Skip to Content

Blog Archives

Sự cố trong quá trình thi công

1. Sự cố sập đổ bộ phận công trình hoặc toàn bộ công trình.

2. Sự cố sai lệch vị trí về móng, về hướng, về kết cấu hoặc chi tiết đặt sẵn.

3. Sự cố công trình móng: Bao gồm chất lượng bê tông móng (rỗ, cường độ thấp hơn thiết kế). Sự cố liên quan đến gia cố bằng cọc (cọc bằng gỗ, cọc tre, bê tông, thép…) hoặc lún,  lún lệch…

1

4. Sự cố khả năng chịu tải của kết cấu: do nguyên nhân bên trong của kết cấu (do tính toán thiếu, do thi công đặt thiếu thép, mối nối không đúng…) hoặc do sử dụng vượt tải (đọng nước trên mái, xe quá tải qua cầu, được sử dụng đúng công năng, đục phá sửa chữa làm thay đổi kết cấu…).

5. Sự cố nứt: Bao gồm nứt khối xây, khối bê tông, nứt thềm đập đất… vết rạn vật liệu xây dựng khác như thép, gỗ.

6. Sự cố do ảnh hưởng đến thi công công trình liền kề (gây sụp đổ, lún, nứt… công trình bên cạnh do thi công công trình chính gây nên).

7. Sự cố liên quan đến biện pháp thi công (sụp đổ trong quá trình đổ bê tông do chống đỡ không đảm bảo, lắp dựng kết cấu thép không đồng bộ gây sụp đổ, đổ cẩu làm hư hỏng công trình…)

8. Sự cố liên quan đến thương vong của con người (điện giật, ngã cao, đổ tường, sạt lở, đổ cẩu…)

2

9. Sự cố về công năng: Thấm dột, cách âm, cách nhiệt, quy trình công nghệ không đạt yêu cầu, thẩm mỹ phản cảm phải sửa chữa thay thế để đảm bảo công năng sử dụng như yêu cầu thiết kế. Sự không phù hợp với yêu cầu sử dụng. Cần phải bổ sung, sửa đổi nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả sử dụng.

10. Ngoài ra nên có loại sự cố khác có tính đặc thù không xếp vào các loại trên (như sự cố thi công giếng chìm, sự cố các công trình trên biển, sự cố bất khả kháng khác như lốc xoáy, lũ lụt bão vượt giới hạn…).

Biện pháp:

Áp dụng phương pháp tiền kiểm:  cấp chứng chỉ hành nghề cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng. Bổ sung quy định phương thức điều tra sự cố đối với từng loại sự cố

Về quản lý kỹ thuật: Bổ sung các quy định bắt buộc về phương pháp kiểm tra cũng như khuyến khích áp dụng các thiết bị kiểm tra tiên tiến nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình

Về đào tạo và tuyên truyền:  Tổng kết và phân loại sự cố để biên soạn thành giáo trình giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, và đào tạo công nhân, chương trình bồi dưỡng nâng cao

READ MORE

Định mức cấp phối vật liệu trong bê tông và kỹ thuật đổ bê tông

Với nhà ở dân dụng, mác bê tông thường được sử dụng là #200 và #250. Trong đó, mác #250 được dùng để đổ bê tông móng, cột còn mác #200 là đủ để đổ lanh tô, sàn và mái.

READ MORE

Làm sao để có nhà đẹp? (Phần 2)

Khi đề bài được ra khá chặt chẽ, cụ thể, người “giải bài” có đầy đủ bản lĩnh và có nghề thì coi như ngôi nhà đã đẹp được hơn 70% (không tính yếu tố tài chính). Vấn đề còn lại là chọn thầu thi công.

Thầu thi công là người “giải mã” ngôn ngữ  của giấy bút bằng chất liệu, hình thể, công năng… Gặp trường hợp thi công không đúng thiết kế do thầu kém tay nghề… thì chủ nhà rất nên áp dụng giải pháp xấu nhất là đổi thầu thi công, thậm chí phải đổi nhiều lần dể di đến đích cuối cùng là tạo ra ngôi nhà đẹp.

phong-khach-dep1-22fjk5zzfbez9h9

Vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất… cũng là những yếu tố góp phần ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng kết cấu, thẩm mỹ ngôi nhà. Công việc xây dựng ở một tỉnh lẻ có những hạn chế nhất định, từ phương pháp thi công đến sử dụng chủng loại vật liệu. Song tôi nghĩ, mỗi vật liệu có ngôn ngữ riêng mà nếu được sử dụng hợp lý sẽ tạo hiệu quả tốt. Ngày nay có không ít vật liệu trang trí đảm bảo cho ngôi nhà sang trọng hay lạ mắt. Tuy nhiên, vật liệu rẻ tiền mà được sử dụng bởi một bàn tay có nghề giúp nó “nói lên” đầy đủ ngôn ngữ của chính nó thì công trình chưa chắc đã “rẻ tiền”. Ngược lại, nếu vật liệu đắt tiền bị lạm dụng thì ngôi nhà vẫn có nguy cơ trở nên “rẻ tiền”.

