Skip to Content

Blog Archives

Nguyên tắc trong thi công lắp đặt hệ thống điện dân dụng

Khi  thi công lắp đặt hệ thống điện trong nhà cần phải đảm bảo được các nguyên tắc không những về  an toàn mà còn đảm bảo tính mỹ thuật cho ngôi nhà. Bài viết này WEDO gửi đến các bạn một số nguyên tắc trong thi công lắp đặt hệ thống điện trong nhà đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

1. Nguyên tắc lắp đặt đường điện trong nhà:

Khi lắp đặt đường điện trong nhà tuyệt đối không được dùng dây dẫn trần mà phải dùng dây dẫn có bọc cách điện chất lượng tốt. Cỡ (tiết diện) dây dẫn điện được chọn sao cho có đủ khả năng tải dòng điện đến các dụng cụ điện mà nó cung cấp, không được dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ vào các dụng cụ điện có công suất quá lớn để tránh gây hỏa hoạn cháy nhà, gây hỏng hóc tránh phải sửa điện trong khi đang cần sử dụng.

Khi đi dây dẫn trong nhà thường đặt trên sứ kẹp, puli sứ hoặc luồn trong ống bảo vệ, ống này thường làm bằng nhựa. Khoảng cách giữa 2 sứ kẹp hoặc 2 puli sứ kề nhau không nên quá lớn, đảm bảo sao cho khoảng cách giữa dây dẫn và vật kiến trúc (tường, trần nhà,… ) không nhỏ hơn 10 mm.

Đảm bảo nguyên tắc khi nối dây dẫn điện phải nối so le và có băng cách điện quấn ở ngoài mối nối (nhất là loại dây đôi).

Để đảm bảo an toàn tránh hiện tượng dò điện thì dây dẫn điện xuyên qua tường, mái nhà phải đặt trong ống sứ bảo vệ. Không được để nước mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống vào nhà. Khoảng cách từ các sứ cách điện đỡ đầu dây dẫn điện vào nhà đến mái nhà không được nhỏ hơn 2m.

Trong trường hợp khẩn cấp để thuận lợi nhất cầu dao điện, công tắc điện phải đặt ở vị trí thao tác dễ dàng, phía dưới không để vật vướng mắc, chỗ đặt phải rộng rãi và đủ sáng, bảo đảm khi cần thiết đóng, cắt điện được nhanh chóng, kịp thời. Cầu dao điện, công tắc điện thường được lắp trên bảng gỗ nhỏ, và được bắt chặt vào tường hay cột nhà, vị trí hợp lý nhất để gắn bảng gỗ là cách mặt đất khoảng chừng 1,5 m. Cầu dao điện, công tắc điện phải có nắp che an toàn. Nắp che có tác dụng đề phòng tai nạn về điện khi ta vô ý va chạm vào và tránh tia hồ quang điện phóng ra khi đóng, cắt điện.

Tất cả đường dây đều phải có các thiết bị bảo vệ an toàn chống chập, cháy nổ, điện giật,… . Dây chảy của cầu chì bảo vệ phải phù hợp với công suất sử dụng bảo đảm khi có chạm chập điện thì dây chảy phải nổ, cắt mạch điện (nên nhớ rằng dây chảy không phải để bảo vệ người khỏi bị điện giật). Dây chảy phải lắp đúng tiêu chuẩn qui định thí dụ như trong mạch điện 1 pha (1 dây nóng và 1 dây nguội) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên dây nóng. Nếu cả 2 dây điện đều là dây nóng (2 dây pha) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên cả 2 dây.

Chúng tôi khuyến cáo các gia đình ở những nơi ẩm ướt, đặc biệt trong phòng tắm, không đặt ổ cắm điện, công tắc điện, không kéo dây điện qua nơi này. Đối với phòng tắm giặt, chỗ đặt công tắc điện an toàn hơn cả là ở mé ngoài cửa phòng, kề khung cửa phía không có bản lề.

Cầu dao điện, công tắc, ổ cắm điện bị hư hỏng phải thay thế ngay, vì nếu không, mọi người rất dễ chạm phải các phần dẫn điện.

Trẻ em gần các nguồn điện là hết sức nguy hiểm nên cần phải giải thích và giáo dục trẻ em hiểu và không được đưa các dây kim loại, đinh sắt hoặc đút ngón tay vào ổ cắm điện.

Nguyên tắc an toàn về điện là không bao giờ đóng, cắt cầu dao, công tắc,… khi tay còn ướt vì nước ở bàn tay có thể chảy vào những bộ phận có điện trong cầu dao, công tắc và sẽ truyền điện ra làm người bị điện giật.

