Skip to Content

Blog Archives

Công bố chi tiết nhiều điều kiện cấp ”sổ hồng”

Các địa phương vừa được hướng dẫn cụ thể các trường hợp, các vấn đề liên quan nhà ở để để làm cơ sở triển khai cấp ”sổ hồng” trong Thông tư Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, mới được Bộ Xây dựng ban hành.

Những trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở hay chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư (những trường hợp tổ chức, cá nhân tạo lập hợp pháp nhà ở trên đất ở được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai) thì được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (GCNQSHNƠ) và quyền sử dụng đất ở (QSDĐƠ) theo mẫu quy định tại khoản 1 Điều 44 của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP.

Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đã có GCNQSDĐƠ, nếu chủ sở hữu nhà ở có nhu cầu cấp thêm GCNQSHNƠ thì được cấp GCN theo mẫu quy định tại khoản 2 Điều 44 của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP và không phải nộp lại GCN quyền sử dụng đất. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đã có GCNQSDĐƠ, nếu chủ sở hữu nhà ở có nhu cầu cấp một Giấy chứng nhận bao gồm cả QSHNƠ và QSDĐƠ thì được cấp GCNQSHNƠ và QSDĐƠ theo mẫu quy định tại khoản 1 Điều 44 của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP và phải nộp lại GCNQSDĐƠ.

so-do-so-hong-2

Những trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời (là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu có nhà ở trên đất ở do thuê, mượn của các chủ sử dụng đất khác) thì được cấp GCN SHNƠ theo mẫu quy định tại khoản 2 Điều 44 của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP.

Nhà ở riêng lẻ của một chủ sở hữu thì cấp giấy GCNQSHNƠ cho chủ sở hữu đó. Nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu chung theo phần thì cấp GCNQSHNƠ cho từng chủ sở hữu đối với phần diện tích thuộc sở hữu riêng. Nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì cấp một GCNQSHNƠ có ghi tên của cả vợ và chồng. Trường hợp có vợ hoặc chồng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì chỉ ghi tên người có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu chung hợp nhất nhưng không phải thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì cấp một GCNQSHNƠ, ghi tên người được các chủ sở hữu thoả thuận cho đứng tên trong GCN, trường hợp không có thoả thuận thì ghi đủ tên các chủ sở hữu nhà ở đó. Nếu các chủ sở hữu chung có nhu cầu thì cơ quan có thẩm quyền cấp cho mỗi người một GCN có nội dung như nhau, ghi đầy đủ tên của tất cả các chủ sở hữu, có ghi chú về số thứ tự GCN của từng chủ sở hữu và tổng số GCN cấp cho các chủ sở hữu chung.

Trường hợp có chủ sở hữu chung đã chết trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp GCN thì phải giải quyết thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự sau đó mới nộp hồ sơ đề nghị cấp GCN. Nếu chủ sở hữu chung chết sau khi đã nộp hồ sơ đề nghị cấp GCN thì vẫn được ghi tên vào GCNQSHNƠ

Trường hợp nhà chung cư của một chủ sở hữu thì cấp GCNQSHNƠ cho chủ sở hữu nhà đó. Đối với nhà chung cư xây dựng để bán thì không cấp GCNQSHNƠ cho chủ đầu tư mà cấp cho chủ sở hữu căn hộ. Trường hợp nhà chung cư thuộc sở hữu chung theo phần thì cấp GCNQSHNƠ theo từng căn hộ cho từng chủ sở hữu như nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu chung. Trường hợp nhà chung cư thuộc sở hữu chung hợp nhất thì cấp GCNQSHNƠ ở cho các chủ sở hữu như đối với nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu chung hợp nhất nhưng không phải thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

Việc tổ chức đề nghị cấp mới, cấp đổi, cấp lại và xác nhận thay đổi GCNQSHNƠ nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng. Cá nhân có nhà ở tại đô thị đề nghị cấp mới GCN nộp hồ sơ tại cơ quan có chức năng quản lý nhà ở trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) nơi có nhà ở đó. Cá nhân có nhà ở tại nông thôn đề nghị cấp mới GCN có thể nộp hồ sơ tại UBND xã hoặc cơ quan có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở đó.

Về công khai thủ tục hành chính trong việc cấp GCNQSHNƠ, cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị cấp GCNQSHNƠ phải có bảng thông báo công khai các nội dung theo quy định tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm tiếp nhận hồ sơ; trên mạng Internet…

Thông tư cũng nêu rõ, lãnh đạo UBND các cấp, lãnh đạo cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ phải công khai số điện thoại (đường dây nóng) để nhân dân biết và liên hệ khi cần thiết; phải xử lý kịp thời những thắc mắc, các phản ánh về các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân của cán bộ dưới quyền liên quan đến việc cấp GCNQSHN.

