Skip to Content

Category Archives: Phong thuỷ Nhà ở

Vị trí bàn thờ trong không gian kiến trúc hiện đại

Xu hướng thiết kế hiện nay thiên về chức năng sống tiện nghi, linh hoạt phần nào gây khó khăn cho việc dụng hợp hài hòa giữa không gian sinh hoạt và yếu tố tâm linh trong gia đình.

Việc tìm vị trí thích hợp cho nơi thờ cúng sao cho ý nghĩa và không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ là điều được nhiều gia chủ quan tâm. Nhiều gia đình dành hẳn một phòng riêng cho ban thờ, nhiều nhà lại thích đặt ở phòng khách, không gian sinh hoạt chính để tiện lợi hơn.

Một vài gợi ý sau sẽ giúp bạn phần nào:

Vị trí có thể bố trí ban thờ:

Không gian giữa nhà là nơi thích hợp nhất theo quan niệm truyền thống để tạo thành một không gian mở, có thể gần khu vực thư giãn như giếng trời, tiểu cảnh và cũng có thể là khu vực trang trọng và linh thiêng. Khu vực này không nhất thiết phải rộng nhưng cần thể hiện được yếu tố tâm linh, tưởng nhớ người thân của gia đình và cần hài hòa với không gian trong nhà.

ban-tho-1

Nếu đặt ban thờ ở phòng khách thì sự kết hợp này cần có những vật dụng, họa tiết trang trí tương đồng, có đường nét chứ không đơn điệu là tấm gỗ phẳng lì. Muốn tạo được sự riêng tư, kín đáo, gia đình có thể sử dụng tấm màn che thích hợp nhất hoặc bố trí cửa lùa ở góc phòng, khi làm lễ có thể kéo cửa lại.

Ở nhà phố hiện nay, ban thờ thường được đặt ở tầng trên cùng của ngôi nhà, một căn phòng rộng và riêng biệt bởi việc đặt ban thờ ở giữa nhà không còn hợp với phong thủy vì hướng khói nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe các thành viên trong gia đình. Đặt ban thờ trên cao, gia đình có thể bài trí theo tín ngưỡng, không bị bó hẹp về diện tích, không gian kiến trúc xung quanh. Vị trí ban thờ cao thì thể hiện sự trang trọng, ở thấp thì tạo cảm giác ấm cúng, gắn bó.

Bài trí ban thờ thế nào?

So với các vật liệu khác, gỗ là đồ thích hợp nhất trong phòng thờ, màu sậm mang tính tôn nghiêm, trang trọng. Đối với nền của căn phòng, cần phải sử dụng màu nhẹ, tránh tương phản mạnh làm “khuấy động” không gian vốn cần sự tĩnh lặng.

READ MORE

Nguyên tắc chọn và trồng cây hợp phong thủy

Xưa nay, việc trồng cây xanh luôn được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường sinh khí cho nhà ở. Cỏ cây tươi nhuận biểu hiện cho sinh khí thịnh vượng, dồi dào.

Dựa vào thiên nhiên khi sắp xếp nhà cửa thông qua dùng cây xanh (Mộc pháp) và mặt nước (Thủy pháp) là cách ứng xử chủ đạo giúp phong thủy dương trạch được hài hòa.

Mộc pháp là cách chọn và trồng cây sao cho phù hợp phong thủy (từ toàn cục đến chi tiết của nhà ở). Đối với vùng nông thôn hay biệt thự nhà vườn, cây xanh là vành đai ngăn khí độc, giữ khí lành, cùng với mặt nước điều hòa vi khí hậu.

Tác dụng về phong thủy của cây cối là Tàng Phong Tụ Khí, một mặt ngăn che gió lạnh (đối với Việt Nam là từ các hướng bắc, đông bắc thổi xuống) và tạo bóng râm chống nắng gắt (từ các hướng tây, tây bắc), một mặt lọc bụi và giữ lại hơi nước, không ngăn cản gió lành từ hướng nam, đông nam thổi lên.

vuon-nhat-9

Do vậy, kinh nghiệm “trước cau, sau chuối” của ông cha để lại chính là cách trồng cây hợp khí hậu và phương vị, trong đó mối quan hệ giữa ngôi nhà với vườn trước, vườn sau, vườn bên, ao cá… khá chặt chẽ và hài hòa. Tuy nhiên, dù có đất rộng thì cũng không thể trồng cây tùy tiện lan tràn mà cần tuân thủ theo các quy luật về thực vật và phong thủy.

Ví dụ không nên trồng cây to rễ rộng trước cửa và sát tường, cũng không trồng cây lá rậm rạp trước nhà đầu hướng gió vì che khuất tầm nhìn và gió mát, khi xảy ra hỏa hoạn dễ cháy lan truyền (Mộc sinh Hỏa). Nếu trồng cây làm hàng rào thì thường xén ngang tỉa gọn, cây thân thẳng dáng đẹp hay kiểng quý thường trồng thành cặp cân đối, tránh đơn độc, nếu theo số lẻ thì thường là nhóm 3 hoặc 5 cây như cau kiểng, thiên tuế.

