Skip to Content

Blog Archives

Thiết kế cầu thang

Bạn là người đã và đang dự định xây dựng một ngôi nhà trong tương lai? Bạn đang suy nghĩ làm thế nào để căn nhà nhỏ của mình trông thật gọn gàng nhưng vẫn đầy tính sáng tạo? Nếu biết sử dụng không gian một cách hợp lý, đúng cách, bạn sẽ cảm thấy thoải mái mỗi khi bước vào không gian riêng của mình.

READ MORE

Kĩ thuật gia công cốt thép

Các bước gia công cốt thép bao gồm sửa thẳng và đánh gỉ, cắt và uốn, nối cốt thép, hàn buộc cốt thép thành lưới thành khung.

READ MORE

Thi công lắp đặt hệ thống điện nước

Để đảm bảo hệ thống điện nước nhà bạn tuyệt đối an toàn, ổn định sử dụng tiện lợi đảm bảo mỹ thuật và tiết kiệm không gian cho căn hộ của bạn.

READ MORE

Chuẩn bị xây nhà

Để có một ngôi nhà hoàn hảo, trước khi làm nhà các gia chủ cần phải có một quá trình chuẩn bị chu đáo, từ việc cân nhắc các nhu cầu trong gia đình, tính toán thiết kế cũng như việc lựa chọn nhà thầu…

Nhu cầu và thiết kế

Việc tính toán các nhu cầu ăn ở cũng như sinh hoạt trong gia đình cần được tính toán hợp lý với diện tích sử dụng. Muốn cân đối tất cả các tiêu chí này, trước tiên phải tùy thuộc vào diện tích (đất) cũng như số tiền dự kiến để xây nhà. Tùy theo chức năng từng phòng mà bạn có thể tính toán số tầng cũng như số phòng cần thiết.

Việc tính toán một cách cẩn thận mặt bằng bố trí các tầng, sự liên kết giao thông giữa các phòng sẽ là yếu tố quan trọng để có một tổng thể kiến trúc đẹp. Từ đó, bạn cũng sẽ xác định được kích thước từng căn phòng để thuận tiện bố trí các hệ thống kỹ thuật kèm theo.

Để tốt  nhất cho việc chuẩn bị, lời khuyên thường được đưa ra vẫn là nên tìm đến kiến trúc sư (KTS) hoặc người thiết kế chuyên nghiệp. Tại VN, công việc này xưa nay thường bị xem nhẹ, chủ nhà theo đó thường giao hết cho chủ thầu hoặc tự tính toán làm theo ý thích của riêng mình. Tuy nhiên, những tính toán của nhà tư vấn và thiết kế chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có thể tổng hợp được những phương pháp tối ưu cho từng chi tiết trong bản thiết kế.

Bạn có thể tham khảo ý tưởng cho ngôi nhà mình mơ ước từ các sách báo chuyên ngành để có một phác thảo sơ lược về các phòng chức năng cũng như các nhu cầu… sau đó trình bày với người thiết kế để tìm sự đồng cảm cũng như nhận được những lời khuyên có ích nhất. Hơn ai hết, bạn sẽ là người tự biết mình cần gì ở ngôi nhà của chính mình, tuy nhiên bạn cũng cần tỉnh táo và không nên quá tham lam khi đòi hỏi người thiết kế phải “lôi” rất nhiều thứ bạn thích vào trong một ngôi nhà.

Bản lĩnh nghề nghiệp của KTS sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kiến trúc của ngôi nhà. Theo nhiều KTS có nghề, rất nhiều KTS, nhất là các KTS trẻ hoặc các nhà thiết kế “tay ngang” đôi khi chỉ vì mục đích kinh tế nên thường sẵn sàng chiều theo ý chủ nhà mà không phân tích thiệt hơn…

nha-biet-thu-dep-anh-nho-2

Chọn nhà thầu

Tìm được một nhà thầu tốt là thứ mà ai cũng mong muốn vì đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Nếu có điều kiện, bạn nên tham khảo trong bạn bè, bà con những người đã từng có sự tiếp xúc, làm việc với các nhà thầu để chọn mặt gửi nhà. Nếu không tìm được người đáng tin cậy, hãy chọn các công ty thi công có đầy đủ tư cách pháp lý và chức năng hành nghề.

