Skip to Content

Blog Archives

5 Tiêu chuẩn xây dựng nhà ở cho công nhân

Cụ thể các cơ sở kinh doanh nhà cho công nhân và ngừoi lao động thuê để ở phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật về xây dựng.

Thứ nhất: khu đất xây dựng nhà phải đảm bảo không thuộc khu vực cấm xây dựng cấm xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, không nằm trong khu quy hoạch giải toả, kông nằm trong hành lang an toàn giao thông, hành lang an toàn lưới điện, hành lang bảo vệ kênh rạch, chỉ giới đường sông, kênh rạch, không bị ngập úng, không nằm tiếp giáp hay ven kênh rạch, sông, suối có nguy cơ sạt lở, không bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, nằm ngoài khu vực cần bảo vệ quốc phòng, an ninh theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Không lấn chiếm đất thuộc quyền quản lý trực tiếp của Nhà nước, không dược san lấp kênh rạch trái phép, không có tranh chấp, khiếu kiện, phải cách xa tường rào nghĩa trang, khu vực chăn nuôi gia súc tập trung tối thiểu 50 m, tránh xa nơi phát sinh tiếng ồn lớn ít nhất là 100m, khoảng cách ly đối với khu vực sản xuất có thải ra nhiều khói bụi, khí thải, chất độc hại hoặc những khu vực được các cơ quan chuyên môn giám định là khu vực có độc hại tối thiểu là 1000m.

nha-o-cong-nhan-1

Thứ hai: Nhà cho công nhân phải có mật độ xây dựng tối đa không quá 70% tổng diện tích khu đất , diện tích sử dụng (Không tính tường xây, không tính gác lửng) mỗi phòng ít nhất là 9m2 (nếu không có nhà vệ sinh trong phòng) và ít nhất 12m2 (nếu có nhà vệ sinh trong phòng), chiều rộng phải đảm bảo không nhỏ hơn 2.4m, chiều cao từ sàn đến trần nhà chỗ thấp nhất là 2.8m, có vách ngăn mỗi phòng riêng biệt bằng gạch xây.

Thứ ba: Móng nhà phải bảo đảm ổn định, chịu được tải trọng căn nhà, tường bao che và tường ngăn các phòng phải được xây bằng gạch, bắt buộc phải được trát vữa mác 75, quét vôi 3 nước hoặc sơn nước; không được làm bằng vách đất, tre nứa hoặc vật liệu dễ mục, dễ cháy; nền nhà phải cao hơn mặt đường( hoặc sân, hè), đảm bảo không bị ngập khi mưa lớn và tôí thiểu phải được tráng bằng xi măng; cửa sổ, cửa đi phải đảm bảo khép kín và an toàn trong sử dụng, có chốt khoá an toàn, đóng mở dễ dàng…

Thứ tư: hành lang, lối đi chung của nhà phải đảm bảo thoát hiểm khi có hoả hoạn. Trường hợp nhà xây thành một khối có hành lang giữa, 2 dãy phòng hai bên thì kích thước hành lang tối thiểu là 1,4m, chiều dài tối đa giữa hai đầu hồi không quá 25m. Trường hợp xây dựng hai dãy nhà riêng biệt có lối đi chung ở giữa thì kích thước lối đi chung thì tối thiểu là 3,5m.

Đối với khu nhà cho thuê có trên 20 người sử dụng phải có ý kiến chấp thuận sau khi kiểm tra các điều kiện phòng cháy chữa cháy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ năm: trang thiết bị trong phòng tối thiểu phải có một quạt trần hoặc quạt treo tường, một ổ cắm điện và bóng đèn chiếu sáng. Phòng ở phải đảm bảo cho mỗi công nhân, người lao động có một giường đơn ; đường dây dẫn điện phải đảm bảo an toàn theo quy định của ngành điện, phải có cầu dao cho toàn nhà và mỗi phòng ở phải có cầu dao tự động; phải có nước sạch phục vụ sinh hoạt…

Tuy nhiên, các quy định này chỉ áp dụng cho các cơ sở đã xây dựng đang hoạt động kinh doanh, các trường hợp xây ở các khu vực ngoại thành và năm quận mới. Quy chế cho không áp dụng cho các khu đất nằm trong cá dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy hoạch ; các khu đất đá có quy hoạch chi tiết 1/ 500 được duyệt. Theo các đơn vị kinh doanh bất động sản, một hạn chế nữa đối với quy chế này là phân biệt đối tượng kinh doanh mặc dù tất cả phải hoạt động theo luật doanh nghiệp.

 

READ MORE

Biện pháp an toàn đối với ngầm cao tầng

Tầng ngầm của những cao ốc là một trong những phần việc rất quan trọng, không chỉ có vai trò với công trình mà còn với những công trình lân cận. Chính vì vậy, khi tiến hành khảo sát địa chất cũng như xác lập quy trình kỹ thuật xây dựng tầng ngầm đòi hỏi phải có những yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt của lĩnh vực xây dựng ngầm.

