể xoay hướng bếp. Còn lại phần Chủ là có thể chỉnh sửa theo Trạch mệnh của gia chủ để đón nhận được sinh khí và giảm các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Giường nằm và bàn làm việc chủ nhân nên đặt ở vị trí quay về các hướng tốt để đón dương quang và gió làn

READ MORE

Chữ Thọ trong trang trí nội thất

Chữ Thọ xuất hiện nhiều trong kiến trúc từ cung điện, tư gia của các bậc vương giả cho tới những ngôi nhà bình dân. Chữ Thọ là biểu tượng giúp tăng cường năng lượng cho ngôi nhà, đồng thời giúp người cư ngụ được bảo vệ.

Chữ “Thọ” xuất hiện nhiều trong kiến trúc từ cung điện, tư gia của các bậc vương giả cho tới những ngôi nhà bình dân. Theo Kinh Thi, chữ “Thọ” ban đầu là lời chúc tụng cho sự nghiệp của các bậc vua chúa, nhưng về sau đã chuyển thành lời chúc của muôn người.

tho5

Những cách điệu chữ Thọ vuông hay tròn được xử lý qua những đường thẳng, cong, khỏe mạnh, cân xứng cho hiệu quả thẩm mỹ cao nhất khi được phóng lớn trên các bức tường hoặc cửa sổ. Những chữ thọ uốn lượn cầu kỳ theo mô tuýp trang trí vân mây, hoa lá… tỏ ra thích hợp hơn trong các điêu khắc, chạm trổ trên gỗ hoặc đồng. Những chi tiết nhỏ hơn như đèn tường, chiếc mắc rèm hay những vỏ gối xinh xắn cũng có sự hiện diện của chữ Thọ.

tho33

Không chỉ tượng trưng cho sự trường thọ, biểu tượng này còn có khả năng bảo vệ bạn khỏi những tai nạn bất ngờ. Đồng thời, nó còn tạo ra năng lượng, giúp bạn luôn có sức khỏe tốt.

Hãy trang trí chữ Thọ lên lưng ghế sofa, mặt tủ, thậm chí, bạn còn có thể lồng vào khung rồi treo lên tường. Nên chọn những gam màu nổi như đỏ, vàng hoặc cam để khuếch đại thêm năng lượng cho biểu tượng này. Tốt nhất, nên thêu chữ Thọ lên vỏ gối, drap trải giường. Bạn sẽ được bảo vệ.

Chữ Thọ ngày nay được biến thể rất phong phú. Không nhất thiết bạn phải viết thật đúng theo tiếng Hán mà có thể sử dụng những họa tiết mô phỏng theo chữ Thọ này.

READ MORE

Những điều kiêng kỵ ở nhà bếp

Nhà bếp là nơi nấu nướng cho cả nhà, bảo đảm sức khở và tạo ra không khí sum họp gia đình trong bữa ăn vui vẻ, bởi vậy đây là không gian rất quan trọng mà ông bà ta từ xưa đã rất chú ý tới. Trong thuật phong thuỷ cũng có nhiều điều rất đáng lưu ý về việc bố trí cho khoảng không gian này. Trước hết, nhà bếp phải phải được tránh gió – theo phong thuỷ gọi là “tàng phong tụ khí”, nghĩa là nên tránh gió để được tụ khí. Nhà bếp mà nhìn thẳng ra cửa chính hoặc phía sau bếp có cửa sổ là không tốt.

phong-bep-1

Bếp không nên đặt lộ liễu và rất kỵ đặt ngay cửa chính. Đặt tựa vào tường chứ không nên đặt ngay trước cửa sổ. Bởi vì những luồng khí từ ngoài sẽ lùa thẳng vào bếp làm mất mát ngọn lửa – một thứ quý giá trong cuộc sống con người. Điều này cũng có cơ sở khoa học, hợp lý bởi nếu bếp đặt ở nơi có nhiều gió sẽ làm cho lửa bếp không ổn định, khó cháy hoặc thậm chí nguy hiểm do hoả hoạn.

