Skip to Content

Blog Archives

5 Ý TƯỞNG CHO PHÒNG TẮM NHỎ

Tạo sự thu hút về thị giác

Chúng ta có thể khắc phục những phòng tắm nhỏ hẹp bằng cách chuyển sự tập trung thị giác vào những chi tiết design tinh tế và lạ mắt. Trong thiết kế sau, các kiến trúc sư đã sử dụng mảng tường màu tối, giấu đi các hệ tủ để đồ, thay thế bằng các bức tranh vui nhộn khiến không gian phòng tắm  trở nên sinh động, giúp người dùng quên đi cảm giác chật chội.

01

Sử dụng những mảng màu tươi sáng.

Phòng tắm của bạn thiếu ánh sáng tự nhiên? Tất cả những gì bạn cần làm là tạo ra những mảng màu tươi sáng tương phản với gạch lát sàn màu trắng để không gian của bạn trở nên dễ chịu ngay cả trong mọi hoàn cảnh.

02

Thủ pháp “càng ít càng nhiều”

Dù chỉ vỏn vẹn có 3m2, nhưng phòng tắm này vẫn thật ấn tượng với mảng tường màu xanh coban, cùng với chiếc đèn chùm cổ điển xinh xắn. Tất cả những gì bạn có thể cảm nhận là sự sạch sẽ, đơn giản và phong cách.

03

Chọn gạch lát sàn hợp lý

Trong mẫu thiết kế dưới đây, người kiến trúc sư đã rất khéo léo khi lựa chọn gạch lát có họa tiết giỏ đan, với tông màu đen trắng đối lập, làm cho không gian phòng tắm như rộng hơn về mặt thị giác.

04

Sử dụng tông màu trắng

05

Một giải pháp đơn giản mà nhiều người hay sử dụng đó là lựa chọn màu trắng cho tối đa các thiết bị để ánh sáng từ bên ngoài có thể phản xạ và khúc xạ tốt nhất vào bên trong, làm “bừng sáng” những không gian nhỏ hẹp.

 

READ MORE

Các sự cố thường gặp khi sơn tường

Có rất nhiều sự cố có thể xẩy ra với màng sơn. Nó mịn màng như da cô gái trẻ hay nhăn nheo như da bà lão, đừng vội cho rằng sơn tốt hay xấu là quyết định hết. Nếu bạn đã lựa chọn loại sơn đắt tiền, phẩm chất tốt, bạn cũng chớ bỏ qua việc tìm hiểu những sự cố thường gặp.

READ MORE

Mẫu tủ âm tường

Tủ âm tường là giải pháp tiết kiệm tối ưu cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ.

READ MORE

Mẫu phòng tắm nhà đẹp

Đây là phần giới thiệu tóm tắt về thư viện mẫu phòng tắm đẹp

READ MORE

Kinh nghiệm bố trí nội thất từ xa xưa: Giúp bạn khi làm nhà

Một trong những tri thức con người có sớm nhất chính là khả năng nhận biết phương hướng, trái phải, trước sau. Từ điều kiện khí hậu cụ thể của nước ta là gió mát và lành ở hướng đông-nam, nam, gió lạnh từ đông-bắc, nắng gắt từ tây và tây-bắc… thì những kinh nghiệm truyền lại luôn nhắc nhở rằng khi xây cất nhà cửa gia chủ cần coi trọng phương vị để tránh dữ đón tốt.

Cụ thể như việc xoay hướng nhà về các phía lân cận nam để nhận gió mát, trồng cây cao lá dày ở phía bắc và đông- bắc để che gió lạnh mùa đông… đều giúp cho người cư ngụ có một môi trường sống tốt nhất trong điều kiện có thể. Ðối với người Việt Nam, ngôi nhà không chỉ đơn thuần là nơi trú ngụ mà đó còn thực sự là tổ ấm đối với mỗi con người, là nơi ta cảm thấy thoải mái, tự tin, giúp ta lấy lại sự bình yên sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi ở bên ngoài.

Xin giới thiệu một số điều mang tính tham khảo về việc ứng dụng phong thủy trong việc xây dựng nhà.

Hướng nhà

Việc chú ý bên trái, bên phải cũng là cách chọn phương vị sao cho thuận lợi, xuất phát từ quan niệm xem ngôi nhà cũng như cơ thể người ta, đa phần mọi người thuận tay phải cho các hoạt động, trong khi trái tim nằm bên trái cần che chở, do vậy người xưa quan niệm ngôi nhà phần bên trái thuộc Long (tính theo chiều người đứng bên trong nhà nhìn ra ngoài) nếu quay về hướng nam thì bên trái là Mộc, màu xanh nên gọi là Thanh Long, cần đầy đặn sáng sủa.