Như vậy khi chọn mua nhà đất, cần quan sát hướng của cây xanh so với nhà mình. Nếu mặt trước nhà nhìn ra hướng nhiều ánh sáng và gió thì cây trồng cần thưa thoáng để tăng tính dương, như các cây kiểng thấp, cây trồng chậu để dễ di chuyển thay đổi. Ở hướng tây và tây bắc tốt hơn là chọn cây chịu nắng và làm thêm dàn leo để chắn bức xạ gay gắt. Nhà hướng bắc hoặc đông bắc thì cây trồng nên có lá màu sáng để phản xạ thêm ánh sáng, hoặc lá dày, thân chắc để ngăn gió lạnh.

Về không gian sử dụng, nếu muốn trồng cây tạo bóng mát nên chọn các hướng có gió lành kết hợp cây với thảm cỏ. Nếu muốn trồng hoa cảnh – bonsai thì nên bố trí kề cận hàng hiên, hành lang, gần cửa sổ. Những cây như vạn tuế, thiên tuế, trường sinh, bằng phi, kim quít, bách tán… nên đặt tại vị trí trang trọng như trước sảnh, trục chính của nhà, nhưng cần bố trí bồn hay chậu sao cho tránh gây va chạm hàng ngày.

san-vuon-biet-thu-4

Cây là dương, đón nhận ánh sáng và hút nước từ đất (Âm Thủy), do đó nhìn cây xem được mạch đất tốt xấu chính là nhờ sự liên hệ Thủy Mộc tương sinh. Cây xanh kề cận mặt nước thường là cây thấp (vườn rau, vườn hoa) hoặc cây thân cao ít rụng lá (như cau, dừa nước). Thông thường khi nhà có nhiều nét thẳng vuông thì cây xanh, mặt nước nên bố cục uốn lượn mềm mại.

Về màu sắc cây cũng nên bổ sung, tương hòa với màu sắc ngôi nhà. Các yếu tố gây xung hại cho nhà ở rất đa dạng và đôi khi khó nhận biết. Ví dụ một lối vào đâm thẳng cửa chính (trực xung tiền môn), một cạnh tường chéo hay cầu thang đi thẳng ra ngoài cửa… Để khắc phục những xung hại này, đa phần nhờ giải pháp Tọa Hướng (xoay mặt cửa mặt nhà) và che chắn, trong đó che chắn bằng cây xanh là hữu hiệu hơn cả…

Hồ nước hay bể cá, non bộ trước nhà còn là điểm tụ thủy và tiểu cảnh thú vị nếu khéo sắp xếp, nên rất được ưa dùng trong nhà ở có sân vườn. Cây cối tươi nhuận biểu hiện sinh khí nơi cư ngụ. Sắp xếp hài hòa cây xanh, mặt nước trong nhà ở chính là giải pháp phong thủy hữu hiệu và thân thiện với môi trường, cải tạo tích cực vi khí hậu nơi cư ngụ.

READ MORE

Tính bậc cầu thang theo phong thủy

Cầu thang là không gian giao thông theo chiều đứng để tới được các tầng, các buồng trong nhà. Trong khoa học phong thủy, cầu thang được ví như xương sống của ngôi nhà và là nơi khí vận động mạnh, liên tục để đưa dòng khí lan tỏa đi các tầng trong nhà.

READ MORE

Xây nhà theo mệnh gia chủ

Mệnh của chủ nhà có ảnh hưởng lớn đến vượng khí, tài lộc, sức khỏe, tình cảm… của những người trong gia đình.

READ MORE

Trang trí phòng khách chuẩn phong thủy

Ở vị trí trung tâm với vai trò là không gian sinh hoạt chung đồng thời là nơi tiếp đón bạn bè nên cách thiết kế, bài trí trong không gian phòng khách có ảnh hưởng rất lớn đến tài vận của toàn bộ các thành viên trong gia đình.

Không treo hình thú dữ, binh khí

Việc treo tranh trang trí trong các không gian sống trong nhà ở gia đình hiện nay được rất nhiều gia chủ lựa chọn. Tuy nhiên, tranh để treo trong phòng khách tốt nhất là các bức tranh sơn thủy, hoa cỏ xanh tươi, hạc, phương hoàng… là những biểu tượng cho sự cát tường, thịnh vượng. Nếu gia chủ muốn treo hình hổ cọp, chim ưng… để bảo vệ gia trạch trong phòng khách thì phải chú ý hướng đầu của chúng ra ngoài cửa.

khach3

Tuyệt đối không để đầu của các loại thú dữ này quay vào trong để đề phòng chúng quay lại uy hiếp người nhà của mình. Thêm vào đó, nếu bạn trưng bày binh khí trong phòng khách sẽ khiến ngôi nhà mang nặng sát khí, không tốt và ảnh hưởng đến tâm lý của mọi người.