Thuật phong thuỷ còn khuyên không nên đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh, đó là điều tối kỵ về mặt an toàn thực phẩm. Nhà bếp cũng không nên đặt đối diện với cửa phòng ngủ, dù là cách một bức tường. Vì bếp là nơi nóng bức, khói lửa, nếu để quá gần nơi nghỉ ngơi của con người sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, quá trình hô hấp.

Ngoài ra, trong bố trí bếp, người ta còn kiêng đặt bếp ngược hướng nhà (nghĩa là bếp đưa lưng về hướng cửa), đặt bếp trên rãnh mương, trên đường nước hay bể nước vì lửa và nước thường xung khắc, không hoà thuận. Cũng cần lưu ý, không nên đặt bếp nơi có xà ngang đè bên trên và không để góc nhọn chĩa thẳng vào bếp…

READ MORE

Tư vấn hướng đặt ban thờ

Tôi và chồng tôi đều sinh năm 1977. Chúng tôi hiện đã có đất diện tích 7×7.5 (mặt tiền 7 mét). Hướng đất là hướng tây bắc (lệch tây 10 độ). Chúng tôi hiện chuẩn bị xây nhà, xin WEDO tư vấn cho chúng tôi vị trí mở của chính và vị trí đặt bếp, đặt ban thờ sao cho tốt nhất. Xin cảm ơn!

WEDO trả lời

Ban Thanh Nhàn thân mến!

Câu hỏi của bạn WEDO xin trả lời như sau:

Tuổi của chồng bạn là tuổi Đinh Tỵ thuộc vào quẻ Khôn

khon

Bảng tra cứu các hướng

– Hướng tốt là Đông Bắc, Tây Bắc hoặc Tây Nam.

– Hướng đất là hướng Tây Bắc vì thế hướng cửa giữ hướng Tây Bắc.

– Bàn thờ đặt ở vị trí Tây Nam nhìn Đông Bắc, và tuân thủ các quy tắc sau:

+ Dưới và trên bàn thờ không đặt các loại cửa người đi được, không đặt bàn thờ chỗ bị dầm đè lên .

+ Không đặt bàn thờ từ tầng 4 trở lên

+ Không đặt bàn thờ ở phần đất lấn chiếm khoảng không

+ Không đặt bàn thờ ở chỗ có đường đi lại + Bàn thờ không nhìn vào phòng WC

+ Trên chỗ bàn thờ ở tầng trên không kê giường, bàn ghế, tủ quần áo phụ nữ

READ MORE

Ứng dụng khí động học trong thiết kế kiến trúc

Wind and Water (gió và nước), một ứng dụng khí động học trong thiết kế xây dựng, nhằm biến ngôi nhà thành máy điều hòa tự nhiên và không tiêu hao năng lượng. Kiến trúc sư trẻ Võ Trọng Nghĩa – nghiên cứu sinh xây dựng Đại học tổng hợp Tokyo, Nhật Bản, là tác giả của ý tưởng này.

Ứng dụng khí động học vào thiết kế những ngôi nhà được xây cất bằng tre hoặc tầm vông, tranh và không dùng bê tông, cốt sắt, có thể thông gió từ nhiều chiều, kể cả tầng hầm.

“Khi đặt bút vạch một nét trong bản thiết kế kiến trúc, tôi phải tính toán đến nhiều yếu tố để làm sao từng phần của công trình kiến trúc thu hút và luân chuyển nhiều gió nhất”, kiến trúc sư 29 tuổi Võ Trọng Nghĩa cho biết. Đấy là thiết kế đặc biệt khiến mái nhà trở thành bộ phận thu gió, các phòng có tác dụng thông gió. Điểm vào toàn bộ kiến trúc là hồ nước trong khuôn viên nhà đóng vai trò như một hệ thống làm lạnh tự nhiên. Chỉ cần một dãy cột ở giữa, 2 mái nhà được treo cố định mở ra thanh thoát và lãng mạn như những cánh buồm.

