Skip to Content

Blog Archives

Ngũ hành

Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy . Năm trạng thái này, gọi Ngũ hành, không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật.

Mộc

Chỉ mùa xuân, sự tăng trưởng và đời sống cây cỏ. Thuộc khí Âm: Mộc mềm và dễ uốn; thuộc khí Dương: Mộc rắn như thân sồi. Dùng với mục đích lành, Mộc là cây gậy chống; với mục đích dữ, Mộc là ngọn giáo. Cây tre ở Trung Quốc được ca ngợi về khả năng mềm dẻo trước gió nhưng lại được dùng làm giàn giáo. Được nhìn dưới hình tượng cây, năng lượng của Mộc có tính sinh sôi nẩy nở, nuôi dưỡng và mềm dẻo.

Tính cách người thuộc hành này

Người mạng Mộc có tinh thần vì tha nhân và năng nổ. Là người nhiều ý tưởng, tính cách hướng ngoại của họ được nhiều người thương, giúp. Họ tưởng tượng nhiều hơn thực sự gắn bó với kế hoạch.

Tích cực – có bản tính nghệ sĩ, làm việc nhiệt thành.

Tiêu cực – thiếu kiên nhẫn, dễ nổi giận, thường bỏ ngang công việc.

Vạn vật thuộc hành này:

Các loài thảo mộc, đồ đạc bằng gỗ, giấy, màu xanh lục, cột trụ, sự trang hoàng, tranh phong cảnh.

Hỏa

Chỉ mùa hè, lửa và sức nóng. Có thể đem lại ánh sáng, hơi ấm và hạnh phúc, hoặc có thể tuôn trào, bùng nổ và sự bạo tàn. Ở khía cạnh tích cực, Hỏa tiêu biểu cho danh dự và sự công bằng; ở khía cạnh tiêu cực, Hỏa tượng trưng cho tính gây hấn và chiến tranh.

Tính cách người thuộc hành này

Người mạng Hỏa yêu thích hành động và thường nắm vai trò lãnh đạo. Họ lôi kéo người khác, thường là vào rắc rối, vì họ không ưa luật lệ và bất chấp hậu quả.

Tích cực – người có óc canh tân, khôi hài và đam mê.

Tiêu cực – nóng vội, lợi dụng người khác và không mấy quan tâm đến cảm xúc.

Vạn vật thuộc hành này:

Hình tượng mặt trời, nến đèn các loại tam giác, màu đỏ, vật dụng thủ công, tranh ảnh về mặt trời / lửa.

Thổ

Chỉ về môi trường ươm trồng, nuôi dưỡng và phát triển, nơi ‘sinh ký tử quy’ của mọi sinh vật. Thổ nuôi dưỡng, hỗ trợ và tương tác với từng Hành khác. Khi tích cực, Thổ biểu thị lòng công bằng, trí khôn ngoan và bản năng; khi tiêu cực, Thổ tạo ra sự ngột ngạt hoặc biểu thị tính hay lo về những khó khăn không tồn tại.

Tính cách người thụôc hành này

Người mạng Thổ có tính tương trợ và trung thành. Vì thực tế và kiên trì, họ là chỗ dựa vững chắc trong cơn khủng hoảng. Không những không bị thúc ép bất cứ điều gì nhưng họ lại rất bền bỉ khi giúp người khác. Do kiên nhẫn và vững vàng, họ có một sức mạnh nội tâm.

Tích cực – trung thành, nhẫn nại và có thể cậy dựa.

Tiêu cực – thành kiến và có khuynh hướng “bới lông tìm vết”.

Van vật thuộc hành này:

Đất sét, gạch, sành sứ, bê tông, đá, hình vuông, màu vàng, cam, nâu.

vat-lieu-ngu-hanh-1

Kim

Chỉ về mùa thu và sức mạnh. Đại diện cho thể rắn và khả năng chứa đựng. Mặt khác, Kim còn là vật dẫn. Khi tích cực, Kim là sự truyền đạt thông tin, ý tưởng sắc sảo và sự công minh; khi tiêu cực, Kim có thể là sự hủy hoại, là hiểm họa và phiền muộn. Kim có thể là một món hàng xinh xắn và quý giá mà cũng có thể là đao kiếm.

Tính cách người thuộc hành này

Người mạng Kim có tính độc đoán và cương quyết. Họ dốc lòng dốc sức theo đuổi cao vọng. Là những nhà tổ chức giỏi, họ độc lập và vui sướng với thành quả riêng của họ. Tin vào khả năng bản thân nên họ kém linh động mặc dù họ tăng tiến là nhờ vào sự thay đổi. Đây là loại người nghiêm túc và không dễ nhận sự giúp đỡ.

