Skip to Content

Category Archives: Xin phép & Hoàn công

Diện tích đất tối thiểu được cấp phép xây dựng nhà ở

Ở các khu qui hoạch mới diện tích lô đất tối thiểu để xây nhà là 36m2, ở các khu đô thị cũ diện tích tối thiểu là 25m2… Đó là một trong những nội dung được đề cập trong qui chuẩn xây dựng VN – qui hoạch xây dựng theo quyết định 04 ngày 3-4-2008 vừa được Bộ Xây dựng ban hành.

Diện tích tối thiểu để được cấp phép xây dựng: Lô đất nhỏ nhất là 25m2

Kích thước lô đất qui hoạch xây dựng nhà ở được xác định theo nhu cầu và đối tượng sử dụng và phải phù hợp qui hoạch.

Cụ thể với các khu qui hoạch mới: nếu đường phố có lộ giới từ 20m trở lên diện tích lô đất xây nhà ở gia đình tối thiểu là 45m2. Chiều rộng của lô đất ít nhất 5m, chiều sâu tối thiểu cũng 5m. Trường hợp đường có lộ giới dưới 20m thì diện tích của lô đất tối thiểu là 36m2, chiều rộng và chiều sâu lô đất ít nhất là 4m. Với nhà liên kế hoặc nhà riêng lẻ có hai mặt tiếp giáp đường chính khu vực thì chiều dài tối đa của dãy nhà là 60m. Giữa các dãy nhà phải bố trí đường giao thông phù hợp qui hoạch hoặc đường đi bộ rộng tối thiểu 4m.

Từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đẹp đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ (ranh xác định giữa lô đất và đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật), trừ các trường hợp sau đây: đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà được phép vượt chỉ giới đường đỏ không quá 0,2m; từ vỉa hè lên cao 1m,

Các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí nhà được vượt chỉ giới đường đỏ không quá 0,2m. Từ độ cao 3,5m (từ vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ôvăng, bancông, mái đua…) được vượt chỉ giới đường đỏ nhưng còn tùy thuộc chiều rộng lộ giới, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1m…

Đối với ban công, mái đua, ôvăng, độ vươn ra được qui định cụ thể như sau: nếu đường có lộ giới dưới 7m thì không được vươn ra khỏi chỉ giới đường đỏ; đường từ 7-12m thì các bộ phận trên được vươn ra khỏi chỉ giới đường đỏ tối đa 0,9m; đường trên 12m đến 15m vươn tối đa 1,2m; đường lộ giới trên 15m được vươn ra đến 1,4m. Riêng các phần ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt qua chỉ giới đường đỏ.

Đối với các khu đô thị cũ: khi qui hoạch, cải tạo phải dành đất tối đa để bố trí các công trình phúc lợi công cộng. Riêng nhà liên kế hiện có khi cải tạo phải đáp ứng các yêu cầu sau: trường hợp lô đất nằm trong dãy phố diện tích tối thiểu để xây nhà liên kế là 25m2/căn và chiều sâu, chiều rộng không nhỏ hơn 2,5m. Qui chuẩn này áp dụng cho toàn dãy phố.

Trường hợp lô đất đứng riêng lẻ diện tích nhỏ nhất để xây dựng nhà là 50m2/căn, với chiều sâu, chiều rộng không nhỏ hơn 5m. Nếu nhà bị giải tỏa, phần diện tích còn lại nhỏ hơn các qui chuẩn trên áp dụng theo các qui định liên quan.

xin-phep-xay-dung-1

Chung cư cao cấp: một căn hộ có 1,5 chỗ đậu ôtô

Bãi đậu xe:

Trong các khu đô thị, khi qui hoạch cần chú ý đến các bãi đậu xe. Bãi đậu xe ngầm hoặc nổi được qui hoạch gần các khu trung tâm thương mại, giải trí… và khoảng cách đi bộ tối đa là 500m. Phần diện tích tối thiểu dành cho ôtô con là 25m2/xe, xe máy 3m2, xe đạp 0,9m2, xe buýt 40m2, xe tải 30m2/xe.

Riêng các công trình xây dựng, chỗ đậu ôtô con được qui định như sau: khách sạn từ ba sao trở lên tối thiểu bốn phòng phải có một chỗ đậu xe; văn phòng cao cấp, trụ sở cơ quan đối ngoại, siêu thị, cửa hàng lớn, trung tâm hội nghị triển lãm, trưng bày thì 100m2 sàn sử dụng phải có ít nhất một chỗ đậu xe; với chung cư cao cấp thì một căn hộ phải có ít nhất 1,5 chỗ đậu ôtô con.

Trạm xăng:

Phải đảm bảo các yêu cầu sau: không được làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Trạm xăng phải cách lộ giới ít nhất 7m. Đối với những trạm xăng gần các giao lộ thì khoảng cách từ lối vào trạm xăng tới chỉ giới đường đỏ gần nhất (của tuyến đường giao cắt với đường đi qua mặt tiền của công trình trạm xăng) cần đảm bảo ít nhất 50m.

Cách ngoài phạm vi bảo vệ dọc cầu và đường dẫn lên cầu tối thiểu 50m. Cách điểm có tầm nhìn bị cản trở ít nhất 50m. Ngoài ra trạm xăng còn phải cách nơi tụ họp đông người (chợ, trường học…) ít nhất 100m, cách trạm xăng khác ít nhất 300m, cách các danh lam thắng cảnh 100m…

Phòng cháy chữa cháy:

Tại đô thị phải bố trí mạng lưới các trạm phòng cháy chữa cháy (PCCC) gồm các trạm trung tâm và các trạm khu vực. Bán kính của trạm PCCC trung tâm tối đa là 5km, bán kính trạm PCCC khu vực tối đa 3km. Vị trí đặt trạm PCCC phải thuận tiện các đường giao thông; không tiếp giáp với công trình có đông người, xe cộ ra vào; phải đảm bảo đường cho xe chữa cháy tới lấy nước chữa cháy tại trụ nước chữa cháy, bể dự trữ nước, hồ, ao, sông…

Nghĩa trang:

Nghĩa trang xây dựng mới phải bố trí ngoài đô thị, không ảnh hưởng đến môi trường dân cư xung quanh, không ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt… Diện tích mộ chôn cất một lần là 5m2 trở xuống/mộ, mộ cải táng từ 3m2 trở xuống. Nghĩa trang xây mới phải cách khu dân cư tối thiểu là 500m.

Nhà vệ sinh công cộng:

Trên các trục phố chính, khu thương mại, công viên, chợ, bến xe, các trạm xe buýt chính, nơi sinh hoạt công cộng phải bố trí nhà vệ sinh công cộng. Khoảng cách giữa hai nhà vệ sinh công cộng trên đường phố chính từ 1,5km trở lại. Tại các công trình ngầm có đông người cũng phải có buồng vệ sinh công cộng.

Tại sao cần tuân thủ quy định về diện tích xây dựng nhà ở?

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở là những quy định về tỷ lệ giữa diện tích xây dựng và diện tích đất xây dựng, được quy định trong các văn bản pháp luật về xây dựng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng nông thôn. Quy định này nhằm đảm bảo các mục tiêu sau:

  • Bảo đảm sự an toàn, ổn định của công trình xây dựng và môi trường xung quanh: Diện tích xây dựng quá lớn sẽ làm tăng tải trọng lên nền móng, dẫn đến nguy cơ sụt lún, đổ vỡ công trình. Ngoài ra, diện tích xây dựng quá lớn cũng làm giảm diện tích cây xanh, sân bãi, không gian công cộng, gây ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ, hài hòa của cảnh quan đô thị: Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất về kiến trúc, cảnh quan đô thị.
  • Bảo đảm quyền lợi của người dân và nhà nước: Quy định giúp đảm bảo quyền lợi của người dân trong việc sử dụng đất, đồng thời cũng là cơ sở để nhà nước quản lý, thu thuế đất đai.
Tuân thủ quy định về diện tích xây nhà đảm bảo tính ổn định của công trình
Tuân thủ quy định về diện tích xây nhà đảm bảo tính ổn định của công trình

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở là bao nhiêu?

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2008/BXD, diện tích xây dựng nhà ở được quy định cụ thể dựa trên các yếu tố như vị trí đất xây dựng, loại nhà ở và diện tích lô đất xây dựng. Dưới đây là một số quy định cơ bản về diện tích xây dựng nhà ở:

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở tại nông thôn

Diện tích xây dựng nhà ở tại nông thôn được quy định như sau:

  • Diện tích tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở tại nông thôn là 25m2.
  • Diện tích tối thiểu của một căn nhà ở tại nông thôn là 24m2.
  • Diện tích tối thiểu của một căn phòng ở tại nông thôn là 12m2.

Điều này có nghĩa là một căn nhà ở tại nông thôn ít nhất phải có diện tích là 24m2 và bao gồm ít nhất một căn phòng với diện tích tối thiểu là 12m2. Ngoài ra, để xây dựng một căn nhà ở tại nông thôn, người chủ đầu tư cũng cần đảm bảo có ít nhất một lô đất có diện tích tối thiểu là 25m2.

==> Tham khảo thêm: Thiết kế mẫu nhà cấp 4 mái Thái

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở tại đô thị

Tại các khu vực đô thị, quy định về diện tích xây dựng nhà ở sẽ khác so với nông thôn do yêu cầu về đồng bộ, hài hòa và an toàn trong kiến trúc đô thị. Theo quy định tại QCVN 01:2008/BXD, diện tích xây dựng nhà ở tại đô thị được quy định như sau:

  • Diện tích tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở tại đô thị là 40m2.
  • Diện tích tối thiểu của một căn nhà ở tại đô thị là 36m2.
  • Diện tích tối thiểu của một căn phòng ở tại đô thị là 18m2.

Với các quy định này, một căn nhà ở tại đô thị ít nhất phải có diện tích là 36m2 và bao gồm ít nhất một căn phòng với diện tích tối thiểu là 18m2. Các chủ đầu tư cũng được yêu cầu đảm bảo có lô đất với diện tích tối thiểu là 40m2 để xây dựng một căn nhà ở tại đô thị.

