Skip to Content

Blog Archives

Diện tích đất tối thiểu được cấp phép xây dựng nhà ở

Ở các khu qui hoạch mới diện tích lô đất tối thiểu để xây nhà là 36m2, ở các khu đô thị cũ diện tích tối thiểu là 25m2… Đó là một trong những nội dung được đề cập trong qui chuẩn xây dựng VN – qui hoạch xây dựng theo quyết định 04 ngày 3-4-2008 vừa được Bộ Xây dựng ban hành.

Diện tích tối thiểu để được cấp phép xây dựng: Lô đất nhỏ nhất là 25m2

Kích thước lô đất qui hoạch xây dựng nhà ở được xác định theo nhu cầu và đối tượng sử dụng và phải phù hợp qui hoạch.

Cụ thể với các khu qui hoạch mới: nếu đường phố có lộ giới từ 20m trở lên diện tích lô đất xây nhà ở gia đình tối thiểu là 45m2. Chiều rộng của lô đất ít nhất 5m, chiều sâu tối thiểu cũng 5m. Trường hợp đường có lộ giới dưới 20m thì diện tích của lô đất tối thiểu là 36m2, chiều rộng và chiều sâu lô đất ít nhất là 4m. Với nhà liên kế hoặc nhà riêng lẻ có hai mặt tiếp giáp đường chính khu vực thì chiều dài tối đa của dãy nhà là 60m. Giữa các dãy nhà phải bố trí đường giao thông phù hợp qui hoạch hoặc đường đi bộ rộng tối thiểu 4m.

Từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đẹp đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ (ranh xác định giữa lô đất và đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật), trừ các trường hợp sau đây: đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà được phép vượt chỉ giới đường đỏ không quá 0,2m; từ vỉa hè lên cao 1m,

Các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí nhà được vượt chỉ giới đường đỏ không quá 0,2m. Từ độ cao 3,5m (từ vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ôvăng, bancông, mái đua…) được vượt chỉ giới đường đỏ nhưng còn tùy thuộc chiều rộng lộ giới, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1m…

Đối với ban công, mái đua, ôvăng, độ vươn ra được qui định cụ thể như sau: nếu đường có lộ giới dưới 7m thì không được vươn ra khỏi chỉ giới đường đỏ; đường từ 7-12m thì các bộ phận trên được vươn ra khỏi chỉ giới đường đỏ tối đa 0,9m; đường trên 12m đến 15m vươn tối đa 1,2m; đường lộ giới trên 15m được vươn ra đến 1,4m. Riêng các phần ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt qua chỉ giới đường đỏ.

Đối với các khu đô thị cũ: khi qui hoạch, cải tạo phải dành đất tối đa để bố trí các công trình phúc lợi công cộng. Riêng nhà liên kế hiện có khi cải tạo phải đáp ứng các yêu cầu sau: trường hợp lô đất nằm trong dãy phố diện tích tối thiểu để xây nhà liên kế là 25m2/căn và chiều sâu, chiều rộng không nhỏ hơn 2,5m. Qui chuẩn này áp dụng cho toàn dãy phố.

Trường hợp lô đất đứng riêng lẻ diện tích nhỏ nhất để xây dựng nhà là 50m2/căn, với chiều sâu, chiều rộng không nhỏ hơn 5m. Nếu nhà bị giải tỏa, phần diện tích còn lại nhỏ hơn các qui chuẩn trên áp dụng theo các qui định liên quan.

xin-phep-xay-dung-1

Chung cư cao cấp: một căn hộ có 1,5 chỗ đậu ôtô

Bãi đậu xe:

Trong các khu đô thị, khi qui hoạch cần chú ý đến các bãi đậu xe. Bãi đậu xe ngầm hoặc nổi được qui hoạch gần các khu trung tâm thương mại, giải trí… và khoảng cách đi bộ tối đa là 500m. Phần diện tích tối thiểu dành cho ôtô con là 25m2/xe, xe máy 3m2, xe đạp 0,9m2, xe buýt 40m2, xe tải 30m2/xe.

Riêng các công trình xây dựng, chỗ đậu ôtô con được qui định như sau: khách sạn từ ba sao trở lên tối thiểu bốn phòng phải có một chỗ đậu xe; văn phòng cao cấp, trụ sở cơ quan đối ngoại, siêu thị, cửa hàng lớn, trung tâm hội nghị triển lãm, trưng bày thì 100m2 sàn sử dụng phải có ít nhất một chỗ đậu xe; với chung cư cao cấp thì một căn hộ phải có ít nhất 1,5 chỗ đậu ôtô con.