Theo như những phân tích ở trên thì yếu tố nào cũng quan trọng cả. Nhưng cái nào là quan trọng nhất. Theo kinh nghiệm của những người từng xây nhà truyền lại thì tất cả mọi nguồn gốc của vấn đề đều nằm ở chủ nhà. Trong mọi trường hợp, để có nhà đẹp, chủ nhà cần được “khai thị”, tức là cần có khái niệm về thẩm mỹ, công việc thiết kế, thi công và phải biết “chọn mặt gửi vàng”.

READ MORE

Cách tính giá thành khi xây nhà

Khi chuẩn bị xây dựng một căn nhà mới, một vấn đề mà tất cả các chủ nhà và các chủ đầu tư đều quan tâm là giá thành xây dựng. Việc tính giá thành xây dựng được chia thành 2 bước cụ thể là tính khái toán giá trị xây dựng và tính dự toán chi tiết.

Tính khái toán giá trị xây dựng

Việc tính khái toán giá trị xây dựng dựa vào số liệu thống kê và kinh nghiệm của các nhà thầu xây dựng. Sau nhiều công trình và thực hiện tổng kết chi tiết cuối công trình, nhà thầu có kinh nghiệm sẽ tìm được những hàm số thống kê tương quan giữa giá thành và một biến số nào đó. Thông thường và dễ gặp nhất là mối tương quan giữa diện tích xây dựng và giá trên một đơn vị diện tích. Ví dụ: chúng ta thường nghe nói giá xây dựng nhà ở hiện nay là 2,8 triệu đồng/m 2 .

Như đã trình bày ở trên, việc tính khái toán dựa vào đơn giá/m2 là dựa vào thống kê nên chắc chắn sẽ có nhiều sai số và độ tin cậy phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và chất lượng mẫu thống kê. Cụ thể là nhà thầu phải có nhiều công trình về hình dáng, chất lượng hoàn thiện về kết cấu, địa chất, địa tầng tương đồng để có được một kết quả thống kê tin cậy. Điều này thật khó trong điều kiện hiện nay, bởi khi các Hiệp hội Xây dựng, Hiệp hội Kiến trúc chưa thể đứng ra tập hợp và phân tích số liệu này thì các nhà thầu đơn lẻ rất khó có được số liệu tin cậy. Thông thường, độ sai lệch của giá trị khái toán tính trên đơn giá xây dựng/m2 hiện nay khá cao, có thể sai số hơn 10% và có trường hợp cá biệt lên đến 50%.

Tham khảo ý kiến của các nhà thầu xây dựng hiện nay trên địa bàn TP.HCM ở các vùng nội thành, đơn giá xây dựng/m2 được tính trung bình từ 2,6 – 3 triệu đồng cho mỗi m2 diện tích xây dựng (lưu ý không bao gồm tường rào, sân vườn và các trang bị nội thất). Diện tích xây dựng này được hiểu là diện tích của tầng trệt, các tầng lầu kể cả ban công. Nếu nhà mái ngói, các nhà thầu xây dựng thường cộng thêm 30 – 50% đơn giá cho phần mái ngói, có nghĩa là cộng thêm từ 780.000 -1.300.000đ cho một m2 mái ngói.

thiet-ke-biet-thu-dep-anh-nho-1

Ví dụ: Xây một ngôi nhà diện tích tầng trệt là 100 m2, xây một trệt hai lầu và mái ngói thì giá trị xây dựng được tính như sau: 100 x 3 x 2.600.000 + 100 x 2.600.000 x 1/3 = 867.000.000đ.

Lưu ý: Đơn giá trên chỉ áp dụng cho các công trình xây dựng trong nội thành. Ở các quận ngoại thành như Nhà Bè, quận 2, quận 9 có cấu tạo địa chất yếu nên đơn giá xây dựng phải tăng lên, cụ thể tăng thêm từ 20 – 30% giá trị xây dựng cho việc gia cố móng. Theo ví dụ trên, nếu ngôi nhà 100m2 được xây ở Nhà Bè thì giá trị khái toán sẽ là 1.156.000.000đ (tức tăng thêm 289 triệu đồng).