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở tại đô thị
Diện tích xây dựng nhà ở tại đô thị cần tối thiểu là 40m2 trở lên

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở đối với nhà ở riêng lẻĐối với những ngôi nhà riêng lẻ, quy định về diện tích xây dựng nhà ở sẽ còn phức tạp hơn do có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến diện tích xây dựng. Theo quy định tại QCVN 01:2008/BXD, diện tích xây dựng nhà ở đối với nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:
  • Diện tích tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở là 40m2 (đối với nông thôn) hoặc 80m2 (đối với đô thị).Diện tích tối đa của nhà ở riêng lẻ không vượt quá 50% diện tích lô đất.Diện tích tối thiểu của một căn nhà ở là 30m2 (đối với khu vực có chiều cao trên 5 tầng) hoặc 60m2 (đối với khu vực có chiều cao dưới 5 tầng).Diện tích tối thiểu của một căn phòng ở là 12m2.

  • Với các quy định này, một ngôi nhà riêng lẻ sẽ cần có ít nhất diện tích 30m2 (đối với khu vực có chiều cao trên 5 tầng) hoặc 60m2 (đối với khu vực có chiều cao dưới 5 tầng). Tuy nhiên, diện tích này không được vượt quá 50% diện tích lô đất. Ngoài ra, người chủ đầu tư cũng cần đảm bảo có ít nhất một căn phòng với diện tích tối thiểu là 12m2 để đáp ứng nhu cầu về phòng ngủ.

    READ MORE

    Mẫu hợp đồng mua bán chung cư, căn hộ mới nhất

    Xin giới thiệu đến bạn đọc Mẫu hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thương mại ký giữa chủ đầu tư và người mua căn hộ. Mẫu hợp đồng mua bán chung cư này áp dụng cho cả trường hợp mua bán căn hộ hình thành trong tương lai và căn hộ có sẵn.

    Mẫu hợp đồng này được Bộ xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Thông tư số 16/2010/TT- BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng.

    Download file định dạng PDFDOWNLOAD MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN CHUNG CƯ, CĂN HỘ

    CÁC ĐIỀU KHOẢN CĂN CỨ LÀM HỢP ĐỒNG MUA BÁN CĂN HỘ CHUNG CƯ

    •  Căn cứ Bộ Luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
    • Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật số 34/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai;
    • Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Luật Bảo vệ người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;
    • Căn cứ Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
    • Căn cứ Nghị định số 51/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
    • Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
    • Căn cứ Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ người tiêu dùng;
    • Căn cứ Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
    • Căn cứ Thông tư số 03/2014/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
    • Căn cứ Quyết định số [1]……………………………………………………………..;
    • Căn cứ hợp đồng (văn bản) ủy quyền số….….. về việc bán nhà ở qua sàn giao dịch bất động sản được ký giữa Công ty………………………với Sàn giao dịch bất động sản……..……;
    • Căn cứ khác [2] ………………………………………………………………………….;

     

    CÁC PHẦN CHÍNH CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN CĂN HỘ CHUNG CƯ

     

    Bên A: BÊN BÁN NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên Bán):

    Bên B: BÊN MUA NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên Mua):

    Hai bên đồng ý ký kết bản hợp đồng mua bán căn hộ chung cư này với các điều, khoản sau đây:

    Điều 1: Giải thích từ ngữ

    Điều 2. Đặc điểm của căn hộ mua bán

    1. Đặc điểm của căn hộ mua bán:

    2. Đặc điểm về đất xây dựng nhà chung cư có căn hộ nêu tại khoản 1 Điều này:

    Điều 3. Giá bán căn hộ, kinh phí bảo trì, phương thức và thời hạn thanh toán

    1. Giá bán căn hộ:

    2. Phương thức thanh toán:

    3. Thời hạn thanh toán:

    Điều 4. Chất lượng công trình nhà ở

    Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên Bán

    1. Quyền của Bên Bán:

    2. Nghĩa vụ của Bên Bán:

    Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên Mua

    1. Quyền của Bên Mua:

    2. Nghĩa vụ của Bên Mua:

    Điều 7. Thuế và các khoản phí, lệ phí liên quan

    Điều 8. Giao nhận căn hộ

    Điều 9. Bảo hành nhà ở

    Điều 10. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ

    Điều 11. Phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và việc sử dụng căn hộ trong nhà chung cư

    Điều 12. Trách nhiệm của hai bên và việc xử lý vi phạm hợp đồng

    Điều 13. Cam kết của các bên

    1. Bên Bán cam kết:

    2. Bên Mua cam kết:

    Điều 14. Sự kiện bất khả kháng

    Điều 15. Chấm dứt hợp đồng

    Điều 16. Thông báo

    Điều 17. Các thỏa thuận khác

    Điều 18. Giải quyết tranh chấp

    Điều 19. Hiệu lực của hợp đồng

    1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày……………………………………………..

    2. Hợp đồng này có 19 Điều, với…..trang, được lập thành 04 bản và có giá trị như nhau, Bên Mua giữ 01 bản, Bên Bán giữ 03 bản để lưu trữ, làm thủ tục nộp thuế, lệ phí và thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho Bên Mua.

    3. Kèm theo hợp đồng này là 01 (một) bản vẽ thiết kế mặt bằng căn hộ mua bán, 01 (một) bản vẽ thiết kế mặt bằng tầng có căn hộ mua bán, 01 (một) bản vẽ thiết kế mặt bằng tòa nhà chung cư có căn hộ mua bán nêu tại Điều 2 của hợp đồng này đã được phê duyệt, 01 (một) bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư, 01 (một) bản danh mục vật liệu xây dựng căn hộ (nếu mua bán nhà ở hình thành trong tương lai) và các giấy tờ khác như………

    Các phụ lục đính kèm hợp đồng này và các sửa đổi, bổ sung theo thỏa thuận của hai bên là nội dung không tách rời hợp đồng này và có hiệu lực thi hành đối với hai bên.

    4. Trong trường hợp các bên thỏa thuận thay đổi nội dung của hợp đồng này thì phải lập bằng văn bản có chữ ký của cả hai bên./.

    BÊN MUA                                                     BÊN BÁN

     

    [1] Ghi các Quyết định liên quan như Quyết định cho thuê đất, giao đất, văn bản phê duyệt dự án….

    [2] Ghi các căn cứ liên quan đến việc mua bán căn hộ (như văn bản đăng ký mua, hợp đồng đặt cọc…).

    Trường hợp Nhà nước có sửa đổi, thay thế các văn bản pháp luật ghi tại phần căn cứ của hợp đồng này thì bên bán phải ghi lại theo số, tên văn bản mới đã thay đổi.

    [3] Ghi tên Công ty bán căn hộ.

    [4] Nếu có nhiều người mua cùng đứng tên trong hợp đồng thì tại mục này phải ghi đầy đủ thông tin về những người cùng mua nhà ở này.

     [***] Trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thương mại, các bên còn phải ghi rõ phần diện tích thuộc sở hữu, sử dụng chung, riêng của chủ sở hữu nhà chung cư; diện tích sàn xây dựng; diện tích sử dụng để tính tiền mua bán căn hộ; khoản kinh phí bảo trì 2%; mức phí và nguyên tắc điều chỉnh mức phí quản lý vận hành nhà chung cư trong thời gian chưa thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Bộ Xây dựng lưu ý, khi thông tư mới (thông tư 03/2014/TT-BXD) có hiệu lực thi hành, các trường hợp mua bán căn hộ chung cư thương mại giữa chủ đầu tư và khách hàng không tuân thủ các nội dung mới đã sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng đã ký không được pháp luật công nhận và không được sử dụng làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận. Quy định có hiệu lực thi hành từ ngày 8-4-2014

    Download file định dạng PDFDOWNLOAD MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN CHUNG CƯ, CĂN HỘ

     

    NẾU BẠN CẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ NỘI THẤT CĂN HỘ, THIẾT KẾ NỘI THẤT CHUNG CƯ CỦA MÌNH, BẠN CÓ THỂ SỬ DỤNG DỊCH VỤ TƯ VẤN THIẾT KẾ NỘI THẤT VÀ THI CÔNG NỘI THẤT CỦA CÔNG TY CHÚNG TÔI.

    WEDO RẤT VUI NẾU ĐƯỢC CÙNG BẠN HOÀN THIỆN CĂN HỘ CHUNG CƯ!

    READ MORE

    Quy định cấp giấy phép xây dựng – Nghị định 64/2012/NĐ-CP

    Từ trước đến nay, chưa có Nghị định riêng của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. Ngày 04/9/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2012/NĐ-CP về cấp giấy phép xây dựng. Theo đó, Nghị định số 64/2012/NĐ-CP và Thông tư số 10/2012/TT-BXD đã trình bày các quy định mới về cấp giấy phép xây dựng như sau:

    NGHỊ ĐỊNH SỐ 64/2012/NĐ-CP
    VỀ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
    Căn cứ Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
    Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
    Chính phủ ban hành Nghị định về cấp giấy phép xây dựng,

