Skip to Content

Blog Archives

Công bố chi tiết nhiều điều kiện cấp ”sổ hồng”

Các địa phương vừa được hướng dẫn cụ thể các trường hợp, các vấn đề liên quan nhà ở để để làm cơ sở triển khai cấp ”sổ hồng” trong Thông tư Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, mới được Bộ Xây dựng ban hành.

Những trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở hay chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư (những trường hợp tổ chức, cá nhân tạo lập hợp pháp nhà ở trên đất ở được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai) thì được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (GCNQSHNƠ) và quyền sử dụng đất ở (QSDĐƠ) theo mẫu quy định tại khoản 1 Điều 44 của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP.

Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đã có GCNQSDĐƠ, nếu chủ sở hữu nhà ở có nhu cầu cấp thêm GCNQSHNƠ thì được cấp GCN theo mẫu quy định tại khoản 2 Điều 44 của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP và không phải nộp lại GCN quyền sử dụng đất. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đã có GCNQSDĐƠ, nếu chủ sở hữu nhà ở có nhu cầu cấp một Giấy chứng nhận bao gồm cả QSHNƠ và QSDĐƠ thì được cấp GCNQSHNƠ và QSDĐƠ theo mẫu quy định tại khoản 1 Điều 44 của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP và phải nộp lại GCNQSDĐƠ.

so-do-so-hong-2

Những trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời (là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu có nhà ở trên đất ở do thuê, mượn của các chủ sử dụng đất khác) thì được cấp GCN SHNƠ theo mẫu quy định tại khoản 2 Điều 44 của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP.

Nhà ở riêng lẻ của một chủ sở hữu thì cấp giấy GCNQSHNƠ cho chủ sở hữu đó. Nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu chung theo phần thì cấp GCNQSHNƠ cho từng chủ sở hữu đối với phần diện tích thuộc sở hữu riêng. Nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì cấp một GCNQSHNƠ có ghi tên của cả vợ và chồng. Trường hợp có vợ hoặc chồng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì chỉ ghi tên người có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu chung hợp nhất nhưng không phải thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì cấp một GCNQSHNƠ, ghi tên người được các chủ sở hữu thoả thuận cho đứng tên trong GCN, trường hợp không có thoả thuận thì ghi đủ tên các chủ sở hữu nhà ở đó. Nếu các chủ sở hữu chung có nhu cầu thì cơ quan có thẩm quyền cấp cho mỗi người một GCN có nội dung như nhau, ghi đầy đủ tên của tất cả các chủ sở hữu, có ghi chú về số thứ tự GCN của từng chủ sở hữu và tổng số GCN cấp cho các chủ sở hữu chung.

Trường hợp có chủ sở hữu chung đã chết trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp GCN thì phải giải quyết thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự sau đó mới nộp hồ sơ đề nghị cấp GCN. Nếu chủ sở hữu chung chết sau khi đã nộp hồ sơ đề nghị cấp GCN thì vẫn được ghi tên vào GCNQSHNƠ

Trường hợp nhà chung cư của một chủ sở hữu thì cấp GCNQSHNƠ cho chủ sở hữu nhà đó. Đối với nhà chung cư xây dựng để bán thì không cấp GCNQSHNƠ cho chủ đầu tư mà cấp cho chủ sở hữu căn hộ. Trường hợp nhà chung cư thuộc sở hữu chung theo phần thì cấp GCNQSHNƠ theo từng căn hộ cho từng chủ sở hữu như nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu chung. Trường hợp nhà chung cư thuộc sở hữu chung hợp nhất thì cấp GCNQSHNƠ ở cho các chủ sở hữu như đối với nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu chung hợp nhất nhưng không phải thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

Việc tổ chức đề nghị cấp mới, cấp đổi, cấp lại và xác nhận thay đổi GCNQSHNƠ nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng. Cá nhân có nhà ở tại đô thị đề nghị cấp mới GCN nộp hồ sơ tại cơ quan có chức năng quản lý nhà ở trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) nơi có nhà ở đó. Cá nhân có nhà ở tại nông thôn đề nghị cấp mới GCN có thể nộp hồ sơ tại UBND xã hoặc cơ quan có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở đó.