Việc ứng dụng khí động học trong kiến trúc đã được Nghĩa triển khai đầu tiên tại quán cà phê 1131 ở thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đây cũng là một trong số nhiều mẫu thiết kế theo ý tưởng đưa Gió và Nước vào kiến trúc đã được tác giả “trình làng” tại cuộc triển lãm Eco Building ở Tokyo, Nhật Bản vào tháng 10 và được in trong Tuyển tập những công trình kiến trúc bền vững – hay của Châu Á do Hội Kiến trúc sư Nhật Bản bình chọn. Thiết kế của 1131 cũng đoạt luôn giải thưởng Thể loại công trình của hội kiến trúc sư Việt Nam đầu năm nay.

Khi mới ra đời, một số người cho rằng, mô hình này sẽ kén khách hàng do quá lý tưởng. Tuy nhiên, Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa tỏ ra tự tin sẽ ứng dụng thành công khí động học vào thiết kế kiến trúc tại Việt Nam.

READ MORE

Con số huyền bí của bạn

Để có những hiểu biết trọn vẹn về các con số trong Ma phương, chúng ta cần biết theo quan niệm phong thủy, cuộc đời con người được vận vào cơ cấu này như thế nào. Mỗi người được cấp phát một con số “huyền bí” (gọi ngắn gọn là “quái số” vì chúng được quy định theo bát quái ) cho phép ta tự xác định cho mình một vị trí tốt nhất.

con-so-phong-thuy-1

Trước khi tìm quái số của mình trong bảng sau đây, cần phải quy chiếu ngày tháng năm sinh dương lịch sang năm âm lịch căn cứ theo bảng “Năm theo thập nhị chi”. Năm dương lịch trước đó sẽ được sử dụng nếu ngày chào đời xảy ra trước khi năm mới âm lịch bắt đầu.

Hướng đông – Hướng tây

Con người thường thấy mình hợp với một số hướng này hơn so với một số hướng khác. Theo phong thủy, chúng ta rơi vào hai nhóm: nhóm hướng đông và nhóm hướng tây. Những người thuộc nhóm đông nên sống trong những ngôi nhà quay về nhóm hướng đông, người thuộc nhóm tây thì quay mặt về nhóm hướng tây. Nếu điều này không thực hiện được thì nên kê giường, ghế của mình xoay về hướng thích hợp.

 

 

READ MORE

Tư vấn xây nhà cho gia chủ sinh năm 1972

Tôi sinh năm 1972. Tôi muốn được tư vấn về việc xây

nhà.

– Những năm nào tôi xây nhà là tốt nhất?

– Hướng nhà nào hợp với tôi nhất.

Nếu muốn xây nhà trong năm nay hay năm tới thì mượn tuổi có được không? Tuổi nào mượn tốt nhất cho các năm 2004, 2005? Thủ tục và cách thức mượn tuổi?

Xin chân thành cảm ơn Wedo!

Wedo Phúc đáp:

Về Hướng nhà của bạn: Bạn sinh năm 1972 – Nhâm Tý – mệnh cung là Khảm. Chiếu theo bát san, các hướng nhà đẹp của bạn được bố trí như hình vẽ dưới đây:

phuongan0101 1

Bạn hãy nhìn vào bảng chia hướng, ở hướng Đông, cung Chấn , mệnh của bạn được Thiên Y thuộc sao Cự Môn Thổ tinh.Trong hướng này, có một sơn hướng là sơn ất bị Thiên y Kỵ là không tốt , còn lại hai sơn Giáp và Mão thì rất tốt.Tương tự như vậy , bạn hãy theo dõi vòng bát giác ngoài cùng, hướng nào được đánh dấu mầu đỏ đều là hướng đẹp cho nhà bạn, các hướng đánh dấu mầu xanh đen là các hướng sấu nên tránh, các hướng đánh dấu mầu vàng là các hướng bạn có thể làm nhà ở các trường hợp bắt buộc(có thể chấp nhận) nhưng nếu tốt nhất bạn hãy chọn các hướng mầu đỏ. Đó là các hướng Ly bao gồm Bính Hướng và Ngọ Hướng, toàn bộ hướng Tốn bao gồm ba sơn Thìn Tốn Tỵ , và hướng Đông gồm hai sơn Giáp và Mão.

