Skip to Content

Blog Archives

Lưu ý khi chọn nhà thầu thi công khi xây nhà

Theo Luật xây dựng thì nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng. Vì thế bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu nhà thầu đưa ra các giấy tờ chứng minh năng lực hoạt động xây dựng năng lực hành nghề xây dựng của nhà thầu. Bạn cũng nên tham khảo với KTS về việc lựa chọn nhà thầu và nội dung hợp đồng ký kết với nhà thầu. Bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau cho việc lựa chọn nhà thầu:

1. Tiêu chí kinh nghiệm và trình độ của nhà thầu

Đánh giá chỉ tiêu này bạn cần tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn. Một trong những nguồn đó chính là việc kiểm tra các công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện. Bạn có thể yêu cầu nhà thầu đưa đến tham quan một số công trình tiêu biểu có phong cách và quy mô gần giống yêu cầu của Bạn. Bạn hãy trực tiếp hỏi chuyện các chủ nhà cũng như quan sát tỉ mỉ căn nhà đó nhằm rút ra nhận định của riêng bạn. Bên cạnh đó hãy yêu cầu nhà thầu đưa ra phương án thi công công trình và phương án điều động nhân công theo tiến độ. Phương án cần tính đến các điều kiện thực tế (hiện trường, công trình, đường vận chuyển vật liệu, …).

2. Tiêu chí thời gian

Thực tế đây là mục nổi bật trong phương án thi công. Chúng tôi tách riêng nhằm nhấn mạnh tính quan trọng của tiêu chí này. Bạn cần thoả thuận với nhà thầu tiến độ công trình chi tiết và yêu cầu vật liệu từng thời điểm. Bảng tiến độ này sẽ là căn cứ để chủ nhà kiểm tra đôn đốc và hai bên tiến hành quyết toán theo hạng mục công việc thực hiện. Thông thường với dạng nhà phố đơn giản, điều kiện thi công thuận lợi thì quá trình thi công thường kéo dài trong khoảng 5 – 6 tháng. Với các công trình đòi hỏi hoàn thiện cầu kỳ hơn, nhà biệt thự có thể kéo dài tới 01 năm hoặc lâu hơn nữa.

kien-thuc-xay-dung-1

3. Tiêu chí giá cả

Thị trường xây dựng nhà dân dụng hiện nay thường phân ra hai hình thức nhận thầu, tương ứng với 2 mức giá khác nhau:

– Hình thức nhận thầu nhân công (khoán công – chủ nhà lo vật liệu): gồm nhân công cho các phần việc xây thô, hoàn thiện tuỳ theo sự thoả thuận giữa chủ nhà và nhà thầu. Tuy nhiên để có được mức giá sát thị trường, bạn nên tham khảo từ kiến trúc sư của mình tại thời điểm xây dựng. Các nhóm nhân công chính bao gồm: Nhân công đào móng, đóng cọc, đóng côp pha, đổ bê tông, thợ xây tô, thợ ốp lát, thợ điện, thợ mộc, thợ nước, thợ sơn, …

– Hình thức nhận thầu toàn bộ cả nhân công và vật liệu (khoán trắng hay chìa khóa trao tay): Mức giá có sự dao động rất lớn do yêu cầu vật liệu của chủ nhà. Khi tiến hành hợp đồng với nhà thầu, chủ nhà cần nêu chỉ tiêu các điều kiện về vật liệu, sử dụng (xây thô và hoàn thiện) với các yếu tố: Mức giá tối thiểu, chủng loại, phẩm cấp, hạn mức sử dụng, xuất xứ và nhãn hiệu, … Hợp đồng về vật liệu càng chi tiết bao nhiêu, việc thanh quyết toán và quan hệ giữa chủ nhà và nhà thầu càng thuận lợi bấy nhiêu.

Lưu ý: Trong hợp đồng với nhà thầu, ngoài các điều kiện cơ bản, bạn nên lưu ý đề cập thêm những điều khoản sau:

– Quy định an toàn lao động và bảo hiểm;

– Quy định tuân thủ nội quy sinh hoạt địa phương;

– Hình thức và thời hạn thanh toán (theo tiến độ hay theo thời gian và khối lượng công trình);

– Điều khoản liên quan đến bên giám sát xây dựng (nếu có);

– Điều khoản về cách tính chi phí phát sinh khi có thay đổi trong quá trình xây;

– Nếu có thể thương lượng được bạn nên yêu cầu nhà thầu ký quỹ bảo lãnh tại ngân hàng. Số tiền và thời gian bảo hành (tuỳ theo thương lượng) nhằm đảm bảo chất lượng xây dựng sau khi ngôi nhà xây xong.