Về công khai thủ tục hành chính trong việc cấp GCNQSHNƠ, cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị cấp GCNQSHNƠ phải có bảng thông báo công khai các nội dung theo quy định tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm tiếp nhận hồ sơ; trên mạng Internet…

Thông tư cũng nêu rõ, lãnh đạo UBND các cấp, lãnh đạo cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ phải công khai số điện thoại (đường dây nóng) để nhân dân biết và liên hệ khi cần thiết; phải xử lý kịp thời những thắc mắc, các phản ánh về các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân của cán bộ dưới quyền liên quan đến việc cấp GCNQSHN.

READ MORE

Quy chế thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng

Ngày 9/8, tại Quyết định số 131/2007/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt Quy chế thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam. Theo đó, việc thuê tư vấn nước ngoài thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng phải đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, tiết kiệm chi phí và hiệu quả.

 

Theo Quy chế, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thuê và hình thức thuê tư vấn nước ngoài lập các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn của tỉnh, thành phố. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định thuê và hình thức thuê tư vấn nước ngoài lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

Thuê tư vấn nước ngoài có hai hình thức: thuê chuyên gia và thuê tổ chức.

 

Chuyên gia tư vấn nước ngoài phải có chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng, có ít nhất 05 năm hành nghề tư vấn xây dựng và đã tham gia hoàn chỉnh ít nhất 03 dịch vụ tư vấn xây dựng cùng loại công việc dự kiến được thuê. Tổ chức tư vấn nước ngoài phải có đăng ký hoạt động, có tư cách pháp nhân, có đủ năng lực về tài chính, có đủ số lượng, chất lượng chuyên gia và đã thực hiện hoàn chỉnh ít nhất 03 dịch vụ tư vấn xây dựng cùng loại với dịch vụ tư vấn dự kiến được thuê với tư cách là nhà thầu chính.

 

Chi phí thuê tư vấn nước ngoài xác định theo dự toán tháng-người (theo thông lệ quốc tế) hoặc xác định bằng tỷ lệ phần %. Chi phí thuê chuyên gia xác định trên cơ sở số lượng chuyên gia, thời gian làm việc của từng chuyên gia tương ứng với mức tiền lương cơ bản và các khoản chi phí tính theo tiền lương cơ bản của chuyên gia như chi phí xã hội, quản lý, bảo hiểm…

 

Việc thuê tư vấn nước ngoài phải thông qua hợp đồng tư vấn ký kết giữa chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc cơ quan tổ chức lập đồ án quy hoạch xây dựng với nhà thầu tư vấn. Trong quá trình thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng có liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, nhà thầu tư vấn nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về sử dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng. Trường hợp sử dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn của nước ngoài phải tuân thủ các văn bản hiện hành liên quan.

 

Nhà thầu tư vấn nước ngoài tuyệt đối không được mua bán thầu dưới mọi hình thức. Quá trình giám sát việc thực hiện hợp đồng, nếu phát hiện có vi phạm các nội dung đã cam kết trong hợp đồng hoặc mua bán thầu thì xử lý theo quy định hiện hành.

 

Phòng Tư vấn thiết kế Kiến trúc Wedo.,jsc

 

READ MORE

Ban hành Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Đây là nội dung đáng lưu ý trong Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Chính phủ ban hành ngày 7/2. Cụ thể, cơ quan cấp phép xây dựng có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với nhà riêng lẻ thì thời hạn cấp giấy phép không quá 15 ngày.

Cấp phép xây dựng chậm gây thiệt hại phải bồi thường

Nghị định nêu rõ: ”Cơ quan cấp phép cũng có trách nhiệm niêm yết công khai điều kiện, trình tự và các thủ tục cấp giấy phép xây dựng tại trụ sở cơ quan mình. Cung cấp bằng văn bản thông tin liên quan đến cấp phép xây dựng khi có yêu cầu của người xin cấp giấy phép. Thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 7 ngày làm việc, kể từ khi được yêu cầu”.