Xin nhắc lại, hướng nhà của bạn là phương của đường thẳng từ tâm của khu đất kéo ra trung điểm của cửa vào chính.

Còn trong cách chọn tuổi xây nhà , tuổi của bạn xây nhà hợp nhất vào năm Ất dậu (2005) là năm bạn có thể tránh được cả ba tuổi Tam tai, Kim âu và Hoang Ốc.Bên cạnh đó , năm nay(Giáp Thân) là năm bạn gặp tuổi Kim Lâu và Hoang Ốc .Nếu bạn thực sự có ý định xây nhà năm nay, bạn có thể mượn tuổi của người khác(bao gồm những thủ tục khá rắc rối).Nhưng nếu hanh thông nhất là lấy chính tuổi của bạn.

Về thủ tục mượn tuổi, bạn có thể tìm hiểu qua trao đổi trực tiếp với chuyên viên tư vấn Phong Thủy của Wedo, bạn sẽ có những lời khuyên chính xác nhất. Hãy liên hệ lại với chúng tôi và cung cấp điạ chỉ liên hệ, số điện thoại. Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc & kỹ thuật xây dựng Wedo rất vui lòng được phục vụ bạn

VP. Tư vấn kiến trúc xây dựng Wedo.

READ MORE

Tư vấn cách đặt vị trí bàn thờ và bếp

Bố mẹ tôi mới mua một căn nhà mới, nhờ Wedo tư vấn giúp về cách đặt vị trí bếp và bàn thờ sao cho phù hợp. Ngôi nhà này hướng Bắc, có vẻ không hợp với tuổi bố tôi. Hãy cho chúng tôi biết cách khắc phục hướng nhà xấu này. Tuổi bố tôi: sinh tháng 1 năm 1939 (Dương lịch)- Âm lịch là tuổi Dần.

Tôi xin cảm ơn rất nhiều.

Wedo phúc đáp:

Chào mừng bạn đến với tư vấn Wedo:

Với những thông tin của bạn, chúng tôi xin có ý kiến như sau

Tuổi của của ông cụ nhà bạn là Mậu Dần.Tuổi này mệnh cung là Cấn, tất nhiên nhà hướng bắc sẽ không hợp lắm. Hướng nhà đẹp nhất cho người có mệnh cung Cấn là hướng Khôn (tây nam). Theo La kinh thì người mệnh Cấn làm nhà theo hướng Khôn (tây nam) sẽ được Sinh khí thuộc sao Tham Lang Mộc Tinh. Hướng khôn có Hành là Thổ, sao Tham lang Mộc tinh gặp Tương sinh mà thành hướng đẹp cho ngôi nhà.

Ngôi nhà của bạn hướng bắc là thuộc cung Khảm (trạch Khảm) Phối hợp với mệnh cung của ông cụ là cung Cấn sẽ phạm ngũ quỷ thuộc sao liêm trinh, hỏa tinh. Để khác phục điều này cổ nhân có câu:

“Sinh khí giáng Ngũ Quỷ”

Có nghĩa là : Nếu nhà bị bát san ngũ quỷ thì đặt bếp ở hung phương, còn hướng của bếp phối với mệnh cung của chủ nhà được sinh khí thì ngũ quỷ sẽ không gây được tác hại cho chủ nhà nữa.

Cụ thể ở đây, phương vị bếp của bạn nên đặt ở Tây tứ trạch là: Càn (tây bắc) khôn (tây nam) Cấn (đông bắc) Đoài (tây).Phương vị của bếp ở đây là hướng tính từ tâm nhà ra đến điểm đặt bếp. Còn hướng bếp (Táo vị) tính là hướng ngược lại so với hướng nhìn của người đứng nấu. Hướng bếp của bạn nên đặt chính xác tại hướng Khôn (tây nam) thì sẽ được sinh khí. Trong khái niệm Phong Thủy, đây chính là biện pháp “An Táo”.