Tích cực – mạnh mẽ, có trực giác và lôi cuốn

Tiêu cực – cứng nhắc, sầu muộn và nghiêm nghị

Vạn vật thuộc hành này:

Tất cả các kim loại, hình dáng tròn bầu, mái vòm, vật dụng kim khí, cửa và bậc cửa, đồ dùng nhà bếp, màu trắng, xám, bạc và vàng ươm, tiền đồng Đồng hồ.

Thủy

Chỉ về mùa đông và nước nói chung, cơn mưa lất phất hay mưa bão. Chỉ bản ngã, nghệ thuật và vẻ đẹp, Thủy có liên quan đến mọi thứ. Khi tích cực, Thủy thể hiện tính nuôi dưỡng, hỗ trợ một cách hiểu biết; khi tiêu cực, Thủy biểu hiện ở sự hao mòn và kiệt quệ. Kết hợp với cảm xúc, Thủy gợi cho thấy nỗi sợ hãi, sự lo lắng và stress.

Tính cách người thuộc hành này

Người mạng Thủy giao tiếp tốt. Họ có khiếu ngoại giao và tài thuyết phục. Do nhạy cảm với tâm trạng người khác, họ sẵn sàng lắng nghe. Có trực giác tốt và giỏi thương lượng. Uyển chuyển và dễ thích nghi, họ nhìn sự vật theo quan điểm tổng thể.

Vạn vật thụôc hành này:

Sông suối, ao hồ, màu xanh dương và màu đen, gương soi và kính, các đường uốn khúc, đài phun nước.

READ MORE

Ngũ hành cho không gian chức năng

Trong nhà đều mang một (hoặc nhiều) đặc trưng ngũ hành. Nắm được tính chất ngũ hành của các không gian chính sẽ giúp việc bố trí nội thất hài hòa hơn.

Phòng khách: hành Thổ, tính trung hòa, cộng thêm với không gian tiền sảnh có thể mang đặc trưng Thổ hoặc Kim (nếu có vòm tròn).

– Phòng sinh hoạt gia đình: thuộc Thổ và một phần Mộc (nếu như tính chất sinh hoạt là uống trà, nơi đọc sách hoặc trò chuyện). Nếu bạn bố trí thêm chỗ xem TV hoặc các thiết bị nghe nhìn khác… thì tính chất là Thổ cộng Kim. Khi phòng này có bàn thờ thì bổ sung thêm hành Hỏa, tương tự với phòng thờ cũng thuộc hành Hỏa.

– Phòng ăn: Khi chỗ ăn cạnh bếp thì tính Hỏa tăng, ngược lại phòng ăn mang tính Mộc là chính. Nếu có thêm thiết bị nghe nhìn hoặc kết hợp bếp kiểu công nghiệp đơn giản thì hành Kim sẽ xen vào.

noi-that-phong-khach-nha-chung-cu-1

– Gian bếp: đặc trưng hành Hỏa. Nếu bạn nấu bếp theo kiểu truyền thống dùng bếp lò, than, củi… càng nhiều thì tính Hỏa càng tăng. Ngược lại, nếu bếp mang tính công nghiệp, gọn nhẹ và thiết bị tối tân như lò vi ba, bếp điện… thì thêm tính Kim. Nếu bếp có kết hợp chỗ ăn thì bổ sung hành Mộc.

– Phòng làm việc: Chủ yếu là hành Kim (nơi tư duy, có nhiều thiết bị, dụng cụ…) và thêm hành Thổ hoặc Mộc tùy trường hợp. Ví dụ phòng làm việc kết hợp thư viện, tủ sách nhiều thì tăng Mộc, có chỗ tiếp khách thì thêm Thổ.

– Phòng ngủ: Đây là không gian đặc trưng của hành Mộc. Tùy theo tính chất trang trí và vật dụng mà sẽ thêm hành khác. Ví dụ như trong phòng ngủ có bàn làm việc thì hành Kim xuất hiện, có hồ cá, cây cảnh thì thêm hành Thủy…

– Giếng trời: Tuy không phải là không gian để ở nhưng giếng trời đóng vai trò quan trọng để cân bằng và nối tiếp khí trong nhà. Đặc trưng ngũ hành của giếng trời là hành Thổ (nhất là giếng trời có hình vuông) nhưng cũng có thêm tính Mộc (giếng trời hình ống dài và có trồng cây) hoặc hành Thủy (có hồ hoặc thác nước nhân tạo).