Người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép sai hoặc cấp giấy phép chậm.

Trường hợp do cấp phép chậm mà người xin phép xây dựng khởi công công trình thì người có thẩm quyền cấp phép phải bồi thường thiệt hại cho người xin phép xây dựng khi công trình bị định chỉ xử phạt hành chính hoặc không phù hợp với quy hoạch xây dựng, bị buộc phải dỡ bỏ.

Cơ quan cấp phép xây dựng có quyền đình chỉ xây dựng công trình khi phát hiện có vi phạm. Trường hợp đã có quyết định đình chỉ xây dựng mà người được cấp phép xây dựng vẫn tiếp tục vi phạm thì thu hồi giấy phép xây dựng và chuyển cho cấp có thẩm quyền xử lý. Đồng thời, cơ quan cấp phép có nghĩa vụ thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện, nước, đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ đối với công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặc công trình xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.

Cơ quan cấp phép xây dựng không được chỉ định tổ chức, cá nhân thiết kế hoặc lập các đơn vị thiết kế trực thuộc để thực hiện thiết kế cho người xin cấp phép xây dựng

Quy hoạch ”treo” cũng được cấp phép xây dựng

Cũng theo Nghị định trên, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, cấu trúc chịu lực và an toàn của công trình; công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các xã vùng xâu vùng xa; nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị; điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt…

Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã công bố quy hoạch xây dựng được duyệt nhưng chưa thực hiện (quy hoạch ”treo”) thì chỉ được cấp phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch. Trường hợp xin cấp phép xây dựng tạm có thời hạn thì trong đơn xin cấp phép xây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng.

Chính phủ quy định UBND cấp tỉnh được uỷ quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I theo phân cấp công trình tại Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng (vừa ban hành cuối tháng 12/2004); công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hoá; công trình tượng đài; quảng cáo, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến đường phố chính đô thị do UBND cấp tỉnh quy định.

UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do huyện quản lý. UBND cấp xã cấp giấy phép nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính xã quản lý theo quy định của UBND cấp huyện.

Nghị định trên hướng dẫn Luật Xây dựng, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo, thay thế cho các quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.

READ MORE

Thiết kế nhà ở riêng lẻ được quy định như thế nào?

Bạn Phan Văn An – Nghệ An hỏi:

Thiết kế nhà ở riêng lẻ được quy định như thế nào? Tại sao phải thực hiện giám sát tác giả thiết kế? Ai là người giám sát tác giả? Giám sát tác giả thiết kế khác với giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư như thế nào? Trường hợp nhà thầu thiết kế ở xa công trình có thể nhờ tổ chức tư vấn tư vấn khác giám sát tác giả thay được không?

WEDO xin được phúc đáp!

– Thiết kế nhà ở riêng lẻ được quy định như thế nào?

Theo khoản 3 điều 56 của Luật Xây dựng, nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250m2, xây từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở trong các khu di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hoá phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện thiết kế xây dựng. Nếu nhà ở có quy mô nhỏ hơn và nằm ngoài khu vực như nêu ở trên thì cá nhân, hộ gia đình có thể tự tổ chức thiết kế nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình đến môi trường và an toàn đối với các công trình lân cận. Nếu là tổ chức thiết kế thì trong bản vẽ phải có dấu của tổ chức và chữ ký của người tham gia thiết kế theo quy định. Nếu là cá nhân hành nghề độc lập thiết kế thì trong bản vẽ phải có chữ ký của thiết kế theo mẫu chữ ký khi đăng ký kinh doanh.

nha-lo-pho-4

– Tại sao phải thực hiện giám sát tác giả thiết kế? Ai là người giám sát tác giả

Theo điều 3 của Luật Xây dựng, giám sát tác giả là hoạt hoạt động giám sát của người thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhằm đảm bảo việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế được duyệt. Như vậy, giám sát tác giả là trách nhiệm của tư vấn thiết kế và thực hiện trong giai đoạn thi công. Tác giả thiết kế xây dựng công trình là người giám sát tác giả.

