Skip to Content

Blog Archives

Làm đẹp ban công cho chung cư

Tận dụng khoảng không gian nhỏ hẹp của ban công, bạn có thể tạo không gian mở cho căn nhà bằng một khu vườn mini, một góc đọc sách, hay một bể cá nhân tạo…

READ MORE

Nguyên tắc chọn và trồng cây hợp phong thủy

Xưa nay, việc trồng cây xanh luôn được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường sinh khí cho nhà ở. Cỏ cây tươi nhuận biểu hiện cho sinh khí thịnh vượng, dồi dào.

Dựa vào thiên nhiên khi sắp xếp nhà cửa thông qua dùng cây xanh (Mộc pháp) và mặt nước (Thủy pháp) là cách ứng xử chủ đạo giúp phong thủy dương trạch được hài hòa.

Mộc pháp là cách chọn và trồng cây sao cho phù hợp phong thủy (từ toàn cục đến chi tiết của nhà ở). Đối với vùng nông thôn hay biệt thự nhà vườn, cây xanh là vành đai ngăn khí độc, giữ khí lành, cùng với mặt nước điều hòa vi khí hậu.

Tác dụng về phong thủy của cây cối là Tàng Phong Tụ Khí, một mặt ngăn che gió lạnh (đối với Việt Nam là từ các hướng bắc, đông bắc thổi xuống) và tạo bóng râm chống nắng gắt (từ các hướng tây, tây bắc), một mặt lọc bụi và giữ lại hơi nước, không ngăn cản gió lành từ hướng nam, đông nam thổi lên.

vuon-nhat-9

Do vậy, kinh nghiệm “trước cau, sau chuối” của ông cha để lại chính là cách trồng cây hợp khí hậu và phương vị, trong đó mối quan hệ giữa ngôi nhà với vườn trước, vườn sau, vườn bên, ao cá… khá chặt chẽ và hài hòa. Tuy nhiên, dù có đất rộng thì cũng không thể trồng cây tùy tiện lan tràn mà cần tuân thủ theo các quy luật về thực vật và phong thủy.

Ví dụ không nên trồng cây to rễ rộng trước cửa và sát tường, cũng không trồng cây lá rậm rạp trước nhà đầu hướng gió vì che khuất tầm nhìn và gió mát, khi xảy ra hỏa hoạn dễ cháy lan truyền (Mộc sinh Hỏa). Nếu trồng cây làm hàng rào thì thường xén ngang tỉa gọn, cây thân thẳng dáng đẹp hay kiểng quý thường trồng thành cặp cân đối, tránh đơn độc, nếu theo số lẻ thì thường là nhóm 3 hoặc 5 cây như cau kiểng, thiên tuế.

Như vậy khi chọn mua nhà đất, cần quan sát hướng của cây xanh so với nhà mình. Nếu mặt trước nhà nhìn ra hướng nhiều ánh sáng và gió thì cây trồng cần thưa thoáng để tăng tính dương, như các cây kiểng thấp, cây trồng chậu để dễ di chuyển thay đổi. Ở hướng tây và tây bắc tốt hơn là chọn cây chịu nắng và làm thêm dàn leo để chắn bức xạ gay gắt. Nhà hướng bắc hoặc đông bắc thì cây trồng nên có lá màu sáng để phản xạ thêm ánh sáng, hoặc lá dày, thân chắc để ngăn gió lạnh.

Về không gian sử dụng, nếu muốn trồng cây tạo bóng mát nên chọn các hướng có gió lành kết hợp cây với thảm cỏ. Nếu muốn trồng hoa cảnh – bonsai thì nên bố trí kề cận hàng hiên, hành lang, gần cửa sổ. Những cây như vạn tuế, thiên tuế, trường sinh, bằng phi, kim quít, bách tán… nên đặt tại vị trí trang trọng như trước sảnh, trục chính của nhà, nhưng cần bố trí bồn hay chậu sao cho tránh gây va chạm hàng ngày.

san-vuon-biet-thu-4

Cây là dương, đón nhận ánh sáng và hút nước từ đất (Âm Thủy), do đó nhìn cây xem được mạch đất tốt xấu chính là nhờ sự liên hệ Thủy Mộc tương sinh. Cây xanh kề cận mặt nước thường là cây thấp (vườn rau, vườn hoa) hoặc cây thân cao ít rụng lá (như cau, dừa nước). Thông thường khi nhà có nhiều nét thẳng vuông thì cây xanh, mặt nước nên bố cục uốn lượn mềm mại.

