Skip to Content

Category Archives: Sự cố trong quá trình thi công

Khắc phục sự cố nứt dầm, cột

Hiện tượng:

Trên thân cột, dầm, trên thân tường xuất hiện nhiều vết nứt, nứt sâu, thậm chí xuyên qua cả tường xây

su-co-nut-dam-cot-1

Nguyên nhân:

– Nứt ở mép tiếp giáp tường-cột thì do kỹ thuật thi công, đã không đặt hay đặt không đủ thép râu neo vào tường.

– Nứt ở mép tiếp giáp tường-dạ đà: cũng do lỗi thi công đã không xử lý hồ dầu và ẩm đúng, đồng thời xây không đúng quy định (xây xiên, xây bằng gạch đinh, gạch thẻ, các góc trống phải miết kỹ hồ). Hệ quả là trong quá trình đông cứng, tường và cả hồ xây, trát đều co ngót một phần làm xuất hiện vết nứt ngang.

– Nứt ở mép tiếp giáp tường-mặt trên đà thường thấy ở các tầng: cũng do lỗi kỹ thuật thi công. Sau khi đúc đà, sàn các tầng, trước khi xây tường, ở mặt bê tông sẽ xây phải làm thật sạch, đủ ẩm; phải có một lớp hồ dầu, miết kỹ. Nên xây trước tối thiểu là 3 hàng gạch đinh (gạch đặc). Ðộ cứng được chuyển dần từ đà sàn bê tông sang gạch đặc, gạch ống, sẽ hạn chế xuất hiện khe nứt. Nếu không thực hiện chuẩn, có thể có vết nứt.

Khắc phục:

– Nứt ở mép tiếp giáp tường-cột: dùng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch, ẩm và phụt vữa sửa chữa loại đông cứng nhanh bán sẵn và trát lại bằng vữa trát thông thường.

– Nứt ở mép tiếp giáp tường-dạ đà:Có thể dùng biện pháp sửa chữa vết nứt như trên. Hoặc đục hàng gạch trên cùng ra để xây lại theo đúng quy định.

– Nứt ở mép tiếp giáp tường-mặt trên đà: Cách sửa có thể bằng vữa cao cấp như đã nêu, tuy nhiên giá thành khá đắt.

Những vết nứt này chủ yếu do đà sàn bị võng. Do đó tiết diện các cấu kiện (đà) phải đủ độ cứng cần thiết và cốt thép đủ sao cho độ võng này không đáng kể. Chính những vết nứt này, ở tường ngăn khu vệ sinh, ở tường đầu hồi là chỗ dễ thấm nước, gây loang lổ.

READ MORE

Xử lý các sự cố khi thi công ép cọc bê tông

Do cấu tạo địa chất dưới nền đất không đồng nhất nên thi công ép cọc có thể xảy ra các sự cố sau :

– Khi ép đến độ sâu nào đó chưa đến độ sâu thiết kế nhưng áp lực đã đạt, khi đó phải giảm bớt tốc độ, tăng lực ép lên từ từ nhưng không lớn hơn Pép max. Nếu cọc vẫn không xuống thì ngừng ép và báo cáo với bên thiết kế để kiểm tra xử lý.  Nếu nguyên nhân là do lớp cát hạt trung bị ép quá chặt thì dừng ép cọc lại một thời gian chờ cho độ chặt lớp đất giảm dần rồi ép tiếp. Nếu gặp vật cản thì khoan phá, khoan dẫn, ép cọc tạo lỗ.

– Khi việc ép cọc bê tông cũng có lý do gây một số ít tác hại có thể ảnh hưởng tới những căn hộ liền kề vì vậy trong trường hợp này chúng ta phải khoan dẫn trước khi ép cọc bê tông với lý do sau :

1. – Nên móng nhà liền kề yếu, do xây dựng lâu năm.

2. – Tác dụng của công tác khoan dẫn làm giảm sự đùn đất có thể gây lún, nứt, phồng nền nhà bên.
Nhiều người nghĩ rằng chi phí trong khoan dẫn có thể rất đắt, nhưng ngược lại nó tương đối rẻ, khoảng 30-50.000/m tuỳ thuộc vào số lượng md khi khoan.

– Khi ép đến độ sâu thiết kế mà áp lực đầu cọc vẫn chưa đạt đến yêu cầu theo tính toán. Trường hợp này xảy ra thường do khi đó đầu cọc vẫn chưa đến lớp cát hạt trung, hoặc gặp các thấu kính, đất yếu, ta ngừng ép cọc và báo với bên thiết kế để kiểm tra, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý. Biện pháp sử lý trong trường hợp này là nối thêm cọc khi đã kiểm tra và xác định rõ lớp đất bên dưới là lớp đất yếu sau đó ép cho đến khi đạt áp lực thiết kế.