Hướng của bàn thờ được tính là hướng ngược với hướng người đứng vái. Nếu phối mệnh cung của ông cụ để tìm hướng tốt thì bạn nên đặt bàn thờ ở hướng tây nam hoặc hướng tây là sẽ lành.

Toàn bộ thông tin chúng tôi tư vấn cho bạn sử dụng hệ thống khái niệm về địa lý cổ Phương Đông mà chúng ta vẫn quen gọi là Phong thủy.Trong kiến trúc Phương Đông, đây chính là một yếu tố quan trọng để tạo nên sự hoàn thiện cho một công trình về mặt tinh thần. Vậy Wedo chúc bạn có một ngôi nhà ấm cúng, hài hòa và hạnh phúc.

Bạn là khách hàng của chúng tôi. Và “chúng tôi là WEDO ”

Phản hồi từ bạn Vũ Thanh Huyền

Tôi đã nhận được thư trả lời của Wedo, chúng tôi rất vui mừng vì những thông tin thú vị đó. Chúng tôi xin cảm ơn Wedo rất nhiều.

Nhân tiện tôi còn muốn hỏi Wedo thêm: chồng tôi sinh năm 1962- tuổi Nhâm Dần nhà tôi hướng Tây. Đề nghị Wedo tư vấn về hướng bếp và bàn thờ để chúng tôi xắp xếp cho đúng.

Một lần nữa cho tôi được cảm ơn sự nhiệt tình của Wedo.

Vũ Thanh Huyền (Ms.)

Wedo phúc đáp:

Bạn Vũ Thanh Huyền thân mến!

Tuổi của chồng bạn là Nhân Dần có mệnh cung là Khôn làm nhà theo hướng đẹp nhất là hướng “Cấn trạch – Dần hướng” chính xác là hướng Đông Bắc nằm trong khoảng cách hướng chính Bắc 52 độ đến 67 độ. Nếu lấy tuổi chồng bạn làm nhà theo hướng này, chiếu theo bát san sẽ được Sinh khí là đẹp nhất.

Còn trên thực tế, nếu nhà bạn nằm theo hướng Đoài (Tây) thì lấy tuổi chồng bạn chiếu theo bát san sẽ được Thiên Y thuộc sao Cự Môn, Thổ tinh là cũng rất tốt.

Bạn nên lưu ý đặt phương vị bếp ở hướng Đông Nam (chú ý đây là hướng tính từ tâm nhà ra đến vị trí đặt bếp) Còn hướng bếp và hướng bàn thờ đều nên quay về hướng Đoài (Tây) sẽ được đại cát.

Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn an tâm hơn trong cuộc sống tinh thần.

Hãy tin tưởng rằng trong ba yếu tố Thiên – Địa – Nhân, con người vẫn là quan trọng nhất.

Cám ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của Wedo!

Các bạn có thể gửi các vấn để gặp phải vềCông ty tư vấn thiết kế kiến trúc & kỹ thuật xây dựng Wedo. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết.

READ MORE

Nhà của bạn nên sơn màu gì?

Màu căn nhà có ảnh hưởng như thế nào đến gia chủ? Nhà của bạn sơn màu gì thì phù hợp theo quan niệm phong thuỷ? Đây là một vấn đề không nhỏ mà nhiều bạn đọc thắc mắc. Dưới đây Nhà phong thuỷ học Hàng Châu sẽ trao đổi về vấn đề này.

– Theo quan niệm phong thuỷ, giữa màu sắc và gia chủ có mối quan hệ tốt xấu như thế nào?

– Thuyết Ngũ hành sắp xếp màu sắc và các hành như sau: Màu đỏ thuộc hành Hoả (phương Nam); màu xanh thuộc Mộc (phương Đông); màu xanh dương và xám thuộc Thuỷ (phương Bắc); màu trắng thuộc Kim (phương Tây); màu vàng thuộc Thổ (Trung cung). Trong quan hệ Ngũ hành sinh khắc, về nguyên tắc màu sắc có ảnh hưởng đến gia chủ. Theo quan điểm phong thuỷ của tôi, nên tuỳ theo bổn mạng trong bảng Hoa giáp mà chọn màu phù hợp cho gia chủ.