Trạm xăng:

Phải đảm bảo các yêu cầu sau: không được làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Trạm xăng phải cách lộ giới ít nhất 7m. Đối với những trạm xăng gần các giao lộ thì khoảng cách từ lối vào trạm xăng tới chỉ giới đường đỏ gần nhất (của tuyến đường giao cắt với đường đi qua mặt tiền của công trình trạm xăng) cần đảm bảo ít nhất 50m.

Cách ngoài phạm vi bảo vệ dọc cầu và đường dẫn lên cầu tối thiểu 50m. Cách điểm có tầm nhìn bị cản trở ít nhất 50m. Ngoài ra trạm xăng còn phải cách nơi tụ họp đông người (chợ, trường học…) ít nhất 100m, cách trạm xăng khác ít nhất 300m, cách các danh lam thắng cảnh 100m…

Phòng cháy chữa cháy:

Tại đô thị phải bố trí mạng lưới các trạm phòng cháy chữa cháy (PCCC) gồm các trạm trung tâm và các trạm khu vực. Bán kính của trạm PCCC trung tâm tối đa là 5km, bán kính trạm PCCC khu vực tối đa 3km. Vị trí đặt trạm PCCC phải thuận tiện các đường giao thông; không tiếp giáp với công trình có đông người, xe cộ ra vào; phải đảm bảo đường cho xe chữa cháy tới lấy nước chữa cháy tại trụ nước chữa cháy, bể dự trữ nước, hồ, ao, sông…

Nghĩa trang:

Nghĩa trang xây dựng mới phải bố trí ngoài đô thị, không ảnh hưởng đến môi trường dân cư xung quanh, không ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt… Diện tích mộ chôn cất một lần là 5m2 trở xuống/mộ, mộ cải táng từ 3m2 trở xuống. Nghĩa trang xây mới phải cách khu dân cư tối thiểu là 500m.

Nhà vệ sinh công cộng:

Trên các trục phố chính, khu thương mại, công viên, chợ, bến xe, các trạm xe buýt chính, nơi sinh hoạt công cộng phải bố trí nhà vệ sinh công cộng. Khoảng cách giữa hai nhà vệ sinh công cộng trên đường phố chính từ 1,5km trở lại. Tại các công trình ngầm có đông người cũng phải có buồng vệ sinh công cộng.

Tại sao cần tuân thủ quy định về diện tích xây dựng nhà ở?

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở là những quy định về tỷ lệ giữa diện tích xây dựng và diện tích đất xây dựng, được quy định trong các văn bản pháp luật về xây dựng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng nông thôn. Quy định này nhằm đảm bảo các mục tiêu sau:

  • Bảo đảm sự an toàn, ổn định của công trình xây dựng và môi trường xung quanh: Diện tích xây dựng quá lớn sẽ làm tăng tải trọng lên nền móng, dẫn đến nguy cơ sụt lún, đổ vỡ công trình. Ngoài ra, diện tích xây dựng quá lớn cũng làm giảm diện tích cây xanh, sân bãi, không gian công cộng, gây ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ, hài hòa của cảnh quan đô thị: Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất về kiến trúc, cảnh quan đô thị.
  • Bảo đảm quyền lợi của người dân và nhà nước: Quy định giúp đảm bảo quyền lợi của người dân trong việc sử dụng đất, đồng thời cũng là cơ sở để nhà nước quản lý, thu thuế đất đai.
Tuân thủ quy định về diện tích xây nhà đảm bảo tính ổn định của công trình
Tuân thủ quy định về diện tích xây nhà đảm bảo tính ổn định của công trình

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở là bao nhiêu?

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2008/BXD, diện tích xây dựng nhà ở được quy định cụ thể dựa trên các yếu tố như vị trí đất xây dựng, loại nhà ở và diện tích lô đất xây dựng. Dưới đây là một số quy định cơ bản về diện tích xây dựng nhà ở:

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở tại nông thôn

Diện tích xây dựng nhà ở tại nông thôn được quy định như sau:

  • Diện tích tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở tại nông thôn là 25m2.
  • Diện tích tối thiểu của một căn nhà ở tại nông thôn là 24m2.
  • Diện tích tối thiểu của một căn phòng ở tại nông thôn là 12m2.

Điều này có nghĩa là một căn nhà ở tại nông thôn ít nhất phải có diện tích là 24m2 và bao gồm ít nhất một căn phòng với diện tích tối thiểu là 12m2. Ngoài ra, để xây dựng một căn nhà ở tại nông thôn, người chủ đầu tư cũng cần đảm bảo có ít nhất một lô đất có diện tích tối thiểu là 25m2.