Không đặt ghế sofa dưới xà ngang

Nếu đặt ghế sofa dưới xà ngang, khi khách và chủ nhà ngồi nói chuyện sẽ có cảm giác căng thẳng, đè ép làm tổn hại đến tinh thần đồng thời vận thế của người trong nhà cũng vì vậy mà không phất lên được.

mau-phong-khach-chung-cu-2

Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên thay đổi vị trí của ghế sofa hoặc làm trần giả, la phông trần để che xà ngang lại.

Không treo gương ở vị trí vượng khí

Trong thuật Phong thủy, vị trí vượng khí nhất của ngôi nhà nằm ở không gian phòng khách. Trong phòng khách, vị trí vượng khí tập trung nhiều nhất ở vị trí góc đối chéo với cửa chính. Chính vì thế, vị trí này trong không gian phòng khách phải luôn được giữ trong tình trạng yên tĩnh, ổn định. Không nên bố trí lối đi hay có hành lang tại vị trí này, cũng tuyệt đối không nên treo gương vì gương có tác dụng phản xạ, sẽ làm trở ngại vận thế và vượng khí của ngôi nhà.

trang-tri-nha-voi-guong-treo-1

Để tăng thêm vận khí, tại vị trí vượng khí bạn nên đặt thêm các đồ vật cát tường, những cây cảnh có màu xanh đầy sức sống để hỗ trợ, nâng cao cho vận thế của ngôi nhà.

Trần “thiên trì”

Trần nhà của phòng khách tượng trưng cho bầu trời. Trần nhà được thiết kế theo kiểu “Thiên trì” tức là trần nhà có hình dáng như một chiếc ao trời. Đây là mẫu trần nhà được kiến trúc sư thiết kế với những trang trí hoa văn ở 4 cạnh bên thấp, phần chính giữa trần nhà lõm sâu vào, có hình dáng như một chiếc ao ở giữa bầu trời.

Mãu-phòng-khách-hiẹn-dại-moiPH01-2012-09-08-21-22-58

Với những trần nhà dạng này, bạn nên gắn thêm đèn thủy tinh dạng chùm ở giữa trần nhà. Đèn chùm nên có ánh sáng màu vàng, có tác dụng “rồng điểm nhãn” giúp nâng cao vận khí của ngôi nhà.

Trần nhà trong không gian phòng khách tuyệt đối không nên gắn gương phía trên, tránh sự phản chiếu ngược chiều các không gian trong nhà, không tốt theo phong thủy.

Theo Phong thủy, trần nhà trong phòng khách tượng trưng cho trời, nền nhà tượng trưng cho đất. Do đó, màu sắc trên trần nhà nên nhạt còn nền lại có màu đậm hơn với ý nghĩa “trời nhẹ đất nặng”.

Đèn chiếu sáng trên trần nhà

Không gian phòng khách của gia đình bạn bị thiếu ánh sáng mặt trời, khiến căn phòng u tối, lờ mờ gây ảnh hưởng đến tinh thần người ở trong nhà? Để khắc phục vấn đề này, ở 4 góc của trần nhà bạn nên lắp thêm đèn để tăng ánh sáng cho căn phòng.

phoi-mau-phong-khach-6

Ánh đèn chiếu lên trần nhà rồi khúc xạ xuống phòng khách khiến không gian phòng thêm sáng sủa, tạo cảm giác dễ chịu và không gây chói mắt cho người trong nhà. Ban ngày bạn có thể dụng đèn tròn lớn có tác dụng như mặt trời chiếu sáng, ban đêm nên dùng đèn có màu ngọc bích sẽ tạo nên những mảng ánh sáng rất đẹp.

Khi bố trí đèn, cần khéo léo chọn ánh sáng phù hợp với màu sơn tường, khiến phòng khách thêm sáng sủa mới có thể đem lại sự thịnh vượng và may mắn cho gia đình.

 

READ MORE

Một số lưu ý về cách đặt bàn ăn chuẩn

Theo quan niệm phong thủy học truyền thống, bàn ăn nên được đặt ở hướng lành, không thích hợp với vị trí hung so với mệnh của chủ nhà.

READ MORE

Tượng Tam Đa trong Phong thủy nhà ở

Cùng khám phá ý nghĩa của tượng 3 vị thần Phúc, Lộc, Thọ (còn gọi là tượng Tam Đa) trong phong thủy nhé!

Phúc, Lộc, Thọ là 3 vị thần quan trọng nhất và phổ biến nhất trong văn hóa Trung Quốc. Hầu hết người dân Trung Quốc đều trưng bày hình ảnh 3 vị thần này trong phòng khách hoặc phòng ăn. Tuy nhiên, họ ít khi thờ cúng thần Phúc, Lộc, Thọ vì cho rằng chỉ cần trưng bày tượng 3 vị thần này trong nhà cũng đủ thu hút vượng khí chủ về phúc, lộc, thọ.