READ MORE

Chọn màu sắc nào cho căn nhà để sống tốt?

Theo quan niệm xưa thì màu sắc dùng để điều chỉnh khí trong nhà hay tại văn phòng. Các tài liệu về phong thủy khuyên người ta nên dùng màu sắc phù hợp với cửa trong bát quái. Theo tác giả Phạm Cao Hoàn, ngũ hành tương ứng với màu sắc của nó trong từng cung.

chon-mau-son-nha-1

Khi so màu với bát quát thì gia đình là mộc, màu xanh tài lộc là một phần xanh lá, một phần đỏ. Danh tiếng là hỏa hay màu đỏ; Hôn nhân là một phần đỏ và  trắng, Trẻ con (tử tức) là kim hay trắng; Quý nhân phù trợ là một phần trắng và đen; Nghề nghiệp là thủy hay đen; Tri thức là một phần đen và xanh lá, còn trung tâm là thổ hay vàng. Như vậy, một người hay một việc muốn được nhìn nhận rộng rãi hơn nữa thì đặt màu đỏ vào cửa danh phận. Còn như nếu gia đình không hòa hợp thì nên trồng cây xanh trong cung gia đình.

Chọn màu sắc theo cách này, như lược đồ ngũ hành thì màu đỏ và màu xanh mang về thêm tài lộc; Xanh lá, đỏ và vàng giúp cho danh phận; Đỏ và trắng cho hôn nhân; Vàng, trắng và đen cho trẻ con; Đen và trắng là quý nhân giúp sức; Trắng, đen và xanh lá cho nghề nghiệp; Đen và xanh lá tăng thêm trí thức; Đen, xanh lá và đỏ giúp ích cho phần gia đình. Vì thế nếu gặp cảnh xào xáo thì nên dùng màu đen hay đỏ trong cung gia đình, và nếu muốn có danh vọng nên dùng xanh và vàng trong cung danh phận.

READ MORE

Vật liệu xây dựng theo ngũ hành

Vật liệu xây dựng có khả năng ảnh hưởng đến con người qua các giác quan. Chẳng hạn màu sắc tác động lên thị giác, các bề mặt vật liệu lại tác động lên khứu giác… Do đó, sự an lành của gia chủ cũng phụ thuộc vào vật liệu xây dựng.

Lựa chọn vật liệu xây dựng đúng cách và phù hợp sẽ phần nào làm cuộc sống của gia đình bạn trở nên tốt đẹp hơn vì nhìn ở một khía cạnh phong thủy thì luôn có sự tương quan giữa mạng và tuổi của gia chủ với tính của vật liệu

Lựa chọn và sử dụng vật liệu phù hợp với mục đích cũng như vị trí sẽ giúp không gian sống của bạn trở nên hoàn hảo hơn.

quay-bar-tai-nha-anh-nho-1

Tác động của các loại vật liệu lên cuộc sống

Mỗi loại vật liệu xung quanh cuộc sống của chúng ta đều chưa đựng một năng lượng riêng. Thuật phong thủy quan niệm mọi vật chất đều mang những tính chất của ngũ hành. Chúng ảnh hưởng tới khí của khu vực chúng ta đang sống.

Những vật liệu có bề mặt sáng bóng như nhôm, kính mang tính dương, giúp khí di chuyển nhanh hơn. Ngược lại, bề mặt nhám, thô, sậm lại có tác dụng làm chậm dòng khí. Do vậy, đối với khu vực cần sự năng động như phòng làm việc, phòng khách, sử dụng chất liệu hiện đại như nhôm, inox… mang tính dương là sự lựa chọn phù hợp.

Với những căn phòng hay khu vực cần tới sự yên tĩnh, thư thái như phòng ngủ, phòng giải trí, nên sử dụng các vật liệu mang tính âm, xuất xứ từ thiên nhiên như gỗ, mây, tre, lục bình… Những vật liệu này sẽ cho bạn cảm giác tĩnh tâm, yên bình và tốt cho sức khỏe.

Một vài cách lựa chọn vật liệu theo ngũ hành

Gỗ thuộc hành Mộc. Các loại gỗ có bề mặt nhẵn bóng sẽ giúp khí lưu chuyển nhanh, nên dùng lát sàn nhà. Các loại đá ốp tường thuộc hành Thổ. Chúng mang lại cảm giác vững chắc, thích hợp để lát cầu thang, mặt bếp nấu. Thép, inox có bề mặt bóng sẽ làm tăng tốc độ lưu chuyển khí. Nên dùng kim loại cho khu vực ứ đọng như bếp hoặc nhà tắm.