– Giám sát tác giả thiết kế khác với giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư như thế nào? Trường hợp nhà thầu thiết kế ở xa công trình có thể nhờ tổ chức tư vấn tư vấn khác giám sát tác giả thay được không?

+ Giám sát tác giả thiết kế và giám sát thi công xây dựng công trình khác nhau về thời gian, nội dung thực hiện và trách nhiệm. Cụ thể đối với giám sát tác giả không yêu cầu thường xuyên có mặt tại công trình, chỉ xem xét thi công có đúng thiết kế không và chỉ chịu trách nhiệm khi có sự cố do lỗi của thiết kế. Giám sát thi công phải có mặt thường xuyên tại công trình, nội dung công việc là phải kiểm tra toàn diện các mặt về các quy định của pháp luật như điều kiện khởi công, năng lực nhà thầu, chứng chỉ vật liệu và giám sát chất lượng thi công, lắp đặt, vật tư vật liệu … Giám sát thi công chịu trách nhiệm toàn diện theo hợp đồng về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

+ Theo khoản 1 điều 22 của Nghị định 209/CP, nhà thầu thiết kế cử người đủ năng lực để thiết thực hiện giám sát tác giả. Vì vây, không thể nhờ tổ chức tư vấn khác giám sát tác giả thay cho nhà thầu thiết kế được. Trường hợp nhà thầu thiết kế ở xa công trình và không có khả năng thực hiện giám sát tác giả thì không nên nhận thầu thiết kế công trình đó.

READ MORE

Ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất

Ngày 31/8, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về việc ban hành Quy chế đấu giá tiền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.

Đối tượng được tham gia đấu giá gồm các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai có nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư hoặc làm nhà ở theo quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nghị định quy định cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với loại đất nào, dự án nào thì có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá đối với loại đất đó, dự án đó.

Trước khi tiến hành đấu giá 30 ngày, Hội đồng đấu giá hoặc tổ chức của Nhà nước có chức năng đấu giá quyền sử dụng đất thông báo công khai thửa đất tổ chức đấu giá ít nhất hai lần trong thời gian 2 tuần trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại địa điểm tổ chức đấu giá và trụ sở UBND cấp huyện nơi có thửa đất đấu giá.

Giá khởi điểm đấu giá để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được xác định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất thực tế trong điều kiện bình thường tại thời điểm xác định giá khởi điểm theo mục đích sử dụng mới của thửa đất đấu giá. Giá khởi điểm không được thấp hơn giá đất, giá thuê đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ.

Người trúng đấu giá có được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời có trách nhiệm thực hiện theo đúng các cam kết khi tham gia đấu giá và kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

READ MORE

Nhà không có giấy tờ, muốn hợp thức hóa phải làm sao?

Nhà không có giấy tờ, muốn hợp thức hóa phải làm sao?

Bà Nguyễn Minh Trang, trưởng phòng cấp chủ quyền nhà, Sở Xây dựng TP.HCM:

– Trong thư bạn không nói rõ tình trạng pháp lý của căn nhà trước khi ba má chồng mua lại (đã có giấy tờ hợp lệ hay chưa) nên không thể trả lời cụ thể cho bạn được. Chúng tôi chỉ có thể hướng dẫn bạn như sau: hiện nay, việc xem xét hợp thức hóa chủ quyền và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân (theo Luật nhà ở bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2006) thuộc thẩm quyền của UBND quận huyện.

so-do-so-hong-2

Thủ tục tách thửa, chuyển quyền sử dụng đất ra sao?