==> Tham khảo thêm: Thiết kế mẫu nhà cấp 4 mái Thái

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở tại đô thị

Tại các khu vực đô thị, quy định về diện tích xây dựng nhà ở sẽ khác so với nông thôn do yêu cầu về đồng bộ, hài hòa và an toàn trong kiến trúc đô thị. Theo quy định tại QCVN 01:2008/BXD, diện tích xây dựng nhà ở tại đô thị được quy định như sau:

  • Diện tích tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở tại đô thị là 40m2.
  • Diện tích tối thiểu của một căn nhà ở tại đô thị là 36m2.
  • Diện tích tối thiểu của một căn phòng ở tại đô thị là 18m2.

Với các quy định này, một căn nhà ở tại đô thị ít nhất phải có diện tích là 36m2 và bao gồm ít nhất một căn phòng với diện tích tối thiểu là 18m2. Các chủ đầu tư cũng được yêu cầu đảm bảo có lô đất với diện tích tối thiểu là 40m2 để xây dựng một căn nhà ở tại đô thị.

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở tại đô thị
Diện tích xây dựng nhà ở tại đô thị cần tối thiểu là 40m2 trở lên

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở đối với nhà ở riêng lẻĐối với những ngôi nhà riêng lẻ, quy định về diện tích xây dựng nhà ở sẽ còn phức tạp hơn do có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến diện tích xây dựng. Theo quy định tại QCVN 01:2008/BXD, diện tích xây dựng nhà ở đối với nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:
  • Diện tích tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở là 40m2 (đối với nông thôn) hoặc 80m2 (đối với đô thị).Diện tích tối đa của nhà ở riêng lẻ không vượt quá 50% diện tích lô đất.Diện tích tối thiểu của một căn nhà ở là 30m2 (đối với khu vực có chiều cao trên 5 tầng) hoặc 60m2 (đối với khu vực có chiều cao dưới 5 tầng).Diện tích tối thiểu của một căn phòng ở là 12m2.

  • Với các quy định này, một ngôi nhà riêng lẻ sẽ cần có ít nhất diện tích 30m2 (đối với khu vực có chiều cao trên 5 tầng) hoặc 60m2 (đối với khu vực có chiều cao dưới 5 tầng). Tuy nhiên, diện tích này không được vượt quá 50% diện tích lô đất. Ngoài ra, người chủ đầu tư cũng cần đảm bảo có ít nhất một căn phòng với diện tích tối thiểu là 12m2 để đáp ứng nhu cầu về phòng ngủ.

    READ MORE

    Tư vấn quản lý dự án

    Vai trò của Quản Lý Dự Án Xây Dựng :

    Giúp Chủ Đầu Tư hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả những khía cạnh của dự án và khuyến thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với chi phí, chất lượng và thời gian như mong muốn ban đầu.

    Chúng tôi áp dụng những quy chuẩn quản lý dự án chuẩn  mực nhất, hiện đại nhất nhằm đảm bảo cho mỗi dự án phải đáp ứng được những tiêu  chuẩn khắt khe về chất lượng, tiến độ, và đặc biệt là phòng ngừa và kiểm soát rủi  ro.

    Nội dung các công việc quản lý dự án xây dựng:

    · Quản lý kế hoạch (tổng thể) dự án:

    –   Mục tiêu, tính khả thi của dự án

    –   Tác động tích cực và tiêu cực của dự án (Đến an ninh xã hội, đến doanh nghiệp, đến cộng đồng, đến môi trường)

    –   Lập dự án và thực hiện quy trình xin phê duyệt

    –   Thực hiện các quy trình thiết kế

    –   Đấu thầu, lựa chọn các nhà thầu tư vấn, thi công vv…

    · Quản lý chi phí và nguồn lực:

    –   Nguồn tài chính cho dự án

    –   Loại chi phí, thời gian cần sử dụng, giá trị

    –   Các phương án chi phí, số vốn lưu động, thời gian trả lãi vv…

    · Quản lý hợp đồng
    – Quản lý phương thức và nội dung hợp đồng các loại (tư vấn, xây lắp, lắp đặt thiết bị, quản lý sau bán hàng vv…)
    – Đàm phàn, ký kết hợp đồng
    – Tính chất và các tình huống xảy ra
    – Phương thức thanh toán

    · Quản lý rủi ro của dự án
    – Phân tích độ nhạy cảm và khả năng rủi ro
    – Tính điểm hòa vốn, các yếu tố tác động đến điểm hòa vốn
    – Tính giá trị kỳ vọng (lãi) và hiểu ý nghĩa kỳ vọng này
    – Lập danh sách các phương án lựa chọn khi có rủi ro

    · Quản lý vận hành dự án
    – Phương thức quản lý
    – Cơ cấu quản lý
    – Chi phí vận hành, quản lý
    – Bảo hành, bảo trì

    – Các công nghệ vận hành mới vv…

    Đội ngũ tư vấn của chúng tôi luôn mong muốn được lắng nghe từ quý khách. Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào quý khách cần đến.

    READ MORE