Điều đáng chú ý là người dân Trung Quốc có cách trưng bày tượng của 3 vị thần này với đủ kích thước và chất liệu khác nhau. Gia đình giàu có thường đặt những pho tượng Phúc, Lộc, Thọ rất lớn ở tiền sảnh. Gia đình trung lưu dùng tượng bằng gốm sứ, sơn màu sáng và đẹp, hoặc làm bằng vật liệu quý như ngà voi, vàng với mong muốn cuộc sống sẽ gặp nhiều may mắn.

tuong-tam-da-1

Ngày nay, ở Việt Nam, những nhà làm ăn kinh doanh hay muốn có kinh tế khá giả cũng thường trưng bày tượng 3 vị thần này để cầu may mắn. Ý nghĩa của 3 vị thần này được giải thích như sau:

– Phúc thần chủ về của cải và hạnh phúc, đứng cao hơn hai vị thần Lộc, Thọ và luôn được đặt ở giữa.

– Lộc thần chủ về quan lộc và tài lộc, cầm quyền trượng.

– Thọ thần chủ về trường thọ, có đầu trọc, một tay cầm trái đào và tay kia chống gậy. Một số tranh vẽ Thọ thần còn có một con nai. Nai cũng là biểu tượng của trường thọ.

Phúc, Lộc, Thọ luôn được trưng bày cùng nhau và tượng trưng cho 3 yếu tố quan trọng nhất của vận may. Sự hiện hữu của họ đảm bảo sức khỏe, thịnh vượng, tài lộc. Lưu ý khi trưng bày 3 vị thần này, bạn phải đặt ở vị trí cao và trang trọng.

 

READ MORE

Xây cầu thang theo phong thủy: Phụ thuộc vào mệnh gia chủ

Cầu thang là một bộ phận không thể thiếu trong những ngôi nhà chồng tầng, song thiết kế thuận hay ngược chiều kim đồng hồ vẫn là băn khoăn của không ít gia chủ. Thực tế, điều đó phụ thuộc vào mệnh của chủ nhà.

Các nước phương Tây theo Tây lịch, quỹ đạo chịu ảnh hưởng của mặt trời, tức là xuôi chiều kim đồng hồ. Còn các nước phương Đông có quỹ đạo chịu ảnh hưởng của mặt trăng, ngược chiều kim đồng hồ.

cau-thang-1

Từ xưa, những con Chim Lạc được bố trí bay ngược chiều kim đồng hồ cũng thể hiện sự tuân thủ quy luật của một khu vực chịu ảnh hưởng của mặt trăng.

Theo phong thủy, áp dụng ngược hay xuôi cũng cần lưu ý tính chất dương hay âm từ ảnh hưởng của mặt trời hay mặt trăng. Cụ thể, những người thuộc Trạch Mệnh là Kiền, Ly, Tốn thuộc sự ảnh hưởng của mặt trời. Vì vậy quỹ đạo sẽ được chuyển động xuôi theo chiều kim đồng hồ (theo quỹ đạo mặt trời).

Ngược lại Khảm, Khôn, Cấn thuộc sự ảnh hưởng của mặt trăng, vì vậy quỹ đạo sẽ được chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. Theo lý đó, người mệnh Kiền, Ly, Tốn nên chọn xây cầu thang xuôi chiều kim đồng hồ, người thuộc mệnh Khảm, Khôn, Cấn nên chọn xây cầu thang ngược theo chiều kim đồng hồ. Bên cạnh đó, hình dáng, màu sắc, tính chất vật liệu… của thang cũng cần được lựa chọn kỹ càng.

Gia chủ mệnh Đoài, Chấn quyết định xây cầu thang ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ sẽ tùy thuộc vào nghề nghiệp, tính chất công việc. Ví dụ, nếu làm việc về công nghệ, kinh doanh…, tính dương nhiều thì bạn nên chọn quỹ đạo của mặt trời (xuôi chiều kim đồng hồ). Còn hoạt động trong ngành nông nghiệp, ngư nghiệp…, tính âm nhiều thì bạn nên chọn quỹ đạo của mặt trăng (ngược chiều kim đồng hồ).

 

READ MORE

Nước và những ích lợi với ngôi nhà của bạn

Nếu bạn đang cân nhắc mua một đài phun nước trong nhà, đây là danh sách những lợi ích mà chúng mang lại cho bạn và ngôi nhà của bạn.

Đài phun nước trong nhà được tôn kính bởi thiết kế phức tạp và tinh tế của nó. Các đài phun nước được đảm bảo để làm bạn ngạc nhiên bất kể khi nào bạn nhìn thấy chúng ở nhà, văn phòng, khu vực lễ tân hay hành lang. Bên cạnh sức hấp dẫn tự nhiên, các đài phun nước trong nhà cũng đem lại rất nhiều lợi ích mà có thể bạn chưa biết tới.

Nếu bạn đang cân nhắc mua một đài phun nước trong nhà thì đây là danh sách những lợi ích mà chúng mang lại cho bạn và ngôi nhà của bạn.