Phía bên phải là phương tây, màu trắng, hành Kim gọi là Bạch Hổ, không được lấn át Thanh Long. Sau lưng là hướng bắc, thuộc Thủy, màu đen gọi là Huyền Vũ, cần cao dày làm chỗ dựa. Trước mặt là hướng nam, thuộc Hỏa, màu đỏ, gọi là Chu Tước nên thoáng đãng sáng tươi. Những vật biểu tượng này nói lên thế giới quan, vũ trụ quan của người xưa khi nhìn các chòm sao thiên văn và suy lý từ các hiện tượng tự nhiên để hình thành nên khoa phong thủy Ðông phương.

Sắp xếp các khu vực sinh hoạt

Ngay cả khi không chọn được nhà ở hướng nam thì khi sắp xếp phòng ốc vẫn nên chú ý các hướng cát – hung để những không gian cần bảo vệ, cần được giảm tác động xấu (như phòng ngủ) được nằm về phương vị tốt. Ngược lại, những vị trí ít sử dụng (như nhà kho, hành lang) hoặc phòng vệ sinh thì có thể nằm về các phương vị xấu để hóa giải theo cách hung gặp hung hóa cát, dùng những không gian phụ làm lớp đệm ngăn cách cho không gian chính .

Vị trí của bếp trong nhà là nằm về cuối hướng gió chủ đạo, nên gần cửa sổ (tốt nhất là cửa trên cao) để thoát hơi nóng, thoát mùi nấu nướng, nhưng đồng thời cũng tránh trực diện cửa đi hay cửa sổ để phòng gió thổi tạt lửa.

Khi bắt đầu bố trí nội thất nhà ở, mỗi gia chủ đều có những sở thích, nhu cầu riêng cần phải dung hòa giữa điều kiện sẵn có và khả năng mong muốn để chọn lựa trong hoàn cảnh của mình.

1a(1)

Sự phân chia phương vị cát hung cần căn cứ theo hướng khí hậu, hướng mệnh trạch mà sắp xếp,trong đó phần bếp luôn là “tọa hung hướng cát” tức là đặt bếp dựa vào hướng xấu mà xoay miệng bếp về hướng tốt. Cũng nên lưu ý hướng bếp là hướng của mặt trước bếp chứ không phải là hướng nhìn của người đứng nấu. Hướng mặt trước bếp là hướng ngày xưa bếp đun củi đưa vào phía đó. Còn nay? Bếp ga lại có đường gas đi vào từ phía sau!

Bếp đã yên vị thì những không gian dùng nước nhiều (như toa lét, sàn nước) không được chắn trước mặt hay đặt trùng lên trên để tránh Thủy khắc Hỏa. Nếu một ngôi nhà khi bước vào thấy ngay chỗ nấu nướng, miệng bếp (Táo khẩu lộ) hay cửa toa lét mở ra phòng khách, bàn ăn thì tức là đã phạm vào Ngũ hư thứ tư, đặt sai vị trí những thành phần cơ bản nhất cho sinh hoạt một gia đình.

Cũng cần lưu ý, quan niệm xem khu vệ sinh là không gian xấu (hung) thực ra không phải là xem thường, khi khu vực này có nhiều sinh hoạt mang tính cá nhân, bài tiết và có xú uế, phải tránh làm lộ liễu ra các không gian sinh hoạt khác, và cần thuận lợi cho quá trình sử dụng cũng như bảo trì sửa chữa. Giếng nước hay nguồn nước sinh hoạt (bể nước ngầm, đường nước thủy cục…) cũng là những vị trí cần quan tâm đúng phương vị, tránh đặt kế bên những vị trí xấu như hầm phân, hố ga, chuồng nuôi động vật… để tránh ô nhiễm nguồn nước.

Chọn màu

Theo phong thủy việc chọn màu sắc cho ngôi nhà cũng đáng được quan tâm. Ngôi nhà cũng là nơi chúng ta tiếp khách, nơi sum họp của cả gia đình, là nơi thể hiện trình độ văn hóa, thẩm mỹ và sở thích của chủ nhân. Màu sắc trang trí trong ngôi nhà luôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người đang có nhu cầu làm đẹp ngôi nhà của mình. Màu sắc của từng bộ phận trong và ngoài ngôi nhà phải được phối cách hài hòa tương sinh, tương hợp với môi trường xung quanh, với tâm lý tình cảm, sở thích và trạch mệnh của chủ nhân. Màu sắc có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe và tâm lý con người.