Về màu sắc cây cũng nên bổ sung, tương hòa với màu sắc ngôi nhà. Các yếu tố gây xung hại cho nhà ở rất đa dạng và đôi khi khó nhận biết. Ví dụ một lối vào đâm thẳng cửa chính (trực xung tiền môn), một cạnh tường chéo hay cầu thang đi thẳng ra ngoài cửa… Để khắc phục những xung hại này, đa phần nhờ giải pháp Tọa Hướng (xoay mặt cửa mặt nhà) và che chắn, trong đó che chắn bằng cây xanh là hữu hiệu hơn cả…

Hồ nước hay bể cá, non bộ trước nhà còn là điểm tụ thủy và tiểu cảnh thú vị nếu khéo sắp xếp, nên rất được ưa dùng trong nhà ở có sân vườn. Cây cối tươi nhuận biểu hiện sinh khí nơi cư ngụ. Sắp xếp hài hòa cây xanh, mặt nước trong nhà ở chính là giải pháp phong thủy hữu hiệu và thân thiện với môi trường, cải tạo tích cực vi khí hậu nơi cư ngụ.

READ MORE

Lưu ý đối với một số loại cây hoa đẹp nhưng độc

Một số loại hoa đẹp thường dùng để làm cảnh như hoa thuỷ tiên, đỗ quyên…cây hoa trồng trang trí trong thành phố như trúc đào…lại có độc tính rất cao dễ gây nguy hiểm cho bạn và gia đình nếu như vô tình hít phải phấn hoa hay ăn phải.

Quyến rũ đến mê hồn, nhưng một số loài hoa thường thấy trong sân vườn nhà bạn lại có thể khiến bạn choáng váng đầu óc, tim đập loạn xạ và thậm chí là ngừng thở.

1. Hoa thuỷ tiên

thuy-tien-1

Những bông hoa vàng xinh xắn báo hiệu mùa xuân này thực chất mang độc tính nhẹ nếu được ăn với số lượng lớn. Những người ăn phải thuỷ tiên sẽ bị chóng mặt, nôn mửa, co giật và tiêu chảy.

2. Hoa đỗ quyên

hoa-do-quyen-2

Đỗ quyên với những bông hoa hình chuông màu đỏ trông thật hấp dẫn khi mùa xuân đến nhưng lá của chúng lại độc và cả mật hoa cũng vậy. Ăn những lá xanh này sẽ khiến môi bạn phỏng rộp, bạn sẽ bị chảy dãi, nôn mửa, tiêu chảy và ngứa nhức trên da. Tiếp đến bạn còn có thể bị đau đầu, cơ bắp yếu mềm, mờ mắt. Nhịp tim giảm mạnh và có thể rơi vào hôn mê.

3. Cây sung

cay-xanh-3

Những cây sung lá rủ có nhựa trắng độc trong lá và thân cây. Có khoảng 800 loài sung khác nhau, rất nhiều được trồng làm cảnh trong nhà hoặc ngoài trời khi chúng có thể mọc cao tới 23 m. Điều tồi tệ có thể xảy ra là da bạn ngứa và sưng phồng lên.

4. Cây trúc đào

hoa-truc-dao-4

Mọi phần trên cây trúc đào đều độc. Chỉ cần vô tình hít phải khói từ cây trúc đào bị đốt cũng gây ra vấn đề. Rắc rối cũng xảy ra khi sử dụng cành cây để xỉa răng hoặc uống nước mà các bông hoa đã rơi xuống. Các triệu chứng thường xảy ra là tim đập loạn xạ hoặc giảm hẳn đi. Khi đó bác sĩ sẽ phải cho thuốc để kiểm soát nhịp tim và khiến bạn nôn ra hết chất độc

5. Hoa cúc

hoa-cuc-5

Những bông hoa với sắc vàng cam này thường được trồng trong các chậu tại cửa nhà vào ngày lễ Halloween hoặc Thanksgiving. Có khoảng 100 đến 200 loài cúc và thường mọc thấp dưới mặt đất. Tuy nhiên, đầu hoa của chúng cũng có chút độc với con người. Chạm vào có thể khiến bạn ngứa rộp một chút.