Để việc thi công ép cọc bê tông tránh được các sự cố đáng tiếc thì các bạn nên thực hiện những công việc sau đây:

Kiểm tra thông số kỹ thuật 

Kết thúc công việc ép cọc. Cọc được coi là ép xong khi thoả mãn 2 điều kiện:

Chiều dài cọc đã ép vào đất nền trong khoảng Lmin ≤ Lc ≤ Lmax

Trong đó:

• Lmin , Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực

• Lc là chiều dài cọc đã hạ vào trong đất so với cốt thiết kế;

Lực ép trước khi dừng trong khoảng (Pep) min ≤ (Pep)KT ≤ (Pep)max

Trong đó :

• (Pep) min là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định;

• (Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;

• (Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xuyên không quá 1cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính ( hoặc cạnh) cọc.

Khi lực ép vừa đạt trị số thiết kế mà cọc không xuống được nữa, trong khi đó lực ép tác động lên cọc tiếp tục tăng vượt quá lực ép lớn nhất (Pep)max thì trước khi dừng ép phải dùng van giữ lực duy trì (Pep)max trong thời gian 5 phút.

Trường hợp không đạt 2 điều kiện trên người thi công phải báo cho chủ công trình và thiết kế để sử lý kịp thời khi cần thiết, làm khảo sát đất bổ sung, làm thí nghiệm kiểm tra để có cơ sở lý luận sử lý.

Cọc nghiêng qúa quy định ( lớn hơn 1% ) , cọc ép dở dang do gặp dị vật ổ cát, vỉa sét cứng bất thường, cọc bị vỡ… đều phải xử lý bằng cách nhổ lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới (do thiết kế chỉ định ).

su-co-thuong-gap-khi-ep-coc-be-tong-1

Các điểm cần chú ý trong thời gian ép cọc

Việc ghi chép lực ép theo nhật ký ép cọc nên tiến hành cho từng mét chiều dài cọc cho tới khi đạt tới (Pep)min, bắt đầu từ độ sâu này nên ghi cho từng 20cm cho tới khi kết thúc, hoặc theo yêu cầu cụ thể của Tư vấn, Thiết kế.

Ghi chép lực ép đầu tiên khi mũi cọc đã cắm sâu vào lòng đất từ 0,3 – 0,5m thì ghi chỉ số lực ép đầu tiên sau đó cứ mỗi lần cọc xuyên được 1m thì ghi chỉ số lực ép tại thời điểm đó vào nhật lý ép cọc

Nếu thấy đồng hồ đo áp lực tăng lên hoặc giảm xuống 1 cách đột ngột thì phải ghi vào nhật ký ép cọc sự thay đổi đó.

Nhật ký phải đầy đủ các sự kiện ép cọc có sự chứng kiến của các bên có liên quan.

Ghi chép theo dõi lực ép theo chiều dài cọc

Khi mũi cọc cắm sâu vào đatá từ 30- 50cm thì ghi chỉ số lực đầu tiên. Sau đó cứ mỗi lần cọc đi xuống sâu được 1m thì ghi lực ép tại thời điểm đó vào sổ nhật ký ép cọc

Nếu thấy chỉ số trên đồng hồ đo áp lực tăng lên hoặc giảm xuống đột ngột thì phải ghi vào nhật ký cộng độ sâu và giá trị lực ép thay đổi đột ngột nói trên. Nếu thời gian thay đổi lực ép kéo dài thì ngừng ép và tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất phương pháp sử lý.

Sổ nhật ký được ghi một cách liên tục đến hết độ sâu thiết kế, khi lực ép tác dụng lên cọc có giá trị bằng 0,8 .Pép min thì ghi lại dodọ sâu và giá trị đó

Bắt đầu từ độ sâu có áp lực P=0,8 Pép min, ghi chép tương ứng với từng độ saua xuyên 20cm vào nhật lý, tiếp tục ghi như vậy cho đến khi ép xong 1 cọc.

Thời điểm khóa đầu cọc

Mục đích của khóa đầu cọc

– Huy động cọc vào thời điểm thích hợp trong quá trình tăng tải của công trình không chịu những độ lún hoặc lún không đều.