READ MORE

Ngũ hành của giếng trời

Trong khoa học phong thủy, nếu biết khéo léo vận dụng ngũ hành cho không gian giếng trời, sẽ đem lại sự hài hòa và cân bằng về trường khí cho nội thất.

Với vai trò phân bố ánh sáng và thông thoáng cho nhà, giếng trời thường được bố trí tại trung tâm của mặt bằng nhà (trung cung). Đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.

gieng troi 1

Bốn hành còn lại trong ngũ hành đều lấy Thổ làm cầu nối để tăng giảm, qua lại tương tác với nhau thông qua vật liệu, màu sắc, đường nét của những không gian trống mà giếng trời là đặc trưng. Từ đó, các bố trí nội thất sẽ cân nhắc tính chất Ngũ hành để điều chỉnh cho hài hòa. Ví dụ như một cầu thang lượn có hồ nước đặt dưới gầm là dạng Thủy vượng, sẽ khó sử dụng và gây ẩm thấp. Còn nếu đặt hồ nước ấy trong giếng trời, cho nước chảy trên tường, có ánh sáng trực tiếp chiếu xuống thì Thổ sẽ khắc Thủy vượng, Dương sẽ bù âm, giảm được tủ đọng tối tăm, tăng sự mát mẻ cho không gian.

Gặp dạng nhà mặt bằng méo mó, giếng trời nên đặt vào các góc méo theo dạng hành Hỏa (góc nhọn) để trả lại hình vuông vức cho nội thất (Hỏa sinh Thổ). Khi cần tiết kiệm diện tích, giếng trời có thể kết hợp với ô trống giữa hoặc bên cạnh cầu thang. Cách làm này tất nhiên không thông thoáng trực tiếp bằng giếng trời độc lập, nhưng khi trên nóc thang có cửa trời dạng chéo (Hỏa sinh Thổ) thì khả năng luân chuyển nội khí vẫn tốt và có thể trang trí vách cầu thang thành một trục nhấn toàn nhà.

Trường hợp nhà có cầu thang đi về một bên và đổi tầng, hoặc dạng cầu thang lệch tầng sẽ tạo thành dạng giếng trời xiên (cũng thuộc hành Hỏa) thuận tiện về giao thông và tầm nhìn, thông thoáng cũng tốt hơn.

Bố trí Ngũ hành cho giếng trời cần quan sát không gian bên cạnh là không gian gì, có đặc tính Ngũ hành nào để điều chỉnh và dùng chất liệu cho phù hợp.

gieng troi3

Với những nhà thấp tầng hoặc chủ nhà không muốn đặt phòng thờ trên lầu cao thì giếng trời có mái là nơi phù hợp nhất để đặt phòng thờ, vừa tiện việc hương khói mỗi ngày (thoát hơi nóng dễ dàng) vừa không bị các không gian khác ở phía trên tác động xuống bàn thờ bên dưới. Đặc tính Thổ của giếng trời còn giúp phòng khách (cũng thuộc Thổ) có thể mở rộng sinh hoạt sang khoảng trống này, nhất là đối với nhà trệt hoặc biệt thự.

Nếu giếng trời bên cạnh phòng ăn (thuộc Mộc), thì có thể dùng cây cảnh, suối nước để có Mộc và Thủy tương sinh. Nếu mở giếng trời thông thoáng cho phần bếp thì nên bố trí theo dạng ống hút thẳng đứng (Mộc sinh Hỏa) nhưng trên đỉnh phải có mái che tránh mưa tạt. Có thể dùng mái bằng gắn kính lấy sáng hoặc mái dốc nghiêng (Hỏa) để tạo hiệu ứng ống khói hút nhiệt lên cao, không lan tỏa khói mùi sang các phòng khác.

Khi giếng trời kế bên phòng ngủ thì cách bài trí lại thiên về tính Thủy và Mộc bằng cách tạo trang trí nhẹ nhàng, màu tươi sáng. Những giếng trời để trơ trọi hoặc bọc khung sắt quá dày luôn không tốt bằng những giếng trời để thoáng có vật liệu gần gũi với thiên nhiên (Thổ, Mộc hoặc Thủy) và khung hoa sắt bảo vệ vừa đủ, có đường nét tạo hình sinh động cũng như biến giếng trời thành điểm nhấn nổi bật cho nội thất.

READ MORE