6. Hoa hồng môn

hoa-hong-mon-6

Lá và thân của loài hoa có hình trái tim độc đáo này có độc tính. Ăn phải loài thực vật nhiệt đới này sẽ khiến bạn đau nhức cả miệng, tiếp đến là sưng và phỏng rộp. Giọng của bạn cũng bị khàn và bạn sẽ nuốt khó.

7. Hoa lan chuông

hoa-lan-chuong-7

Những bông hoa rủ xuống màu trắng đầy quyến rũ này hoàn toàn độc, từ đỉnh của những bông hoa hình chuông tới cả vùng nước mà chúng nằm ở đó. Một chút hoa lan chuông thì sẽ không gây đau lắm, nhưng nếu bạn ăn nhiều bạn có thể bị nôn nửa, đau mồm, đau bụng, tiêu chảy và bị co giật. Tim bạn cũng bị loạn nhịp.

8. Cây tú cầu

hoa-cam-tu-cau-8

Nhưng bông hoa hình khối tròn màu hồng tím hoặc xanh trắng này thường được trang trí trong các sân vườn, có thể cao tới 4,5 m. Nhưng những khối hoa rực rỡ này có thể khiến bạn bị đau bụng vài giờ sau khi ăn. Người bệnh có thể bị ngứa da, nôn mửa, yếu ớt và toát mồ hôi. Một số còn bị hôn mê và ngừng nhịp tim.

9. Cây mao địa hoàng

hoa-mao-dia-hoang-9

Đây là loài hoa trông bí ẩn có thể mọc cao tới 1 m với những bông hoa màu trắng, hồng tím nhạt rủ xuống, đôi khi có nhiều chấm bên trong. Nếu bạn ăn bất cứ phần nào của loài hoa này trong tự nhiên, bạn cũng dễ bị các vấn đề về tim sau khi đã bị nôn mửa, co giật, tiêu chảy và đau mồm.

10. Cây đậu tía

cay-dau-tia-10

Cây hoa tạo nên những chuỗi bông giống quả đậu rủ xuống với các bông màu tím, hồng hoặc trắng, mọc chủ yếu ở miền nam và tây nam. Toàn bộ loài hoa này đều độc. Ăn phải chúng sẽ gây ra nôn mửa, co giật, tiêu chảy.

READ MORE

Trồng cây cảnh theo phong thủy

Không chỉ tận hưởng thiên nhiên, việc sử dụng những loại cây trồng khác nhau còn đem đến sức khỏe, tiền tài, công danh cho tất cả thành viên trong gia đình bạn.

Có nhiều cách để tạo nên phong thủy cho không gian sống nhà bạn, với cây trồng cũng vậy, hãy thử tham khảo một số cách trồng cây cảnh theo phong thủy để cải thiện chất lượng không gian sống của mình.

Tre

Tre là một loại cây cảnh được lựa chọn nhiều nhất khi dùng để trang trí trước cửa nhà. Theo thuyết phong thủy đây là loại cây đem lại nhiều may mắn nhất cho gia chủ, giúp chủ nhân làm ăn phát đạt. Tre cũng là biểu tượng của loại cây phú quý, mang lại sự no đủ. Bên cạnh đó cũng có thể trồng tre xung quanh hàng rào, trước hiên nhà hoặc trong vườn.

cay-canh-phong-thuy-1

Hiện có nhiều giống tre cảnh khác nhau, tùy thuộc diện tích và không gian nhà rộng hay hẹp bạn có thể lựa chọn loại tre phù hợp.

Cây cảnh và hoa

Theo nguyên tắc phong thủy, trồng hoa trước hiên nhà sẽ đem lại sự thịnh vượng và sức khỏe cho gia chủ. Đặc biệt, hoa trồng ở hướng đông nam góc vườn còn đem lại may mắn.