– Xin ông nói cụ thể hơn?

– Gia chủ có mạng Kim chẳng hạn, thì nên sử dụng màu vàng hoặc nặng về màu vàng trong trang trí nội thất. Tương tự, gia chủ có mạng Thổ thì trang trí màu hồng hoặc đỏ nhiều; mạng Thuỷ trang trí màu trắng hoặc thiên về trắng; mạng Hoả màu xanh; mạng Mộc màu đen.

Tôi xin lưu ý màu sắc trong thuyết Ngũ hành mang tính tương đối. Thí dụ nói màu đen thì không phải chỉ màu đen như ta thường thấy mà còn là màu mang tính đen như màu xanh nhớt, màu xám đen hay màu tím… Hoặc màu đỏ thì bao gồm màu hồng đậm, hồng nhạt chứ ít ai lại sơn nhà bằng màu đỏ sặc sỡ.

– Màu của nền nhà có phải là không quan trọng?

– Không phải. Màu nền nhà cũng quan trọng và phải cân đối hài hoà với tường nhà, trần nhà, các vật dụng trong nhà. Nền nhà nên chọn màu sậm hơn tường (tường trong cũng như tường ngoài ngôi nhà).

– Trong thực tế, có nhiều ngôi nhà được sơn nhiều màu khác nhau, mặt tiền sơn màu khác, phòng khách sơn màu khác, phòng ngủ thì lại sơn màu khác nữa… Điều này có tốt không?

– Nhà sơn nhiều màu như thế là không tốt. Nó tạo cảm giác không yên tâm, rối loạn cho những người định cư ở trong đó. Sống trong ngôi nhà có quá nhiều màu sắc, nhất là màu sặc sỡ, tâm trạng chúng ta hay lo lắng. Màu sắc tường trong nhà, cũng như giữa các phòng nên hài hoà với nhau.

– Tại sao nhiều người thích sơn nhà màu vàng?

– Quan điểm Phong thuỷ học cổ kim đều cho rằng người Việt chúng ta thuộc về phương Nam, phương Nam thuộc Hoả như đã nói trên. Bởi vậy màu vàng được coi là màu hoà hợp với người phương Nam. Màu vàng cũng là màu tạo cảm giác yên tâm, an cư bền vững. Có quan điểm cho rằng, nhà cao tầng trơ trọi (tức những nhà xung quanh đều rất thấp) thì nên sơn màu đỏ. Điều này có đúng không và được diễn giải như thế nào?

– Nhà cao tầng trơ trọi về cơ bản là không tốt. Việc sơn màu đỏ chỉ là một giải pháp hoá giải tình thế.

– Đa phần nhà biệt thự hiện nay người ta lợp mái bằng chất liệu màu đỏ, như thế có tốt không?

– Lợp mái bằng chất liệu màu đỏ, theo tôi có thể xuất phát từ thói quen dân gian từ xưa. Nhà ngày xưa người ta thường lợp bằng ngói mà ngói thì có màu đỏ. Còn quan niệm của phong thuỷ thì màu đỏ thuộc dương, có xu hướng bốc lên trên nên lợp màu đỏ là thích hợp.

READ MORE

Màu sắc và ý nghĩa

Mỗi màu sắc có một ý nghĩa riêng. Vận dụng ý nghĩa của màu sắc để ứng dụng vào từng không gian cụ thể sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi ở trong ngôi nhà của mình.

vat-lieu-ngu-hanh-anh-nho-1

Đỏ: kích động, nổi trội, làm không gian trông hẹp lại và làm các đồ vật tăng kích thước. Phù hợp để tạo điểm nhấn. Không thích hợp với không gian phòng ngủ trẻ em, bếp, phòng ăn…

Vàng: kích thích não và hỗ trợ khả năng lĩnh hội. Thích hợp với không gian bếp, hành lang.

