Skip to Content

Blog Archives

15 Ý tưởng độc đáo cho sân vườn phá vỡ sự nhàm chán, quen thuộc

Những ý tưởng đơn giản nhưng độc đáo cho thiết kế sân vườn không chỉ xóa đi sự nhàm chán, quen thuộc, mang đến vẻ đẹp trẻ trung, mới mẻ mà còn giúp bạn thay đổi chất lượng cuộc sống.

READ MORE

Phân chia không gian nội thất không cần tường

Tường là để chia ranh giới giữa các phòng. Tuy nhiên bạn đã bao giờ nghĩ đến việc thiết kế các phòng mà không cần tường ngăn cách? Dưới đây là một số gợi ý để giúp bạn thực hiện điều “không tưởng” này.

READ MORE

Những mẫu bồn tắm đẹp

Chiếc bồn tắm xinh xắn không chỉ là nơi thư giãn lý tưởng mà còn góp phần tạo nên vẻ đẹp sang trọng và hiện đại cho không gian phòng tắm.

READ MORE

Mẫu trang tường đẹp cho phòng khách

Không gian phòng khách trong nhà bạn sẽ ấn tượng và mang dấu ấn của riêng bạn với những bức tranh treo tường.

READ MORE

Chọn tông màu cho nội thất nhà đẹp

Màu sắc mang lại nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau cho ngôi nhà bạn tương ứng với tính cách và cá tính của chủ nhân ngôi nhà. Dưới đây là một số phân tích về cách phối màu trong nội thất từ chuyên gia của chúng tôi dành cho bạn.

Trong thiết kế, màu sắc tạo nên sức hút, tâm lý và phong cách. Người ta có thể dùng nghệ thuật phối màu để nói lên ý tưởng của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn. Nhắc đến nghệ thuật phối màu không thể không nói đến tông màu.

Tông màu là hệ thống những màu sắc chủ đạo có mối quan hệ gần gũi với nhau. Chúng khác biệt nhau trong một giới hạn cho phép và chính những giới hạn này quyết định tính chất của tông màu. Các màu sắc phải khác nhau để tạo nên sự phong phú về màu, nhưng chúng cũng phải gần nhau để sống chung hòa hợp.

phoi-mau-noi-that-1

Tông màu trong mỹ thuật hay các gam nhạc trong âm nhạc đều có bản chất giống nhau. Việc nắm bắt và cảm nhận chính xác các gam màu là điểm khởi đầu của sự nhận thức cái đẹp. Tuy nhiên, trong cuộc sống của chúng ta hiện nay sự nhận thức của người dân về màu sắc còn thấp và chính điều đó đã tạo ra những căn nhà lộn xộn, mất mỹ quan.

Để tránh những trường hợp đáng tiếc như trên, các gia chủ phải tự tìm hiểu thêm kiến thức để nâng cao sự hiểu biết của mình. Phải hiểu được đâu là giới hạn của các tông màu, đâu là sự lộn xộn về màu sắc để từ đó làm chủ và phát triển cao lên, tạo ra những không gian có nhiều màu đẹp.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ trong việc xử lý màu trong nội, ngoại thất:

1. Trong một căn nhà nên để một tông màu cho thuần nhất. Nếu nhà rộng, nhiều phòng muốn thay đổi cho vui mắt, cho phù hợp với tính chất của các phòng thì các tông màu phải gần nhau. Tông màu các phòng cách xa nhau quá dễ tạo ra cảm giác mất yên bình.

2. Đa số màu của tường, trần phải là các màu sáng, ví dụ: Trắng, vàng nhạt, hồng nhạt, xanh nhạt… Bởi màu sáng tạo ra không gian sáng dễ bài trí hơn. Tuy nhiên, nếu nhà chật thì cần cân nhắc cẩn thận vì màu sáng dễ làm cho nhà chật chội hơn.

phoi-mau-noi-that-2

3. Trong mỹ thuật, màu đen, trắng, ghi xám là những màu trung tính, dùng những màu này làm nền rất dễ sắp xếp đồ đạc. Trong nhà muốn đặt những màu mạnh vào tốt nhất nên để trên những nền có màu đen, trắng, ghi.