1. Giải tỏa căng thẳng, đem lại sự thư giãn

Bạn đã bao giờ ngồi thư giãn gần một dòng suối hay một khe suối nhỏ và cảm thấy mọi lo lắng và buồn phiền đều bị cuốn trôi theo những con sóng nhẹ nhàng. Nếu bạn mong muốn được trải nghiệm cảm giác tương tự trong cuộc sống hàng ngày, chỉ cần thiết kế một đài phun nước trong nhà.

mang-nuoc-vao-nha-1

Sự xuất hiện và âm thánh róc rách của tiếng nước chảy được cho là có khả năng giúp tâm trí bạn thư giãn, cuốn theo mọi buồn phiền và giảm trạng thái căng cơ và đau khớp xương của bạn. Được thư giãn sẽ làm bạn cảm thấy tràn đầy năng lương hơn.

2. Tạo ra các ion âm có lợi

Đối với trường hợp các ion, ion âm có nhiều lợi ích. Cơ thể con người rất cần các ion âm nhưng mọi hoạt động hàng ngày của chúng ta đều tạo ra các ion dương. Dòng nước chảy là cách phổ biến tạo ra các ion âm. Ion âm làm sạch không khí bằng cách hút các tạp chất có trong không khí. Các loại bụi bẩn được hút bởi các vật mang điện tích âm và không khí được tinh lọc hơn. Điều này cho phép chúng ta có thể hít thở bầu không khí trong sạch và khỏe mạnh, đặc biệt là những người dễ bị dị ứng.

mang-nuoc-vao-nha-2

Thêm vào đó, các ion âm cũng được cho là sẽ đi vào máu và làm tăng lượng serotonin trong máu giúp làm giảm các căng thẳng, triệu chứng trầm cảm, tăng năng lượng và nâng cao thể trạng của toàn bộ cơ thể, bao gồm cả trí não.

3. Cải thiện giấc ngủ, khả năng làm việc và học tập

mang-nuoc-vao-nha-3

Những đài phun nước trong nhà có tác dụng hỗ trợ tạo ra môi trường hoàn hảo cho việc học tập hoặc làm việc. Chúng có lợi ích cực lớn nếu được đặt trong phòng của một sinh viên hoặc trên bàn làm việc. Vì thế, không nghi ngờ gì khi hầu hết các văn phòng hiện nay đều xây dựng những đài phun nước trong nhà.

4. Cần bằng độ ẩm

Không phải tất cả chúng ta đều sống trong môi trường có độ ẩm thấp, nhưng cũng có rất nhiều người phải chịu đựng điều này. Độ ẩm thấp khiến mọi thứ trở nên kho hơn, từ mắt, mái tóc đến làn da, thậm chí cả các tuyến nhầy trong cơ thể bạn cũng khô hơn. Đều này dẫn đến một số bệnh như khô mắt, khô mũi, đau rát họng, da nứt vẻ và ngứa ngáy.

mang-nuoc-vao-nha-4

Đài phun nước trong nhà là cách cân bằng độ ẩm tự nhiên. Nó không giống như một số loại máy làm tăng độ ẩm khác, không để quá nhiều đồ ẩm trong không khí mà luôn tạo ra sự cân bằng cần thiết.

READ MORE

Bài trí bể cá hợp phong thủy

Ngoài giá trị thưởng lãm, về mặt phong thủy bể cá còn có tác dụng mang lại sinh khí, xua đuổi điều xấu mang đến may mắn, cát tường cho nhà bạn.

Những người hợp với mệnh thủy nếu đặt bế cá trong phòng khách sẽ rất có lợi cho sự phát triển tiền tài. Tuy nhiên, những người kị thủy thì không nên nuôi cá.

Trong bố trí bể cá tại phòng khách, có một số điểm cần lưu ý:

1. Hình dáng và kích thước bể cá

Về góc độ phong thủy, bể cá hình tròn là tốt nhất. Tuy nhiên trên thị trường, loại bể này không mấy phổ biến do vậy bạn có thể lựa chọn hình dạng bể cá theo vị trí đặt. Bể hình tam giác chuyên đặt ở các góc; hình vuông, chữ nhật hay bán nguyệt đặt cạnh tường, hình tròn đặt ở vị trí giữa phòng hoặc cạnh cửa.

phong-thuy-be-ca-1

Ngoài ra bạn cũng nên chú ý về độ cao của bể cá. Theo phong thủy, bể cá cao nhất cũng chỉ nên ở mức ngực, thấp nhất là ở khoảng đầu gối. Bể cá không nên quá lớn vì nó chứa nhiều nước. Từ góc độ phong thủy, nước tuy vô cùng quan trọng, nhưng nếu quá nhiều cũng không tốt.

2. Không đặt bể cá ở phía sau ghế sofa

phong-thuy-be-ca-2

Theo cách giải thích từ góc độ phong thủy, dòng chảy của nước vốn không ổn định nên không thể coi đó là chỗ dựa. Bể cá đặt sau ghế sô pha có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của gia đình, do vậy bạn có thể đặt nó ở vị trí cạnh ghế.

3. Không đặt bể cá đối diện với bếp

phong-thuy-be-ca-3

Đặt bể cá đối diện với bếp nấu trong phòng bếp có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình. Nguyên nhân là do nước, lửa khắc nhau, đặc biệt tác động xấu đến người nấu bếp. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh bố trí bể cá đối diện với bàn thờ.