READ MORE

Công tác thi công, bảo dưỡng bê tông và những điều cần lưu ý

Bê tông là một loại đá nhân tạo, được hình thành bởi việc trộn các thành phần: Cốt liệu thô, cốt liệu mịn, chất kết dính… theo một tỷ lệ nhất định, tùy theo từng loại hình và yêu cầu của công trình mà có những loại bê tông riêng. Về cơ bản, bê tông chịu lực nén khá tốt, khi kết hợp bê tông với thép ta được một vật liệu xây dựng gọi là bê tông cốt thép – tạo ra các cấu kiện làm kết cấu chịu lực của công trình, được sử dụng rộng rãi trong xây dựng hiện nay. Đối với các công trình nhà ở dân dụng, công tác thi công và bảo dưỡng bê tông cần lưu ý những vấn đề sau để đạt hiệu quả cao tối ưu khi sử dụng bê tông:

► Công tác đổ bê tông dầm, sàn, cầu thang:

Trước khi đổ bê tông, dùng máy nén khí hoặc nước tưới làm sạch bề mặt coffa, coffa sàn phải kín khít hoặc trải bạt để tránh mất nước khi đổ bê tông. Chuẩn bị đầy đủ nguồn điện dự phòng, đầm dùi và vải bố để phù, và vải bạt, nylon để che. Khi trời nắng và khô cần tiến hành bảo dưỡng bê tông ngay sau khi bề mặt bê tông se lại để tránh rạn nứt. Nếu trời quá nắng dùng vải bố tẩm nước hoặc nylon phủ lên trên bề mặt để tránh hiện tượng bốc hơi nước quá nhanh gây rạn nứt. Nếu gặp mưa, tạm dừng để che phủ toàn bộ phần đã đổ

1366947768-blog-thiet-thach-01

► Công tác bảo dưỡng bê tông:

Bê tông được giữ ẩm trong suốt thời gian bảo dưỡng, chống va động để quá trình đóng rắn được đảm bảo.

– Đối với bê tông móng và các phần ngầm cần được tưới nước thường xuyên cho đến khi lấp đất. Sau khi lấp đất cần một lượng nước vừa đủ để bảo dưỡng tiếp.

– Công tác bảo dưỡng bê tông được tiến hành liên tục trong 03 ngày kể từ ngày đổ, với các cấu kiện đúc sẵn thì thời gian này là 02 ngày.

– Bê tông dầm sàn phải được tưới nước thường xuyên trong quá trình bảo dưỡng.

– Các tải trọng nặng như máy móc thi công không được đặt lên bê tông trong thời gian bảo dưỡng, cần có rào cản hoặc biển báo để ngăn cản các tải trọng chất lên phần bê tông mới đổ.

– Các khối bê tông lớn (có trong những công trình quy mô lớn) có biện pháp tản nhiệt trong khối bê tông trong quá trình ninh kết sinh ra như dùng ống thông hơi…

READ MORE

HỆ GIÀN MÁI THÉP TRỌNG LƯỢNG NHẸ

Hệ giàn mái thép trọng lượng nhẹ được làm từ thép mạ hợp kim nhôm kẽm cường độ cao đang là sự lựa chọn cho nhiều công trình xây dựng vì những tính năng ưu việt.

READ MORE

Sự cố trong khi sử dụng

Không chỉ đồ nội thất trong nhà sau một thời gian sử dụng mới bị hỏng hóc cần phải thay mới mà ngay cả đối với “phần cứng” của ngôi nhà, tức kết cấu dầm, cột, hệ tường….do tác động của môi trường cũng xuống cấp, chỉ có điều nếu nội thất có thể thay mới được thì những sự cố gặp ở “phần cứng” thường khó xử lý hơn, hoặc là chỉ có biện pháp cải tạo lại hoàn toàn mới khắc phục được.

READ MORE

Tính toán chiều cao tầng nhà

Chiều cao nhà, chiều cao tầng và số tầng xây dựng thường phụ thuộc vào quy hoạch chung của khu vực. Đối với nhà ở tư nhân, vấn đề chiều cao tầng hoặc chiều cao phòng là đáng quan tâm và tính toán nhất.