Theo thuyết phong thủy, hai loại cây chanh và cam trồng trước nhà sẽ đem lại nhiều cơ hội làm ăn và lợi nhuận. Cũng có thể lựa chọn cây táo để cải thiện những mối quan hệ, giúp gia đình luôn giữ được hòa khí; cây lựu thể hiện tình cảm yêu thương và mong muốn những đứa con khôn ngoan, khỏe mạnh. Trồng ở hướng nam, lựu và táo sẽ mang lại may mắn cho gia chủ.

cay-canh-2

Ngoài ra, nếu mong muốn các thành viên trong gia đình luôn có sức khỏe dồi dào, phòng tránh bệnh tật thì có thể trồng cây ở hướng đông nhà. Khi chọn cây trồng bên cạnh nhà kiểu này hãy chọn loại thân cứng, tán rộng. Trồng cây đào ở hướng tây rất tốt cho trẻ nhỏ, giúp trẻ luôn gặp may mắn và gia đình hạnh phúc.

Cây thông giúp kéo dài tuổi thọ

Thông có sức sống mãnh liệt, không cần chăm bón nhiều nhưng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển. Chính vì thế theo thuyết phong thủy, thông giúp gia đình gia chủ kéo dài tuổi thọ, thích hợp với những gia đình có người già, lớn tuổi.

Không trồng cây chính giữa cửa nhà

Điều này vi phạm thuyết phong thủy. Trước hết là việc cản trở đi lại, ra vào ngôi nhà, sau đó là vật cản cản trở vận may và những điều tốt đẹp đến với gia chủ. Thậm chí có thể gây nên những rắc rối về tài chính hoặc trên đường công danh.

cay-canh-3

Loại bỏ những cây chết hoặc sâu

Cây cối đem lại phong thủy cho ngôi nhà của bạn, vì thế những loại cây được chọn trồng phải là những cây khỏe mạnh, không bị sâu hoặc không có dấu hiệu chết yểu mới phát huy tốt vai trò phong thủy.

Nếu không may cây cảnh bị sâu đục thân hoặc khô héo, hãy nhanh chóng thay thế ngay cây khác. Điều này càng tối kỵ hơn nếu trong gia đình bạn đang có người ốm hoặc có người già.

Trồng liễu bên cạnh ao, bể, hồ nước

Nếu trong nhà bạn có một chiếc ao, hồ hay bể nước nhỏ thì lời khuyên dành cho bạn là nên trồng liễu xung quanh khu vực đó. Điều này rất có lợi cho phong thủy, mang đến sự thịnh vượng và tiền của, vật chất cho gia chủ.

READ MORE

Chọn cây cho giếng trời

Việc đưa cây xanh vào nội thất nhà phố rất quan trọng để hình thành nên các cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ, cải thiện môi trường ở và điều chỉnh luồng khí. Cây xanh cho nội thất nên là những loại cây xanh tốt, có nhiều mầm lộc phù hợp với môi trường sống ít ánh sáng trực tiếp và chịu bóng râm. Nên tránh các loại cây thô nhám, xù xì, gai góc. Tuy nhiên, khi đặt cây xanh ở khu giếng trời, thông thường sau một thời gian, chúng sẽ trở nên xơ xác. Một lý do là cây không hợp với điều kiện trong nhà, đòi hỏi thời gian chăm sóc… Một số kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp cây xanh nhà bạn không rơi vào tình trạng đó.

Chúng ta chỉ nên bố trí một lượng cây vừa đủ, dễ chuyển dời để chăm sóc và đảm bảo vệ sinh. Những giếng trời có diện tích lớn, chỉ nên để đất ở khu vực trồng cây. Phần diện tích còn lại có thể láng xi măng, sau đó dùng đá sỏi phủ lên, như vậy nhìn vẫn tự nhiên, lại dễ chăm sóc.

Chọn cây

Các chủng loại cây trong nhà hiện nay rất đa dạng về hình dáng và màu sắc (nhất là các loại lá được nhập giống từ Đài Loan rất phong phú). Đối với những cây chủ đạo có độ cao 1-2,5 m, ta có thể chọn loại phát tài núi, cau Hawaii, mật cật, đại phú gia, kim thiên, trúc Nhật, kim ngân… Các giống cây họ trầu có dáng lá rất đẹp như trầu thanh xuân, trầu đế vương, trầu rau muống, trầu chân vịt, trầu Mỹ, trầu khía… Các loại cây bụi như ngũ gia bì, vạn niên thanh, cau tiểu trâm, rán huyền, rán ổ phụng, đinh lăng, thiên niên kiện… Các loại hoa thì ít phong phú hơn, nhưng có thể chọn lan Ý, hồng môn…

c%C3%A2y 1

Bố trí cây

Có vài cách bố trí đơn giản nhưng đạt hiệu quả khá cao. Kết hợp đá, sỏi, các phụ liệu trang trí sân vườn sẽ giúp tiểu cảnh của chúng ta đẹp lên và khá tự nhiên. Mảng xanh ấy sẽ thành công nếu đạt được vẻ tự nhiên, hài hòa, sạch sẽ và thỏa mãn được tầm nhìn.

