Những mẫu thiết kế đèn độc đáo, đa dạng được ứng dụng vào từng không gian nội thất riêng một cách khoa học, hợp lý mang đến vẻ đẹp hoàn hảo, cuốn hút đến khó cưỡng cho không gian nội thất nhà đẹp.
Tuyệt chiêu thiết kế không gian nội thất đẹp lạ với đèn độc đáo (P.4)
Bạn có một không gian nội thất rất đẹp, tuy nhiên, nếu không biết sử dụng ánh sáng tự nhiên, bố trí đèn hợp lý, khoa học thì sẽ không làm toát lên hết vẻ đẹp của nó. Vì vậy, mời các bạn tiếp tục chiêm ngưỡng thêm những mẫu đèn độc đáo để thêm ý tưởng thiết kế nội thất nhà đẹp của mình nhé.
Tuyệt chiêu thiết kế không gian nội thất đẹp lạ với đèn độc đáo (P.3)
Thêm thật nhiều mẫu thiết kế nội thất đẹp lạ mà sang trọng nhờ nghệ thuật chiếu sáng của đèn để bạn lựa chọn cho thiết kế nhà mình.
Tuyệt chiêu thiết kế không gian nội thất đẹp lạ với đèn độc đáo (P.2)
Công ty tư vấn và thiết kế nhà đẹp tiếp tục giới thiệu những tuyệt chiêu thiết kế không gian nội thất đẹp lạ và sang trọng với những thiết kế đèn độc đáo của các Kiến trúc sư.
Tuyệt chiêu thiết kế không gian nội thất đẹp lạ với đèn độc đáo (P.1)
Những thiết kế này có lẽ sẽ không có gì đáng chú ý nếu như thiếu đi những chiếc đèn đủ kiểu dáng, kích thước, màu sắc được tích hợp song hành với chúng. Chỉ cần một thay đổi nhỏ như thay đổi những chiếc đèn chiếu sáng quen thuộc, cả không gian nội thất thay đổi và đẹp đến khó cưỡng.
“Vũ điệu” của tre cho thiết kế đèn lạ mắt và quyến rũ (P.1)
Những mẫu thiết kế nội thất độc đáo, mới lạ và quyến rũ với đèn tre, nứa. Những chiếc đèn chiếu sáng, đèn trang trí được tích hợp với vật liệu tre cho ngôi nhà đẹp lung linh và lãng mạn.
Nghệ thuật bố trí ánh sáng đẹp và quyến rũ cho phòng ngủ
Thấu hiểu được giá trị to lớn của việc chiếu sáng cho phòng ngủ, Wedo cung cấp một số ý tưởng bố trí ánh sáng đẹp và quyến rũ mang đến giấc ngủ ngon và sâu cho bạn.
Những chiếc đèn chiếu sáng độc đáo và lung linh cho nhà đẹp
Những chiếc đèn chiếu sáng không chỉ đơn giản là cung cấp ánh sáng mà đó còn là sự sáng tạo, nghệ thuật và thậm chí là cả sự hài hước ở bất kỳ không gian nào mang đến cho bạn sự thư giãn tuyệt vời.
Bố trí ánh sáng cho nhà bếp đẹp lung linh
Ánh sáng tự nhiên – nốt nhạc cho không gian tươi mới
Để “đón” được ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà của mình, yếu tố vô cùng quan trọng là bạn phải thiết kế không gian và lựa chọn vật liệu phù hợp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một vài cách làm hiệu quả để không gian sống của bạn luôn ngập trần ánh sáng thiên nhiên.
1. Mở rộng các khung cửa sổ
Lượng ánh sáng tự nhiên có cơ hội “tràn” vào nhiều hơn khi chúng gặp được những khung cửa rộng. Vì vậy, chỉ với một cách làm khá đơn giản là bạn mở rộng những khung cửa sổ của ngôi nhà của mình để làm tươi sáng không gian.