READ MORE

Ban hành Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Đây là nội dung đáng lưu ý trong Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Chính phủ ban hành ngày 7/2. Cụ thể, cơ quan cấp phép xây dựng có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với nhà riêng lẻ thì thời hạn cấp giấy phép không quá 15 ngày.

Cấp phép xây dựng chậm gây thiệt hại phải bồi thường

Nghị định nêu rõ: ”Cơ quan cấp phép cũng có trách nhiệm niêm yết công khai điều kiện, trình tự và các thủ tục cấp giấy phép xây dựng tại trụ sở cơ quan mình. Cung cấp bằng văn bản thông tin liên quan đến cấp phép xây dựng khi có yêu cầu của người xin cấp giấy phép. Thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 7 ngày làm việc, kể từ khi được yêu cầu”.

Người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép sai hoặc cấp giấy phép chậm.

Trường hợp do cấp phép chậm mà người xin phép xây dựng khởi công công trình thì người có thẩm quyền cấp phép phải bồi thường thiệt hại cho người xin phép xây dựng khi công trình bị định chỉ xử phạt hành chính hoặc không phù hợp với quy hoạch xây dựng, bị buộc phải dỡ bỏ.

Cơ quan cấp phép xây dựng có quyền đình chỉ xây dựng công trình khi phát hiện có vi phạm. Trường hợp đã có quyết định đình chỉ xây dựng mà người được cấp phép xây dựng vẫn tiếp tục vi phạm thì thu hồi giấy phép xây dựng và chuyển cho cấp có thẩm quyền xử lý. Đồng thời, cơ quan cấp phép có nghĩa vụ thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện, nước, đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ đối với công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặc công trình xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.

Cơ quan cấp phép xây dựng không được chỉ định tổ chức, cá nhân thiết kế hoặc lập các đơn vị thiết kế trực thuộc để thực hiện thiết kế cho người xin cấp phép xây dựng

Quy hoạch ”treo” cũng được cấp phép xây dựng

Cũng theo Nghị định trên, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, cấu trúc chịu lực và an toàn của công trình; công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các xã vùng xâu vùng xa; nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị; điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt…

Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã công bố quy hoạch xây dựng được duyệt nhưng chưa thực hiện (quy hoạch ”treo”) thì chỉ được cấp phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch. Trường hợp xin cấp phép xây dựng tạm có thời hạn thì trong đơn xin cấp phép xây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng.

Chính phủ quy định UBND cấp tỉnh được uỷ quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I theo phân cấp công trình tại Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng (vừa ban hành cuối tháng 12/2004); công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hoá; công trình tượng đài; quảng cáo, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến đường phố chính đô thị do UBND cấp tỉnh quy định.

UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do huyện quản lý. UBND cấp xã cấp giấy phép nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính xã quản lý theo quy định của UBND cấp huyện.

Nghị định trên hướng dẫn Luật Xây dựng, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo, thay thế cho các quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.

READ MORE

Nhà không có giấy tờ, muốn hợp thức hóa phải làm sao?

Nhà không có giấy tờ, muốn hợp thức hóa phải làm sao?

Bà Nguyễn Minh Trang, trưởng phòng cấp chủ quyền nhà, Sở Xây dựng TP.HCM:

– Trong thư bạn không nói rõ tình trạng pháp lý của căn nhà trước khi ba má chồng mua lại (đã có giấy tờ hợp lệ hay chưa) nên không thể trả lời cụ thể cho bạn được. Chúng tôi chỉ có thể hướng dẫn bạn như sau: hiện nay, việc xem xét hợp thức hóa chủ quyền và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân (theo Luật nhà ở bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2006) thuộc thẩm quyền của UBND quận huyện.

so-do-so-hong-2

Thủ tục tách thửa, chuyển quyền sử dụng đất ra sao?

* Tôi có mảnh đất 120m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở vào năm 2005. Nay tôi muốn nhượng lại cho em gái tôi một nửa diện tích trên để em tôi xây nhà. Xin hỏi thủ tục như thế nào? (Nguyễn Thành Danh, P.Đông Hưng Thuận, Q.12, TP.HCM)

Luật sư  Nguyễn Thanh Loan, Đoàn luật sư TP.HCM:

– Theo qui định việc chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực. Sau khi đã hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng, bạn có thể liên hệ UBND quận huyện nơi mảnh đất tọa lạc để nộp hồ sơ. Sau khi bạn và em gái đã hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất thì em gái bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận. Nếu trường hợp bạn tặng cho em ruột quyền sử dụng đất thì không phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất này.

READ MORE