4. Đã có nhiều màu tím thì không nên dùng màu vàng. Đã có nhiều màu đỏ thì không nên dùng màu xanh. Đã có nhiều màu xanh coban thì không nên dùng màu cam…

5. Muốn tạo dấu ấn ở đâu thì dùng màu sắc nổi bật ở đó. Ví dụ: Phòng khách nên chọn màu sắc, hoa, kẻ cho bộ bàn ghế thật nổi trội. Phòng ngủ nên chọn màu gỗ, ga, gối cho khu vực giường ngủ màu sắc êm dịu, nhưng phải thật thu hút mắt nhìn …

6. Trong một căn phòng chỉ nên dùng một tông màu. Trong trường hợp các không gian thông với nhau thì màu của các phòng phải thật gần nhau.

READ MORE

Không gian linh hoạt trong nhà ở

Nhu cầu của con người luôn luôn thay đổi theo chiều hướng phức tạp và đa dạng hơn. Trên lĩnh vực kiến trúc, điều này dễ dàng được chứng minh bằng sự “leo thang” về tiêu chuẩn diện tích sử dụng và sự khác biệt của chúng giữa các quốc gia có nền kinh tế phát triển khác nhau. ở Việt Nam, vào những năm 70-80, tiêu chuẩn diện tích ở của mỗi người dân chỉ ở mức 3-5m2/người.

Đến những năm 90, tiêu chuẩn này đã được điều chỉnh lên mức 6-9m2/người. Trong khi đó tại châu Âu, tiêu chuẩn diện tích ở đã đạt được 15m2/ người từ những năm 80. So sánh như vậy để thấy rằng diện tích ở sẽ tăng lên theo sự tăng trưởng của nền kinh tế. Khi người dân càng có điều kiện về kinh tế, điều tự nhiên người ta sẽ càng chú ý hơn đến việc chăm sóc các nhu cầu bản thân và điều đó liên quan mật thiết đến không gian sử dụng. Rất nhiều các nhu cầu của con người được diễn ra trong các “không gian nhân tạo” mà trong phạm vi bài viết này muốn chỉ giới hạn trong phạm vi không gian nhà ở.

06 2

Không gian càng lớn thì sự thích ứng của nó với các nhu cầu khác nhau của con người càng trở dễ dàng hơn. Đó là lý do tại sao đối với những không gian sử dụng mang tính định kỳ, ngắn hạn, người ta lại sử dụng không gian lớn. Điều này dễ thấy ở các không gian công cộng như triển lãm, trưng bày hay siêu thị…. Khi không gian được mở rộng tối đa, cùng với việc bố trí nội thất hay các vách ngăn di động, người ta có thể biến đổi không gian ấy thành nhiều không gian khác nhau một cách linh hoạt mà không lãng phí quá nhiều thời gian hay tiền bạc. Nói một cách khác, không gian kiến trúc ấy đã được “sống” cùng với nhu cầu của con người chứ không bị nhu cầu của con người trong quá trình biến đổi cùng với nhu cầu xã hội làm cho “chết” đi, trở nên lãng phí hay chật hẹp so với hoạt động bên trong. Như vậy, để cho không gian sử dụng có thể có tuổi thọ phục vụ lâu dài cho nhu cầu của con người, một trong những điều kiện quan trọng là nó phải mở rộng tối đa- nó phải linh hoạt.

Trở lại với không gian trong nhà ở. Có sự mâu thuẫn rất lớn giữa việc mở rộng không gian tối đa và diện tích xây dựng cho phép bởi lẽ đối với nhà ở, diện tích đất không thể rộng như công trình công cộng. Và phải chăng để tạo ra được một không gian linh hoạt hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào diện tích xây dựng?

Nếu chỉ đơn giản như vậy, chắc chắn rằng để có được một không gian sống linh hoạt thực sự, chúng ta phải mua đất biệt thự. Nhưng vấn đề không phải ở diện tích khu đất, lại càng không phải ở việc phải mở rộng diện tích xây dựng. Khi chúng ta sử dụng không gian kiến trúc, một cách tự nhiên sẽ hình thành một trình tự khai thác không gian mà trong đó, rất khó để chúng ta có thể cùng một lúc sử dụng tất cả các không gian trong nhà.

