Từ những vật liệu đơn giản, phổ biến như Gỗ công nghiệp, sắt, thép, kính… Trong thiết kế nhà đẹp hiện nay, đặc biệt là thiết kế nội thất phòng ăn, các gia chủ đang rất ưa chuộng style thiết kế này.
50 Mẫu phụ kiện trang trí nội thất phong cách công nghiệp “nhỏ mà có võ” (P.1)
Bạn có một bức tường trống chưa trang trí gì, một ít ống thép thừa, vài cái thùng không dùng đến… mà chưa biết làm gì? Hãy xem các kiến trúc sư của chúng tôi đã làm gì chúng nhé và tôi tin rằng, các bạn còn nhiều ý tưởng thú vị hơn thế này!
Hơn 30 mẫu thiết kế nội thất nhà bếp theo phong cách công nghiệp đẹp từng cm (P.2)
16 mẫu thiết kế nội thất nhà bếp đẹp độc đáo và sang trọng trong bộ sưu tập nội thất bếp theo phong cách công nghiệp của chúng tôi. Hãy trải nghiệm và lựa chọn cho mình mẫu thiết kế đẹp nhất, phù hợp nhất với không gian và sở thích của gia đình bạn.
Hơn 30 mẫu thiết kế nội thất nhà bếp theo phong cách công nghiệp đẹp từng cm (P.1)
Danh sách hơn 30 mẫu thiết kế nội thất nhà bếp theo phong cách công nghiệp đẹp từng cm dưới đây giúp bạn cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp độc đáo, tinh tế “không giống ai” của phong cách này.
Nội thất nhà đẹp tinh tế với phong cách công nghiệp hiện đại
Một điều tuyệt vời dành tặng cho thiết kế căn hộ rộng 203 m2. Nội thất màu trắng sáng của nó tạo thành khuôn hình hiệu quả cho cuộc gặp gỡ đầy kịch tính giữa đồ nội thất và các đường nét bố trí, thiết kế hiện đại. Đặc biệt, gỗ tự nhiên kết hợp với phong cách công nghiệp theo kiểu ốp bê tông đã tạo nên sự tương phản mạnh mẽ. Kết quả mang lại là một không gian nội thất đẹp tinh tế với phong cách công nghiệp hiện đại.
Bản vẽ thiết kế nội thất chi tiết căn hộ.
Phòng khách mở. Thật dễ dàng để đánh giá cao sự kết hợp của những đường cong mềm mại và các cạnh sắc nét. Màu sắc của đồ nội thất, đèn chiếu sáng cùng cửa sổ lớn mang lại cho không gian tươi mới và sang trọng hơn.
Các khung hình cứng chia không gian mở này thành các khu chức năng. Sàn gỗ tối màu hơn một tạo thành một “hành lang” phân chia và chỉ đạo các “luồng giao thông” từ lối vào.
Điểm nhấn tạo sự chú ý đến không gian rất quan trọng. Bê tông xám màu cung cấp một bối cảnh trung tính tốt đẹp cho bức tường gắn tivi.
Đèn chiếu sáng hình chữ nhật xua đuổi tất cả các bóng tối giữa bê tông và trần nhà trở thành chiến thuật thông minh để khoe khéo hết vẻ đẹp của không gian. Ở đây, bê tông không còn nặng nề mà giống như một điểm tựa nâng bật cả căn phòng lên.
Các bảng kết cấu bê tông mạnh mẽ không cần phải quá nhiều màu sắc. Bê tông thô, vải dệt và chậu cây nhỏ đóng vai trò riêng đặc biệt tạo thành vẻ đẹp tổng thể.
Một chiếc ghế bành màu xanh nhạt đủ lớn để làm bạn thư giãn, thoải mái. Đèn tường có thể điều chỉnh cung cấp toàn bộ ánh sáng một lúc hoặc chiếu sáng một chỗ.
Ánh sáng mặt trời dễ dàng được lọc thông qua tâm rèm mỏng trong phòng ăn và nhà bếp. Một sự lựa chọn có chủ ý và hiệu quả, đặc biệt là với bàn ăn ngoài trời tuyệt đẹp kia.
Cũng giống như sự chuyển đổi trong phòng khách để làm “hành lang” của sàn gỗ, gạch bê tông lớn phân biệt không gian nhà bếp với khu vực ăn uống liền kề của nó.
Bàn bếp, đèn treo đều được thiết kế bằng bê tông. Thật tinh tế và hiện đại.
Thêm một chậu cây xanh mang lại sự thoải mái và ấm cúng cho không gian nhà bếp.