Tốt hơn hết, bạn nên nhờ KTS thiết kế dành thời gian giám sát công trình, vì hơn ai hết họ sẽ hiểu từng ngóc ngách công việc mà nhà thầu phải làm để đạt yêu cầu mà thiết kế đề ra hoặc tìm người quen hiểu biết công việc giám sát hộ. Để tránh những rắc rối về sau, bạn nên có trước những thỏa thuận về việc khoán toàn bộ, khoán từng phần hay tính toán riêng tiền vật liệu, nhân công…

Về vật liệu xây dựng, trước khi làm nhà, bạn cũng tham khảo giá cả ở một số đại lý để chọn ra một nơi mua vật liệu thô đáng tin cậy, càng gần địa điểm xây nhà càng tốt. Từ đó, bạn có thể thỏa thuận việc cung ứng vật liệu đúng tiến độ, chủng loại cũng như chất lượng. Hiện tại, rất nhiều đại lý nhận cung ứng đầy đủ vật liệu cần thiết cho ngôi nhà theo yêu cầu hằng ngày của chủ thầu.

Hoàn thiện nhà

Để ngôi nhà đẹp và hoàn chỉnh, khi đến khâu hoàn thiện nhà, nếu không nhờ bàn tay KTS thì bạn cũng nên có sự tham khảo ý kiến của một chuyên gia thiết kế nội thất hoặc một bàn tay tương đối “chuyên nghiệp”.

Việc chọn màu sơn, gạch – gỗ lát sàn, chọn các trang thiết bị cần thiết cho các phòng ốc như phòng tắm, nhà bếp… cần có sự chuẩn bị chu đáo để mọi thứ trở nên hòa hợp là yếu tố tiên quyết cho thẩm mỹ của công trình. Ít nhất bạn cũng phải xác định được phong cách cho ngôi nhà của mình là cổ điển, hiện đại hay pha trộn những thứ ấy để làm ra sự độc đáo riêng…

Một bộ sofa hay bộ bàn ăn cho phòng khách hay nhà bếp cũng cần chọn lựa sao cho thật vừa vặn hài hòa với màu sắc của căn phòng; thậm chí chỉ một bức tranh cũng phải chọn chỗ để treo sao cho thật cân đối, vừa vặn ở một góc tường…

Tuy nhiên, không chỉ nhờ đến sự tư vấn của nhà chuyên môn, người chủ nhà cần phải biết mình đã và mong muốn những gì từ ngôi nhà của mình. Nếu bản thân bạn cũng không biết mình muốn tìm điều gì từ kiểu thiết kế nội thất trong căn nhà mà mình sẽ sống thì nhà tư vấn, dù giỏi thế nào, cũng khó lòng giúp bạn đạt được ý nguyện. Một căn nhà không cần chỉ đẹp mà còn cần phải tiện ích và thích hợp cho những người sử dụng hoặc thường xuyên sử dụng.

Bạn hãy bàn bạc và tìm hiểu về sở thích của từng thành viên trong gia đình để tìm ra những giải pháp trung hòa cho không gian chung. Sau đó, có thể từng người sẽ tự có ý kiến về việc thiết kế và sắp xếp cho không gian sống – căn phòng riêng theo sở thích của mình…

READ MORE

Làm sao để có nhà đẹp? (Phần 1)

Câu hỏi thoạt nghe khá đơn giản và dường như ai cũng có thể trả lời, mỗi người một cách. Đại loại như người thiết kế phải có nghề, chủ nhà phải biết chơi và chịu chơi, thầu thi công phải có kinh nghiệm, đặc biệt là phải có tiền… Tất cả đều đúng. Thế nhưng thực tế tỷ lệ nhà đẹp hiện nay vẫn còn khá khiêm tốn so với con số được xây dựng hằng ngày, hàng giờ ở khắp mọi nơi.

Vai trò của người thiết kế

Không cần bàn cãi, vai trò của người thiết kế là cực kỳ quan trọng. Anh ta chính là người giải bài toán mà chủ nhà đã ra đề. Bản lĩnh người thiết kế sẽ ảnh hưởng rất lớn dến chất lượng sau cùng của ngôi nhà. Nếu không, đứng trước sự nhập nhằng của đề bài và sự khó chịu của chủ nhà hoặc khi gặp phải thầu kém, người thiết kế rất dễ sa vào dễ dãi nghề nghiệp.