* Tôi có mảnh đất 120m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở vào năm 2005. Nay tôi muốn nhượng lại cho em gái tôi một nửa diện tích trên để em tôi xây nhà. Xin hỏi thủ tục như thế nào? (Nguyễn Thành Danh, P.Đông Hưng Thuận, Q.12, TP.HCM)

Luật sư  Nguyễn Thanh Loan, Đoàn luật sư TP.HCM:

– Theo qui định việc chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực. Sau khi đã hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng, bạn có thể liên hệ UBND quận huyện nơi mảnh đất tọa lạc để nộp hồ sơ. Sau khi bạn và em gái đã hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất thì em gái bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận. Nếu trường hợp bạn tặng cho em ruột quyền sử dụng đất thì không phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất này.

READ MORE

Thủ tục xin cấp phép xây dựng – Đơn xin đăng ký chất lượng môi trường

WEDO có thể cho tôi biết nội dung hồ sơ xin cấp phép xây dựng và đơn xin đăng ký chất lượng môi trường.

Hồ Thị Loan Anh

WEDO trả lời:

1. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng:

Bộ Xây dựng

Số: 09/2005/ TT-BXD

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—    —

Thông tư

Hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng

– Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và c cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.

– Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng được quy định tại mục 2 Chương III của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (dưới đây viết tắt là NĐ 16/CP) như sau:

I- Về giấy phép xây dựng công trình được quy định tại khoản 1, 2 Điều 17 của NĐ 16/CP:

1. Những công trình khi xây dựng không phải xin giấy phép xây dựng, bao gồm:

a) Công trình thuộc bí mật Nhà nước được xác định bằng văn bản của c quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp được xác định bằng lệnh của các cấp có thẩm quyền.

c) Công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính, bao gồm công trình tạm của chủ đầu tư và công trình tạm của nhà thầu nằm trong sơ đồ tổng mặt bằng công trường xây dựng đã được phê duyệt.

d) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được c quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

e) Công trình đã có thiết kế c sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế c sở quy định tại Điều 9 của NĐ 16/CP thẩm định.

g) Công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình đã có thiết kế bản vẽ thi công được Sở quy định tại khoản 5 Điều 9 của NĐ 16/CP thẩm định.

h) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật (bao gồm các công trình: nhà máy xử lý rác thi, b•i chôn lấp rác, cấp nước, thoát nước, đường, kênh, mưng, … )có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng thuộc các xã vùng sâu, vùng xa không vi phạm các khu vực bo tồn di sn văn hoá, di tích lịch sử – văn hoá.

k) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị; điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.

2. Về giấy phép xây dựng tạm được quy định tại khoản 2 Điều 17 của NĐ 16/CP:

a) việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện.

b) Tuỳ thuộc vào tình hình, đặc điểm của mỗi địa phưng, mỗi khu vực, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng, quy mô công trình được phép xây dựng tạm cho phù hợp, tránh lãng phí nhưng vẫn phải bo đm an toàn, vệ sinh, môi trường để làm c sở cho việc cấp giấy phép xây dựng tạm và xác định thời gian có hiệu lực của giấy phép xây dựng tạm.

c) Trong nội dung giấy phép xây dựng tạm phải ghi rõ thời gian có hiệu lực của giấy phép. Hết thời hạn có hiệu lực của giấy phép, nếu Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ công trình xây dựng phải tự phá dỡ và được đền bù phần hiện trạng công trình đã có trước khi xây dựng theo giấy phép xây dựng tạm, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chủ công trình xây dựng phải chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế.

II- Về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị được quy định tại Điều 18 của NĐ 16/CP:

Trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình yêu cầu phải có giấy phép xây dựng, thì ngoài những tài liệu được quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 18 của NĐ 16/CP hồ s xin giấy phép xây dựng còn phải có nh chụp hiện trạng công trình cũ và các bản vẽ hiện trạng thể hiện được mặt bằng, mặt cắt các tầng, mặt đứng và biện pháp phá dỡ (nếu có).