kov12

Trình tự khai thác không gian ấy phụ thuộc vào thói quen, tập quán sinh hoạt từng gia đình, hay nói rộng hơn, phụ thuộc vào văn hóa, phong tục của từng dân tộc. Những thói quen, tập quán, phong tục hay rộng hơn là văn hóa sống ấy quy định cho không gian kiến trúc ở mỗi vùng, miền, dân tộc khác nhau có những đặc thù khác nhau. Ví dụ như người Việt Nam thích có không gian phòng ăn và bếp rộng để có thể tổ chức cỗ bàn vào dịp Tết. Nghiên cứu kỹ đặc thù ấy, trên cơ sở tìm hiểu trình tự khai thác không gian, có thể nhận thấy rằng để mở rộng không gian sử dụng trong nhà nhằm hướng tới một không gian linh hoạt, ngoài biện pháp mở rộng diện tích đất mang tính định lượng và khó thực hiện, còn có cách khác mang lại hiệu quả tương đương đồng thời lại kinh tế và đặc biệt hợp với khí hậu Việt Nam. Đó là cách “mượn” không gian lẫn nhau và giải pháp không gian linh hoạt với các thiết bị nột thất linh hoạt.

Đây là cách tổ hợp các không gian có chức năng công cộng trong nhà như phòng khách, bếp, phòng ăn… thành cụm không gian, từ đó khi khai thác sử dụng, không gian này có thể “mượn” thêm diện tích của không gian khác để tạo nên không gian lớn. Trong các không gian này sử dụng các thiết bị nột thất linh hoạt để ngăn chia sao cho khi thay đổi nhu cầu sử dụng, các thiết bị này cũng có thể thay đổi theo để đáp ứng được ngay. Ví dụ như một tấm vách trang trí có bản lề ngăn giữa phòng khách và phòng ăn, khi cần có thể gập ép vào tường để trở thành vật trang trí trong khi phòng khách và phòng ăn lại thông được với nhau dễ dàng. Như vậy trình tự khai thác không gian sẽ không bị gián đoạn bởi tường ngăn, trong khi có thể dùng diện tích của phòng ăn như một phần của phòng khách và các chi tiết trang trí nội thất của phòng ăn, thậm chí cả khu bếp sang trọng cũng có thể đóng góp cho việc trang trí phòng khách. ở đây có sự tham gia rất hiệu quả của các thiết bị nội thất linh hoạt, chính những thiết bị này sẽ giúp cho không gian công cộng trong nhà ở được đóng mở hợp lý, cũng trở nên linh hoạt hơn.

hz03

Đối với các không gian mang tính riêng tư như phòng ngủ, vệ sinh, phòng làm việc… có thể sẽ khó hơn trong việc “mượn” không gian bởi lẽ tính riêng tư chi phối quá trình khai thác các không gian này. Nhưng nếu coi việc riêng tư đơn thuần chỉ là kín đáo, chúng ta có thể sử dụng giải pháp ngăn tầm nhìn bằng các tấm tường di động, từ đó khoanh dựng các không gian tương đối mà không cần dùng cửa. Nhờ đó, sẽ có một không gian chảy liên tục có thể điều chỉnh được dễ dàng. Về kết cấu, việc giảm thiểu tường ngăn che sẽ khiến kết cấu đơn giản hơn. Về thông gió, sẽ chỉ phải giải quyết cho một không gian thay vì nhiều không gian nhỏ lắt nhắt. Và cuối cùng, về tổng thể, chủ đầu tư sẽ phải trả ít tiền hơn cho một không gian được sử dụng lâu dài hơn.

Đã qua rồi thời kỳ người ta coi không gian kiến trúc tách rời khỏi trang thiết bị nội thất. Nội thất chỉ được xem xét đến sau khi không gian kiến trúc hình thành. Điều này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn khiến cho không gian sống của chúng ta có sự khập khiễng không đáng. Những bài học ngay trước mắt là chủ sở hữu các biệt thự và chung cư ở các khu đô thị mới hiện nay đang rất tốn kém trong việc đầu tư sửa chữa nội thất và không gian sống. Điều này không chỉ dẫn đến việc tốn kém về kinh tế mà còn phát sinh tiêu cực trong công tác cấp phép sửa chữa, từ đó dẫn đến việc không quản lý được chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật công trình. Để mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất, tất cả các yếu tố cấu thành nên không gian công trình kiến trúc: hình khối, thiết bị, không gian trong và ngoài nhà….cần phải được xem xét, cân nhắc một cách tổng thể và nhất quán, cẩn thận và chi tiết trong quá trình thiết kế để có thể phát huy tối đa công suất sử dụng, đồng thời hướng công tác thiết kế quan tâm nhiều hơn đến tính linh hoạt của không gian, bên cạnh những không gian mang tính cố định hay khép kín. Tính linh hoạt càng cao, không gian kiến trúc càng có thể thích ứng với nhiều nhu cầu khác nhau và do vậy, càng có thể tồn tại lâu dài. Một không gian kiến trúc chỉ thực sự sống khi nó linh hoạt.