Bên cạnh sự lựa chọn màu sắc thông thường theo kiến trúc, mục đích sử dụng… thì việc lựa chọn màu sắc theo thuật phong thủy cũng rất quan trọng. Thuyết ngũ hành trong thuật phong thủy xếp thế giới thành 5 mệnh Mộc – Hỏa – Thổ – Kim – Thủy và tương ứng là các màu sắc đặc trưng. Màu xanh tượng trưng cho Mộc, màu hồng tượng trưng cho Hỏa, màu vàng tượng trưng cho Thổ, màu Trắng tượng trưng cho Kim và màu tối tượng trưng cho Thủy.

Trong thuật phong thủy, tính tương sinh của ngũ hành là: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Tính tương khắc của ngũ hành là: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Hiểu được lý lẽ đó sẽ có thể lựa chọn được đúng màu sắc phù hợp với ngũ hành của mình. Ví dụ: những người thuộc Mộc của ngũ hành, ngoài việc có thể chọn màu Mộc (xanh) để sử dụng còn có thể dùng màu Thủy (xanh đậm) vì Thủy sinh Mộc và kiêng dùng màu Trắng vì Trắng là màu của Kim mà Kim lại khắc Mộc.

READ MORE

Nội thất theo phong cách Nhật truyền thống

Cho dù xu hướng trang trí nội thất có thay đổi như thế nào, người Nhật vẫn luôn tự hào với nét đặc trưng riêng của mình trong lĩnh vực này. Đơn giản về đường nét và màu sắc, nội thất Nhật Bản ngày nay còn được nhiều quốc gia ưa chuộng.

Nhat1

Nhat2

Bộ phòng khách và phòng ngủ với cùng phong cách.

Nhat3

Nhat4

Bàn tiếp khách của người Nhật theo hai phong cách khác nhau.

Nhat5

Đèn trang trí truyền thống.

Nhat6

Vách ngăn bằng vải và gỗ.

Nhat7

Bàn và ghế bằng gỗ theo phong cách Zen đặc trưng của Nhật Bản.

READ MORE

Trang trí nhà theo ngân quỹ

Việc trang trí một ngôi nhà có thể rất tốn tiền. Những lời khuyên sau sẽ giúp bạn luôn kiểm soát được hầu bao của mình khi xây mới hay tân trang chốn an cư.

– Quyết định thời gian chi tiêu vào việc trang trí, xây dựng. Bạn nên nhớ tính cả các khoản dành cho thiết bị trang trí đi kèm.

– Quyết định một phòng sẽ được ưu tiên làm trước để mở đầu kế hoạch dài hơi.

– Có kế hoạch, phối hợp màu sắc, phong cách và hệ thống lưu thông không khí.

phong-bep-1

– Mức độ tự tin của bạn trong việc xử trí dự án trang trí tạo nên một sự khác biệt lớn. Nếu bạn là một người hơi thiếu tự tin, hãy liên lạc với một kiến trúc sư chuyên nghiệp. Họ sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức và tránh được sự thất vọng. Bạn nên chọn một người có tinh thần hợp tác tốt và đáng tin cậy. Họ cần biết bạn thích và không thích những gì. Và bất cứ điều gì họ làm phải phù hợp với bạn và gia đình bạn.

– Đo kích thước căn phòng. Quyết định điểm trọng tâm. Đo nội thất, thảm trải sàn… trước khi mua và điền luôn kích thước, vị trí vào bản vẽ mặt bằng sàn mà bạn cho rằng sự sắp xếp đó là hợp lý. Phần việc sau đó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Thủ tục này sẽ giúp bạn quyết định tỷ lệ cân xứng với căn phòng. Bạn cũng nên cân nhắc tới độ cao trần và lối đi lại.

– Lặp lại mỗi màu trong kế hoạch phối màu ở xa tầm mắt, trung bình và sát sàn để có sự cân bằng thị giác tốt nhất. Lặp lại bất cứ một hoạ tiết hay kết cấu ít nhất 2 lần trong một căn phòng.

– Sơn và dùng giấy dán tường để làm mới căn phòng thường có chi phí không quá cao.

– Nhìn kỹ màu sắc và hoạ tiết trong phòng vào ban ngày trước khi mua đồ trang trí.

– Nếu bạn không có kế hoạch cho ngôi nhà trong một khoảng thời gian dài thì việc đầu tư cho các vật dụng trang trí như các tác phẩm nghệ thuật, thảm trải sàn theo khu vực sinh hoạt, gối trang trí sofa có thể dễ dàng dùng lại được khi có nhà mới.

READ MORE