III- Về hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn được quy định tại Điều 19 của NĐ 16/CP:

1. S đồ mặt bằng xây dựng công trình được quy định tại khoản 3 Điều 19 của NĐ 16/CP phải thể hiện rõ các kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà, các công trình phụ trên lô đất, khoảng cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên ngoài (nếu có).

2. S đồ mặt bằng do chủ nhà lập hoặc thuê cá nhân lập và được thể hiện theo mẫu tại phụ lục số 1 của Thông tư này.

Trên bản vẽ phải ghi rõ tên chủ nhà, địa chỉ nơi ở, địa điểm xây dựng và tên, địa chỉ người vẽ s đồ.

IV- Tổ chức thực hiện:

Căn cứ các quy định về giấy phép xây dựng của Luật Xây dựng, Nghị định số 16/CP và Thông tư này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ưng có trách nhiệm ban hành quy trình cấp giấy phép xây dựng, chỉ đạo việc cấp giấy phép xây dựng bo đm nhanh, gọn, chặt chẽ, chính xác; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm các quy định về giấy phép xây dựng.

V- Hiệu lực thi hành:

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế cho Thông tư liên tịch số 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính về hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng và Thông tư số 03/2000/TT-BXD ngày 25/5/2000 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng.

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đng (để báo cáo),

– ủy ban Thường vụ Quốc hội,

– Thủ tướng, các PTT Chính phủ,

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, c quan thuộc CP,

– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW,

– Văn phòng Quốc hội,

– Văn phòng Chủ tịch nước,

– Văn phòng TW và các Ban của Đảng,

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,

– Toà án nhân dân tối cao,

– Các Tổng công ty nhà nước,

– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể,

– Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW,

– Công báo,

– Lưu VP, Vụ XL, các Cục, Vụ.k/t. Bộ trưởng Bộ Xây dựng

thứ trưởng

Đã ký

Nguyễn Văn Liên

Phụ lục số 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 09/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005

của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

2. Đơn xin đăng ký đạt chất lượng môi trường:

Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường

(Cho các dự án trong giai đoạn xin cấp phép đầu tư – Phụ lục III của Thông tư số: 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học – Công nghệ – Môi trường)

10

NỘI DUNG BẢN ĐĂNG KÝ ĐẠT TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG

– Tên dự án:

– Địa chỉ liên hệ:

– Số điện thoại:

– Số Fax:

1. Mô tả địa điểm dự kiến triển khai các hoạt động của dự án

– Vị trí

– Diện tích mặt bằng

– Khoảng cách gần nhất đến các khu dân cư và các cơ sở công nghiệp khác

– Hiện trạng sử dụng khu đất.

– Nguồn cung cấp nước, điểm lấy nước, nhu cầu nước/ngày đêm.

– Hệ thống giao thông cung cấp nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm.

– Nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động của dự án.

– Nơi lưu giữ và xử lý chất thải rắn.

2. Tóm tắt công nghệ sản xuất (lưu ý: nếu dự án bao gồm cả vùng khai thác và cung cấp nguyên liệu thì phải mô tả rõ các vấn đề liên quan).

– Tổng vốn đầu tư.

– Danh mục nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu (tính chất, nhu cầu hàng năm, nơi cung cấp).- Phương thức vận chuyển, cung cấp và bảo quản nguyên liệu, nhiên liệu và phụ liệu.

– Công suất.

– Sơ đồ dây chuyền sản xuất. (lưu ý: mô tả đầy đủ các công đoạn phụ trợ: xử lý nước cấp, máy phát điện, nồi hơi, hệ thống gia nhiệt, hệ thống làm mát thiết bị…)

– Đặt tính thiết bị

– Chất lượng sản phẩm

– Phương thức bảo quản và vận chuyển sản phẩm.

3. Các nguồn gây ô nhiễm:

– Khí thải

+ Nguồn phát sinh

+ Tải lượng

+ Nồng độ các chất ô nhiễm

– Nước thải (Lưu ý: nêu rõ cả các thông số liên quan về nước làm mát nước tuần hoàn trong quá trình sản xuất).