Nhiều khi, chỉ vì mục đích kinh tế nên nhà thiết kế làm theo ý chủ nhà mà không phân tích thiệt hơn. Trường hợp này đã xảy ra và xảy ra rất nhiều. Khi đó, cái thiệt lớn nhất và trước tiên thuộc về chủ nhà. Người thiết kế cũng bị ảnh hưởng nhưng chỉ là uy tín nghề nghiệp, mà khi đã dễ dãi thì ắt hẳn anh ta ít coi trọng điều này.

phong-khach-dep1-22fjk5zzfbez9h9

Mối quan hệ giữa người thiết kế và chủ nhà

Là người đề ra, hơn ai hết, chủ nhà tự biết mình cần gì ở ngôi nhà của chính mình, ngôi nhà sẽ nói được gì về tính cách chủ nhân… Có nhiều ngôi nhà khi hoàn thiện, chủ nhà mới hay đó là nơi phô diễn những chi tiết loạn mắt, hoặc chỉ biểu hiện được cái tôi ủa người thiết kế còn hình ảnh của chủ nhà rất mờ nhạt. Có nhiều trường hợp, chủ nhà đưa ra lý do “nhà chỉ làm đơn giản” để giải thích cho sự không cần đẹp, đồng thời tiết kiệm chi phí. Cũng có thể chủ nhà không biết phải làm sao mới đẹp, vì chưa từng có cơ hội tiếp xúc với ngôi nhà đẹp theo đúng nghĩa, nhưng khi ngôi nhà hình thành thì họ cảm nhận được đâu là đẹp, đâu là xấu. Trường hợp nếu chủ nhà quá tham sẽ rất dễ chị chắp vá, rối ren. Điều đáng ngại nhất là gặp phải chủ nhà bảo thủ và không có khái niệm gì về thẩm mỹ, công việc của người thiết kế. Khi đó, người thiết kế dễ bị biến thành thợ vẽ và hay “lãnh đạn” trong trường hợp ngôi nhà xây xong bị chê.

READ MORE

Đối phó với phát sinh khi xây nhà

Khi căn nhà gần hoàn thiện là lúc xuất hiện nhiều phát sinh nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm thực tế của những người đã từng trải qua giai đoạn này.

Bà Lan Phương, chủ một căn nhà ba tầng lầu xây từ hai năm trước trên đường Phổ Quang, quận Phú Nhuận kể: “Nói đến xây nhà tôi còn rùng mình. Tôi thuê kiến trúc sư thiết kế, theo bản vẽ đó tôi thuê thầu xây nhà và tự mua sắm vật tư. Thực ra ban đầu tôi có gọi khoán. Người ta đưa ra giá khoán gọn là 950 triệu đồng, thời giá hồi đó. Tôi đi hỏi người quen và chẳng biết lúc tính như thế nào mà thấy rẻ hơn được đến 30 triệu. Thế là tôi không khoán nữa mà tự mình đi lo vật tư. Cuối cùng thì phát sinh nhiều hơn số tiền mà mình tính sẽ tiết kiệm được”.

Nhưng thiệt hại nhiều nhất là thiệt hại về thời gian. Bà Lan Phương nói: “Đến lúc chọn thiết bị vệ sinh, gạch ốp lát cho phòng vệ sinh và hệ thống đèn trong nhà thì tôi thật sự bị ngợp. Tôi bị ngợp giữa cả trăm mẫu gạch, trăm loại giá và rất nhiều lời khuyên của người bán, của thợ, lời khuyên nào cũng có vẻ có lý. Sáng chọn gạch màu xanh, trưa đổi sang màu hồng, chiều tối lại thấy màu nâu mới hay. Có những lúc tôi phải quyết để cho công việc xong. Bây giờ nhìn lại, thấy phòng vệ sinh nhà mình tốn rất nhiều tiền mà lại không đẹp và bất hợp lý nữa. Chẳng lẽ lại đục lên làm lại?”