READ MORE

Nhà ở sinh thái xu thế mới trong kiến trúc

Xây dựng nhà ở sinh thái không chỉ phụ thuộc bởi các giải pháp kiến trúc và giải pháp kỹ thuật cho bản thân ngôi nhà, mà còn phụ thuộc nhiều hơn bởi những cục diện mang tính vĩ mô.

Ở đô thị, dù là chung cư hay nhà chia lô, nhà ở đang trở thành những cái hộp khép kín, nhờ cậy chủ yếu vào các phương tiện máy móc hao tốn điện năng để tạo nên độ dễ chịu. Hội chứng “khách sạn 5 sao” đang lan sang nhà ở đô thị. Các kiến trúc sư và những người làm nhà nói chung đang lãng quên dần hoặc không đoái hoài đến những ưu việt của thiên nhiên, những giải pháp và thủ pháp thông thường nhằm kéo thiên nhiên xích lại gần để tận hưởng nó. Họ thiết kế nhà ở mà quên mất địa chỉ của nó…

Nhà ở cổ truyền Việt – một sản phẩm sinh thái – lịch sử

Tổ chức không gian điển hình nhà ở Việt truyền thống: ngôi nhà + sân + vườn + ao, một cấu trúc sinh thái đặc trưng. Ngôi nhà chính bao gồm ba hoặc năm gian, nhiều khi thêm hai chái. Nhà là một không gian thống nhất, tạo điều kiện tối ưu cho không khí lưu thông, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Hàng hiên và sân sạch là những nhân tố chuyển tiếp mềm, từ thiên nhiên vào nhà và ngược lại. Vườn không chỉ cung cấp rau quả, củi và vật liệu xây dựng; nó là phương tiện điều tiết khí hậu trong khuôn viên nhà. Ao là một phát minh kỳ lạ về mặt sinh thái của văn minh cư trú Việt: Đào ao lấy đất đắp nền, lấy nơi thả bèo và thả cá; tắm giặt, thoát nước mưa, làm mát không khí.

Cấu tạo nhà ở Bắc Bộ và Nam Bộ có sự khác biệt: Nhà ở phía bắc có kết cấu bao che lưỡng tính, bởi nó phải vừa mở tối đa vào mùa hạ và lại vừa khép kín ở chừng mực có thể vào mùa đông. Trong khi đó, kết cấu bao che của nhà ở phía nam lại mỏng manh, bổn phận của nó chỉ thuần túy che mưa chắn nắng và cản trở mắt nhìn của đồng loại.

Như vậy, không gian nhà Việt cổ truyền được triển khai theo sơ đồ khép. Cuộc sống cũng diễn ra theo sơ đồ khép. Đầu vào và đầu ra cùng một nơi. Mọi chất thải đều tiêu tan tại chỗ hoặc ngay trên cánh đồng làng. Kiến trúc hầu hết có nguồn gốc hữu cơ, không có móng, cũng tự xóa dấu vết. Thiên nhiên bị dùng cả ngàn vạn năm và trăm kiếp, ít bị suy chuyển.

Mô hình nhà ở cổ truyền ấy hầu như đã trôi vào dĩ vãng, mới chỉ cách nay nửa thế kỷ.

kien-truc-biet-thu-nha-vuon-10-Copy

Nhà ở hôm nay

Căn nhà ở hiện đại, tiện nghi tưởng như bội phần, lại đang đối mặt chính diện với những vấn đề sinh thái, những lo âu và tính toán sinh tử.