Khung cửa lớn thường được ưu tiên thiết kế ở những hướng có gió và nắng sớm. Ánh sáng dịu dàng vừa phải của sớm mai cùng với không khí trong lành của ngày mới “nắm tay nhau” ùa vào nhà bạn sẽ mang đến luồng sinh khí mới cho ngày làm việc hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần tránh mở rộng khung cửa sổ ở hướng nắng chiếu vào buổi chiều vì sẽ gây cho bạn sự mệt mỏi, nóng bức, khó chịu.
Với những khung cửa rộng, bạn nên sử dụng rèm để điều chỉnh lượng chiếu sáng vừa phải. Đồng thời, với của sổ bạn nên chọn thêm những chậu hoa hay cây cảnh nhỏ vừa có thể làm đẹp vừa tạo cảm giám dịu mắt hơn cho không gian bên trong.
2. Sử dụng giếng trời
Đây là lựa chọn thông minh với những ngôi nhà ống nằm san sát nhau trong các khu dân cư đông đúc hiện nay. Một khoảng không gian trên mái nhà được thay thế bằng lớp kính cường lực trong suốt hay dạng kính mờ là cách để bạn mở ra cánh cửa đón ánh nắng ấm áp cho ngôi nhà của mình.
Lợi thế của giếng trời chính là luôn luôn hứng được ánh sáng mạnh vào ban ngày và chiếu sáng tốt hơn cho những ngôi nhà thiết kế nhiều tầng. Thông thường vị trí đặt giếng trời thường ở vị trí phía sau hay ở trung tâm của mỗi ngôi nhà hoặc ở vị trí cầu thang. Điều này đảm bảo cho ánh sáng chia đều ra cho các khu vực trong nhà. Tùy theo diện tích của mỗi ngôi nhà mà độ lớn của giếng trời cũng có sự thay đổi để có được hiệu quả chiếu sáng tốt nhất. Diện tích nhà càng lớn thì khoảng rộng của giếng trời càng tăng và ngược lại.
Bạn có thể lựa chọn loại giếng trời mở để tạo một đường thông gió cho ngôi nhà của mình. Bên cạnh đó, với những ngôi nhà rộng, dưới chân giếng trời bạn nên tạo thêm một không gian xanh bằng những hồ cá hay vườn cây nhỏ. Điều này, sẽ làm cho không khí bên trong ngôi nhá của bạn trờ nên tươi mát hơn rất nhiều.
3. Tạo những khoảng thông nhau giữa các phòng
Ngoài sự kín đáo nhất định cho phòng ngủ và phòng vệ sinh, thì đối với những không gian khác việc tạo ra những khoảng thông nhau lại mang đến những hiệu quả chiếu sáng khiến bạn phải ngạc nhiên.
Tạo những khoảng thông nhau vừa phải phù hợp với thiết kế của ngôi nhà sẽ khiến cho cảm giác của mọi người khi bước vào ngôi nhà bạn thoải mái hơn với không gian rộng rãi do nhiều phòng được nối liền nhau. Ngoài ra, đây còn là một cách hiệu quả để đưa ánh sáng tự nhiên vào ngôi nhà bạn một cách nhiều và sâu nhất có thể nhờ việc mở ra những khoảng trống nối liền nhau.
4. Xây cửa sổ sát đất
Thông thường, mọi người thường thích cửa sổ phải cao hơn so với nền nhà mới đảm bảo thông thoáng và sạch sẽ. Nhưng một điều bất ngờ lớn cho không gian sống lại được mang lại từ những cửa sổ sát đất. Với sự mở rộng tối đa không gian, cửa sổ sát đất vừa tạo ra một tầm nhìn thông thoáng hơn vừa “thắp sáng” tối đa cho không gian kín đáo như bếp hay phòng ngủ.
Hiện nay, rất nhiều gia đình lựa chọn giải pháp tạo cửa sổ sát đất cho ngôi nhà của mình. Với những khung của sổ lớn được đẩy sát nền nhà bằng chất liệu kính cường lực, tạo nên một khoảng không hút ánh sáng hiệu quả cho không gian và một tầm nhìn mở rộng hơn, tươi sáng hơn cho ngôi nhà.