    Chương 1.
    QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
    1. Phạm vi điều chỉnh
    Nghị định này quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng; giám sát thực hiện xây dựng theo giấy phép xây dựng; quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng.
    2. Đối tượng áp dụng
    Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài là chủ đầu tư xây dựng công trình; tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng và giám sát thực hiện xây dựng theo giấy phép xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
    Điều 2. Giải thích từ ngữ
    1. Giấy phép xây dựng: Là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
    2. Giấy phép xây dựng công trình: Là giấy phép được cấp để xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và hạ tầng kỹ thuật.
    3. Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: Là giấy phép được cấp để xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị hoặc nhà ở riêng lẻ tại nông thôn.
    4. Giấy phép xây dựng tạm: Là giấy phép được cấp để xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo thời hạn thực hiện quy hoạch xây dựng.
    5. Giấy phép xây dựng theo giai đoạn: Là giấy phép được cấp cho từng phần của công trình hoặc công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của cả công trình hoặc của cả dự án chưa được thực hiện xong.
    6. Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo: Là giấy phép được cấp để thực hiện việc sửa chữa, cải tạo công trình đang tồn tại có thay đổi về kiến trúc các mặt đứng, thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi quy mô công trình và công năng sử dụng.
    7. Công trình theo tuyến: Là công trình xây dựng kéo dài theo phương ngang, như đường bộ, đường sắt, đường dây tải điện, đường cáp viễn thông, đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước, các công trình khác.
    Điều 3. Giấy phép xây dựng
    1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:
    a) Công trình bí mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính và các công trình khác theo quy định của Chính phủ được miễn giấy phép xây dựng;
    b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
    c) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
    d) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công trình;
    đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật và nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
    2. Giấy phép xây dựng bao gồm các loại:
    a) Xây dựng mới;
    b) Sửa chữa, cải tạo;
    c) Di dời công trình.
    3. Đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt, nếu chủ đầu tư có nhu cầu thì có thể đề nghị để được xem xét cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn. Đối với công trình không theo tuyến, chỉ được cấp giấy phép xây dựng tối đa 2 giai đoạn, bao gồm giai đoạn xây dựng phần móng và tầng hầm (nếu có) và giai đoạn xây dựng phần thân của công trình.
    4. Đối với dự án gồm nhiều công trình, chủ đầu tư có thể đề nghị để được xem xét cấp giấy phép xây dựng cho một, nhiều hoặc tất cả các công trình thuộc dự án.
    Điều 4. Nội dung giấy phép xây dựng
    Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng gồm:
    1. Tên công trình (thuộc dự án).
    2. Chủ đầu tư (tên chủ đầu tư, địa chỉ liên hệ).
    3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình (đối với công trình theo tuyến).
    4. Loại, cấp công trình.
    5. Cốt xây dựng công trình.
    6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
    7. Mật độ xây dựng.
    8. Hệ số sử dụng đất.
    9. Các yêu cầu về an toàn đối với công trình và công trình lân cận.
    10. Các yêu cầu về môi trường, phòng cháy chữa cháy, hành lang an toàn.
    11. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài nội dung quy định tại các điểm nêu trên còn phải có nội dung về diện tích xây dựng tầng 1; tổng diện tích sàn xây dựng; số tầng bao gồm tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, gác xép, tum (nếu có); chiều cao tối đa toàn công trình; màu sắc, chất liệu xây dựng công trình.
    12. Thời hạn khởi công xây dựng công trình: Chậm nhất 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.
    13. Các yêu cầu đối với chủ đầu tư phải thực hiện trong quá trình xây dựng.

    Chương 2.
    CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

    Điều 5. Điều kiện chung để được cấp giấy phép xây dựng đối với các loại công trình xây dựng và nhà ở riêng lẻ
    Các loại công trình và nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:
    1. Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư.
    2. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thuỷ, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC), hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
    3. Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250 m2, dưới 3 tầng và không nằm trong khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì chủ đầu tư được tự tổ chức thiết kế xây dựng và tự chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các công trình lân cận.
    Điều 6. Điều kiện riêng để được cấp giấy phép xây dựng đối với các loại công trình xây dựng và nhà ở riêng lẻ
    Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung quy định tại Điều 5 Nghị định này, công trình xây dựng và nhà ở riêng lẻ để được cấp giấy phép xây dựng còn phải đáp ứng các điều kiện riêng sau đây:
    1. Đối với công trình và nhà ở riêng lẻ trong đô thị:
    a) Phù hợp với: Quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
    b) Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, thì phải phù hợp với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
    c) Công trình xây dựng dân dụng cấp đặc biệt, cấp I trong đô thị phải có thiết kế tầng hầm theo yêu cầu của đồ án quy hoạch đô thị và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    2. Đối với công trình xây dựng ngoài đô thị:
    a) Đối với công trình xây dựng không theo tuyến: Phải phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản;
    b) Đối với công trình xây dựng theo tuyến: Phải phù hợp với vị trí và phương án tuyến đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
    3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn:
    a) Phù hợp với quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
    b) Đối với công trình ở khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn được duyệt, thì phải phù hợp với quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý trật tự xây dựng.
    4. Đối với các công trình xây dựng khác:
    Tuỳ thuộc vào địa điểm xây dựng, các công trình dưới đây ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
    a) Đối với công trình tôn giáo phải có văn bản chấp thuận của Ban Tôn giáo cấp có thẩm quyền;
    b) Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng, quảng cáo, trùng tu, tôn tạo phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá.
    Điều 7. Điều kiện đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng tạm
    Công trình được cấp giấy phép xây dựng tạm khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
    1. Nằm trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    2. Phù hợp với mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư.
    3. Đảm bảo an toàn cho công trình, công trình lân cận và các yêu cầu về: Môi trường, phòng cháy chữa cháy, hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
    4. Hồ sơ thiết kế xây dựng đáp ứng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
    5. Phù hợp với quy mô công trình và thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
    6. Chủ đầu tư phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng tạm hết hạn và không yêu cầu bồi thường đối với phần công trình phát sinh sau khi quy hoạch được công bố. Trường hợp không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình,
    Giấy phép xây dựng tạm chỉ cấp cho từng công trình, nhà ở riêng lẻ, không cấp theo giai đoạn và cho dự án.
    Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
    Chủ đầu tư nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng gồm:
    1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu đối với từng trường hợp, từng loại công trình).
    2. Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở, đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo; giấy ủy quyền, đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình ủy quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo; quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với công trình ngầm đô thị; quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
    3. Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. Mỗi bộ gồm:
    a) Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất, bản vẽ bình đồ (đối với công trình theo tuyến), sơ đồ đấu nối với hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của công trình (giao thông, thoát nước);
    b) Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình;
    c) Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung, tường, mái chịu lực);
    d) Bản vẽ hệ thống PCCC đã được thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật về PCCC;
    đ) Đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo thì phải có các bản vẽ về vị trí, hạng mục cần cải tạo, nếu có ảnh hưởng đến kết cấu công trình thì phải có báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng kết cấu cũ liên quan đến các hạng mục cải tạo và các biện pháp gia cố xác định đủ điều kiện để sửa chữa, cải tạo, kèm theo ảnh chụp hiện trạng công trình xin phép cải tạo và công trình lân cận.
    4. Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công trình.
    5. Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
    Điều 9. Quy trình xin cấp giấy phép xây dựng
    1. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.
    2. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm theo dõi, trả kết quả hoặc thông báo cho chủ đầu tư về hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng
    3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải xác định các tài liệu; còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
    Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì cơ quan cấp phép có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì cơ quan cấp phép có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết.
    4. Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan cấp phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định này để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng.
    5. Trong thời gian 10 ngày làm việc đối với công trình và nhà ở tại đô thị, 7 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu không có ý kiến coi như các cơ quan này đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện quy định tại Nghị định này để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
    6. Thời gian cấp giấy phép xây dựng:
    Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian quy định dưới đây:
    a) Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời, thời gian không quá 20 ngày làm việc đối với công trình; 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
    b) Đối với trường hợp cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng: Không quá 10 ngày làm việc.
    Trường hợp đến hạn theo quy định tại Điểm a, b Khoản này, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn theo quy định tại Điểm a, b Khoản này.
    7. Nhận kết quả, nộp lệ phí:
    a) Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng) tại nơi tiếp nhận hồ sơ, theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận;
    b) Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ.
    8. Trường hợp hồ sơ khồng đủ điều kiện để cấp phép trong thời hạn nêu tại Khoản 6 Điều này, cơ quan cấp phép phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết. Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan cấp phép không trả lời thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
    Điều 10. Điều chỉnh giấy phép xây dựng
    1. Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi xây dựng theo nội dung điều chỉnh:
    a) Thay đổi hình thức kiến trúc các mặt ngoài của công trình;
    b) Thay đổi một trong các yếu tố: Vị trí, cốt nền, diện tích xây dựng, quy mô, chiều cao công trình, số tầng và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
    c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng và ảnh hưởng đến phòng cháy chữa cháy, môi trường.
    2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:
    a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng (theo mẫu); trong đó nêu rõ lý do điều chỉnh;
    b) Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp;
    c) Các bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp phép xây dựng;
    d) Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung đảm bảo an toàn chịu lực; an toàn phòng chống cháy nổ; bảo đảm môi trường. Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế (nếu có) do tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.
    Mỗi công trình chỉ được đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng đã được cấp 01 lần. Trường hợp điều chỉnh từ 02 lần trở lên thì phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới theo quy định.
    Điều 11. Gia hạn giấy phép xây dựng
    1. Trong thời hạn 30 ngày, trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hạn, nếu công trình chưa được khởi công, thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn một lần. Thời gian gia hạn tối đa không quá 6 tháng. Nếu hết thời gian gia hạn, chủ đầu tư chưa khởi công xây dựng thì phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.
    2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng gồm:
    a) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng, trong đó giải trình rõ lý do chưa khởi công xây dựng;
    b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.
    3. Đối với công trình được giấy phép xây dựng tạm đã hết thời hạn tồn tại ghi trong giấy phép, nhưng Nhà nước chưa thực hiện quy hoạch thì chủ đầu tư được đề nghị cơ quan cấp phép để xem xét gia hạn thời gian tồn tại cho đến khi Nhà nước thực hiện quy hoạch. Thời hạn tồn tại được ghi ngay vào giấy phép xây dựng tạm đã được cấp.
    Điều 12. Cấp lại giấy phép xây dựng
    1. Giấy phép xây dựng được cấp lại đối với các trường hợp bị rách, nát, hoặc bị mất.
    2. Giấy phép xây dựng được cấp lại dưới hình thức bản sao.
    3. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng gồm:
    a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng, trong đó giải trình rõ lý do đề nghị cấp lại;
    b) Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp (đối với trường hợp bị rách, nát).
    Điều 13. Giấy phép di dời công trình
    Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình gồm:
    1. Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình (theo mẫu).
    2. Bản sao có chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất nơi công trình đang tồn tại và nơi công trình sẽ di dời tới và giấy tờ hợp pháp về sở hữu công trình.
    3. Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có) hoặc bản vẽ thiết kế mô tả thực trạng công trình được di dời, bao gồm mặt bằng, mặt cắt móng và bản vẽ kết cấu chịu lực chính.
    4. Bản vẽ tổng mặt bằng địa điểm công trình sẽ được di dời tới.
    5. Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng tại địa điểm công trình sẽ di dời tới.
    6. Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình.
    7. Phương án di dời gồm:
    a) Phần thuyết minh: Nêu được hiện trạng công trình và hiện trạng khu vực công trình sẽ được di dời tới; các giải pháp di dời, phương án bố trí sử dụng xe máy, thiết bị, nhân lực; các giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình, người, máy móc, thiết bị và các công trình lân cận; bảo đảm vệ sinh môi trường; tiến độ di dời. Phương án di dời phải do đơn vị, cá nhân có điều kiện năng lực thực hiện;
    b) Phần bản vẽ biện pháp thi công di dời công trình.
    Điều 14. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
    1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hoá; công trình tượng đài, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
    2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.
    3. Ủy ban nhân dân xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
    4. Công trình do cơ quan nào cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan đó có quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.
    5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép xây dựng do cấp dưới cấp không đúng quy định.
    Điều 15. Lưu trữ hồ sơ cấp giấy phép xây dựng
    1. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
    2. Chủ đầu tư, các tổ chức thiết kế, thi công xây dựng có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.