+ Nguồn phát sinh

+ Tải lượng

+ Nồng độ các chất ô nhiễm

– Chất thải rắn

+ Nguồn phát sinh

+ Tải lượng

+ Nồng độ các chất ô nhiễm

– Chất thải rắn

+ Nguồn phát sinh

+ Tải lượng

+ Nồng độ các chất ô nhiễm

– Sự cố do hoạt động của dự án: (cháy nổ, rò rỉ hoá chất, tràn dầu…)

+ Nguyên nhân nảy sinh

+ Quy mô ảnh hưởng

3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

– Hệ thống thu gôm và xử lý khí thải

+ Chiều cao ống khói

+ Đặc tính thiết bị xử lý

+ Công nghệ áp dụng và hiệu quả xử lý

+ Hoá chất sử dụng (lượng, thành phần)

+ Các chất thải từ quá trình xử lý

+ Dự kiến kinh phí xây dựng, lắp đặt và vận hành.

– Hệ thống thu gom và xử lý nước thải

+ Đường thu gom và thoát nước

+ Kết cấu bể xử lý

+ Công nghệ áp dụng và hiệu quả xử lý

+ Hoá chất sử dụng (lượng, thành phần)

+ Các chất thải từ quan kinh phí xây dựng, lắp đặt và vận hành.

– Quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn:

+ Kết cấu bể/kho lưu giữ chất thải rắn

+ Quy trình vận chuyển

+ Kỹ thuật xử lý (phơi khô, đóng rắn, chôn lấp, thiêu huỷ, làm phân bón…)

+ Dự kiến kinh phí xây dựng, lắp đặt và xử lý

– Tỷ lệ trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy

– Phương án phòng chống và ứng cứu sự cố:

+ Thiết bị

+ Quy trình

+ Hoá chất sử dụng

+ Hiệu quả

+ Dự kiến kinh phí mua thiết bị, tập dượt định kỳ.

5. Chương trình giám sát môi trường:

+ Vị trí giám sát

+ Các chỉ tiêu giám sát

+ Tần suất giám sát

+ Dự kiến kinh phí thực hiện

6. Cam kết bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường.

– Tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng

Tiêu chuẩn nước ngoài áp dụng nêu tiêu chuẩn Việt Nam không có (tên nước, nơi ban hành, cơ quan ban hành, hiệu lực áp dụng). (kưu ý; kèm theo bản sao toàn bộ nội dung tiêu chuẩn)

– Thời gian hoàn thành công trình xử lý

– Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và để ra sự cố gây ô nhiễm môi trường

(Nơi lập bản đăng ký), ngày tháng năm

Đại diện chủ đầu tư

(ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Chúc bạn thành công.

WEDO ,.jsc

READ MORE

Giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình cập nhật mới nhất

Giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình đang là chủ đề được rất nhiều người quan tâm tìm kiếm trong cơn sốt đất. Bất động sản lên ngôi, tất cả các dịch vụ đi kèm nó để có thể giao dịch bất động sản đều tăng cầu.

Trong phạm vi bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình được cập nhật mới nhất năm 2024!

Dịch vụ đo vẽ hiện trạng nhà và công trình là gì?

Trong quá trình sử dụng đất, chắc chắn sẽ có những xê dịch phát sinh do nhà hàng xóm xây này xây kia ảnh hưởng. Gia chủ muốn biết diện tích đất hiện tại của mình như nào, có bị ảnh hưởng/xê dịch gì hay không… thì cần sử dụng đến dịch vụ đo vẽ hiện trạng nhà và công trình.

Và tất nhiên, vấn đề họ quan tâm nhất vẫn sẽ là giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình.