– Với diện tích nhỏ, nên bố trí cây xanh thành một cụm, với một cây chủ đạo như phát tài núi, cau Hawaii… sau đó dùng đá, sỏi, đèn… và một số loại lá, cây bụi… điểm xuyết xung quanh.

– Với diện tích lớn hơn, có thể bố trí 2-3 cụm, nhưng chỉ nên là một loại cây chủ đạo và yếu tố cân bằng về bố cục phải được lưu ý.

– Vườn nước không nên bố trí nhiều cây. Cây được trồng trong chậu dùng sỏi phủ lên mặt, sau đó giấu bên dưới mặt nước, lớp vật liệu, sự luân chuyển của nước với hình dáng và âm thanh sẽ góp phần tạo nên hiệu quả.

– Với khu vực nhiều người đi lại như cầu thang, hành lang… bạn nên bố trí các cây nhỏ, ít gai nhọn, thân cành gọn không vướng víu như: Trúc nhật, trúc quân tử, hay một số cây bụi nhỏ khác không cản trở việc đi lại như hồng môn, đỏ môn, hoàng yến…

– Với những không gian riêng như phòng ngủ, phòng làm việc thiên về không gian tĩnh bạn nên bố trí các loại cây dung dị không nên quá sặc sỡ hay tưng bừng sắc hoa và nên bổ sung tính dương như: các loại cây xương rồng, các cây bonsai, những chậu cây lá sáng màu.

– Trong khu vực phòng ăn và bếp bạn nên bố trí các loại cây gọn, tán nhỏ và có chức năng khử mùi như: dương xỉ, ngũ gia bì,… Trong khu vực đặt bàn ăn nên có những chậu hoa màu sắc tươi sáng, kích thích sự tiêu hóa như: tía tô cảnh, đỗ quyên…

Với những không gian chuyển tiếp phía ngoài nhà thì việc bố trí cây xanh tùy theo ý thích của bạn vì khu vực này là nơi cây có thể tiếp xúc với điều kiện tự nhiên nên dễ sinh sống phát triển bình thường.

Nếu bạn bố trí cây xanh trong nhà ở vị trí ít ánh sáng thì bạn có thể dùng đèn chiếu sáng cho cây. Loại đèn này phát ra ánh sáng giống ánh sáng mặt trời giúp cây sinh trưởng và quang hợp một cách bình thường.

Bố trí chậu

Với chậu đơn lẻ, hình dáng và vật liệu, màu sắc chậu, loại cây rất quan trọng để tạo sự hài hòa với tổng thể. Với những chậu lớn, đôi khi cây xanh được bố trí vào một chậu nhựa hoặc lưới rồi đặt khít vào để dễ thay đổi. Nếu có nhiều chậu, có thể sử dụng nhiều loại chậu cao thấp, và chủng loại để tạo nên một góc xanh tự nhiên. Riêng việc xếp đặt và bố cục thì khó hơn, yêu cầu phải có trình độ thẩm mỹ nhất định.

Chăm sóc cây

Ánh sáng và thông thoáng là yếu tố quan trọng nhất giúp cây bền lâu. Mỗi khi thấy cây không còn sung sức, ta nên luân chuyển cây ra ngoài trời (nơi có bóng râm). Không để cây thiếu nước, nhưng lượng nước tưới quá nhiều đôi khi làm cây chết nhanh hơn. Ta có thể kiểm tra độ ẩm đất bằng cách thọc sâu vào lớp đất bên dưới.

READ MORE

Chậu hoa và các cây trang trí

Các chậu, bình đựng hoa đủ mọi kích cỡ có thể dễ dàng mua được ở các cửa tiệm. Chúng có thể dùng để cắm hoa hoặc trồng cây, hoặc dùng như các vật trang trí đặc sắc tùy theo sự sắp đặt của chúng ta. Đất sét là vật liệu truyền thống để làm ra các chậu, bình này và một số loài thảo mộc khi trồng trong chậu mới tỏa hết vẻ đẹp của mình.

