Skip to Content

Blog Archives

Chống cong vênh cho sàn gỗ tự nhiên

Đối với thời tiết vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng do đặc thù thời tiết, môi trường thì sử dụng vật liệu gỗ tự nhiên không thể tránh khỏi sự cong vênh, co ngót, dãn nở của gỗ do yếu tố tự nhiên, độ ẩm và độ nóng cao!

Trong trang trí nội thất nói chung, vật liệu gỗ vẫn là chủ đạo tạo lên sự sang trọng của bất kỳ căn phòng nào, tuy nhiên để ứng dụng gỗ vào công trình cũng cần phải trải qua nhiều công đoạn chế biến kỹ thuật và quan trọng hơn cả để giải quyết vấn đề kỹ thuật gỗ trang trí nội thất nói chung là phân tích ảnh hưởng và sự tương tác môi trường sử dụng vật liệu gỗ.

lap-dat-san-go-2

Điều này trả lời được thắc mắc của một số câu hỏi như: Tại sao ở các nước phương tây sử dụng gỗ công nghiệp MDF, Gỗ ván dăm, hoặc giấy dán rất bền trong khi cũng là loại gỗ đó sử dụng ở Việt Nam thì chỉ được một vài tháng là có sự xuống cấp, cong vênh…Như vậy trong Kiến trúc sử dụng vật liệu gỗ cần lựa chọn các loại vật liệu gỗ có độ thích nghi với môi trường mà nó phục vụ.

Ví dụ như: Cửa ngoài trời thì cần sử dụng các loại gỗ Cứng chịu được mưa gió, thời tiết khắc nghiệt như Đinh, Lim, Sến Táu…

Vì vậy để khắc phục tình trạng này khi sử dụng gỗ ứng dụng trong nội thất các nhà sản xuất gỗ nội thất đều có các phương pháp khắc phục nhằm đảm bảo chất lượng gỗ trong quá trình sử dụng. Để các khắc phục cong vênh đối với các loại tủ gỗ ứng dụng trong nội thất, chúng ta có một số phương pháp sau:

Như chúng ta đã biết để giảm sự ảnh hưởng xấu của thời tiết, môi trường đến chất liệu gỗ tự nhiên, nhà sản xuất phải xử lý gỗ trước khi cho sản xuất để đảm bảo tuổi thọ và thời gian sử dụng như tẩm, sấy, sơn… Nhưng ngoài tẩm, sấy, sơn còn một phương pháp rất quan trọng nữa là “Phương pháp ghép thanh” gỗ khi đóng đồ nội thất.

Phương pháp đó được mô tả như dưới hình sau đây:

Tấm gỗ sau khi được tẩm sấy nhằm đảm bảo chất lượng sẽ được xẻ miếng thành những tấm đơn lẻ rồi đưa vào cưa, bào, phay, ép ghép…sau đó được gắn kết với nhau bằng chốt liên kiết và gia cường bằng keo, với hình thức này gỗ sẽ có độ đàn hồi khi chịu tác động của thời tiết, sẽ tránh tuyệt đối sự cong vênh, co ngót của gỗ khi chịu ảnh hưởng thời tiết khắc nghiệt như ở Miền Bắc nước ta.

lap-dat-san-go-1

Thông dụng có 4 cách thức ghép gỗ là:

– Ghép song song: Gỗ ghép song song gồm nhiều thanh gỗ cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng ghép song song với nhau.

– Ghép cạnh

– Ghép mặt: Gỗ ghép mặt gồm nhiều thanh gỗ ngắn, ở hai đầu được xẻ theo hình răng lược rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song các thanh tạo nên vết ghép hình răng lược trên bề mặt gỗ.