4. Màu sắc cá nuôi

phong-thuy-be-ca-4

Có thể phân loại màu sắc cá nuôi thành các nhóm màu chính là màu bạc, đỏ và đen. Theo phong thủy, màu bạc và màu đỏ các tác dụng chiêu tài, còn màu đen có tác dụng hóa giải cái xấu và mang lại điều tốt lành. Tuy nhiên không nên chỉ nuôi cá có màu đen mà nên kết hợp với các màu khác nữa. Ngoài ra, nếu cá nuôi bị bệnh hoặc chết phải thay sớm.

 

READ MORE

Ngũ hành

Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy . Năm trạng thái này, gọi Ngũ hành, không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật.

Mộc

Chỉ mùa xuân, sự tăng trưởng và đời sống cây cỏ. Thuộc khí Âm: Mộc mềm và dễ uốn; thuộc khí Dương: Mộc rắn như thân sồi. Dùng với mục đích lành, Mộc là cây gậy chống; với mục đích dữ, Mộc là ngọn giáo. Cây tre ở Trung Quốc được ca ngợi về khả năng mềm dẻo trước gió nhưng lại được dùng làm giàn giáo. Được nhìn dưới hình tượng cây, năng lượng của Mộc có tính sinh sôi nẩy nở, nuôi dưỡng và mềm dẻo.

Tính cách người thuộc hành này

Người mạng Mộc có tinh thần vì tha nhân và năng nổ. Là người nhiều ý tưởng, tính cách hướng ngoại của họ được nhiều người thương, giúp. Họ tưởng tượng nhiều hơn thực sự gắn bó với kế hoạch.

Tích cực – có bản tính nghệ sĩ, làm việc nhiệt thành.

Tiêu cực – thiếu kiên nhẫn, dễ nổi giận, thường bỏ ngang công việc.

Vạn vật thuộc hành này:

Các loài thảo mộc, đồ đạc bằng gỗ, giấy, màu xanh lục, cột trụ, sự trang hoàng, tranh phong cảnh.

Hỏa

Chỉ mùa hè, lửa và sức nóng. Có thể đem lại ánh sáng, hơi ấm và hạnh phúc, hoặc có thể tuôn trào, bùng nổ và sự bạo tàn. Ở khía cạnh tích cực, Hỏa tiêu biểu cho danh dự và sự công bằng; ở khía cạnh tiêu cực, Hỏa tượng trưng cho tính gây hấn và chiến tranh.

Tính cách người thuộc hành này

Người mạng Hỏa yêu thích hành động và thường nắm vai trò lãnh đạo. Họ lôi kéo người khác, thường là vào rắc rối, vì họ không ưa luật lệ và bất chấp hậu quả.

Tích cực – người có óc canh tân, khôi hài và đam mê.

Tiêu cực – nóng vội, lợi dụng người khác và không mấy quan tâm đến cảm xúc.

Vạn vật thuộc hành này:

Hình tượng mặt trời, nến đèn các loại tam giác, màu đỏ, vật dụng thủ công, tranh ảnh về mặt trời / lửa.

Thổ

Chỉ về môi trường ươm trồng, nuôi dưỡng và phát triển, nơi ‘sinh ký tử quy’ của mọi sinh vật. Thổ nuôi dưỡng, hỗ trợ và tương tác với từng Hành khác. Khi tích cực, Thổ biểu thị lòng công bằng, trí khôn ngoan và bản năng; khi tiêu cực, Thổ tạo ra sự ngột ngạt hoặc biểu thị tính hay lo về những khó khăn không tồn tại.

Tính cách người thụôc hành này

Người mạng Thổ có tính tương trợ và trung thành. Vì thực tế và kiên trì, họ là chỗ dựa vững chắc trong cơn khủng hoảng. Không những không bị thúc ép bất cứ điều gì nhưng họ lại rất bền bỉ khi giúp người khác. Do kiên nhẫn và vững vàng, họ có một sức mạnh nội tâm.

Tích cực – trung thành, nhẫn nại và có thể cậy dựa.

Tiêu cực – thành kiến và có khuynh hướng “bới lông tìm vết”.

Van vật thuộc hành này:

Đất sét, gạch, sành sứ, bê tông, đá, hình vuông, màu vàng, cam, nâu.

vat-lieu-ngu-hanh-1

Kim

Chỉ về mùa thu và sức mạnh. Đại diện cho thể rắn và khả năng chứa đựng. Mặt khác, Kim còn là vật dẫn. Khi tích cực, Kim là sự truyền đạt thông tin, ý tưởng sắc sảo và sự công minh; khi tiêu cực, Kim có thể là sự hủy hoại, là hiểm họa và phiền muộn. Kim có thể là một món hàng xinh xắn và quý giá mà cũng có thể là đao kiếm.