nha-biet-thu-dep-anh-nho-2

Đó là một trong những khó khăn mà các chủ nhà thường gặp phải khi xây nhà. Cũng có những chủ nhà có kinh nghiệm hơn hoặc gặp được người tư vấn rành việc nên biết xử lý công việc trong giai đoạn hoàn thiện. Ông Ngô Đăng Cường, chủ nhà số 100 Nguyễn Thanh Tuyền, phường 2, quận Tân Bình kể: “Lúc mới đào móng xây nhà, đổ tấm, ngày nào qua công trường cũng thấy thay đổi, ngôi nhà thành hình dần, thấy công việc rất chạy. Khi ngôi nhà đã xong phần thô, bước vào hoàn thiện lại thấy công việc như chậm hẳn lại vì ngày nào ghé công trường cũng thấy ngôi nhà vẫn có từng đó. Thế là sốt ruột sinh lo lắng, muốn điều chỉnh. Thực ra, theo tôi, để không bị ảnh hưởng bởi tâm lý này, cần nắm vững tiến độ. Nghĩa là chủ nhà phải có một bảng liệt kê công việc theo thời gian cho rõ ràng, ngày này tuần này ngôi nhà phải làm đến đâu. Từ đó, biết trước việc mình phải làm. Nắm vững được cái này thì sẽ biết cái gì làm trước, cái gì làm sau, đỡ rối. Thường vào cuối năm, nhiều khi thợ thầu cùng giục đẩy nhanh tiến độ, ai cũng muốn phần việc mình nhanh xong, nếu mình không nắm được tiến độ là chồng chéo lên nhau”.

Ví dụ mà ông Cường đưa ra là sơn nước, làm lan can, hoa cửa và lát gạch. Ông yêu cầu sơn nước làm dứt điểm việc trét ma tít, sơn lót, sơn phủ. Thợ sắt cũng phải hoàn chỉnh việc hàn, sơn lót sơn phủ bông cửa. Sau đó mới lót gạch. Lót xong, thợ sơn chỉ còn việc sơn giặm, hạn chế việc dùng giàn giáo. Ông rút kinh nghiệm này ở nhà một người quen, trong lúc đợi thợ sắt, thợ sơn vì bản thân thợ cuối năm phải làm nhiều công trình, ông thầu đòi cho bên hồ lát gạch trước. Lát xong, thợ sơn vào bắc giàn giáo, thợ sắt vào hàn. Dù cẩn thận đến mấy, sàn gạch cũng bị hư ít viên.

Ông Ngô Phước Minh, chủ nhà số 164/16 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 8 Phú Nhuận thì chia sẻ kinh nghiệm: “Tôi làm nhà có kiến trúc sư tư vấn lại khoán gọn từ A đến Z. Dù vậy, là chủ nhà tôi vẫn phải theo dõi công trình và làm những phần việc của chủ nhà đặc biệt là lúc hoàn thiện. Trong khâu hoàn thiện, có ngày có đến cả mấy chục thợ vào làm việc trong nhà mình mà vẫn không thấy rối. Về chuyện vật tư, dù đã khoán, trong hợp đồng có ghi rõ chủng loại vật tư, giá cả nhưng trước ngày thi công, vẫn phải xem tận mắt mẫu gạch, mẫu thiết bị vệ sinh… xem có phù hợp hay không để còn đổi kịp trước lúc giao”. Theo ông Minh, điều quan trọng là bố trí phòng, mình phải trao đổi với kiến trúc sư để biết trước công việc, để đến khi thi công không phải sửa đổi. Ví dụ như phải hình dung giường nằm ở đâu, công tắc điện ở đâu, chỗ nào cần giắc cắm cho điện thoại, cho máy tính nối mạng… Quá trình trao đổi với kiến trúc sư có thể có ý kiến khác nhau, phải xét kỹ theo ý mình nhưng khi gút, nên nghe theo người có chuyên môn vì mình tuy gọi là có kinh nghiệm cũng chỉ xây vài ba căn nhà, đâu thể nào bằng người chuyên đi xây nhà và đã xây đến hàng trăm căn.

READ MORE

Khung thay thế tường chịu lực

Với sự phát triển kỹ thuật xây dựng bằng thép và bê tông cốt thép, tường không còn là phần chịu lực chính của công trình. Toàn bộ tải trọng của mái và sàn nhà được truyền vào hệ thống đà, cột và chuyển xuống móng. Khi đó, tường chỉ còn công dụng ngăn chia và bao bọc.

Khi đó, tường không còn bị giới hạn bởi các yếu tố bề dày, vật liệu, cách bố trí và các khoảng trống bị hạn chế như với tường chịu lực. Nhiều người gọi là khung chịu lực và tường xây chèn. Cửa đi, cửa sổ và các khoảng trống khác trên tường được mở rộng tối đa theo cả hai phương đứng và ngang. Mặt bằng bố trí tường hoàn toàn tự do và không bị ràng buộc bởi vật liệu.