Hướng dẫn cách tính toán bố trí đèn hợp lý
Ngày nay, trong hầu hết các công trình xây dựng, ánh sáng nhân tạo luôn gây khó khăn cho các chủ đầu tư. Thường thì họ không biết bao nhiêu đèn là đủ và sử dụng như thế.
Ánh sáng nhân tạo nếu được sử dụng khéo léo tính toán bố trí sẽ làm tôn vẻ đẹp của ngôi nhà và tạo sự thích thú cho người cư ngụ, đồng thời tiết kiệm điện. Chúng ta có thể tự tính toán để thiết kế ánh sáng cho phòng bằng một phương pháp nhanh gọn, dễ hiểu.
Thị trường có hai loại thông dụng là đèn tim và huỳnh quang. Đèn tim (có loại thường và halogen) cho ánh sáng ấm, màu sắc của vật đúng như thật, nhưng toả nhiệt nhiều và tuổi thọ thấp. Đèn huỳnh quang bên trong chứa hơi thuỷ ngân và bột phospho. Có ba loại thông dụng: loại ống dài từ 30 cm đến 1,2 m (tuýp); loại uốn tròn, đường kính trung bình 30 cm; loại tiết kiệm điện dài khoảng 10 cm. Đèn huỳnh quang cho ánh sáng mát, ít toả nhiệt, không tạo hơi nóng, tuổi thọ cao, giá cả chấp nhận được.
Độ sáng cần thiết cho các phòng:
– Phòng khách: 400 lux
– Phòng ngủ: 100 lux
– Bếp: 600 lux
– Phòng học: 700 lux
– Sân: 100 lux
– Phòng tắm: 400 lux.
Độ toả sáng:
– Đèn huỳnh quang ngắn: 60 lum/watt
– Đèn huỳnh quang dài: 80 lum/watt
– Đèn tim: 20 lum/watt;
– Đèn halogen: 25 lum/watt
(Đơn vị quy đổi:1 lux=1 lumen/m2).
Cách tính và bố trí đèn trong nhà:
Ví dụ: Với một phòng khách 4×4 m thì diện tích phòng là 16 m2; độ sáng là: 16 x 400 = 6.400 lux.
– Số bóng đèn neon (40W x 80lum)
6.400 lux / (40W x 80lum) = 2 bóng
– Số bóng đèn tim (40W x 80lum):
6.400 lux / (40W x 20lum) = 8 bóng
Một số điều chú ý:
– Để phòng sáng như ban ngày, ánh sáng phải phân bố đều, mạnh, đặc biệt là chiếu mạnh ánh sáng lên đều các vách tường.
– Để làm căn phòng nhìn rộng hơn, cần tập trung ánh sáng chiếu đều lên các vách.
– Để có cảm giác thư giãn, chiếu sáng không đều trong phòng, có nơi mạnh, nơi yếu.
– Để sử dụng riêng tư, thân mật, chiếu sáng không đều, nơi người sử dụng thì ánh sáng yếu. Càng ra xa, ánh sáng càng mạnh.
– Để tạo cảm giác dễ chịu: chiếu sáng không đều, tập trung lên các vách.
Bố trí đèn chiếu sáng trong nhà theo phong thủy
Thiết bị đèn chiếu sáng không chỉ là những vật dụng trang trí làm tăng tính thẩm mỹ cho nội thất của ngôi nhà. Mà dựa trên các yếu tố về phong thủy người ta bố trí đèn chiếu sáng để tạo ra nguồn năng lượng tốt đem đến may mắn và tài lộc cho gia chủ.
1. Xác định các khu vực của các nguồn năng lượng
Phần lớn việc tính toán phong thủy dựa trên bát quái đồ và tám hướng trong bát quái. Trong đó có bốn hướng chính (Bắc, Nam, Đông và Tây) và bốn hướng phụ (Đông bắc, Tây bắc, Đông nam và Tây nam). Mỗi hướng đại diện cho một khát vọng sống khác nhau.