    Chương 3.
    QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG THEO GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

    Điều 16. Quản lý trật tự xây dựng
    Nội dung của giấy phép xây dựng là căn cứ để quản lý trật tự xây dựng, gồm:
    1. Đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng:
    Việc quản lý trật tự xây dựng được căn cứ vào các nội dung được ghi trong giấy phép xây dựng đã được cấp và các quy định của Nghị định này.
    2. Đối với công trình được miễn giấy phép xây dựng:
    a) Việc quản lý trật tự xây dựng căn cứ vào quy hoạch xây dựng được duyệt và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Trường hợp xây dựng trong đô thị thì còn phải căn cứ vào thiết kế đô thị được duyệt;
    b) Nội dung quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình được miễn giấy phép xây dựng là xem xét sự tuân thủ quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị (nếu có) được duyệt, đáp ứng các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận; giới hạn tĩnh không; độ thông thủy; các điều kiện an toàn về môi trường, PCCC, hạ tầng kỹ thuật (như giao thông, điện, nước, thông tin), hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại.
    Điều 17. Thanh tra, kiểm tra
    1. Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thanh tra chuyên ngành xây dựng lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của Nghị định này và xử lý vi phạm hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định hiện hành.
    2. Thanh tra xây dựng các cấp và cơ quan quản lý trật tự xây dựng cấp huyện theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra việc xây dựng trên cơ sở các căn cứ quy định của Nghị định này.
    3. Đối với công trình bí mật nhà nước, việc thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù.
    Điều 18. Xử lý vi phạm
    1. Việc xử lý vi phạm đối với công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, xây dựng sai với giấy phép được cấp, xây dựng không đúng với quy hoạch xây dựng và không đúng với các quy định khác của pháp luật được thực hiện theo quy định của Chính phủ về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị và về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
    2. Thu hồi giấy phép xây dựng:
    Các trường hợp bị thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp:
    a) Giấy phép xây dựng được cấp không đúng theo quy định hiện hành;
    b) Sau 6 tháng kể từ ngày được gia hạn giấy phép xây dựng mà chủ đầu tư vẫn chưa khởi công xây dựng công trình;
    c) Quá thời hạn ghi trong văn bản xử lý vi phạm, đối với trường hợp xây dựng sai với giấy phép xây dựng được cấp mà chủ đầu tư vẫn chưa khắc phục các vi phạm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
    3. Hủy giấy phép xây dựng:
    Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với các trường hợp nêu tại Khoản 2 Điều này, nếu chủ đầu tư không nộp lại giấy phép xây dựng cho cơ quan cấp phép thì cơ quan cấp phép hoặc cơ quan có thẩm quyền có quyết định công bố hủy giấy phép xây dựng, đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã và đăng trên mạng thông tin của Sở Xây dựng.

    Chương 4.
    QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

    Điều 19. Quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư
    1. Quyền hạn
    a) Sau thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan cấp phép không cấp phép hoặc không có văn bản trả lời thì chủ đầu tư được khởi công xây dựng theo hồ sơ thiết kế đã nộp cho cơ quan cấp phép, khi đã đáp ứng các điều kiện khởi công quy định tại Điều 72 Luật Xây dựng và các quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
    b) Khiếu nại, tố cáo cơ quan, cá nhân không thực hiện đúng quy định hoặc có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn trong công tác cấp phép xây dựng.
    2. Trách nhiệm:
    a) Trước khi khởi công xây dựng 7 ngày làm việc, chủ đầu tư công trình phải gửi văn bản thông báo ngày khởi công cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng, đồng thời gửi văn bản thông báo ngày khởi công kèm theo bản sao giấy phép xây dựng cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình biết để theo dõi thực hiện. Đối với công trình được miễn giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư phải gửi bản sao các bản vẽ thiết kế, gồm: Mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chính công trình; mặt bằng, mặt cắt móng; các bản vẽ đấu nối đường giao thông, thoát nước với hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào công trình;
    b) Phê duyệt biện pháp thi công đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng và công trình lân cận; đồng thời gửi văn bản phê duyệt cho Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi khởi công xây dựng công trình;
    c) Tổ chức triển khai thực hiện xây dựng công trình theo giấy phép xây dựng đã được cấp;
    d) Bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình;
    đ) Bồi thường mọi thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
    Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng
    Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm:
    1. Cung cấp thông tin về quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị (nếu có) đã được phê duyệt, cấp giấy phép quy hoạch khi chủ đầu tư có yêu cầu.
    2. Hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện các công việc cần thiết đối với công trình đầu tư xây dựng ở khu vực chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.
    3. Trả lời bằng văn bản về kiến trúc, quy hoạch thuộc quyền quản lý đối với các công trình, khi có văn bản hỏi ý kiến của cơ quan cấp phép xây dựng trong thời gian theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Nghị định này.
    4. Kiểm tra và kiến nghị với cơ quan cấp phép xây dựng không cấp phép đối với các công trình được thiết kế không theo quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt hoặc kiến nghị xử lý các trường hợp xây dựng vi phạm quy hoạch xây dựng.
    Điều 21. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng
    1. Cử cán bộ, công chức có năng lực, chuyên môn phù hợp để tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn cho chủ đầu tư lập hồ sơ và thụ lý hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng đảm bảo đúng các quy định.
    2. Niêm yết công khai các điều kiện, thủ tục hành chính, quy trình, thời gian cấp giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ.
    3. Có lịch tiếp dân và giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác cấp phép xây dựng.
    4. Thực hiện các quy định trong quá trình xem xét cấp giấy phép xây dựng và chịu trách nhiệm về những nội dung của giấy phép xây dựng đã cấp; bồi thường thiệt hại do việc cấp phép chậm, cấp phép sai so với quy định.
    5. Thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định.
    6. Không được chỉ định tổ chức, cá nhân thiết kế hoặc thành lập các đơn vị thiết kế trực thuộc để thực hiện thiết kế cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
    Điều 22. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan
    1. Các cơ quan liên quan trong quá trình cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm:
    a) Có văn bản trả lời cho cơ quan cấp phép xây dựng về nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc (7 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ ở nông thôn) kể từ khi nhận được văn bản hỏi ý kiến. Nếu quá thời hạn quy định mà không trả lời thì được coi là đồng ý và phải chịu trách nhiệm về nội dung quản lý của mình;
    b) Ngừng cung cấp theo thẩm quyền các dịch vụ điện, nước, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác đối với công trình xây dựng vi phạm, khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm;
    c) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
    2. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân có quyền và lợi ích liên quan đến công trình xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
    Điều 23. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn xây dựng và thi công xây dựng
    1. Đối với tư vấn thiết kế:
    a) Giám sát tác giả thực hiện theo thiết kế đã được cấp phép xây dựng;
    b) Chịu sự kiểm tra, bị xử lý vi phạm và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
    2. Đối với tư vấn giám sát thi công xây dựng:
    a) Giám sát thực hiện theo đúng thiết kế và nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp đối với trường hợp theo yêu cầu phải có giấy phép xây dựng;
    b) Giám sát thực hiện theo đúng thiết kế đã được phê duyệt đối với truờng hợp được miễn giấy phép xây dựng;
    c) Báo cáo cơ quan có trách nhiệm khi chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng sai với thiết kế và nội dung giấy phép xây dựng được cấp;
    d) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
    3. Đối với nhà thầu thi công xây dựng:
    a) Thi công theo đúng thiết kế và nội dung của giấy phép xây dựng;
    b) Từ chối thực hiện khi công trình không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép, hoặc khi chủ đầu tư yêu cầu xây dựng sai với thiết kế và nội dung giấy phép được cấp;
    c) Thông báo cho cơ quan có trách nhiệm khi chủ đầu tư yêu cầu xây dựng không đúng với thiết kế, nội dung giấy phép được cấp;
    d) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