– Đối với cọc ép trước khi thi công đài, việc khóa đầu cọc do CĐT và người thi công quyết định

Thực hiện việc khóa đầu cọc

– Sửa đầu cọc cho đúng cao trình thiết kế

– Đổ bù xung quanh bằng cát hạt trung, đầm chặt cho tới cao độ của lớp bê tông lót

– Đặt lưới thép cho cọc

Báo cáo lý lịch ép cọc

Lý lịch ép cọc phải được ghi chép ngay trong quá trình thi công gồm các nội dung sau :

Ngày đúc cọc .

Số hiệu cọc , vị trí và kích thước cọc .

Chiều sâu ép cọc , số đốt cọc và mối nối cọc .

Thiết bị ép coc, khả năng kích ép, hành trình kích,diện tích pítông, lưu lượng dầu, áp lực bơm dầu lớn nhất.

Áp lực hoặc tải trọng ép cọc trong từng đoạn 1m hoặc trong một đốt cọc -lưu ý khi cọc tiếp xúc với lớp đất lót (áp lực kích hoặc tải trọng nén tăng dần ) thì giảm tốc độ ép cọc , đồng thời đọc áp lực hoặc lực nén cọc trong từng đoạn 20 cm.

Áp lực dừng ép cọc.

Loại đệm đầu cọc.

Trình tự ép cọc trong nhóm.

Những vấn đề kỹ thuật cản trở công tác ép cọc theo thiết kế , các sai số về vị trí và độ nghiêng.

Tên cán bộ giám sát tổ trưởng thi công.

Kiểm tra sức chịu tải của cọc

Sau khi ép xong toàn bộ cọc của công trình phải kiểm tra nén tĩnh cọc bằng cách thuê các cơ quan chuyên kiểm tra

Số cọc phải kiểm tra bằng 1% tổng số cọc công trình, nhưng không nhỏ hơn 3 cọc

Sau khi kiểm tra phải có kết quả đầu đủ về khả năng chịu tải, độ lún cho phép, nếu đạt yêu cầu có thể tiến hành đào móng để thi công bê tông đài.

An toàn lao động khi thi công ép cọc

Phải huấn luyện cho công nhân, trang bị bảo hộ và kiểm tra an toàn thiết bị ép cọc

Chấp hành nghiêm chỉnh quy định trong an toàn lao động về sử dụng vận hành kích thủy lực, động cơ điện cần cẩu,…

Các khối đối trọng phải được xếp theo nguyên tắc tạo thành khối ổn định, không được để khối đối trọng nghiêng và rơi đổ trong quá trình ép cọc

Phải chấp hành nghiêm, chặt chẽ quy trình an toàn lao động trên cao, dây an toàn, thang sắt…

Dây cáp chọn hệ số an toàn > 6

READ MORE

Những bí quyết chống thấm nhà ở – Phần 1

 

Về lý thuyết, trong một ngôi nhà, hầu như chỗ nào cũng có thể bị thấm vì tác động của môi trường. Một chút nước đọng trên mái, mối nối của đinh vít lợp mái tôn, khe nút giữa khuôn cửa và tường… Khi đã có một lỗ nhỏ rò rỉ, thì chống thấm bắt đầu là một “hành trình gian nan”.

Nhà bị thấm sàn và tường - Cách chống thấm

Nhà bị thấm sàn và tường – Cách chống thấm

Đánh dấu và theo dõi diễn biến vết nứt bê tông theo thời gian

Đánh dấu và theo dõi diễn biến vết nứt bê tông theo thời gian

Cách chống thấm thoát mái nhà

Cách chống thấm thoát mái nhà

Phân tích và Cách chống thấm bể ngầm

Phân tích và Cách chống thấm bể ngầm

Đa số vật liệu xây dựng và hoàn thiện (bê tông, gạch ốp lát, ngói…) đều có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt và những khe nứt do chịu tác động của môi trường và quá trình thi công, sử dụng. Từ những “lỗ kim” ấy, dưới sự thay đổi của thời tiết sẽ có thể là khởi đầu của tình trạng thấm dột sau này. Vì vậy, cần lưu ý thêm một vài quan niệm trong sử dụng và thiết kế từ lúc định hình ý tưởng cơ bản của ngôi nhà.

 

– Các bề mặt tường tiếp xúc với hướng khí hậu khắc nghiệt nên dùng biện pháp che chắn, giảm bức xạ như tạo mảng cây xanh leo có kết hợp vòi phun nước giúp cho bề mặt tường không bị co ngót đột ngột do thay đổi nhiệt độ.