Tính dự toán chi tiết

Đây là phương pháp tính chính xác nhất để tính ra giá thành xây dựng. Để lập được một dự toán cho căn nhà chuẩn bị xây, điều tiên quyết là công trình xây dựng dự kiến phải được hoàn tất đầy đủ hồ sơ thiết kế chi tiết, bao gồm hồ sơ khảo sát địa chất, hồ sơ thiết kế kiến trúc, hồ sơ thiết kế kết cấu, hồ sơ thiết kế hệ thống cấp thoát nước, hồ sơ thiết kế hệ thống điện, điện thoại, máy tính, camera bảo vệ… Dựa trên những bản vẽ thiết kế này, các dự toán viên sẽ tính được dự toán chi tiết của công trình xây dựng. Kết quả tính toán của các dự toán viên sẽ cho chúng ta 3 bảng tính toán quan trọng sau:

1.Bảng tiên lượng dự toán: Trong bảng này là khối lượng chính xác của tất cả các công việc, hạng mục phải thực hiện từ lúc khởi công cho đến lúc hoàn tất công trình. Ví dụ: trong công trình sẽ phải xây bao nhiêu m2 tường bằng gạch ống có độ dày 100cm, phải đổ bao nhiêu khối bê tông sàn, cột…

2. Bảng tổng hợp kinh phí vật tư: Bảng này liệt kê chính xác số lượng và đơn giá thị trường của tất cả các chủng loại vật tư sẽ được sử dụng. Ví dụ: phải sử dụng bao nhiêu tấn xi măng, thép, bao nhiêu viên gạch ống, gạch thẻ và giá tiền là bao nhiêu…

3. Bảng tổng hợp kinh phí dự toán: Trong bảng này, dự toán viên sẽ chỉ rõ chi phí cho phần vật liệu, nhân công và các chi phí khác khi xây dựng công trình. Đây là kết quả dự toán cuối cùng có độ chính xác cao, sai số nhỏ hơn 5% cho việc định giá một công trình.

Như vậy, tuỳ vào tính chất quan trọng của công trình, tuỳ vào mức độ chấp nhận rủi ro và sai số, các nhà đầu tư có thể chọn một phương án có độ sai số cao nhưng nhanh chóng, đơn giản (phương pháp tính khái toán) hay chọn cho mình một phương pháp quyết định độ tin cậy (tính dự toán chi tiết).

 

READ MORE

Xây nhà …qua ảnh, nên chăng?

Ông Nguyễn Văn Minh tại Bà Rịa – Vũng Tàu là một điển hình tiêu biểu của việc xây nhà không bản vẽ. Lẽ ra phải nhờ kiến trúc sư tư vấn, ông bà lại tự mình thiết kế theo kiểu đi “săn” ảnh đẹp và bắt chước theo đó.

Gia đình ông Minh có miếng đất nằm trên quốc lộ, bề ngang 5 m và dài 30 m. Con của ông ở nước ngoài yêu cầu ông xây căn nhà một trệt, một lầu, riêng trên lầu, sẽ xây 3 phòng ngủ, một nhà vệ sinh chung để mỗi khi về quê thì các con, cháu ông có nơi nghỉ ngơi cho thoải mái. Lẽ ra phải nhờ kiến trúc sư thiết kế hoặc tư vấn, hai ông bà lại chở nhau đi khắp nơi gần tuần lễ với chiếc máy ảnh, chụp và rửa ra đến vài chục kiểu nhà. Sau khi chọn được trong số ấy mẫu nhà ưng ý nhất, ông bà mời nhà thầu đến. Ông thầu xem qua tấm ảnh mẫu, cam kết sẽ làm được, và đưa ra con số dự trù chi phí vào khoảng 250 triệu đồng. Thế là hai bên giao kèo miệng với nhau.