Thiên nhiên trong vòng một thế kỷ qua biến đổi một cách cơ bản. Tài nguyên cạn kiệt nhanh. Đất bị chiếm dụng tham lam và cảnh sắc thiên nhiên biến dạng. Các thông số cơ bản của khí hậu đã thay đổi. Sự cân bằng sinh thái đang bị phá vỡ. Cơ chế những đô thị to nhỏ và những đô thị khổng lồ chiếm lĩnh vị trí từng có của không gian ở cổ truyền, tạo ra những hệ thống quan hệ không gian mới, những khái niệm tỷ lệ xích mới. Căn nhà ở – tổ ấm đánh mất vị trí, trở thành hạt nhân nhỏ bé, lọt thỏm trong những cơ thể đô thị siêu nhân – những cỗ máy mà bản thân con người không dễ bề chế ngự.

Ở thôn quê đang lan rộng mô hình nhà ống nhiều tầng, bưng bít khỏi trời đất. Cái quạt nan thay bằng cái quạt điện. Đến lúc nào đó, nó sẽ phải thay bằng cái máy điều hòa không khí. Ở đô thị, dù là chung cư hay nhà chia lô, nhà ở đang trở thành những cái hộp khép kín, nhờ cậy chủ yếu vào các phương tiện máy móc hao tốn điện năng để tạo nên độ dễ chịu. Hội chứng “khách sạn 5 sao” đang lan sang nhà ở đô thị.

Các kiến trúc sư và những người làm nhà nói chung đang lãng quên dần hoặc không đoái hoài đến những ưu việt của thiên nhiên, những giải pháp và thủ pháp thông thường nhằm kéo thiên nhiên xích lại gần để tận hưởng nó. Họ thiết kế nhà ở mà quên mất địa chỉ của nó…

Nhà ở sinh thái – những ý tưởng

Xây dựng nhà ở sinh thái không chỉ phụ thuộc bởi các giải pháp kiến trúc và giải pháp kỹ thuật cho bản thân ngôi nhà, mà còn phụ thuộc nhiều hơn bởi những cục diện mang tính vĩ mô.

Trước hết, nhà ở sinh thái phụ thuộc vào thái độ của chúng ta đối với thiên nhiên thể hiện ở những quan điểm mang tính chiến lược sau đây:

– Kiến trúc cộng sinh với thiên nhiên: Cần coi kiến trúc, hiểu theo nghĩa rộng, là tài nguyên thứ hai sau thiên nhiên; kiến trúc phải hòa đồng với thiên nhiên, lấy sự thích ứng và ứng phó mềm làm phương châm trong ứng xử với thiên nhiên; đặt các hoạt động kiến trúc vào nhiệm vụ trọng đại là chữa trị và ở mức độ có thể; hồi phục thiên nhiên.

– Kiến trúc giảm thiểu phí tổn năng lượng: Hạn chế tối đa việc sử đụng các phương tiện và thiết bị kỹ thuật tiêu tốn năng lượng điện, tận dụng tối đa các giải pháp và thủ pháp truyền thống tạo lập tiện nghi khí hậu; khai thác tối đa các nguồn năng lượng tự nhiên; hướng cuộc sống con người trở lại đần với các điều kiện tự nhiên.

– Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên: Sử dụng tài nguyên đất đai và sinh thái một cách dè xẻn, dành cho các thế hệ mai sau; hạn chế khai thác và cạn kiện hóa các vật liệu và nguyên liệu tự nhiên; tăng cường khả năng tái sử dụng vật liệu; hạn chế tối đa việc “khai tử hóa” các vùng đất bởi sự biến chung thành những bãi thải chất rắn, giết chết mọi sự sống.

Đồng thời, nhà ở sinh thái chỉ có thể mang tính khả thi khi các đô thị, các khu dân cư được cải tạo, được quy hoạch xây dựng theo những quan điểm và bài bản của kiến trúc sinh thái. Các hạt nhân nhà ở không thể nào cải thiện đáng kể các điều kiện tiện nghi khí hậu vì tiện nghi sống trong một đô thị bị ô nhiễm, bị suy thoái về phương diện môi trường.

Chúng ta xây dựng các kế hoạch và quy hoạch cải tạo, hiện đại hóa các đô thị, song trong những nội dung ấy ít thấy đề cập tới việc hồi phục quỹ thiên nhiên – cảnh quan. Đã đến lúc chúng ta phải giương cao khẩu hiệu “Về với và sống cùng thiên nhiên”.