Xanh lá: tạo sự thư thái và hồi sức. Thích hợp với phòng tắm, phòng điều trị. Không phù hợp với phòng học, phòng chơi của trẻ, phòng sinh hoạt gia đình…

Xanh biển: an bình. Nên chọn cho không gian phòng ngủ. Không dùng trong phòng ăn, phòng sinh hoạt chung của gia đình, phòng học…

Tím: kích thích sự sống. Thích hợp với phòng ngủ, không dùng trong nhà bếp, phòng tắm.

Hồng: lãng mạn: thích hợp cho phòng ngủ, không dùng trong nhà bếp, phòng tắm.

Cam: mạnh mẽ, vui tươi. Dùng trong phòng ăn, phòng sinh hoạt, hành lang. Không dùng trong phòng ngủ hoặc nơi có diện tích nhỏ hẹp.

Trắng: sự khởi đầu mới. Phù hợp với không gian nhà bếp, phòng tắm. Không nên dùng trong phòng trẻ em, phòng ăn.

 

READ MORE

Yếu tố địa hình bên ngoài nhà

Một ngôi nhà được coi là thịnh vượng, đem đến sự thoải mái an toàn cho gia chủ không phải chỉ có kiến trúc đẹp, trang thiết bị hiện đại là đủ, mà còn phải có điều kiện môi trường xung quanh tốt. Nếu điều kiện của địa hình bên ngoài không tốt thì kiến trúc bên trong cho dù có chăm chút đến mấy cũng là không đủ, thậm chí khó tránh khỏi sự suy giảm về sức khỏe, tài lộc và công việc.

Địa hình bên ngoài ngôi nhà chính là một trong những yếu tố rất quan trọng. Trong khoa học gọi là yếu tố cần cho sự thịnh vượng của những người sống trong nhà.

Ngõ đâm nhà

Một trong những ảnh hưởng không tốt của địa hình bên ngoài đối với một ngôi nhà là bị đường lộ hoặc ngõ hẻm đâm vào. Cửa nhà nằm trực diện với đường lộ lớn, xe cộ và người qua lại luôn thẳng hướng đi tới, tạo cảm giác luôn có thể xảy ra tai nạn vào bất cứ lúc nào, từ đó sẽ gây tâm lý bất an. Cư trú lâu ngày trong ngôi nhà như thế dễ bị suy giảm sức khỏe, sinh ra bệnh tật, dễ làm nảy sinh những quyết định sai lầm ảnh hưởng tới cuộc sống, sự nghiệp.

ngo dam nha

Xung thiên sát: Khoảng hẹp do cách tường của 2 nhà đâm vào cửa.

Xung thiên sát

Đối với trường hợp là ngõ hẻm nhỏ, hoặc khe hở hẹp giữa hai tòa nhà đối diện (gọi là xung thiên sát) mà nhỏ hơn so với cửa nhà hoặc bề mặt đối diện của ngôi nhà thì càng tạo ra xung khí mạnh cuốn theo không khí, gió, bụi, tạp âm tác động đến gia chủ. Sự tác động đó có thể ví như dòng chảy xiết và những ảnh hưởng xấu càng diễn ra nhanh hơn. Trường hợp này, xây cất cửa hàng cửa hiệu để kinh doanh cũng không tốt.

 xung thien sat

Trên đây là 2 trường hợp nên tránh khi xây dựng một ngôi nhà. Vì, nếu chỉ chú trọng đến phương hướng, bố cục, cách bài trí của ngôi nhà mà không quan tâm đến cấu trúc tốt xấu của địa hình bên ngoài, chính là chỉ chăm chút phần ngọn mà bỏ qua phần gốc.

READ MORE

Ngũ hành của giếng trời

Trong khoa học phong thủy, nếu biết khéo léo vận dụng ngũ hành cho không gian giếng trời, sẽ đem lại sự hài hòa và cân bằng về trường khí cho nội thất.