Nhưng xây dựng một ngôi nhà, không đơn giản chỉ nhìn vào tấm ảnh chụp mặt tiền. Điều quan trọng chính là thiết kế xếp đặt bên trong sao cho phù hợp với sinh hoạt của chủ nhân. Mặt khác, phải biết tận dụng gió trời và ánh sáng tự nhiên để tạo sinh khí cho ngôi nhà. Ông bà Minh cũng rủi là gặp thầu “non tay”, không biết cấu trúc các phòng của nhà mẫu ra sao, nên tự mình xếp đặt. Sau 7 tháng, nhà làm xong, giá thành lên tới gần 400 triệu đồng.

nha-tang-lung-anh-nho-1

Những tưởng có nhà đẹp sẽ làm ông bà sung sướng và hạnh phúc hơn, nhưng căn nhà ấy lại là nỗi xấu hổ và luôn làm cho ông bà tức giận khi ai đó đề cập đến. Bởi vì căn nhà làm xong không đúng như cam kết ban đầu, kể cả mặt tiền. Đã thế các phòng ngủ bên trong lại tối tăm và nóng nực khiến người vào ở không chịu nổi. Nhà 5 m bề ngang, nhà thầu chừa ra đến 2,5 m để trổ cầu thang nên không còn đất để xây phòng. Kết quả là ông Minh phải bỏ ra một số tiền lớn để gắn thêm điều hòa cho mỗi phòng ngủ, điều không có trong dự toán ban đầu, cũng không cần thiết với không khí thoáng đãng, trong lành ở nông thôn. Những bậc thang lại quá cao (25 cm), không phù hợp với thể hình người bình thường, nên mỗi lần lên xuống là cả một “cực hình” cho hai ông bà.

Một sai lầm trầm trọng khác trong ngôi nhà, đó là hệ thống thoát nước luôn ứ nghẹt. Do đường ống ngầm dưới nền quá nhỏ (phi 60 – đường kính 60 mm) nên chỉ sau một năm sử dụng, các chất bẩn bám khiến lòng ống bị thu hẹp lại, dòng chảy bị cản, nước dâng trên mặt nền phòng tắm mỗi khi xả nước nhiều. Trần nhà nước thấm loang lổ rêu mốc trông quá bẩn mắt. Các con về thăm cha mẹ dự định ở lại một tháng, nhưng phải ra đi sớm vì không chịu nổi nóng bức, ngột ngạt khiến mấy đứa cháu rôm sảy nổi đầy người.

Quanh vùng, không chỉ một mình ông Minh bị “dính” trường hợp như thế này. Có nhiều nhà thầu không hề học qua bất kỳ trường lớp chuyên môn nào, nhất là ở nông thôn. Thậm chí văn hóa phổ thông có khi còn chưa qua hết cấp 2. Họ thường khởi đầu công việc là anh thợ nề, nhờ “sống lâu lên lão làng”, có đủ “uy” gom thợ, biết được đầu việc là trở thành thầu. Sau khi quy tụ một số cánh thợ, họ bèn đứng ra nhận thầu. Đã có trường hợp ông thầu không đọc được bản vẽ, không hiểu các ký hiệu ghi trong đó. Đây là một sự thật phũ phàng, vô phúc cho gia chủ khi giao ngôi nhà cho họ thực hiện.

Lại có nhà thầu, vì nhận một lúc vài căn nhà mà thợ thuyền không đủ số nên phải gian lận trong các công đoạn để chạy công. Chính vì thế, nhiều căn nhà chỉ sau vài năm là nứt nẻ, thấm dột, bong tróc… xuống cấp quá nhanh.

Ở các vùng đang đô thị hóa, khi quyết định mua một chiếc xe máy giá trị chỉ mươi triệu, nhiều người hết sức đắn đo, đi dò hỏi nhiều nơi, thậm chí còn nhờ cả thợ sửa xe đi mua cùng. Sự cẩn thận như thế được xem là “khôn ngoan”. Nhưng khi xây ngôi nhà trị giá vài trăm triệu, là sản nghiệp một đời thì có gia chủ lại “ngu ngơ” đem giao phó hoàn toàn cho nhà thầu thi công.

Việc nhờ kiến trúc sư thiết kế, thực hiện bản vẽ cho ngôi nhà dĩ nhiên sẽ phải trả một khoản phí nhất định, nhưng gia chủ sẽ được bảo đảm về kỹ thuật, về giá trị không gian sử dụng và tính thẩm mỹ. Khi bàn bạc với kiến trúc sư, gia chủ cho biết ý định về ngôi nhà của mình, từ ý tưởng ấy, kiến trúc sư sẽ thể hiện ra trên giấy. Những thông số được tính toán, các bố cục không gian, chất liệu, màu sắc được chỉ định cho ngôi nhà… sẽ tránh được sự tùy tiện của nhà thầu, tránh được những sai lầm đáng tiếc về sau.