Chiều cao nhà là khoảng cách từ nền tầng 1 (hoặc nền đất xung quanh) đến đỉnh cao nhất của mái nhà. Chiều cao tầng là khoảng cách giữa hai sàn nhà, được tính từ sàn tầng dưới đến sàn tầng kế tiếp.

h khach

Với một số gia chủ, chiều cao phòng thấp sẽ tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi. Thế nhưng nhiều người lại cho rằng như vậy sẽ bị cảm giác nặng nề, đè nén. Ngược lại, chiều cao phòng lớn có thể tạo cảm giác thoáng đãng, sang trọng, tôn nghiêm, nhưng trong nhiều trường hợp tạo ra cảm giác trống trải, lạnh lẽo… Điều này còn phụ thuộc vào cách trang trí và công năng của phòng. Trong một căn nhà có nhiều không gian sử dụng với mục đích khác nhau, sẽ có cảm giác khác nhau đối với từng không gian sử dụng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của tầng hay từng phòng:

– Chức năng của phòng: Phòng sinh hoạt chung, phòng khách là nơi tiếp khách, tập trung sinh hoạt gia đình nên cần tạo cảm giác rộng rãi và trang trọng. Chiều cao nên cao hơn các phòng khác, đôi khi có thể gấp đôi, nhất là đối với khoảng thông giữa hai tầng có diện tích rộng làm phòng khách, sinh hoạt chung, sảnh… Chiều cao gợi ý từ 3,6 m đến 5 m. Phòng thờ nếu cần cảm giác trang nghiêm, chiều cao không nên thấp hơn các phòng thông dụng. Phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp, phòng làm việc nên tạo cảm giác ấm cúng và tránh sự trống trải. Chiều cao phòng nên ở mức trung bình, khoảng 3 đến 3,3 m. Phòng để xe, phòng tắm, phòng kho là những khu vực có tần suất sử dụng thấp, chỉ nên thiết kế chiều cao vừa đủ để tiết kiệm không gian và tiết kiệm kinh phí xây dựng, khoảng 2,4 đến 2,7 m.

h bep

– Đặc điểm diện tích xây nhà: Nếu xây nhà từ 2 tầng trở lên, chiều cao tầng nhà sẽ tỷ lệ thuận với diện tích xây dựng cầu thang bộ. Đối với nhà có diện tích xây dựng lớn thì rất đơn giản khi quyết định chiều cao phòng. Đối với nhà có diện tích dành cho thang nhỏ thì không nên thiết kế tầng cao quá, sẽ gây nên tình trạng độ dốc thang lớn, gây khó khăn và nguy hiểm cho việc đi lại giữa các tầng. Trong trường hợp nhà nhỏ, mà điển hình là nhà lô nhỏ và hẹp chiều ngang, chiều cao phòng cũng không nên thay đổi nhiều, chỉ nên thống nhất cùng một độ cao, khoảng 3 m là thích hợp.

h bath

– Đặc điểm khí hậu: đối với những nhà ở khu vực khí hậu khắc nghiệt, hướng nhà chịu ảnh hưởng xấu của thời tiết và cần sử dụng điều hoà nhiệt độ nhiều thì chiều cao nhà chỉ nên vừa phải để tiết kiệm năng lượng làm mát hoặc sưởi ấm nhà. Chiều cao thích hợp là 3 m đến 3,3 m. Đối với những nhà ở khu vực khí hậu dễ chịu, cần sự thông thoáng tự nhiên, thì nên thiết kế chiều cao nhà lớn hơn, khoảng 3,6 m đến 4,5 m.

– Điều kiện kinh tế: đương nhiên thiết kế tầng nhà càng cao thì kinh phí xây dựng càng cao, kèm theo chi phí hoạt động, bảo dưỡng nhà cũng lớn hơn.

pk thongtang1

Tóm lại, đối với nhà ở tư nhân, chiều cao tầng (phòng) thông dụng nên phân làm 3 mức cơ bản: phòng thấp (từ 2,4 đến 2,7 m), phòng tiêu chuẩn (từ 3 m đến 3,3 m), phòng cao (3,6 đến 5 m). Căn cứ quy hoạch chung của khu vực, điều kiện khí hậu, đặc điểm của mảnh đất, chức năng sử dụng của từng không gian mà chúng ta sẽ chọn ra được chiều cao cho từng phòng và tầng một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

READ MORE