Với vai trò phân bố ánh sáng và thông thoáng cho nhà, giếng trời thường được bố trí tại trung tâm của mặt bằng nhà (trung cung). Đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.

gieng troi 1

Bốn hành còn lại trong ngũ hành đều lấy Thổ làm cầu nối để tăng giảm, qua lại tương tác với nhau thông qua vật liệu, màu sắc, đường nét của những không gian trống mà giếng trời là đặc trưng. Từ đó, các bố trí nội thất sẽ cân nhắc tính chất Ngũ hành để điều chỉnh cho hài hòa. Ví dụ như một cầu thang lượn có hồ nước đặt dưới gầm là dạng Thủy vượng, sẽ khó sử dụng và gây ẩm thấp. Còn nếu đặt hồ nước ấy trong giếng trời, cho nước chảy trên tường, có ánh sáng trực tiếp chiếu xuống thì Thổ sẽ khắc Thủy vượng, Dương sẽ bù âm, giảm được tủ đọng tối tăm, tăng sự mát mẻ cho không gian.

Gặp dạng nhà mặt bằng méo mó, giếng trời nên đặt vào các góc méo theo dạng hành Hỏa (góc nhọn) để trả lại hình vuông vức cho nội thất (Hỏa sinh Thổ). Khi cần tiết kiệm diện tích, giếng trời có thể kết hợp với ô trống giữa hoặc bên cạnh cầu thang. Cách làm này tất nhiên không thông thoáng trực tiếp bằng giếng trời độc lập, nhưng khi trên nóc thang có cửa trời dạng chéo (Hỏa sinh Thổ) thì khả năng luân chuyển nội khí vẫn tốt và có thể trang trí vách cầu thang thành một trục nhấn toàn nhà.

Trường hợp nhà có cầu thang đi về một bên và đổi tầng, hoặc dạng cầu thang lệch tầng sẽ tạo thành dạng giếng trời xiên (cũng thuộc hành Hỏa) thuận tiện về giao thông và tầm nhìn, thông thoáng cũng tốt hơn.

Bố trí Ngũ hành cho giếng trời cần quan sát không gian bên cạnh là không gian gì, có đặc tính Ngũ hành nào để điều chỉnh và dùng chất liệu cho phù hợp.

gieng troi3

Với những nhà thấp tầng hoặc chủ nhà không muốn đặt phòng thờ trên lầu cao thì giếng trời có mái là nơi phù hợp nhất để đặt phòng thờ, vừa tiện việc hương khói mỗi ngày (thoát hơi nóng dễ dàng) vừa không bị các không gian khác ở phía trên tác động xuống bàn thờ bên dưới. Đặc tính Thổ của giếng trời còn giúp phòng khách (cũng thuộc Thổ) có thể mở rộng sinh hoạt sang khoảng trống này, nhất là đối với nhà trệt hoặc biệt thự.

Nếu giếng trời bên cạnh phòng ăn (thuộc Mộc), thì có thể dùng cây cảnh, suối nước để có Mộc và Thủy tương sinh. Nếu mở giếng trời thông thoáng cho phần bếp thì nên bố trí theo dạng ống hút thẳng đứng (Mộc sinh Hỏa) nhưng trên đỉnh phải có mái che tránh mưa tạt. Có thể dùng mái bằng gắn kính lấy sáng hoặc mái dốc nghiêng (Hỏa) để tạo hiệu ứng ống khói hút nhiệt lên cao, không lan tỏa khói mùi sang các phòng khác.

Khi giếng trời kế bên phòng ngủ thì cách bài trí lại thiên về tính Thủy và Mộc bằng cách tạo trang trí nhẹ nhàng, màu tươi sáng. Những giếng trời để trơ trọi hoặc bọc khung sắt quá dày luôn không tốt bằng những giếng trời để thoáng có vật liệu gần gũi với thiên nhiên (Thổ, Mộc hoặc Thủy) và khung hoa sắt bảo vệ vừa đủ, có đường nét tạo hình sinh động cũng như biến giếng trời thành điểm nhấn nổi bật cho nội thất.

READ MORE