READ MORE

Thi công xây dựng

Chúng tôi có kinh nghiệm triển khai thiết kế và thi công thành công cho nhiều công trình, dự án và được nhiều khách hàng tín nhiệm. Sản phẩm do WEDO thiết kế và thi công là sự phối hợp giữa tính mỹ thuật độc đáo giúp khẳng định dấu ấn riêng, đáp ứng tối đa công năng sử dụng. Vì thế, chúng tôi cam kết mang đến chất lượng hoàn hảo nhất cho công trình của bạn.

READ MORE

Tư vấn giám sát xây dựng

Để đảm bảo chất lượng tốt cho một công trình xây dựng, ngoài việc lựa chọn được một nhà thầu thiết kế giỏi, một nhà thầu thi công tốt thì bên cạnh đó, chúng ta không thể không nhắc đến vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ tư vấn giám sát.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề và đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư đã thực hiện qua nhiều dự án, Chúng tôi tin tưởng sẽ giúp chủ đầu tư giám sát công trình xây dựng một cách chặt chẽ, an toàn, đảm bảo công trình thi công theo đúng  thiết kế.

Phạm vi công việc tư vấn sẽ bao gồm các bước sau:

Giám sát chất lượng thi công công trình

Kiểm tra biện pháp thi công và an toàn lao động.

Giám sát tiến độ thực hiện công việc.

Giám sát và thử nghiệm chất lượng vật liệu xây dựng

Kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công.

Nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định.

Xác nhận bản vẽ hoàn công công trình.

• Dịch vụ giám sát thi công:
 Giám sát các giai đoạn thi công chính của công trình:
– Kỹ sư có chuyên môn và kinh nghiệm của Cty chúng tôi sẽ có mặt tại công trình vào các giai đoạn chính của quá trình xây dựng như ép cọc, kiểm tra áp lực cọc, bố trí thép, ghép cốp pha móng, sàn, cột, đổ bê tông các hạng mục của công trình…Quy định cụ thể về các giai đoạn được ghi rõ trong hợp đồng giám sát.
– Người trực tiếp giám sát: Là kỹ sư chuyên ngành xây dựng có năng lực và kinh nghiệm giám sát nhiều công trình, có chứng chỉ giám sát công trình và chứng chỉ hành nghề xây dựng.
 Giám sát thi công thường nhật:
– Kỹ sư có chuyên môn và kinh nghiệm của Cty chúng tôi sẽ có mặt khoảng 1-2h mỗi ngày để kiểm tra tiến độ thi công, cũng như chất lượng thi công công trình của nhà thầu nhằm đảm bảo công việc thi công đúng kỷ thuật, tiêu chuẩn cũng như hồ sơ thiết kế (nếu có). Nếu phát hiện ra sai sót, sẽ thông báo trực tiếp cho bên thi công và cho chủ nhà để tiến hành xem xét giải quyết.
– Các giai đoạn kỹ sư Cty sẽ kiểm tra như ép cọc thử, kiểm tra áp lực cọc, bố trí thép, ghép cốp pha móng, cột, sàn, đổ bê tông các hạng mục công trình…Quy định cụ thể về các giai đoạn được ghi rõ trong hợp đồng giám sát.
– Người trực tiếp giám sát: Là kỹ sư chuyên ngành xây dựng có năng lực và kinh nghiệm giám sát, có chứng chỉ giám sát công trình, và chứng chỉ hành nghề xây dựng.
Giám sát thi công toàn bộ quá trình xây dựng:
– Kỹ sư có chuyên môn và kinh nghiệm của Cty chúng tôi sẽ có mặt tại công trình khi bắt đầu thi công để trông coi và kiểm tra quá trình thi công, đảm bảo cho việc thi công đúng kỹ thuật và theo đúng hồ sơ thiết kế (nếu có). Nếu phát hiện ra sai sót, sẽ thông báo trực tiếp cho bên thi công và cho chủ nhà để tiến hành xem xét giải quyết. Các giai đoạn xuất nhập vật tư sẽ được theo dõi trong sổ nhật ký công trình và được báo cáo theo yêu cầu chủ nhà.
– Người trực tiếp giám sát: Là kỹ sư chuyên ngành xây dựng có năng lực và kinh nghiệm giám sát, có chứng chỉ giám sát và hành nghề công trình, đã được đào tạo về các kỹ năng giám sát, thi công, cũng như kỹ năng quản lý vật tư và tận dụng tối đa nguyên vật liệu.

READ MORE