Chúng ta hãy xem nhanh lối vào trước khi đi đến các không gian riêng của ngôi nhà.
Lối vào có gương làm sinh động không gian bê tông xung quanh.
Nó đơn giản, sạch sẽ, và có hiệu quả. Những vết lõm tròn trong cả ở tấm bê tông thô và bê tông đã được sơn trắng xóa đi vẻ nhàm chán, đơn điệu của bê tông.
Phòng làm việc tại nhà sử dụng vật liệu đơn giản nhưng nhờ chiến thuật tổ chức, thiết kế cùng kiểu dáng đồ nội thất đẹp mang lại sự thoải mái và chuyên nghiệp.
Bàn dài là một công cụ hữu ích và phù hợp với không gian này. Tận dụng tối đa lượng ánh sàng truyền vào từ các khung cửa sổ lớn.
Cửa sổ góc cùng tràn ngập ánh sáng, không ngừng tiếp thêm sinh lực cho ngày làm việc và tạo cảm hứng hưng phấn khi màn đêm buông xuống được ngắm một bầu trời đầy sao.
Đơn giản, sạch sẽ và thoải mái là tất cả những gì phòng ngủ này mang lại cho gia chủ.
Khu vực lưu trữ được sắp xếp hợp lý. Bạn có thể đọc sách trước khi đi ngủ hoặc mỗi buổi sáng ngay tại cuối giường.
Tấm gỗ phù hợp với chiều cao của đầu giường để cân bằng và kéo dài căn phòng. Phong cách thiết kế này giúp đôi mắt sẽ chú ý vào các khu chức năng trong phòng.
Chiếc ghế là một thiết kế mang tính biểu tượng của Hans J. Wegner. Vị trí bên dưới một ngọn đèn tường có thể điều chỉnh để sáng tối phù hợp. Đồng thời, chiếc kệ tivi độc đáo giúp mọi người không dời tấm mắt được khỏi chúng.
Những mảnh thiết kế thể hiện chủ đề trang trí nhấn mạnh chất lượng hợn số lượng và sự thật đã tạo được sự chú ý.
Và cuối cùng, sự tập trung kéo đến phòng tắm – khu vực luôn là một phần thú vị rong bất kỳ ngôi nhà nào. Không gian này thể hiện một sự ưu ái của gỗ tạo nên bầu không khí tự nhiên và chào đón.
Một trong những nét kiến trúc đặc biệt hơn của không gian này là lối vào phòng ngủ chính thông qua khu vực lắp vòi sen tắm.
Một vườn treo nhỏ nhắn, xinh xắn trong phòng tắm tận hưởng ánh sáng mặt trời thông qua khung cửa kính trắng đục. Đây là những loài cây có khả năng phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt.
Thêm một kệ để trưng bày những chậu cây nhỏ phía trên bồn tắm.
Một không gian ngưng tụ đầy đủ những tiêu chí của một phòng tắm hiện đại, sang trọng và thư giãn.
Những mẫu thiết kế nội thất phong cách công nghiệp đáng mơ ước (P.4)
Phong cách công nghiệp tôn vinh tính vật chất và cách sử dụng vật liệu và sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho bạn. Phong cách này là sự tương tác tuyệt vời giữa những gì nguyên bản đi kèm công năng. Điều này tạo nên tính thời thượng cho từng công trình.
Những mẫu thiết kế nội thất phong cách công nghiệp đáng mơ ước (P.3)
Thiết kế nội thất phong cách công nghiệp ra đời và dần trở nên phổ biến khi những nhà kho cũ, những nhà máy cũ hay những công trình tương tự được biến thành cửa hàng mới, văn phòng, nhà hàng, những căn hộ.
Những mẫu thiết kế nội thất phong cách công nghiệp đáng mơ ước (P.2)
Thiết kế nội thất phong cách công nghiệp đã ra đời và cho đến tận bây giờ nó vẫn khẳng định “sức nóng” cũng nhự độ hấp dẫn của mình. Tất cả mọi không gian trong nhà bạn đều hoàn toàn có thể thiết kế nội thất theo phong cách công nghiệp vô cùng ấn tượng, độc đáo.
Những mẫu thiết kế nội thất phong cách công nghiệp đáng mơ ước (P.1)
Thiết kế nội thất theo phong cách công nghiệp thường được dùng cho các căn hộ có tầng lửng, trần cao, phòng có không gian rộng để có thể tái hiện lại một phần kiến trúc trước đây thường thấy trong các nhà kho hay nhà máy. Hệ trần thường được để thô, tường không trát hoặc sàn nhà láng bê tông,… là những yếu tố tạo nên phong cách này.