– Cần lưu ý mái bằng thực chất là một mái dốc có độ dốc nhỏ chứ không phẳng ngang như… mặt bàn. Do đó phải tính toán phân thủy hợp lý với các khoảng đánh dốc không quá dài, bố trí nhiều rãnh và lỗ thu nước. Hạn chế các chướng ngại vật làm cản hướng thoát nước trên mái như cột trang trí, bồn hoa… Nhiều “khổ chủ” đã đúc kết rằng nếu đã làm mái bằng thì phải thường xuyên sử dụng mái bằng ấy, ví dụ như làm chỗ tập thể dục, trồng cây cảnh… Nếu không, thà lợp mái ngói hoặc tôn lên trên mái bằng còn hơn để trống, vừa đỡ phải chống thấm, vừa có thể chống nóng, giảm bụi.

– Trong xử lý chống thấm, có khoảng 50% liên quan đến đường ống cấp thoát nước. Chất lượng ống, quy cách thi công, xử lý mối nối… đều có thể sai sót gây thấm khó lường. Thậm chí, đường ống thoát nước ngưng tụ của máy lạnh dù chỉ là một đoạn ống D21 nhỏ xíu mà không tính toán từ đầu cũng gây thấm tường hoặc sàn rất khó chịu.

 

Phân tích nguyên nhân thấm

Phân tích nguyên nhân thấm

Cách ngâm nước xi măng chống thấm và kiểm tra chống thấm

Cách ngâm nước xi măng chống thấm và kiểm tra chống thấm

Hãy quan sát ngôi nhà truyền thống của cha ông thuở trước với bộ mái dốc đưa ra xa so với mặt nhà nên hầu như không phải chống thấm (chỉ chống dột khi vật liệu lợp mái như lá hoặc ngói bị hư mục cục bộ chỗ nào đó). Nhiều nhà biệt thự hiện nay ưa dùng là cách không làm seno chạy quanh mái nữa mà bố trí mái ngói thoát nước trực tiếp xa xung quanh sân vườn kiểu “giọt tranh hàng hiên” truyền thống. Tất nhiên, cách thoát nước này phải tính toán để không đưa nước sang nhà bên cạnh hoặc nước tạt theo gió vào nhà.

 

Phòng Tư vấn thiết kế Kiến trúc & thi công Xây dựng Wedo

 

READ MORE

Sự cố trong quá trình thi công

1. Sự cố sập đổ bộ phận công trình hoặc toàn bộ công trình.

2. Sự cố sai lệch vị trí về móng, về hướng, về kết cấu hoặc chi tiết đặt sẵn.

3. Sự cố công trình móng: Bao gồm chất lượng bê tông móng (rỗ, cường độ thấp hơn thiết kế). Sự cố liên quan đến gia cố bằng cọc (cọc bằng gỗ, cọc tre, bê tông, thép…) hoặc lún,  lún lệch…

1

4. Sự cố khả năng chịu tải của kết cấu: do nguyên nhân bên trong của kết cấu (do tính toán thiếu, do thi công đặt thiếu thép, mối nối không đúng…) hoặc do sử dụng vượt tải (đọng nước trên mái, xe quá tải qua cầu, được sử dụng đúng công năng, đục phá sửa chữa làm thay đổi kết cấu…).

5. Sự cố nứt: Bao gồm nứt khối xây, khối bê tông, nứt thềm đập đất… vết rạn vật liệu xây dựng khác như thép, gỗ.

6. Sự cố do ảnh hưởng đến thi công công trình liền kề (gây sụp đổ, lún, nứt… công trình bên cạnh do thi công công trình chính gây nên).

7. Sự cố liên quan đến biện pháp thi công (sụp đổ trong quá trình đổ bê tông do chống đỡ không đảm bảo, lắp dựng kết cấu thép không đồng bộ gây sụp đổ, đổ cẩu làm hư hỏng công trình…)

8. Sự cố liên quan đến thương vong của con người (điện giật, ngã cao, đổ tường, sạt lở, đổ cẩu…)

2

9. Sự cố về công năng: Thấm dột, cách âm, cách nhiệt, quy trình công nghệ không đạt yêu cầu, thẩm mỹ phản cảm phải sửa chữa thay thế để đảm bảo công năng sử dụng như yêu cầu thiết kế. Sự không phù hợp với yêu cầu sử dụng. Cần phải bổ sung, sửa đổi nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả sử dụng.