Bằng cách kích hoạt một hướng cụ thể trong nhà của bạn với ánh sáng, bạn sẽ đánh thức những nguồn năng lượng cũng như những vận may tiềm ẩn trong khu vực đó.
Hướng Bắc tượng trưng cho may mắn trong sự nghiệp.
Hướng Nam đem lại danh tiếng và sự công nhận.
Hướng Đông mang lại sức khỏe tốt.
Hướng Tây mang đến cho con cháu sự may mắn.
Hướng Đông bắc là hướng tốt cho sự phát triền về giáo dục, việc học hành.
Phía Tây bắc là tăng cường việc mở rộng và củng cố quan hệ bạn bè và vận may.
Hướng Đông nam đại diện cho của cải và sự giàu có.
Hướng Tây nam là dành cho tình yêu.
Ví dụ nếu bạn đang tìm kiếm tình yêu, hãy lắp đặt một hệ thống ánh sáng trong khu vực Tây Nam của ngôi nhà và giữ nó luôn hoạt động trong ít nhất 3 tiếng một ngày. Điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội và thu hút một người bạn đời vào cuộc sống của bạn.
2. Lựa chọn màu sắc cho ánh sáng
Khi bạn đã tìm thấy những khu vực mà bạn muốn củng cố năng lượng, bạn cần phải xác định loại ánh sáng để sử dụng. Loại ánh sáng an toàn thường được lựa chọn để sử dụng là ánh sáng không màu hoặc màu trắng. Màu trắng tiêu biểu cho toàn bộ quang phổ màu sắc cuộn thành một.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn phát huy hơn trí tưởng tượng của bạn, hoặc bạn muốn được tập trung hơn vào việc kích hoạt không gian, hãy chọn một màu mà hài hòa với năng lượng của từng khu vực.
Các nguồn năng lượng được đặc trưng bởi các yếu tố 5 – lửa, đất, kim loại, nước và gỗ.
Đại diện cho yếu tố lửa là màu đỏ và liên kết với hướng Nam.
Đất là màu vàng và được gắn với Tây nam, Đông bắc và trung tâm.
Kim loại có màu trắng, và kết hợp với hướng Tây và Tây bắc.
Nước là màu xanh và kết hợp với hướng Bắc.
Gỗ là màu xanh lá cây, và được liên kết với phía Đông và Đông nam.
Màu trắng có chứa các nguồn năng lượng của tất cả 5 yếu tố này.
3. Ánh sáng “cứng” và ánh sáng “mềm”
Ánh sáng được phân loại thành “cứng” và “mềm”. Những loại ánh sáng chiếu trực tiếp hoặc ánh sáng đèn huỳnh quang được xem là “cứng”, còn những ánh sáng gián tiếp và ánh sáng vàng là “mềm”.
Ánh sáng cứng phù hợp hơn cho văn phòng và làm việc/ phòng học tập. Hành lang, đầu cầu thang và các cổng vòm đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng ánh sáng này.
Các phòng ngủ và các khu vực còn lại của nhà, sử dụng đèn quá sáng sẽ khiến năng lượng của các phòng này quá mạnh, không phù hợp với việc nghỉ ngơi.
Do đó, điều quan trọng khi chọn ánh sáng là phải phân biệt giữa hai hiệu ứng ánh sáng này, vì chúng có những tác động rất khác nhau về mặt cảm giác cho cùng một không gian.
Nếu bạn chỉ muốn kích hoạt một góc trong căn phòng, cách tốt nhất là sử dụng ánh sáng mềm mại dưới hình thức đèn bàn hoặc đèn lava.
Đèn sáng chỉ nên dành riêng cho các khu vực rất công cộng, hoặc khi được sử dụng để mở rộng không gian ví dụ như muốn tạo cảm giác rộng rãi cho một hành lang hẹp.