Việc ra đời của cấu trúc nhà khung chịu lực đã giải phóng hệ thống tường theo phương thức cổ điển, tạo nên một cuộc cách mạng trong kiến trúc. Trường phái kiến trúc hiện đại (modernism) ra đời với cấu trúc điển hình này, đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo kiến trúc công trình trong suốt thế kỷ 19 và kéo dài đến nay. Tuy nhiên ở Việt Nam, trong lĩnh vực kiến trúc – xây dựng, việc áp dụng hệ khung chịu lực một cách phổ biến mới chỉ gần đây, rất chậm so với thế giới.

melbourne 111

Trường trung học Victorian ở Melbourne

Cấu trúc khung chịu lực thay thế tường chịu lực đã tạo nên các không gian nội thất vô cùng linh hoạt. Tường ngăn chia được bố trí rất tự do và hoàn toàn có thể thay đổi vị trí theo yêu cầu. Tại các nước tiên tiến, tường ngăn chia thường không được xây bằng gạch như ở Việt Nam, vì các nhược điểm: tốc độ xây dựng chậm, tải trọng bản thân lớn, khó thay đổi theo yêu cầu và rất phiền phức khi thực hiện (gạch, cát, xi măng…) nhất là trong các tòa nhà công cộng đang được sử dụng. Tường ngăn chia có thể cố định hoặc di động theo các thanh ray, vật liệu rất đa dạng tùy theo ý đồ của người thiết kế.

Tường bao che tuy hiện nay không phải là tường chịu lực, nhưng vẫn phải được cấu tạo bằng loại vật liệu “chịu lực” lớn do yếu tố an toàn. Tường bao che còn phải có được tính cách nhiệt, cách âm tốt.

Tường bao che bằng gạch thường phải dày, nhiều trường hợp phải có lớp cách nhiệt ở giữa. Vật liệu hoàn thiện cho tường gạch phải có tính chống thấm nước, chịu được tác động của nắng, gió và phải có độ co giãn cao để tránh rạn nứt.

London city hall

London City Hall

Kính dùng cho tường bao che phải là kính cường lực có khả năng chịu va đập cao gấp nhiều lần kính bình thường, có hệ số phản xạ nhiệt lớn. Nhiều lúc người ta phải sử dụng kính hai lớp, có khoảng trống ở giữa làm tăng tính cách âm và cách nhiệt cho công trình. Để tăng hiệu quả trong suốt, người ta có thể thực hiện những mảng tường rất lớn bằng kính và có cảm giác không có khung chịu lực. Hiện nay ở Việt Nam, nhiều người thiết kế áp dụng kiểu mặt đứng “curtain wall” cho công trình và quả thật là “đại nạn” cho người sử dụng nếu không dùng kính và khung chịu lực đúng tiêu chuẩn.

Tường ngăn chia ở Việt Nam thường được xây bằng gạch, hoàn thiện bằng sơn nước hoặc các loại vật liệu trang trí. Ở các nước tiên tiến, tường ngăn chia thường bằng thạch cao, gỗ, kính hoặc cả đá tự nhiên… và được lắp ráp trên khung chịu lực bằng kim loại nhẹ. Trong một số trường hợp, tường ngăn chia còn là các tấm di động trên đường ray để tăng khả năng linh hoạt của không gian nội thất.

Do có một vị trí áp đảo trong mỗi công trình nên tường thường được trang điểm bằng nhiều loại vật liệu. Thông thường, người ta hay sử dụng sơn nước. Tuy nhiên, cũng có những vật liệu trang điểm thông dụng khác như gạch ceramic, đá tự nhiên, gỗ, nhôm, thép, kính…

READ MORE

Biện pháp an toàn đối với ngầm cao tầng

Tầng ngầm của những cao ốc là một trong những phần việc rất quan trọng, không chỉ có vai trò với công trình mà còn với những công trình lân cận. Chính vì vậy, khi tiến hành khảo sát địa chất cũng như xác lập quy trình kỹ thuật xây dựng tầng ngầm đòi hỏi phải có những yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt của lĩnh vực xây dựng ngầm.

Trao đổi của SGTT với PGS-TS Nguyễn Bá Kế – chuyên gia xây dựng hầm sâu về những nguyên tắc khi thực hiện các công trình hầm ngầm:

Vai trò của tường vây

Theo TS Kế, tường vây quanh hệ thống ngầm phải có chiều dày cũng như độ sâu tương ứng với độ sâu của tầng ngầm và tuỳ thuộc vào cấu trúc của đất tại khu vực xây dựng. Về mặt lý thuyết, bề dày tường vây của tầng ngầm thường thay đổi từ 40 – 100 cm hoặc hơn. Hầm ngầm càng sâu, độ dày của tường vây càng tăng lên. Ngoài ra, nếu xung quanh là những công trình quan trọng như cao ốc, bảo tàng, đường cáp điện hay khí đốt, những công trình có yêu cầu đặc biệt cần bảo vệ…, độ dày của tường vây phải dày hơn. Những chỉ số tính toán này sẽ được nhà thiết kế công trình ngầm xác định dựa trên những yêu cầu vừa nêu.