– Ghép giác

Đối với nội thất gỗ tự nhiên mà hiện nay đang được làm thông dụng như Xoan Đào, Sồi nga, Sồi mỹ, Giáng Hương… dù là nhập gỗ nguyên khối tấm lớn, vẫn có thể áp dụng phương pháp này, để đảm bảo tối đa nhất cho gỗ khi sử dụng, chứ không phải như mọi người vẫn lầm tưởng đó là gỗ tạp hoặc gỗ thừa được tận dụng, mà đó chính là phương pháp “Phương pháp ghép thanh” nhằm tạo cho gỗ có thể chịu được tác động của thời tiết khắc nghiệt nhất.

READ MORE

Làm thế nào để bảo vệ sàn gỗ khi nhà bị thấm?

Bản thân phần sàn gỗ cũng đã bao gồm một lớp đệm lót sàn tráng nilon để chống ẩm rải ngay trên sàn, nhưng nếu bị thấm ngược thì khả năng chống thấm của lớp này sẽ không đủ.

Có thể nói câu chuyện bảo vệ sàn gỗ là câu chuyện cần quan tâm hàng ngày của chúng ta. Muốn bảo vệ sàn gỗ thì điều đầu tiên bạn cần quan tâm đến là cấu tạo của sàn gỗ như thế nào:

san-go-3

(1) Lớp dưới cùng của sàn gỗ (Backing layer) là lớp phim tạo sự cân bằng, chống thấm nước, chống mối mọt, không bị cong vênh trong môi trường có độ ẩm cao.

(2) Lớp thứ hai (Substrate layer) là lớp lõi gỗ HDF được làm từ bột gỗ tự nhiên và các chất phụ gia tăng độ cứng, có trọng lượng riêng lớn hơn 900kg/m3, tạo ra lớp đỡ sàn ổn định, chắc chắn.

(3) Lớp thứ ba (Pattern layer) là lớp phim tạo màu và vân gỗ tự nhiên, đa dạng về màu sắc và chủng loại.

(4) Trên cùng được phủ lớp vật liệu trong suốt (Wear layer) có độ cứng cao, tạo ra lớp phủ bề mặt bền vững chống trầy xước, chống bạc màu, chống thấm nước và chống trơn trượt.

Qua đó bạn có thể hiểu rằng bản thân phần sàn gỗ cũng đã có độ chống thấm nhất định, nhưng nếu chung cư của bạn bị thấm xin hãy giải quyết thêm như sau:

san-go-1

– Giải quyết phần bị thấm như tường hay sàn: kiểm tra xem sàn, chân tường hay thậm chí nhà vệ sinh có bị rò rỉ, thấm ngược nước vào nhà bạn không. Nếu có thì phải giải quyết ngay bằng cách gia cố chống thấm như thêm phụ gia chống thấm trước khi bạn thi công lắp sàn gỗ. Bản thân phần sàn gỗ cũng đã bao gồm một lớp đệm lót sàn tráng nilon để chống ẩm rải ngay trên sàn, nhưng nếu bị thấm ngược thì khả năng chống thấm của lớp này sẽ không đủ bảo đảm.

– Bên cạnh đó, khi sử dụng sàn gỗ, bạn cũng nên bảo quản như sau:

+ Lau chùi sàn gỗ thường xuyên bằng các loại nước lau rửa chuyên dụng.

+ Tránh không cho nước tiếp xúc trực tiếp với mặt sàn, nếu bị dây nước, đổ nước dùng khăn khô lau ngay.

+ Cẩn thận khi dịch chuyển đồ đạc nặng, việc này có thể khiến cho lớp bảo vệ trên cùng của sàn gỗ bị bong tróc. Nên lót chân nỉ hay thảm dưới chân các đồ nội thất. Ngoài ra cũng nên đặt thảm chân trước cửa vệ sinh hay cửa ra vào để tránh việc nước giây ra sàn.

+ Tránh việc phơi sàn gỗ dưới nhiệt độ quá cao, lạnh hay ẩm ướt. Bạn nên lắp đặt điều hòa để cân bằng độ ẩm trong nhà, tránh việc gỗ có thể bị cong vênh hay co ngót khi chênh nhiệt độ.

 

 

READ MORE