READ MORE

Mang thiên nhiên vào nhà

Đó là nét duyên ngầm của căn biệt thự sân vườn 149/23 Đất Thánh, Tân Bình, TP HCM. Ước nguyện của gia chủ là căn nhà phải hài hòa với thiên nhiên, thông thoáng và tạo được những mảng không gian xanh.

Ngôi nhà nằm trên mảnh đất rộng gần 400 m2 trong hẻm nhỏ. Với bản tính hướng ngoại, chủ nhà muốn xây dựng một ngôi biệt thự vườn cao cấp, đầy đủ tiện nghi cho một gia đình ba thế hệ. Sân vườn là khoảng không gian quan trọng nhất để làm nơi nghỉ ngơi cho cả nhà sau một ngày làm việc và học tập căng thẳng. Khu đất khá rộng nên kiến trúc sư cũng thoải mái thể hiện ý tưởng của mình. Diện tích xây dựng được hạn chế trong một nửa khu đất. Phần còn lại được phủ xanh bởi nhiều loại hoa cỏ, cây trái khác nhau, đặc biệt là dây leo.

2

Những ban công hướng ngoại phủ xanh bằng các loại dây leo.

Là người Quãng Ngãi sống tha hương nên vợ chồng gia chủ rất muốn gởi gắm nỗi nhớ quê vào từng góc nhà. Anh chị tâm sự: “Quảng Ngãi có sông Trà Khúc nằm dưới chân núi Thiên Ấn. Hình ảnh ấy như cái ấn trời đóng xuống dòng sông”. Điều khiến cả hai vợ chồng tâm đắc chính là cách thiết kế với giếng trời gợi nhớ hình ảnh tiêu biểu của quê hương miền Trung. Chủ nhân căn biệt thự không giấu vẻ tự hào: “Bạn bè chúng tôi đều khen cái nét duyên dáng của hồ bán nguyệt trước lối vào. Hồ tuy nhỏ nhưng có thể soi bóng mây trời và hoa cỏ chung quanh, tạo cảm giác thanh thản, bình yên”.

3

Mặt ngoài ngôi nhà được trang điểm bởi cây xanh hoa lá

Mọi yêu cầu của chủ nhà đều được kiến trúc sư cụ thể hoá bằng phong cách hiện đại nhưng vẫn gợi nhớ các không gian sống trong ký ức của chủ nhà thông qua các hình thức sử dụng vật liệu thô mộc, gần gũi như gạch trần, ngói đỏ, đồ dùng bằng gỗ trong nhà…

4

Nắng vào nhà len trên vách đá Patio.

Các phòng sinh hoạt chung như khách, ăn… đều rộng rãi và gắn kết với hệ thống sân vườn tự nhiên với mục đích hình thành nên những không gian hướng ngoại và hiếu khách. Ngoài ra, một gian giếng trời được tạo ra với chủ ý lấy sáng và thông thoáng theo phương đứng. Giếng trời và sân trong trở thành yếu tố trung tâm của không gian nội thất. Chính vì thế, ngôi nhà lúc nào cũng thông thoáng. Những chiếc điều hòa mua về đều phải xếp xó nhưng chủ nhà không cảm thấy tiếc mà vẫn mãn nguyện.

bep

Phòng ăn rộng rãi, nhìn ra giếng trời.

Gia đình ba thế hệ sống chung dưới một mái nhà nhưng ai cũng hòa hợp và hài lòng với không gian chung. Ngôi nhà không chỉ gần gũi với ký ức của hai vợ chồng thưở thiếu thời mà còn phù hợp với phong cách sống của lớp trẻ. Những gian phòng sinh hoạt chung, phòng đọc, phòng ăn lúc nào cũng thoáng đãng và luôn được các thành viên nhỏ tuổi chọn làm nơi sinh hoạt với bạn bè.

6

Phòng đọc với mái kính cho ánh sáng tự nhiên chếch về hướng đông bắc.

Chủ nhà niềm nở khoe, bạn bè của cô con gái nhỏ đến nhà đều tấm tắc: “Vừa thông thoáng lại vừa ấm áp, ngôi nhà giống như một chốn riêng tư tĩnh lặng làm lòng người thư thái trở lại sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng”.

READ MORE