Còn về độ sâu của tường vây (phần ngập trong đất), thường từ 0,7 đến 2 lần so với độ cao tổng thể của tầng hầm, tuỳ thuộc vào loại đất và mực nước ngầm. Ví dụ, hầm sâu 12 m (3 tầng, tính từ trần của tầng hầm đầu tiên đến sàn của tầng hầm cuối cùng) thì độ sâu của bức tường vây phải là 8 – 24 m! Tuy nhiên, độ sâu này có thể lớn hơn chỉ số trên nếu địa chất ở khu vực xây dựng thuộc vào dạng yếu. Trong khi xây dựng tường vây, nếu quá sâu phải có những “văng chống hoặc neo” có chức năng giữ tường vây được ổn định trong suốt quá trình thi công.

Nhưng đó chỉ là mặt lý thuyết, còn thực tế xây dựng như thế nào mới là điều quan trọng. Trước hết, khi tiến hành thi công tường vây, nhà xây dựng phải đặt mốc “quan trắc liên tục” để xem thử những bức tường này có bị “lún” cũng như “chuyển vị” hay không khi đào đất ở giữa. Đây là một trong những yếu tố bắt buộc khi thi công các công trình ngầm. Không chỉ quan trắc tường vây mà cần phải quan trắc cả khu vực xung quanh công trình trong phạm vi bán kính “gấp đôi” chiều sâu của bức tường được tính từ mặt đất cho đến mặt sàn của tầng hầm cuối cùng. Ví dụ, bức tường sâu 12 m thì bán kính quan trắc là 24 m.

Quan trắc địa kỹ thuật để làm gì? Những thông số này giúp đơn vị thi công công trình và các cơ quan chức năng biết trước được những tác động xấu sẽ xảy ra để từ đó cân nhắc gia cố thêm tường hay không hoặc thay đổi phương pháp thi công. Việc quan trắc này không chỉ nhằm an toàn cho toàn cao ốc mà còn cả các công trình lân cận, con người và các sinh hoạt bình thường của cư dân.

Địa chất công trình – rất phức tạp

Với những công trình phức tạp như vậy, theo TS Kế, không thể không có việc khoan địa chất để thiết kế công trình nhưng cần làm rõ hồ sơ khảo sát địa chất đó có đúng với thực tế địa chất khu vực đó hay không? Ngoài ra, kết quả đo đạc của nhà thầu trong quá trình thi công ra sao có dấu hiệu nguy hiểm không… cũng phải được tường minh. Những câu hỏi trên cần có được hồ sơ cụ thể, các chuyên gia sẽ không quá khó để xác định trách nhiệm của từng bên.

Một chuyên gia về lĩnh vực cơ học đất nền móng công trình cho biết thêm, có thể khi khoan địa chất công trình cao ốc, họ chỉ khoan ngay tại khu vực xây dựng nên không thể phát hiện ra những “túi đất yếu” hay những “vùng địa chất phức tạp” ở vùng đất lân cận.

Sau này, trong quá trình xây dựng, do biến đổi của thời tiết, địa chất, của việc thi công xây dựng tường vây… mà những “túi đất yếu” đó “bục” ra. Khi những túi nước này bục ra, tạo áp lực nước lớn, gặp những đầu mối bêtông kém chất lượng, đã chảy vào hầm ngầm, kéo theo lượng đất lớn ở nền khu vực toà nhà, tạo nền của toà nhà lân cận bị “hẫng”, tạo ra một “lực trượt” cho nền đất bên cạnh tường vây. Có thể địa chất phức tạp chưa được tìm hiểu hết nhưng nhiệm vụ của người thiết kế và thi công tầng hầm phải dùng mọi biện pháp để sớm phát hiện.

Theo chuyên gia này, việc khảo sát để xây dựng những công trình hầm ngầm cần được giới chuyên môn thảo luận kỹ trước khi cơ quan có trách nhiệm đưa ra những quyết định cuối cùng.

READ MORE