10. Ngoài ra nên có loại sự cố khác có tính đặc thù không xếp vào các loại trên (như sự cố thi công giếng chìm, sự cố các công trình trên biển, sự cố bất khả kháng khác như lốc xoáy, lũ lụt bão vượt giới hạn…).

Biện pháp:

Áp dụng phương pháp tiền kiểm:  cấp chứng chỉ hành nghề cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng. Bổ sung quy định phương thức điều tra sự cố đối với từng loại sự cố

Về quản lý kỹ thuật: Bổ sung các quy định bắt buộc về phương pháp kiểm tra cũng như khuyến khích áp dụng các thiết bị kiểm tra tiên tiến nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình

Về đào tạo và tuyên truyền:  Tổng kết và phân loại sự cố để biên soạn thành giáo trình giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, và đào tạo công nhân, chương trình bồi dưỡng nâng cao

READ MORE

Những lỗi khi tự sơn nhà

Bạn có thể gặp phải một vài trục trặc trong quá trình sơn nhà. Đôi khi chúng xảy ra cùng lúc và có thể gây phiền toái. Biết cách để giải quyết các vần đề phát sinh này sẽ giúp bạn cảm thấy sơn nhà là một việc dễ thực hiện hơn.

1. Sơn bị chảy

Sơn võng xuống hay chảy sau khi sơn xong. Nguyên nhân của việc này là bột tạo màu sơn bị lắng xuống đáy thùng hay tách biệt khỏi lớp sơn do không khuấy kỹ trước khi sử dụng, sơn để quá lâu hết hạn bảo quản, sơn bị để dưới nhiệt độ quá cao hay lỗi do pha loãng.

Giải pháp: Tránh để sơn ở khu vực quá nóng trong thời gian dài, lưu trữ theo đúng như sự yêu cầu của nhà sản xuất, pha loãng với tỷ lệ dung môi phù hợp.

2. Màng sơn bị nhăn

Bề mặt sơn nhấp nhô gợn sóng. Nguyên nhân là do sơn quá dày, sơn trên bề mặt khi nhiệt độ quá cao, sơn lớp sau cùng khi các lớp trong chưa hoàn toàn khô hẳn.

Giải pháp: Tránh sơn quá nhiều sơn, đợi lớp sơn bên trong khô hẳn mới bắt sơn lớp ngoài, sơn nhiều lớp mỏng thay vì sơn một lớp dày.

3. Phai màu sơn

Sau khi sơn, sơn có biểu hiện bị phai hay mất màu. Nguyên nhân là do các phân tử bên trong tường phản ứng với sơn khi khô, do bị thấm nước hay do các chất gây ô nhiễm bên trong…

Giải pháp: Bảo đảm bề mặt tường luôn khô ráo khi sơn, chống thấm bằng dung dịch chống thấm hay kiềm hóa

tu-son-nha-1

4. Sơn bong tróc

Bề mặt sơn có hiện tượng bong tróc. Nguyên nhân là do bị thấm nước, xử lý bề mặt ban đầu quá kém hay sử dụng không đúng hệ thống sơn.

Giải pháp: Kiểm tra và xử lý hiện tượng thấm nước, che phủ khuyết điểm bề mặt bằng bột trét tường, chắc chắn là bề mặt luôn khô ráo trước khi sơn, sử dụng dung dịch chống bị kiềm hóa.

5. Sơn bị phấn hóa

Trên bề mặt sơn xuất hiện lớp muối hay bột phía trên. Nguyên nhân là do sử ảnh hưởng của tia cực tím làm ảnh hưởng hay phân hủy đến độ kết dính của sơn, sử dụng sai sơn nội thất thành sơn nội thất.

Giải pháp: Loại bỏ những lớp bột hay muối trên bề mặt sơn, giữ bề mặt khô ráo hoàn toàn và sơn lại bằng sơn phù hợp.

6. Sơn bị giộp

Lớp sơn bị giộp lên do những bị thấm nước từ bên trong tường ra bề ngoài bề mặt.

Giải pháp: Loại bỏ lớp sơn hư trên bề mặt, giữ bề mặt khô ráo hoàn toàn và sơn lại bằng sơn phù hợp

7. Tường bị nấm mốc

Nấm mốc tăng trưởng khi bề mặt dơ bẩn và ẩm thấp. Trong một vài trường hợp, sử dụng không đúng dung dịch diệt nấm mốc và rong rêu có thể đem lại kết quả xấu hơn

Giải pháp: Diệt nấm mốc và rong rêu bằng các chà rửa sạch và bằng dung dịch diệt nấm mốc, rong rêu.

 

READ MORE