Tính cách người thuộc hành này

Người mạng Kim có tính độc đoán và cương quyết. Họ dốc lòng dốc sức theo đuổi cao vọng. Là những nhà tổ chức giỏi, họ độc lập và vui sướng với thành quả riêng của họ. Tin vào khả năng bản thân nên họ kém linh động mặc dù họ tăng tiến là nhờ vào sự thay đổi. Đây là loại người nghiêm túc và không dễ nhận sự giúp đỡ.

Tích cực – mạnh mẽ, có trực giác và lôi cuốn

Tiêu cực – cứng nhắc, sầu muộn và nghiêm nghị

Vạn vật thuộc hành này:

Tất cả các kim loại, hình dáng tròn bầu, mái vòm, vật dụng kim khí, cửa và bậc cửa, đồ dùng nhà bếp, màu trắng, xám, bạc và vàng ươm, tiền đồng Đồng hồ.

Thủy

Chỉ về mùa đông và nước nói chung, cơn mưa lất phất hay mưa bão. Chỉ bản ngã, nghệ thuật và vẻ đẹp, Thủy có liên quan đến mọi thứ. Khi tích cực, Thủy thể hiện tính nuôi dưỡng, hỗ trợ một cách hiểu biết; khi tiêu cực, Thủy biểu hiện ở sự hao mòn và kiệt quệ. Kết hợp với cảm xúc, Thủy gợi cho thấy nỗi sợ hãi, sự lo lắng và stress.

Tính cách người thuộc hành này

Người mạng Thủy giao tiếp tốt. Họ có khiếu ngoại giao và tài thuyết phục. Do nhạy cảm với tâm trạng người khác, họ sẵn sàng lắng nghe. Có trực giác tốt và giỏi thương lượng. Uyển chuyển và dễ thích nghi, họ nhìn sự vật theo quan điểm tổng thể.

Vạn vật thụôc hành này:

Sông suối, ao hồ, màu xanh dương và màu đen, gương soi và kính, các đường uốn khúc, đài phun nước.

READ MORE

Bố trí góc làm việc thuận theo Phong Thủy

Giá xăng dầu đã nhiều lần tăng cao và chưa dừng lại. Đường phố mỗi lúc thêm đông đúc, chật chội, kẹt xe. Có phải đây là lúc bạn nghĩ đến không cần đến văn phòng, vẫn có thể ngồi nhà giải quyết được vô số những công việc? Vậy một chỗ làm việc ở nhà cần những gì để tiện lợi và thuận theo Phong Thủy?

Kết nối trong ngoài

Thông thường những góc làm việc ở nhà, yếu tố “nối kết” được ưu tiên tính đến. Một bàn làm việc ở nhà, vị trí thuận lợi là vị trí có thể để được điện thoại, nối kết internet, máy scan, máy in và gần đấy là tủ đựng tài liệu, hồ sơ cá nhân. Nếu rộng rãi hơn, chủ nhân có thể bố trí thêm kệ sách hoặc thư  viện cho riêng mình.

goc-lam-viec-cho-nha-hep-5

Việc trang bị máy tính xách tay khiến cho ngày nay những bàn làm việc gần như không còn chiếm quá nhiều diện tích. Thói quen làm việc, đọc, xem thời sự, nghe đài, tra cứu tài liệu…. và thư giãn sau khi làm việc của một số người khiến cho căn phòng đa chức năng hoàn toàn có thể nằm trong tầm tay của những nhà thiết kế, theo yêu cầu của chủ nhân. Và dĩ nhiên, những ai đã thường xuyên làm việc ở nhà chắc không bao giờ muốn chỗ làm việc của mình quá lạnh lùng khắc khổ như ở văn phòng (có thể treo ảnh gia đình, trang trí tranh, hoặc thậm chí là những vật dụng “độc” và lạ như con chuột, bàn phím, hộp đựng name card, điện thoại … thể hiện sở thích riêng của mình).

Bố trí phòng làm việc theo Phong Thủy

Vị trí chỗ làm việc (hay cả một phòng riêng) cần được cân nhắc sao cho luồng khí tại đây luôn được kích hoạt tốt mà vẫn ổn định, tức là tránh các luồng di chuyển xuyên qua và đảm bảo thông thoáng, chiếu sáng. Vai trò của dương quang (ánh sáng mặt trời) hoặc các nguồn sáng nhân tạo rất cần thiết, do đó góc làm việc (vốn thuộc Dương) nên bố trí ở chỗ yên tĩnh nhưng phải đủ ánh sáng và thông thoáng tự nhiên.

goc-lam-viec-thanh-lich-1

Nhiều máy móc thiết bị sử dụng làm tăng tính Kim của phòng làm việc, gây xung khắc với các không gian thuộc Mộc như phòng ngủ hoặc phòng ăn nếu đặt chỗ làm việc trong các không gian này vừa không hợp vệ sinh vừa gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ và bữa ăn. Thổ sinh Kim nên hình thể lý tưởng của phòng làm việc nên là hình vuông hoặc gần vuông, có thể có góc bo tròn, bầu dục hoặc bát giác, lục giác với nhiều cửa sổ mở ra các tầm nhìn thoáng đãng. Cần tránh bố trí chỗ làm việc tại phòng hình thang hoặc góc nhọn (thuộc Hỏa, khắc Kim).

