Skip to Content

Blog Archives

Share House LT Josai – KTS Naruse Inokuma

Mô hình “ngôi nhà chung” này là sản phẩm thiết kế của công ty kiến trúc Nhật Bản Naruse Inokuma. Sống trong ngôi nhà, các nhóm thành viên cùng chia sẻ không gian bếp, phòng ăn, phòng nghỉ ngơi thư giãn. Điều này nhằm khuyến khích sự tương tác giữa các cư dân trong nhà, tạo nên một cộng đồng nhỏ gắn kết.

Share House- KTS Naruse Inokuma

Share House- KTS Naruse Inokuma

Ngôi nhà được xây dựng hoàn toàn dựa trên những tài sản hiện có, theo nhu cầu mỗi cá nhân và nguyên tắc xây dựng cộng đồng “để những người mới đến tiếp tục hoàn thiện ngôi nhà, tiếp tục chia sẻ không gian một cách tự nhiên”.

Ngôi nhà được tạo ra theo nguyên tắc xây dựng cộng đồng

Ngôi nhà được tạo ra theo “nguyên tắc xây dựng cộng đồng”

Các phòng ngủ với kích thước tương tự nhau được bố trí xung quanh 3 tầng nhà, ở giữa là khoảng không gian mở trên tầng 2, phòng khách, phòng ăn và nhà bếp.

Khoảng không gian mở trên tầng 2

Khoảng không gian mở trên tầng 2

Những không gian chung và riêng đã được nghiên cứu để tương thích với nhau thông qua việc bố trí các phòng cá nhân, các không gian đa chức năng trong tổng thể không gian 3 chiều của căn nhà. Tất cả đã mang lại một cảm nhận khác biệt về sự thoải mái có được trong việc cùng nhau chia sẻ các không gian.

Không gian được tạo ra nhằm khuyến khích sự chia sẻ của các thành viên

Không gian được tạo ra nhằm khuyến khích sự chia sẻ của các thành viên

Bàn bếp nằm gần lối vào đủ rộng cho nhiều người, trong khi kệ bếp, phòng khách và không gian trải thảm trên tầng 2 lại được thiết kế để phục vụ những nhóm nhỏ hơn.

Bàn bếp nằm gần lối vào đủ rộng cho nhiều người

Bàn bếp nằm gần lối vào đủ rộng cho nhiều người

13 phòng ngủ đều có diện tích 7,2m2 và tổng diện tích sàn bình quân mỗi người là 23m2- đây là thông số được nhóm kiến trúc sư đưa ra dựa trên chỉ tiêu diện tích dành cho các căn hộ một phòng trên thế giới.

Đây là dự án tương đối mới lạ trong ngành công nghiệp kiến trúc

Đây là dự án tương đối mới lạ trong ngành công nghiệp kiến trúc

Đây là một dự án nhà ở đặc biệt, tương đối mới lạ trong ngành công nghiệp kiến trúc. Mô hình nhà ở này phản ánh phong cách sống đang ngày càng trở nên phổ biến ở Nhật Bản. Sống trong ngôi nhà này, mỗi thành viên phải chia sẻ cùng nhau hệ thống kỹ thuật cũng như một số không gian chung.

Điều tạo nên sự khác biệt so với một căn hộ thông thường, đó là các thành viên ở đây không phải là những người trong cùng một gia đình mà họ là những con người hoàn toàn xa lạ. Những giải pháp đặc biệt trong thiết kế cũng như quản lý sẽ giúp các thành viên có thể tự nhiên chia sẻ và hoàn thiện ngôi nhà chung của mình.

Một số hình ảnh khác của công trình

 

Phòng ngủ nhỏ nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi

Phòng ngủ nhỏ nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi

 

Mặt bằng tầng 1

Mặt bằng tầng 1

 

Mặt bằng tầng 2

Mặt bằng tầng 2

Mặt bằng tầng 3

Mặt bằng tầng 3

 

 

 

 

 

 

READ MORE

Nhà ở gia đình (7,2x14m) – Ông Phạm Thanh Trường ,Từ Liêm, Hà Nội

Ngôi nhà được thiết kế theo phong cách hiện đại với những mảng kính lớn và tổ hợp hình khổi khỏe khoắn. Những diện tường đan xen làm điểm nhấn đồng thời khiến cho mặt đứng công trình trở nên sinh động.