    Chương 5.
    TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    Điều 24. Bộ Xây dựng
    Bộ Xây dựng là cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có trách nhiệm:
    1. Ban hành, hướng dẫn chi tiết các nội dung về: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng; điều kiện cấp giấy phép; mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép, mẫu giấy phép xây dựng đối với từng loại công trình, nhà ở riêng lẻ phù hợp với các hình thức giấy phép xây dựng và hướng dẫn thực hiện các nội dung khác của Nghị định này. Xây dựng giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cấp giấy phép xây dựng để thực hiện thống nhất trên toàn quốc.
    2. Tổ chức tập huấn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của Nghị định này.
    3. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền; đình chỉ xây dựng hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đình chỉ, xử lý vi phạm hoặc thu hồi giấy phép xây dựng khi phát hiện việc cấp giấy phép không đúng theo quy định hoặc công trình xây dựng vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật liên quan.
    4. Hàng năm tổ chức tổng kết, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng trên phạm vi toàn quốc.
    Điều 25. Các Bộ, ngành có liên quan
    1. Các Bộ, ngành theo chức năng quản lý ngành, có trách nhiệm:
    a) Có ý kiến bằng văn bản về lĩnh vực quản lý của mình khi được cơ quan cấp giấy phép xây dựng hỏi ý kiến theo quy định của Nghị định này;
    b) Kiểm tra và kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ xây dựng, thu hồi giấy phép xây dựng khi phát hiện việc cấp giấy phép không đúng theo quy định hoặc xây dựng vi phạm các quy định thuộc lĩnh vực quản lý của ngành mình.
    2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được xem xét cấp giấy phép xây dựng.
    Điều 26. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
    Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
    1. Hướng dẫn việc triển khai thực hiện các quy định của Nghị định này về quy trình cấp phép, phân cấp cấp giấy phép theo thẩm quyền; quy định sự phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng và các nội dung khác cho phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương.
    2. Quy định cụ thể về quy mô công trình và thời hạn của giấy phép xây dựng tạm cho phù hợp với kế hoạch thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt của từng khu vực, theo nguyên tắc tiết kiệm, bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.
    3. Sắp xếp cơ cấu tổ chức của các cơ quan cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng đáp ứng điều kiện để thực hiện nhiệm vụ.
    4. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện Nghị định này và các quy định có liên quan.
    5. Chỉ đạo và yêu cầu cơ quan cấp phép xem xét xử lý cán bộ, công chức có biểu hiện tiêu cực, gây chậm trễ trong cấp phép xây dựng.
    6. Quyết định thu hồi hoặc huỷ giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền đối với các trường hợp: Do cấp dưới cấp không đúng theo quy định; chủ đầu tư xây dựng không có giấy phép (đối với trường hợp yêu cầu phải có giấy phép xây dựng), xây dựng sai với giấy phép xây dựng.
    7. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm các quy định của Nghị định này.
    8. Báo cáo định kỳ sáu tháng, một năm cho Bộ Xây dựng về tình hình cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
    Điều 27. Xử lý chuyển tiếp
    1. Những công trình, theo quy định trước khi Nghị định này có hiệu lực thuộc đối tượng không phải có giấy phép xây dựng, nhưng theo quy định của Nghị định này thuộc đối tượng phải có giấy phép, nếu đã khởi công xây dựng thì không phải đề nghị cấp giấy phép; nhưng nếu chưa khởi công xây dựng thì phải nộp hồ sơ đề nghị để được xem xét cấp giấy phép xây dựng trước khi khởi công xây dựng. Việc điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với các công trình đã được xây dựng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thực hiện theo quy định của Nghị định này.
    2. Những công trình thuộc đối tượng theo quy định của Điều 121 Luật xây dựng được tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 39/2005/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện Điều 121 Luật xây dựng.
    Điều 28. Điều khoản thi hành
    1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2012 và thay thế cho các quy định về giấy phép xây dựng tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; các quy định về giấy phép xây dựng công trình ngầm quy định tại Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về Quản lý không gian xây dựng công trình ngầm. Các quy định trước đây của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương về giấy phép xây dựng trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
    2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

    TM. CHÍNH PHỦ
    THỦ TƯỚNG
    Nguyễn Tấn Dũng

    READ MORE

    Nhà thuộc quy hoạch – mua thông tin về nhà đất để xin phép xây dựng

    Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất đang soạn thảo Quy định về lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý hồ sơ địa chính và cung cấp thông tin đất đai trên địa bàn Thủ đô.

     

    Theo đó, các cá nhân, tổ chức có thể trả tiền để được cung cấp thông tin đất đai từ hồ sơ địa chính. Dự kiến, nội dung thông tin được cung cấp gồm: trích lục bản đồ địa chính đối với từng thửa đất, trích sao sổ địa chính, sổ mục kê đối với từng thửa đất hoặc chủ sử dụng đất, tra cứu thông tin hoặc tổng hợp thông tin về thửa đất… Đơn vị cung cấp thông tin có thể là các Văn phòng đăng ký đất nhà hoặc UBND xã, phường, thị trấn… Người muốn có thông tin chỉ cần nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản tới các đơn vị này để nhận được thông tin.

     

    Điều này rất quan trọng với các công trình thuộc không gian được quy hoạch (Đặc biệt quy hoạch từ lâu nhưng chưa triển khai). Việc này giúp cho chủ đầu tư quyết định thiết kế thi công công trình một cách lâu dài, có thể chia phần nào thuộc diện quy hoạch xây tạm và phần nào thi công kiên cố.

    Các bạn có thể tham khảo thêm các thủ tục và quy định xin phép xây dựng tại http://giayphepxaydung.com

    Phòng Tư vấn thiết kế Kiến trúc & Xây dựng Wedo

    READ MORE

    8 loại công trình không phải xin phép xây dựng

    Sở Xây dựng Hà Nội ngày 30.11 cho biết cơ quan này đã hoàn tất quy định cấp phép xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố. Theo đó, sẽ có 8 nhóm công trình không phải xin giấy phép xây dựng, trong đó có công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

     

    Ngoài ra, các công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, có thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn công trình; công trình hạ tầng kỹ thuật có tổng mức đầu tư dưới 5 tỉ đồng ở vùng nông thôn ngoài ranh giới quy hoạch thị trấn, trung tâm xã … cũng không phải xin phép xây dựng. Đặc biệt, theo dự thảo này, nhà ở riêng lẻ từ 3 tầng trở xuống có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 200m2 ở vùng nông thôn nằm ngoài quy hoạch điểm dân cư tập trung cũng không phải xin phép.

    READ MORE

    Công bố chi tiết nhiều điều kiện cấp ”sổ hồng”

    Các địa phương vừa được hướng dẫn cụ thể các trường hợp, các vấn đề liên quan nhà ở để để làm cơ sở triển khai cấp ”sổ hồng” trong Thông tư Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, mới được Bộ Xây dựng ban hành.

    Những trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở hay chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư (những trường hợp tổ chức, cá nhân tạo lập hợp pháp nhà ở trên đất ở được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai) thì được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (GCNQSHNƠ) và quyền sử dụng đất ở (QSDĐƠ) theo mẫu quy định tại khoản 1 Điều 44 của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP.

    Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đã có GCNQSDĐƠ, nếu chủ sở hữu nhà ở có nhu cầu cấp thêm GCNQSHNƠ thì được cấp GCN theo mẫu quy định tại khoản 2 Điều 44 của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP và không phải nộp lại GCN quyền sử dụng đất. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đã có GCNQSDĐƠ, nếu chủ sở hữu nhà ở có nhu cầu cấp một Giấy chứng nhận bao gồm cả QSHNƠ và QSDĐƠ thì được cấp GCNQSHNƠ và QSDĐƠ theo mẫu quy định tại khoản 1 Điều 44 của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP và phải nộp lại GCNQSDĐƠ.

    so-do-so-hong-2

    Những trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời (là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu có nhà ở trên đất ở do thuê, mượn của các chủ sử dụng đất khác) thì được cấp GCN SHNƠ theo mẫu quy định tại khoản 2 Điều 44 của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP.

    Nhà ở riêng lẻ của một chủ sở hữu thì cấp giấy GCNQSHNƠ cho chủ sở hữu đó. Nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu chung theo phần thì cấp GCNQSHNƠ cho từng chủ sở hữu đối với phần diện tích thuộc sở hữu riêng. Nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì cấp một GCNQSHNƠ có ghi tên của cả vợ và chồng. Trường hợp có vợ hoặc chồng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì chỉ ghi tên người có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

    Nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu chung hợp nhất nhưng không phải thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì cấp một GCNQSHNƠ, ghi tên người được các chủ sở hữu thoả thuận cho đứng tên trong GCN, trường hợp không có thoả thuận thì ghi đủ tên các chủ sở hữu nhà ở đó. Nếu các chủ sở hữu chung có nhu cầu thì cơ quan có thẩm quyền cấp cho mỗi người một GCN có nội dung như nhau, ghi đầy đủ tên của tất cả các chủ sở hữu, có ghi chú về số thứ tự GCN của từng chủ sở hữu và tổng số GCN cấp cho các chủ sở hữu chung.

    Trường hợp có chủ sở hữu chung đã chết trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp GCN thì phải giải quyết thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự sau đó mới nộp hồ sơ đề nghị cấp GCN. Nếu chủ sở hữu chung chết sau khi đã nộp hồ sơ đề nghị cấp GCN thì vẫn được ghi tên vào GCNQSHNƠ

    Trường hợp nhà chung cư của một chủ sở hữu thì cấp GCNQSHNƠ cho chủ sở hữu nhà đó. Đối với nhà chung cư xây dựng để bán thì không cấp GCNQSHNƠ cho chủ đầu tư mà cấp cho chủ sở hữu căn hộ. Trường hợp nhà chung cư thuộc sở hữu chung theo phần thì cấp GCNQSHNƠ theo từng căn hộ cho từng chủ sở hữu như nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu chung. Trường hợp nhà chung cư thuộc sở hữu chung hợp nhất thì cấp GCNQSHNƠ ở cho các chủ sở hữu như đối với nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu chung hợp nhất nhưng không phải thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

    Việc tổ chức đề nghị cấp mới, cấp đổi, cấp lại và xác nhận thay đổi GCNQSHNƠ nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng. Cá nhân có nhà ở tại đô thị đề nghị cấp mới GCN nộp hồ sơ tại cơ quan có chức năng quản lý nhà ở trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) nơi có nhà ở đó. Cá nhân có nhà ở tại nông thôn đề nghị cấp mới GCN có thể nộp hồ sơ tại UBND xã hoặc cơ quan có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở đó.