Một số chậu có màu sáng rực, thể hiện sự thay đổi được đón chào và có thể gây sự chú ý nhưng chúng cũng có thể chỏi với các màu sắc tự nhiên của khu vườn. Bạn nên tham khảo bảng Ngũ hành để kiểm tra tính tương hợp của màu chậu hoa với các giống cây sẽ trồng trong chúng. Hình dáng của chúng cũng là yếu tố quan trọng và một lần nữa phải chú ý đến vấn đề Ngũ Hành tương hợp ở đây.

cay-canh-1

Các chậu hoa có thể được nhập khẩu từ các quốc gia khác trên khắp thế giới, kể cả các quốc gia có thời tiết, khí hậu hoàn toàn khác hẳn với nơi chúng ta đang ở, do đó không nên quên yếu tố này khi mua chúng. Nếu ở khu vực khí hậu nóng bức, chúng ta cần phải biết rõ là chúng có chịu nắng nóng không, còn nếu chúng ta ở khu vực lạnh thì khả năng kháng rét của chúng phải được đáp ứng.

Nên chú ý đến hiệu quả tương ứng của chậu cảnh khi đặt chúng trong các khung cảnh khác nhau. Những chậu cảnh mang tính mỹ thuật cao thường thích hợp trong những khu vườn lớn, thiết kế ngay hàng thẳng lối – nơi người ta có thể quan sát chúng từ khoảng cách xa nhưng với những khu vườn nhỏ thì khác, chúng ta có thể chỉ tốn tiền vô ích vì chúng dễ bị các chậu cảnh khác che khuất hoặc tầm mắt của chúng ta chỉ có thể quan sát chúng ở hướng nhìn xuống. Những chậu cảnh đặt ngay dưới đất ít được chú ý và chỉ nhìn thấy cây chứ không thấy chậu. Để tạo sự chú ý cho chậu nên đặt chúng ở chỗ cao hơn so với chung quanh.

Vật trang trí

Vật trang trí trong vườn có thể là những vật ngộ nghĩnh, tạo sự thích thú, đặc biệt nếu đó chính là những vật do chính chủ nhân khu vườn tạo ra. Vườn có thể là nơi bộc lộ hoặc phô bày khả năng sáng tạo của chúng ta và còn là một khung cảnh thích hợp để làm nền cho các sản phẩm thủ công hoặc nghệ thuật. Những cây cảnh tạo hình và các tác phẩm điêu khắc bằng dây kim loại rất thường được đặt trong vườn và đường nét uốn lượn của chúng có thể mang lại sức sống cho khu vườn. Những tranh bằng đá ghép có thể dùng trang trí trên các chậu cảnh và dùng lát mặt sân, khảm ở hồ nước hoặc trên tường để tô điểm màu sắc cho khu vườn của chúng ta. Kính nhuộm màu ngày nay thường được dùng để gắn ở cửa sổ và tường. Đồng hồ mặt trời (sundial), dựa trên bóng đổ của một cây cột dựng cố định, tạo ra do sự di chuyển của mặt trời trong ngày để tính giờ, cũng thường được đặt trong vườn như một vật trang trí và là một dụng cụ giúp trẻ em hiểu biết thêm.

cay-canh-3

Cũng nên thử nghĩ đến tác động tâm lý của những vật trang trí khi đặt trong một khu vực nào đó trong vườn. Chúng mang lại cảm giác an tâm hay sẽ khiến ta nhảy dựng lên khi nhìn thấy hình bóng của chúng trong lúc trời mù sương hay chạng vạng tối.

Các vật thể trang trí được sử dụng phải hòa điệu với thiết kế chung của cả khu vườn và chúng ta nên nhìn thấy chúng riêng biệt, mỗi nơi một vật hơn là đặt gom tất cả vào một chỗ. Một vật trang trí đặt ở cuối một lối đi sẽ có ấn tượng hoàn toàn khác với một vật chúng ta tình cờ phát hiện ở một khúc quanh trên lối đi này. Chúng ta nên cẩn thận khi chọn các vật đặt ở vị trí cuối đưòng nếu chúng ta không muốn kết thúc buổi đi dạo của mình trong tâm trạng thất vọng.

READ MORE