Trong trường hợp điện trong nhà bị hỏng, nếu phần hỏng nằm phía trên điện kế phải báo cho công ty sửa điện nước uy tín đến sửa chữa, tuyệt đối không được gọi người ngoài không phải công nhân ngành điện. Nếu phần hỏng nằm phía sau điện kế bắt buộc phải cắt cầu dao điện chính rồi mới sửa chỗ hỏng.

Chỉ được phép sử dụng các thiết bị điện và khí cụ điện đã được nối đất, nối không bảo vệ an toàn.

2. Nối đất, tiếp âm các thiết bị sử dụng điện

Việc nối đất, tiếp âm các thiết bị sử dụng điện sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi có hiện tượng dò điện vì vậy cần thực hiện tốt việc nối đất. Dịch vụ sửa chữa điện đã nhiều lần sửa tại nhà khác hàng nhưng không có nối đất nên đã tư vấn và khuyến cáo khách hàng trong việc nối đất cho thiết bị điện.

– Nối đất bảo vệ là dùng dây dẫn điện nối vỏ kim loại của thiết bị điện lúc bình thường không có điện với vật nối đất bằng sắt, thép chôn dưới đất.

– Nối đất bảo vệ được áp dụng trong mạng 3 pha có trung tính cách ly, có tác dụng làm cho dòng điện khi chạm vỏ-do lớp cách điện bị hỏng (chập mạch 1 pha), sẽ truyền xuống đất nhờ dây dẫn nối liền vỏ thiết bị với vật nối đất. Khi chạm vào vỏ thiết bị như vậy, thân người sẽ coi như mắc song song với vật nối đất có điện trở rất nhỏ do đó sẽ là giảm trị số dòng điện đi qua người nên không còn gây nguy hiểm.

Trên là một số nguyên tắc trong việc lắp đặt điện và sử dụng điện mà các gia đình cần chú ý để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng. Tránh các sự cố đáng tiếc.

READ MORE

Lưu ý khi lắp đặt đường điện trong nhà

Khi lắp đặt điện nước theo một quy trình khoa học sẽ giúp căn nhà của bạn trở nên thoáng, không bị chằng chịt bởi dây điện và giúp đảm bảo an toàn hơn trong quá trình sử dụng. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số chú ý khi lắp đặt đường điện nước trong nhà một cách  khoa học và an toàn nhất.

1. Đặt đường dây điện nổi

Đây là kiểu lắp đặt phổ biến nhất từ xưa nhưng hiện nay đối với những nhà thi công mới thì hầu như không còn. Hạn chế của kiểu lắp điện kiểu này thường xấu và làm rối mắt. Tuy nhiên, cách lắp này có ưu điểm là dễ kiểm tra đường dây, công lắp đặt thấp và có thể không cần thiết kế trước khi xây nhà, dễ sửa chữa điện khi sự cố xảy ra. Tuy nhiên bạn cần lưu ý tại những nơi có nguy cơ cháy nổ như bếp, nhà tắm (có lắp bình nóng lạnh), nên dùng dây điện có vỏ bọc bằng vật liệu chống cháy, chịu được công suất tối đa. Dây điện hở nằm trên ban công phải có khoảng cách tối thiểu 2,5 m, trên cửa sổ tối thiểu 0,5 m, dưới ban công và cửa sổ tối thiểu 1 m, cách mặt đất 2,75 m. Trong nhà, dây điện phải cao tối thiểu 2,5 m so với mặt sàn và mặt bằng làm việc.

lap-dat-dien-nuoc-2

2. Đặt đường dây điện chìm

Hiện nay, khi thi công xây dựng nhà cửa đường dây điện đều được thiết kế đặt chìm vào trong tường. Mắc kiểu này có ưu điểm là đẹp, sang trọng, gọn gàng nhưng công lắp đặt cao, phải có thiết kế, tính toán đường dây đi cũng như toàn bộ linh kiện, dây dẫn đi chìm phải bảo đảm an toàn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc sửa chữa điện, thi công lắp đặt đường điện, chúng tôi khuyên các bạn chú ý là không đặt dây dẫn, cáp điện không có vỏ bọc bảo vệ ngầm trực tiếp trong hoặc dưới các lớp vữa trát tường, trần nhà, những chỗ có thể đóng đinh hoặc khoan lỗ. Không được đặt đường dây điện ngầm trong tường chịu lực khi bề sâu rãnh chôn quá 1/3 bề dày tường. Không được đặt dây dẫn và cáp điện trong ống thông hơi. Cấm đặt dây dẫn dọc mái nhà ở cũng như chôn trực tiếp dưới lớp đất ở ngoài nhà. Dây đi xuyên tường vào nhà phải luồn ống cách điện không cháy và phải tránh nước đọng trên đường dây.

READ MORE