    Về công khai thủ tục hành chính trong việc cấp GCNQSHNƠ, cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị cấp GCNQSHNƠ phải có bảng thông báo công khai các nội dung theo quy định tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm tiếp nhận hồ sơ; trên mạng Internet…

    Thông tư cũng nêu rõ, lãnh đạo UBND các cấp, lãnh đạo cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ phải công khai số điện thoại (đường dây nóng) để nhân dân biết và liên hệ khi cần thiết; phải xử lý kịp thời những thắc mắc, các phản ánh về các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân của cán bộ dưới quyền liên quan đến việc cấp GCNQSHN.

    READ MORE

    Nghị định số 29/2007/NĐ-CP – Quản lý Kiến trúc đô thị

    Quản lý kiến trúc đô thị – Theo Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ban hành ngày 27 tháng 2 năm 2007.

    Chính phủ quy định: các công trình kiến trúc đô thị khi xây mới, cải tạo, chỉnh trang, sửa chữa, nâng cấp công trình kiến trúc đô thị phải phù hợp quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ giấy phép xây dựng và các quy định tại Quy chế quản lý kiến trúc đô thị của các địa phương.

    Không được tạo thêm kết cấu bằng bất kỳ loại vật liệu nào nhằm tăng diện tích hoặc xây dựng cơi nới, chiếm dụng không gian đô thị, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính và phải dỡ bỏ theo quy định của pháp luật, mặt ngoài công trình kiến trúc đô thị không được sử dụng màu sắc, vật liệu gây chói lóa hoặc phản xạ quá tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn cho sức khỏe con người, vật quảng cáo độc lập ngoài trời hoặc gắn với các công trình kiến trúc đô thị phải tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo, nghiêm cấm việc đặt các loại quảng cáo không được phép của cơ quan có thẩm quyền…

    nha-chung-cu-2

    Chủ nhà không được tạo thêm kết cấu, hoặc loại vật liệu nào nhằm tăng diện tích ở, cơi nới, chiếm dụng không gian đô thị. Mặt ngoài công trình không được sử dụng màu sắc, vật liệu gây chói lóa hoặc phản xạ quá tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn cho sức khoẻ con người…

    Nhà ở mặt phố xây dựng mới phải phù hợp quy hoạch chi tiết. Khi xây dựng không đồng thời thì các nhà xây sau ngoài việc phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt còn phải căn cứ vào cao độ nền, chiều cao tầng, màu sắc của nhà xây trước đó đã được cấp phép. Nếu không tuân thủ, chủ đầu tư sẽ bị phạt hành chính và phải dỡ bỏ công trình…

    Nhà chung cư, nhà tập thể đã quá niên hạn sử dụng hoặc xuống cấp, nằm trong danh mục nhà nguy hiểm, chính quyền phải có kế hoạch di chuyển các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm để tổ chức cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng chung cư mới theo quy hoạch chi tiết…

    Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

    READ MORE

    Quy chế thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng

    Ngày 9/8, tại Quyết định số 131/2007/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt Quy chế thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam. Theo đó, việc thuê tư vấn nước ngoài thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng phải đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, tiết kiệm chi phí và hiệu quả.

     

    Theo Quy chế, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thuê và hình thức thuê tư vấn nước ngoài lập các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn của tỉnh, thành phố. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định thuê và hình thức thuê tư vấn nước ngoài lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

     

    Thuê tư vấn nước ngoài có hai hình thức: thuê chuyên gia và thuê tổ chức.

     

    Chuyên gia tư vấn nước ngoài phải có chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng, có ít nhất 05 năm hành nghề tư vấn xây dựng và đã tham gia hoàn chỉnh ít nhất 03 dịch vụ tư vấn xây dựng cùng loại công việc dự kiến được thuê. Tổ chức tư vấn nước ngoài phải có đăng ký hoạt động, có tư cách pháp nhân, có đủ năng lực về tài chính, có đủ số lượng, chất lượng chuyên gia và đã thực hiện hoàn chỉnh ít nhất 03 dịch vụ tư vấn xây dựng cùng loại với dịch vụ tư vấn dự kiến được thuê với tư cách là nhà thầu chính.

     

    Chi phí thuê tư vấn nước ngoài xác định theo dự toán tháng-người (theo thông lệ quốc tế) hoặc xác định bằng tỷ lệ phần %. Chi phí thuê chuyên gia xác định trên cơ sở số lượng chuyên gia, thời gian làm việc của từng chuyên gia tương ứng với mức tiền lương cơ bản và các khoản chi phí tính theo tiền lương cơ bản của chuyên gia như chi phí xã hội, quản lý, bảo hiểm…

     

    Việc thuê tư vấn nước ngoài phải thông qua hợp đồng tư vấn ký kết giữa chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc cơ quan tổ chức lập đồ án quy hoạch xây dựng với nhà thầu tư vấn. Trong quá trình thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng có liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, nhà thầu tư vấn nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về sử dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng. Trường hợp sử dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn của nước ngoài phải tuân thủ các văn bản hiện hành liên quan.

     

    Nhà thầu tư vấn nước ngoài tuyệt đối không được mua bán thầu dưới mọi hình thức. Quá trình giám sát việc thực hiện hợp đồng, nếu phát hiện có vi phạm các nội dung đã cam kết trong hợp đồng hoặc mua bán thầu thì xử lý theo quy định hiện hành.

     

    Phòng Tư vấn thiết kế Kiến trúc Wedo.,jsc

     

    READ MORE

    Nghị định 17/2006/NÐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

    Nghị định 17/2006/NÐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần

    CHÍNH PHỦ

    Căn cứ vào Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ vào Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Tài chính,

    NGHỊ ĐỊNH

    Điều 1. Phạm vi sửa đổi, bổ sung

    Nghị định này quy định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai (gọi là Nghị định số 181/2004/NĐ-CP), Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (gọi là Nghị định số 182/2004/NĐ-CP); Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (gọi là Nghị định số 197/2004/NĐ-CP), Nghị định số 198/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 12 năm 2004 về thu tiền sử dụng đất (gọi là Nghị định số 198/2004/NĐ-CP), Nghị định số 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 11 năm 2004 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần (gọi là Nghị định số 187/2004/NĐ-CP).

    Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP

    1. Sửa đổi khoản 2 Điều 30 như sau:

    “2. Việc chấp hành tốt pháp luật về đất đai của người xin giao đất, thuê đất đối với trường hợp người xin giao đất, thuê đất đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trước đó để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Trên cơ sở bản tự kê khai của người xin giao đất, thuê đất về tất cả diện tích đất, tình trạng sử dụng đất đã được Nhà nước giao, cho thuê trước đó và tự nhận xét về chấp hành pháp luật về đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất đang làm thủ tục giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất đã giao, đã cho thuê để xác minh mức độ chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất trong quá trình thực hiện các dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

    Trường hợp người xin giao đất, thuê đất là tổ chức kinh tế không thuộc sở hữu nhà nước thì phải kê khai tất cả diện tích đất, tình trạng sử dụng đất mà Nhà nước đã giao, đã cho thuê đối với tổ chức kinh tế đó và các tổ chức kinh tế khác có cùng chủ sở hữu.”

    2. Bổ sung khoản 4 vào Điều 30 như sau:

    “4. Suất đầu tư trên một đơn vị diện tích đất được tính bằng tổng số vốn đầu tư trên đất chia cho tổng diện tích đất của dự án. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương để quy định suất đầu tư tối thiểu trên một đơn vị diện tích đất phù hợp với từng loại dự án và từng địa bàn đầu tư làm căn cứ cho việc thẩm định dự án và thẩm định nhu cầu sử dụng đất của dự án đầu tư.”

    3. Bổ sung điểm đ và điểm e vào khoản 2 Điều 36 như sau:

    “đ) Sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về khoáng sản; sử dụng đất để làm mặt bằng di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo yêu cầu bảo vệ môi trường hoặc theo quy hoạch mà không thể bố trí vào khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

    e) Sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ công cộng bao gồm các công trình giao thông, điện lực, thuỷ lợi, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc, đường ống dẫn xăng dầu, đường ống dẫn khí, giáo dục, đào tạo, văn hoá, khoa học kỹ thuật, y tế, thể dục, thể thao, chợ.”

    4. Sửa đổi khoản 7 Điều 36 như sau:

    “7. Không được chuyển đất đã giao để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, xây dựng khu công nghiệp, làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp sang mục đích xây dựng kinh doanh nhà ở, đất ở, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật Đất đai cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và phù hợp với căn cứ chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Điều 31 của Luật Đất đai.”

    5. Sửa đổi điểm d và bổ sung điểm đ, điểm e, điểm g vào khoản 2 Điều 61 như sau:

    “d) Trường hợp đất đưa ra đấu giá mà không có người tham gia hoặc đấu giá ít nhất là hai lần nhưng không thành hoặc trường hợp chỉ có một nhà đầu tư lập dự án xin giao hoặc thuê một diện tích đất cụ thể để thực hiện dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch;

    đ) Các trường hợp sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, xây dựng nhà ở cho người nghèo và người có thu nhập thấp thuê hoặc mua, xây dựng nhà ở công vụ;

    e) Trường hợp giao đất ở cho cán bộ, công chức chuyển nơi công tác theo quyết định điều động của cơ quan có thẩm quyền.

    g) Đất chưa được bồi thường, giải phóng mặt bằng”.

    6. Sửa đổi khoản 1 Điều 63 như sau:

    “1. Doanh nghiệp nhà nước đang sử dụng đất do Nhà nước giao hoặc cho thuê mà thực hiện cổ phần hoá thì doanh nghiệp cổ phần hoá được quyền lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất.”

    7. Bổ sung khoản 7 vào Điều 84 như sau:

    “7. Đơn vị sự nghiệp kinh tế tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ xây dựng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, nếu được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thì được cho thuê lại đất sau khi đã đầu tư kết cấu hạ tầng.”