READ MORE

Nhà ở gia đình 5×16,5m – ông Đặng Bá Hoài – Đà Nẵng

Tên dự án: Nhà ở gia đình (5×16..5m)

Chủ đầu tư: Ông Đặng Bá Hoài

Địa điểm xây dựng: Lô 11, khu dân cư số 5, Nguyễn Tri Phương, Hải Châu, Đà Nẵng

Diện tích xây dựng: 82,5 m2.

Số tầng cao công trình: 4 tầng

Năm hoàn thành: 2008.

01-Phoi-canh-nha-dan

Ảnh 1: Phối cảnh tổng thể công trình

mat-bang-tang-1-5x16,5m

Ảnh 2: Mặt bằng tầng 1

mat-bang-tang-2,3-5x16,5m

Ảnh 3: Mặt bằng tầng 2+3

mat-bang-tang-4-5x16,5m

Ảnh 4: Mặt bằng tầng 4

 

READ MORE

Nhà ở gia đình- ông Đinh Công Quyết, Thanh Nhàn, Hà Nội

Tên dự án: Nhà ở gia đình

Chủ đầu tư: Ông Đinh Công Quyết

Địa điểm xây dựng: Số 72, phố Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Diện tích xây dựng: 16  m2.

Số tầng cao công trình: 7  tầng

Năm hoàn thành: 2012.

00ong quyet PA 02

Ảnh 1: Phối cảnh công trình góc 1

Công trình được xây dựng trên khu đất hình tam giác chỉ vỏn vẹn 16m2.  Khó có thể tưởng tượng 1 căn nhà “siêu méo” với diện tích nhỏ như vậy lại có đầy đủ mọi tiện nghi sinh hoạt cho cả một gia đình.  Tuy nhiên, dưới sự biến hóa của những kiến trúc sư, ngôi nhà đặc biệt  này lại trở nên thật tinh tế và hợp lý.  Toàn bộ 4 tầng dưới của căn nhà đều được sử dụng cho mục đích kinh doanh. Các không gian sinh hoạt của gia đình được đưa lên 3 tầng trên cùng. Không gian bếp, ăn được bố trí trên tầng 7, liên hệ trực tiếp với một khoảng sân vườn nho nhỏ, mang thiên nhiên lại gần hơn với người sử dụng.

02-mat bang tang 1

Ảnh 2:  Mặt bằng tầng 1

03-mat bang tang 2456

Ảnh 3: Mặt bằng tầng 2+4+5+6

04-mat bang tang 3+7

Ảnh 4: Mặt bằng tầng 3+7.

Để tận dụng tối đa khoảng không gian chật hẹp của công trình, việc lựa chọn các trang thiết bị nội thất là một bước vô cùng quan trọng. Sau đây là một số hình ảnh minh họa gợi ý cách bố trí đồ đạc cho căn hộ xinh xắn này:

vd1 phong khach

Ảnh 05: Những bộ sofa xinh xắn với màu sắc tươi sáng sẽ giúp bạn quên đi cảm giác chật chột của căn phòng.

Chỉ gói gọn trong 4m2, bộ đồ nội thất “4trong 1” trên đây giúp bạn có thể bài trí một phòng khách, phòng làm việc, phòng ăn và một phòng ngủ tiện nghi không kém gì những ngôi nhà rộng rãi khác.

vd3 phong ngu

Ảnh 06: Những đồ nội thất đa chức năng luôn là lựa chọn hàng đầu cho những ngôi nhà nhỏ.

Việc lựa chọn những đồ nội thất thông minh sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể diện tích không gian của căn hộ. Một chiếc giường đôi lúc sẽ là nơi cất giữ được vô số quần áo, các vật dụng cần thiết khác. Thậm chí còn có thể tận dụng bên dưới góc  làm việc xinh xắn để bố trí một “chiếc giường bí mật”- có khả năng thu gọn mỗi khi không dùng đến.

READ MORE