Trao đổi của SGTT với PGS-TS Nguyễn Bá Kế – chuyên gia xây dựng hầm sâu về những nguyên tắc khi thực hiện các công trình hầm ngầm:

Vai trò của tường vây

Theo TS Kế, tường vây quanh hệ thống ngầm phải có chiều dày cũng như độ sâu tương ứng với độ sâu của tầng ngầm và tuỳ thuộc vào cấu trúc của đất tại khu vực xây dựng. Về mặt lý thuyết, bề dày tường vây của tầng ngầm thường thay đổi từ 40 – 100 cm hoặc hơn. Hầm ngầm càng sâu, độ dày của tường vây càng tăng lên. Ngoài ra, nếu xung quanh là những công trình quan trọng như cao ốc, bảo tàng, đường cáp điện hay khí đốt, những công trình có yêu cầu đặc biệt cần bảo vệ…, độ dày của tường vây phải dày hơn. Những chỉ số tính toán này sẽ được nhà thiết kế công trình ngầm xác định dựa trên những yêu cầu vừa nêu.

Còn về độ sâu của tường vây (phần ngập trong đất), thường từ 0,7 đến 2 lần so với độ cao tổng thể của tầng hầm, tuỳ thuộc vào loại đất và mực nước ngầm. Ví dụ, hầm sâu 12 m (3 tầng, tính từ trần của tầng hầm đầu tiên đến sàn của tầng hầm cuối cùng) thì độ sâu của bức tường vây phải là 8 – 24 m! Tuy nhiên, độ sâu này có thể lớn hơn chỉ số trên nếu địa chất ở khu vực xây dựng thuộc vào dạng yếu. Trong khi xây dựng tường vây, nếu quá sâu phải có những “văng chống hoặc neo” có chức năng giữ tường vây được ổn định trong suốt quá trình thi công.

Nhưng đó chỉ là mặt lý thuyết, còn thực tế xây dựng như thế nào mới là điều quan trọng. Trước hết, khi tiến hành thi công tường vây, nhà xây dựng phải đặt mốc “quan trắc liên tục” để xem thử những bức tường này có bị “lún” cũng như “chuyển vị” hay không khi đào đất ở giữa. Đây là một trong những yếu tố bắt buộc khi thi công các công trình ngầm. Không chỉ quan trắc tường vây mà cần phải quan trắc cả khu vực xung quanh công trình trong phạm vi bán kính “gấp đôi” chiều sâu của bức tường được tính từ mặt đất cho đến mặt sàn của tầng hầm cuối cùng. Ví dụ, bức tường sâu 12 m thì bán kính quan trắc là 24 m.

Quan trắc địa kỹ thuật để làm gì? Những thông số này giúp đơn vị thi công công trình và các cơ quan chức năng biết trước được những tác động xấu sẽ xảy ra để từ đó cân nhắc gia cố thêm tường hay không hoặc thay đổi phương pháp thi công. Việc quan trắc này không chỉ nhằm an toàn cho toàn cao ốc mà còn cả các công trình lân cận, con người và các sinh hoạt bình thường của cư dân.

Địa chất công trình – rất phức tạp

Với những công trình phức tạp như vậy, theo TS Kế, không thể không có việc khoan địa chất để thiết kế công trình nhưng cần làm rõ hồ sơ khảo sát địa chất đó có đúng với thực tế địa chất khu vực đó hay không? Ngoài ra, kết quả đo đạc của nhà thầu trong quá trình thi công ra sao có dấu hiệu nguy hiểm không… cũng phải được tường minh. Những câu hỏi trên cần có được hồ sơ cụ thể, các chuyên gia sẽ không quá khó để xác định trách nhiệm của từng bên.

Một chuyên gia về lĩnh vực cơ học đất nền móng công trình cho biết thêm, có thể khi khoan địa chất công trình cao ốc, họ chỉ khoan ngay tại khu vực xây dựng nên không thể phát hiện ra những “túi đất yếu” hay những “vùng địa chất phức tạp” ở vùng đất lân cận.

Sau này, trong quá trình xây dựng, do biến đổi của thời tiết, địa chất, của việc thi công xây dựng tường vây… mà những “túi đất yếu” đó “bục” ra. Khi những túi nước này bục ra, tạo áp lực nước lớn, gặp những đầu mối bêtông kém chất lượng, đã chảy vào hầm ngầm, kéo theo lượng đất lớn ở nền khu vực toà nhà, tạo nền của toà nhà lân cận bị “hẫng”, tạo ra một “lực trượt” cho nền đất bên cạnh tường vây. Có thể địa chất phức tạp chưa được tìm hiểu hết nhưng nhiệm vụ của người thiết kế và thi công tầng hầm phải dùng mọi biện pháp để sớm phát hiện.

Theo chuyên gia này, việc khảo sát để xây dựng những công trình hầm ngầm cần được giới chuyên môn thảo luận kỹ trước khi cơ quan có trách nhiệm đưa ra những quyết định cuối cùng.

READ MORE