Cửa phòng làm việc có thể thông sang phòng khách (dễ liên hệ đối ngoại), hoặc sang phòng ngủ và vệ sinh (để tiện cho làm việc về khuya), nhưng tránh gần bếp vì sẽ bị ảnh hưởng khói mùi. Không nên mở nhiều cửa tại phòng làm việc gây nhiễu luồng khí, mất tập trung và khó kê đồ đạc. Nếu kết hợp chỗ làm việc với phòng ngủ lớn thì phải có vách lửng, tủ ngăn hoặc rèm che để tránh làm trường khí của hai phần Kim – Mộc ảnh hưởng lẫn nhau.

Màu sắc và bố trí vật dụng

Theo nguyên tắc Ngũ hành tương sinh thì Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, vì vậy các màu sắc dùng trong phòng làm việc nên là các màu thuộc sắc độ vàng (Thổ), trắng (Kim), có thể thêm các nét màu đen (Thủy) hoặc sắc độ xanh để tạo dáng mạnh mẽ và sự sạch sẽ, dịu mát. Nếu dùng những màu chói lọi dễ gây cảm giác căng thẳng, hoặc màu tối tăm gây u buồn, thụ động. Đối với người trẻ tuổi có thể bổ sung các màu nóng và đường nét vui để kích thích sáng tạo. Trang trí và sắp xếp vật dụng trong phòng làm việc cũng cần dựa theo tương sinh Ngũ Hành, ví dụ bàn ghế phù hợp là dạng tròn (Kim), vuông hoặc chữ nhật (Thổ), có thể bo góc để giảm va chạm khi đi lại.

ban-lam-viec-3

Bố trí thêm bể cá cảnh hay chậu cây cũng rất có ích trong việc tạo không khí sống động cho nơi làm việc. Cần tránh ngồi làm việc dưới quạt trần, đèn chùm hay dầm nhà vì các chỗ này thường hay đóng bụi, thổi gió hoặc ánh sáng gay gắt trên đầu, khuấy động trường khí, tác động xấu tới sức khoẻ và năng lực làm việc.

Tổ chức thư phòng theo dạng hành Mộc

Phòng làm việc tại nhà hiện nay xét về Phong Thủy là một không gian dung hợp giữa thư phòng theo kiểu Đông phương (nơi đọc sách, lưu trữ sách vở, đàm dạo…thuộc hành Mộc) và văn phòng theo kiểu Tây phương với các vật dụng tiện nghi (máy tính, trang thiết bị chuyên môn …thuộc hành Kim) ngày càng được hiện đại hóa. Hai hành đối lập này tưởng chừng xung khắc nhau nhưng thực ra mang tính bổ sung tương hỗ lẫn nhau. Nhiều gia chủ hiện nay khi có điều kiện đang quay về cách thức tổ chức thư phòng theo dạng truyền thống để phát huy tốt các thuận lợi cũng như hạn chế những ảnh hưởng xấu đến các không gian khác. Đối với không gian thiên về đọc sách, tra cứu dạng thư phòng thì các bố trí sẽ cần được bổ sung thêm hành Mộc trong sử dụng vật liệu. Ví dụ các tủ sách nên dùng gỗ và kính (Mộc và Thủy) và chạy quanh phòng tạo điểm dựa cho chỗ ngồi; sàn có thể lát gỗ hay thảm để cách âm và tạo sự ấm áp, đồng bộ. Dùng rèm vải, mành sáo hoặc nan chớp để giảm nắng chói đồng thời cũng tránh ảnh hưởng các phòng lân cận. Điểm chú ý đối với thư phòng nói riêng và phòng làm việc nói chung là bàn đọc sách cần thoải mái và có tiểu minh đường trước mặt (tức là khoảng trống thuận lợi để quan sát, tránh ngồi quay lưng ra cửa đi, vừa không thư giãn tốt, lại vừa bị giật mình khi có ai vào phòng từ sau lưng). Có thể bố trí sofa hay ghế dài đọc sách nhưng cần giảm việc đọc nhiều ở tư thế nằm, tốt nhất là đọc sách ngồi bên án thư, bàn rộng có đèn riêng, cạnh cửa sổ, đồng thời bổ sung cây xanh, tranh ảnh, tiểu cảnh trang trí tạo các điểm nhấn để nổi bật khí.

goc-lam-viec-an-tuong-1

Như vậy, về mặt Phong Thủy, không gian làm việc tại nhà không những phải đảm bảo yếu đối nội và riêng tư (tĩnh, âm) mà còn luôn cần sự thông thoáng, bố trí thiết bị hợp lý và khả năng kích thích năng lực làm việc (động, dương). Cách bố trí mang tính tổng hợp truyền thống – hiện đại rất cần quan tâm đúng mức, dù diện tích chiếm chỗ có thể không nhiều.

READ MORE