    8. Sửa đổi khoản 1 Điều 101 như sau:

    “1. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê được quy định như sau:

    a) Đối với các thành phố, thị xã, các khu đô thị mới của các thành phố, thị xã hoặc các khu đô thị mới được quy hoạch phát triển thành thành phố, thị xã, không cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân dưới hình thức bán nền mà chưa xây dựng nhà ở. Chủ đầu tư được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho tổ chức kinh tế đối với diện tích đất đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng theo dự án được xét duyệt hoặc theo dự án thành phần của dự án đầu tư đã được xét duyệt; tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng nội dung xây dựng và tiến độ ghi trong dự án đó;

    b) Đối với các khu vực khác, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các dự án đầu tư kinh doanh nhà ở được thực hiện như quy định tại điểm a khoản này, trường hợp có dự án đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng khu dân cư thì chủ đầu tư phải hoàn thành đúng với nội dung dự án đã được xét duyệt thì mới được chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng đó cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân.”

    9. Bổ sung Điều 111a như sau:

    “Điều 111a. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với trường hợp được giao đất ở, đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, đất để thực hiện các dự án đầu tư vì mục đích lợi nhuận mà được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

    1. Người được Nhà nước giao đất ở hoặc được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở mà được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

    2. Người được Nhà nước giao đất để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, đất để thực hiện các dự án đầu tư vì mục đích lợi nhuận mà được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với loại đất có mục đích sử dụng tương ứng.

    3. Người được Nhà nước giao đất để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, đất để thực hiện các dự án đầu tư vì mục đích lợi nhuận mà được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với loại đất có mục đích sử dụng tương ứng..

    Trường hợp đang trong thời gian đầu tư xây dựng công trình mà người sử dụng đất không có khả năng tiếp tục thực hiện dự án thì Nhà nước thu hồi đất; tài sản đã đầu tư trên đất được xử lý theo quy định tại Điều 35 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.

    Trường hợp dự án đã hoàn thành giai đoạn xây dựng cơ bản mà nhà đầu tư không có khả năng tiếp tục thực hiện dự án thì được bán tài sản gắn liền với đất; người mua tài sản được tiếp tục thực hiện dự án và phải sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xét duyệt.”

    10. Sửa đổi khoản 1 Điều 119 như sau:

    “1. Hợp đồng hoặc giấy tờ khi người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao theo quy định sau:

    a) Trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao thì phải có xác nhận của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

    b) Trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì phải có chứng nhận của công chứng nhà nước đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất đối với hộ gia đình, cá nhân; phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất cho bên tham gia là hộ gia đình, cá nhân và bên còn lại là tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.”

    11. Sửa đổi khoản 5, khoản 6 Điều 130 như sau:

    “5. Trước khi hết thời gian thông báo ít nhất là hai mươi (20) ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về quyết định thu hồi đất .

    Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xem xét, ký và gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thu hồi đất. Quyết định thu hồi đất phải bao gồm nội dung thu hồi diện tích đất cụ thể đối với từng thửa đất do tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng và nội dung thu hồi đất chung cho tất cả các diện tích đất do hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng.

    Trường hợp trên khu đất thu hồi có diện tích đất do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thì trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định về thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thu hồi diện tích đất cụ thể đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng.

    6. Sau khi có quyết định thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm lập và trình phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng.

    Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xem xét, ký và gửi cho Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định xét duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng.”

    12. Bãi bỏ khoản 3 Điều 149

    13. Sửa đổi khoản 3 Điều 163 như sau:

    “3. Trong thời hạn không quá bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khởi kiện ra Toà án nhân dân hoặc khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    Trường hợp khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng, phải được công bố công khai và gửi cho người khiếu nại, người khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.”

    14. Sửa đổi khoản 3 Điều 164 như sau:

    “3. Trong thời hạn không quá bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân.”

    Điều 3. Sửa đổi Điều 7 của Nghị định số 182/2004/NĐ-CP như sau:

    “7. Hình thức, mức độ xử phạt được xác định căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả của hành vi vi phạm hành chính, nhân thân của người có hành vi vi phạm hành chính, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

    Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được áp dụng theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.”

    Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP

    1. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 3 như sau:

    “b) Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất đã ứng trước tiền để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng thì được trừ số tiền đã bồi thường về đất, hỗ trợ về đất vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước; mức được trừ không vượt quá số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp;”

    2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 9 như sau:

    “1. Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định và công bố; không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng; trường hợp tại thời điểm có quyết định thu hồi đất mà giá này chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giá đất cụ thể cho phù hợp.”

    3. Bổ sung khoản 3 vào Điều 28 như sau:

    “3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất có mức sống thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chí hộ nghèo do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố trong từng thời kỳ thì được hỗ trợ để vượt qua hộ nghèo; mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định nhưng không dưới 3 năm và không quá 10 năm kể từ ngày hoàn thành việc thu hồi đất.”

    4. Sửa đổi Điều 29 như sau:

    “ Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp mà không được Nhà nước bồi thường bằng đất nông nghiệp tương ứng thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo quy định sau đây:

    1. Được giao đất có thu tiền sử dụng đất tại vị trí có thể làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp; mức đất được giao do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào khả năng quỹ đất và mức đất bị thu hồi của từng hộ gia đình, cá nhân để quy định; giá đất được giao bằng giá đất nông nghiệp tương ứng cộng với chi phí đầu tư hạ tầng trên đất nhưng không cao hơn giá đất tại thời điểm thu hồi đất đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định và công bố;

    2. Trường hợp đặc biệt không có đất để bố trí như quy định tại khoản 1 Điều này thì những thành viên trong hộ gia đình còn trong độ tuổi lao động được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; mức hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với thực tế ở địa phương; việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện chủ yếu bằng hình thức học nghề tại các cơ sở dạy nghề.”

    5. Bổ sung khoản 3 vào Điều 36 như sau:

    “3. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở phải tái định cư thì việc bố trí tái định cư phải gắn với tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp theo quy định sau đây:

    a) Nếu là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà không được Nhà nước bồi thường bằng đất nông nghiệp tương ứng với đất nông nghiệp đã bị thu hồi thì việc bố trí tái định cư được gắn với giao đất làm mặt bằng sản xuất, dịch vụ phi nông nghiệp như quy định tại khoản 1 Điều 29 của Nghị định này;

    b) Nếu là hộ gia đình, cá nhân sản xuất, dịch vụ phi nông nghiệp thì việc tái định cư phải gắn với tạo việc làm từ sản xuất, dịch vụ phi nông nghiệp; trường hợp đặc biệt không có đất đủ điều kiện để tái định cư gắn với tạo việc làm từ sản xuất, dịch vụ phi nông nghiệp thì hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Nghị định này.”

    6. Sửa đổi khoản 2 Điều 48 như sau:

    “2. Kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án; mức cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với thực tế ở địa phương và tùy theo quy mô, tính chất, đặc điểm của từng loại dự án; việc chi tiêu, thanh quyết toán được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện khi thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho nhiều dự án trên địa bàn thì có thể cân đối mức kinh phí được trích của từng dự án cho phù hợp với thực tế nhưng phải bảo đảm tổng kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các dự án không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các dự án đó.”

    Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP

    1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

    “2. Giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất theo mục đích sử dụng đất được giao đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định và công bố; trường hợp tại thời điểm giao đất mà giá này chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giá đất cụ thể cho phù hợp.”

    2. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 6 như sau:

    “a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;

    Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao không được công nhận là đất ở hoặc đất nông nghiệp sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp thì thu tiền sử dụng đất bằng chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;”

    3. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 11 như sau:

    “4. Không áp dụng miễn, giảm tiền sử dụng đất trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất; chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, trừ trường hợp khi chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất quy định tại Điều 12 của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP.’’

    4. Bổ sung khoản 4 và khoản 5 vào Điều 15 như sau:

    “4. Hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư nhưng không được công nhận là đất ở hoặc chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này và hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này, nếu chưa đủ khả năng nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước thì được ghi nợ số tiền sử dụng đất phải nộp trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; số tiền sử dụng đất ghi nợ được tính theo giá đất tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Khi hộ gia đình, cá nhân thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất), tặng cho quyền sử dụng đất đối với người ngoài diện thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Luật Đất đai) hoặc được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi thì phải nộp cho Nhà nước số tiền còn nợ. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất có trách nhiệm chỉnh lý xoá số tiền nợ đã ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong các trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã nộp đủ tiền sử dụng đất còn nợ cho Nhà nước.

    Các giao dịch quyền sử dụng đất đối với đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn ghi nợ tiền phải nộp cho Nhà nước đều không có giá trị pháp lý;

    5. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để đầu tư được nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ giao đất ghi trong dự án đầu tư đã được xét duyệt”

    5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 17 như sau:

    “1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà đất đó đã sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu còn nợ tiền sử dụng đất thì được tiếp tục ghi nợ và phải nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều 15 của Nghị định này.”

    Điều 6. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 187/2004/NĐ-CP như sau:

    “b) Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá lựa chọn hình thức giao đất thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá theo giá đất đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định và công bố; nếu giá này chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường tại thời điểm cổ phần hoá thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giá đất cụ thể cho phù hợp. Trình tự và thủ tục giao đất, nộp tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai.”

    Điều 7. Điều khoản thi hành

    Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

    Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

    Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

    READ MORE

    Hà Nội: không cấp phép xây dựng cho lô đất nhỏ hơn 15m2

    UBND TP Hà Nội vừa ban hành quy định mới về cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố. Đây được xem là một trong những giải pháp cơ bản nhằm siết chặt trật tự xây dựng đô thị tại Thủ đô.

    Điều kiện đầu tiên để được cấp phép là lô đất xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt. Ngoài ra, lô đất phải có khoảng cách ly vệ sinh và an toàn cho người sử dụng, không bị úng ngập, ô nhiễm, bảo đảm các quy định về chỉ giới, an toàn công trình lân cận, hành lang bảo vệ đê…

    Đặc biệt, để giảm tình trạng nhà siêu mỏng, siêu nhỏ, những lô đất có diện tích nhỏ hơn 15m2, có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m hoặc những lô đất có kích thước hình học không đủ điều kiện để xây dựng công trình theo quy hoạch (nhiều góc cạnh, tỷ lệ chiều dài, rộng không hợp lý…) thì không được phép xây dựng.