Về cơ bản, khi gia chủ có ý định sử dụng dịch vụ đo vẽ hiện trạng nhà và công trình, mục đích kèm theo sau đó có thể là xin cấp sổ đỏ, chuyển nhượng hoặc mua bán đất,…

Xem thêm: Các công trình biệt thự, nhà vườn đẹp để thi công sau khi đo đạc hiện trạng

gia-do-ve-hien-trang-nha-va-cong-trinh

Giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình hiện nay theo quy định nhà nước

Giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình tại mỗi địa phương sẽ có sự khác biệt. Tùy vào tình hình kinh tế của mỗi địa phương mà chính quyền nơi đó có thể đưa ra một mức giá cơ bản.

Chúng ta có thể xác định giá đo đạc đất hiện nay được trên cơ sở:

  • Lương tối thiểu vùng * Hệ số điều chỉnh công nhân/máy * số ngày thực hiện theo định mức.

Giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình tại Hà Nội được thực hiện theo Quyết định số 1358 của UBND Thành phố Hà Nội (xem chi tiết tại đây hoặc bạn có thể gọi đến hotline 083 889 6767 để được tư vấn thêm).

Giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình tại Thành Phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tham khảo thông tin sau:

Ngày 28/8, Phó chủ tịch UBND TP HCM, Nguyễn Hữu Tín, vừa ký công văn về điều chỉnh đơn giá đo vẽ nhà, đất. Theo đó, giá đo vẽ nhà, đất ở TP HCM không quá 9.000 đồng/m2.

Giá lập bản vẽ sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng đối với nhà ở, chung cư, văn phòng, công trình công cộng (trường học, bệnh viện…) từ 1.600 đến 4.000 đồng/m2; nhà kho, xưởng sản xuất từ 500 đến 2.600 đồng/m2; sân vườn (không phân biệt quy mô, diện tích) từ 500 đến 700 đồng/m2.

Giá lập bản vẽ hiện trạng kiến trúc nhà ở, công trình xây dựng với nhà ở, chung cư (không phân biệt diện tích) từ 7.000 đến 9.000 đồng/m2; nhà kho, xưởng sản xuất từ 2.000 đến 6.500 đồng/m2.

Ngoài ra, giá đo vẽ lập hiện trạng kiến trúc đối với nhà ở, căn hộ chung cư đơn lẻ ít nhất là 300.000 đồng/bản vẽ; văn phòng, công trình công cộng ít nhất 500.000 đồng/bản vẽ; nhà kho, xưởng sản xuất ít nhất 750.000 đồng/bản vẽ.

Xem thêm các Thiết kế nhà 2 tầng mái thái đẹp!

Giá các dịch vụ đo vẽ nhà và công trình hiện nay theo công ty tư nhân

Trên thực tế, mỗi công ty vẫn có mức giá đo đạc hiện trạng nhà và công trình khác nhau, không hoàn toàn phụ thuộc vào mức quy định của nhà nước.

Bạn có thể tham khảo thêm Giá đo đạc công trình chi tiết của công ty tư nhân – với hộ gia đình, cá nhân:

Với dịch vụ Trích đo thửa đất:

  • Diện tích dưới 100 m2 – Đơn giá: 2.333.098 VNĐ
  • Diện tích từ 100 đến 300 m2 – Đơn giá: 2.770.553 VNĐ
  • Diện tích từ 300 đến 500 m2 – Đơn giá: 2.936.215 VNĐ
  • Diện tích từ 500 đến 1000 m2 – Đơn giá: 3.596.860 VNĐ
  • Diện tích từ 1000 đến 3000 m2 – Đơn giá: 4.937.992 VNĐ
  • Diện tích từ 3000 đến 10000 m2 – Đơn giá: 7.582.569 VNĐ

Với dịch vụ đo vẽ sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng:

  • Giá đo vẽ sơ đồ nhà ở và công trình xây dựng là 10.000 VNĐ/m2 (< 800,000 lấy tròn 800,000 VNĐ).

Với dịch vụ đo vẽ hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng

  • Giá đo vẽ hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng: 25.000 VNĐ/m2

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình chi tiết hơn, vui lòng liên hệ hotline 083 889 6767 để được tư vấn và giải đáp chi tiết.

READ MORE