    Đối với công trình nhà ở còn lại sau giải phóng mặt bằng, nếu phù hợp quy hoạch cũng được phép sửa chữa, nâng cấp, cải tạo… Đồng thời, nhà ở, công trình đã có sẵn từ vị trí cách chân đê hiện tại 5m, không ảnh hưởng tới thoát lũ, có giấy tờ hợp pháp cũng được xem xét cấp phép xây dựng.

    Theo quy định mới, khi xin cấp phép người dân cần phải có 12 loại giấy tờ về quyền sở hữu công trình và quyền sử dụng đất, bao gồm: Giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất; GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Quyết định giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở; Giấy tờ thừa kế nhà đất được UBND phường, xã, thị trấn xác nhận không có tranh chấp; Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật; Giấy tờ chuyển nhượng đất đai hoặc mua bán nhà ở có xác nhận của UBND phường…

    Trường hợp không có các loại giấy tờ nêu trên nhưng được UBND quận, huyện xác nhận là không có tranh chấp cũng được xem xét cấp phép. Tuy nhiên, các trường hợp có một trong các loại giấy tờ trên chỉ được xem xét cấp phép xây dựng đến hết 31.12.2007. Từ 1.1.2008, theo các quy định pháp luật về đất đai, người sử dụng đất phải có GCN quyền sử dụng đất mới được xét cấp phép xây dựng.

    Cũng theo quy định mới, có 9 nhóm công trình khi xây dựng không phải xin phép. Đó là công trình thuộc danh mục bí mật Nhà nước; công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp; công trình xây dựng tạm, phục vụ trong thời gian thi công xây dựng công trình chính, bao gồm công trình tạm của chủ đầu tư và của nhà thầu nằm trong sơ đồ tổng mặt bằng công trường đã được phê duyệt; công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt; công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị mới, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500; các công trình sửa chữa, cải tạo bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực; công trình hạ tầng kỹ thuật có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thuộc vùng sâu, vùng xa; nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa, không thuộc đô thị, điểm dân cư tập trung.

    Ngoài 9 nhóm công trình trên, các loại công trình còn lại đều phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công, kể cả công trình đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở.

    Về xử lý các sai phạm, nếu các công trình đã được cấp phép nhưng xây dựng lấn chiếm không gian, xây dựng thêm tầng, xây kín ban công, lô ra thành buồng, phòng, vi phạm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng… đều bị coi là hành vi xây dựng trái phép và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

    Khi khởi công, trong thời hạn 7 ngày, chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản, nộp bản sao giấy phép xây dựng và các giấy tờ khác cho thanh tra xây dựng cấp phường. Kể cả trường hợp được miễn giấy phép, chủ đầu tư cũng phải thông báo và nộp các giấy tờ liên quan.

    Khi phát hiện hành vi vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng trái phép, không phép, sai phép, UBND xã phường phải kịp thời đình chỉ ngay hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt. Trường hợp người được cấp phép xây dựng không chấp hành quyết định xử lý hành chính, vẫn tiếp tục vi phạm, UBND xã, phường phải thông báo ngay cho cơ quan cấp phép để thu hồi giấy phép. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền sẽ không cung cấp các dịch vụ điện, nước… đối với công trình xây dựng sai giấy phép đã được cấp.

    UBND Thành phố cũng đã đưa ra danh mục 24 tuyến đường, phố cần đặc biệt lưu ý khi cấp phép xây dựng cho các công trình tiếp giáp mặt đường, phố. Đó là các tuyến phố thuộc khu trung tâm và một số đường mới mở như: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng Thi; Hàng Bài, Phố Huế, Bạch Mai, Điện Biên Phủ, Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Văn Cao, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Phan Chu Trinh, Bà Triệu. Việc cấp phép cho nhà mặt đường, phố nói trên sẽ do Sở Xây dựng xem xét.

    READ MORE

    Ban hành Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

    Đây là nội dung đáng lưu ý trong Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Chính phủ ban hành ngày 7/2. Cụ thể, cơ quan cấp phép xây dựng có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với nhà riêng lẻ thì thời hạn cấp giấy phép không quá 15 ngày.

    Cấp phép xây dựng chậm gây thiệt hại phải bồi thường

    Nghị định nêu rõ: ”Cơ quan cấp phép cũng có trách nhiệm niêm yết công khai điều kiện, trình tự và các thủ tục cấp giấy phép xây dựng tại trụ sở cơ quan mình. Cung cấp bằng văn bản thông tin liên quan đến cấp phép xây dựng khi có yêu cầu của người xin cấp giấy phép. Thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 7 ngày làm việc, kể từ khi được yêu cầu”.

    Người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép sai hoặc cấp giấy phép chậm.

    Trường hợp do cấp phép chậm mà người xin phép xây dựng khởi công công trình thì người có thẩm quyền cấp phép phải bồi thường thiệt hại cho người xin phép xây dựng khi công trình bị định chỉ xử phạt hành chính hoặc không phù hợp với quy hoạch xây dựng, bị buộc phải dỡ bỏ.

    Cơ quan cấp phép xây dựng có quyền đình chỉ xây dựng công trình khi phát hiện có vi phạm. Trường hợp đã có quyết định đình chỉ xây dựng mà người được cấp phép xây dựng vẫn tiếp tục vi phạm thì thu hồi giấy phép xây dựng và chuyển cho cấp có thẩm quyền xử lý. Đồng thời, cơ quan cấp phép có nghĩa vụ thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện, nước, đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ đối với công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặc công trình xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.

    Cơ quan cấp phép xây dựng không được chỉ định tổ chức, cá nhân thiết kế hoặc lập các đơn vị thiết kế trực thuộc để thực hiện thiết kế cho người xin cấp phép xây dựng

    Quy hoạch ”treo” cũng được cấp phép xây dựng

    Cũng theo Nghị định trên, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, cấu trúc chịu lực và an toàn của công trình; công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các xã vùng xâu vùng xa; nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị; điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt…

    Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã công bố quy hoạch xây dựng được duyệt nhưng chưa thực hiện (quy hoạch ”treo”) thì chỉ được cấp phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch. Trường hợp xin cấp phép xây dựng tạm có thời hạn thì trong đơn xin cấp phép xây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng.

    Chính phủ quy định UBND cấp tỉnh được uỷ quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I theo phân cấp công trình tại Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng (vừa ban hành cuối tháng 12/2004); công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hoá; công trình tượng đài; quảng cáo, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến đường phố chính đô thị do UBND cấp tỉnh quy định.

    UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do huyện quản lý. UBND cấp xã cấp giấy phép nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính xã quản lý theo quy định của UBND cấp huyện.

    Nghị định trên hướng dẫn Luật Xây dựng, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo, thay thế cho các quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.

    READ MORE

    Thiết kế nhà ở riêng lẻ được quy định như thế nào?

    Bạn Phan Văn An – Nghệ An hỏi:

    Thiết kế nhà ở riêng lẻ được quy định như thế nào? Tại sao phải thực hiện giám sát tác giả thiết kế? Ai là người giám sát tác giả? Giám sát tác giả thiết kế khác với giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư như thế nào? Trường hợp nhà thầu thiết kế ở xa công trình có thể nhờ tổ chức tư vấn tư vấn khác giám sát tác giả thay được không?

    WEDO xin được phúc đáp!

    – Thiết kế nhà ở riêng lẻ được quy định như thế nào?

    Theo khoản 3 điều 56 của Luật Xây dựng, nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250m2, xây từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở trong các khu di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hoá phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện thiết kế xây dựng. Nếu nhà ở có quy mô nhỏ hơn và nằm ngoài khu vực như nêu ở trên thì cá nhân, hộ gia đình có thể tự tổ chức thiết kế nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình đến môi trường và an toàn đối với các công trình lân cận. Nếu là tổ chức thiết kế thì trong bản vẽ phải có dấu của tổ chức và chữ ký của người tham gia thiết kế theo quy định. Nếu là cá nhân hành nghề độc lập thiết kế thì trong bản vẽ phải có chữ ký của thiết kế theo mẫu chữ ký khi đăng ký kinh doanh.

    nha-lo-pho-4

    – Tại sao phải thực hiện giám sát tác giả thiết kế? Ai là người giám sát tác giả

    Theo điều 3 của Luật Xây dựng, giám sát tác giả là hoạt hoạt động giám sát của người thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhằm đảm bảo việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế được duyệt. Như vậy, giám sát tác giả là trách nhiệm của tư vấn thiết kế và thực hiện trong giai đoạn thi công. Tác giả thiết kế xây dựng công trình là người giám sát tác giả.

    – Giám sát tác giả thiết kế khác với giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư như thế nào? Trường hợp nhà thầu thiết kế ở xa công trình có thể nhờ tổ chức tư vấn tư vấn khác giám sát tác giả thay được không?

    + Giám sát tác giả thiết kế và giám sát thi công xây dựng công trình khác nhau về thời gian, nội dung thực hiện và trách nhiệm. Cụ thể đối với giám sát tác giả không yêu cầu thường xuyên có mặt tại công trình, chỉ xem xét thi công có đúng thiết kế không và chỉ chịu trách nhiệm khi có sự cố do lỗi của thiết kế. Giám sát thi công phải có mặt thường xuyên tại công trình, nội dung công việc là phải kiểm tra toàn diện các mặt về các quy định của pháp luật như điều kiện khởi công, năng lực nhà thầu, chứng chỉ vật liệu và giám sát chất lượng thi công, lắp đặt, vật tư vật liệu … Giám sát thi công chịu trách nhiệm toàn diện theo hợp đồng về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

    + Theo khoản 1 điều 22 của Nghị định 209/CP, nhà thầu thiết kế cử người đủ năng lực để thiết thực hiện giám sát tác giả. Vì vây, không thể nhờ tổ chức tư vấn khác giám sát tác giả thay cho nhà thầu thiết kế được. Trường hợp nhà thầu thiết kế ở xa công trình và không có khả năng thực hiện giám sát tác giả thì không nên nhận thầu thiết kế công trình đó.

    READ MORE