Skip to Content

Category Archives: Bố trí ánh sáng

Sử dụng đèn chiếu sáng hợp lý cho một căn phòng

Ánh sáng nhân tạo nếu được sử dụng khéo léo sẽ làm tôn vẻ đẹp của ngôi nhà và tạo sự thích thú cho người cư ngụ, đồng thời tiết kiệm điện. Chúng ta có thể tự tính toán để thiết kế ánh sáng cho căn phòng bằng một phương pháp nhanh gọn, dễ hiểu.

READ MORE

Ánh sáng cho phòng khách

Bạn đang có kế hoạch bố trí lại hệ thống ánh sáng của phòng khách để không gian trở nên đẹp mắt hơn? Hãy tham khảo những gợi ý bài trí ánh sáng dưới đây để tìm được giải pháp hợp lý cho căn phòng nhé.

Phòng khách có tầm quan trọng đặc biệt trong ngôi nhà bởi đây không chỉ là không gian sinh hoạt chung cho cả nhà mà còn là nơi để chủ nhân tiếp đãi khách quý, do vậy không gian này luôn cần được đảm bảo sao cho đủ sáng. Nhưng bố trí ánh sáng thế nào cho hợp lý và đẹp mắt vẫn còn là băn khoăn của nhiều người. Hãy tham khảo những mẹo nào trí sau đây nhé.

Sử dụng cửa kính để tận dụng ánh sáng thiên nhiên.

Sử dụng cửa kính để tận dụng ánh sáng thiên nhiên.

Ánh sáng tự nhiên tỏa đều đồng thời có yếu tố có lợi cho sức khỏe vì vậy bạn nên tận dụng nguồn sáng tự nhiên càng nhiều càng tốt. Nếu ngôi nhà của bạn ít mặt thoáng, bạn có thể sử dụng kính hoặc gạch kính thay cho những bức tường gạch thông thường. Giếng trời cũng là một giải pháp cung cấp ánh sáng hiệu tuyệt vời cho nhà thiếu sáng.

Có rất nhiều mẫu mã đèn đẹp mắt.

Có rất nhiều mẫu mã đèn đẹp mắt.

Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng song song các loại đèn chiếu sáng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại đèn như đèn chùm, đèn hắt, đèn âm trần, âm tường với nhiều mẫu mã đa dạng, đẹp mắt, giúp tạo ra điểm nhấn trong ngôi nhà. Nếu muốn ánh sáng trong phòng được tự nhiên, bạn có thể sử dụng loại đèn âm trần. Loại đèn này được đặt trong khoang trần, tạo ra ánh sáng sẽ tương phản với trần nhà và mang đến cảm giác như chính bề mặt đó đang phản chiếu ánh sáng.

Đèn chiếu giúp bạn nhấn mạnh vào các chi tiết trang trí.

Đèn chiếu giúp bạn nhấn mạnh vào các chi tiết trang trí.

Nếu bạn muốn nhấn mạnh một chi tiết trong phòng khách, hãy sử dụng ánh sáng để làm điểm nhấn cho chi tiết đó. Những chiếc đèn chiếu thẳng hoặc đèn huỳnh quang đặt phía sau đồ nội thất trong phòng sẽ làm nổi bật những bức tranh, bức điêu khắc… bạn muốn hướng đến. Nguồn ánh sáng trang trí ở những góc đặc biệt cũng đem lại cho phòng khách cái nhìn độc đáo hơn.

Sử dụng đèn hợp lý sẽ giúp phòng khách của bạn luôn ngập sáng và thoáng đãng.

Sử dụng đèn hợp lý sẽ giúp phòng khách của bạn luôn ngập sáng và thoáng đãng.

Trên thực tế, chỉ cần 2 đến 3 loại đèn được bố trí hợp lý là phòng khách của bạn đã rất đẹp và đủ sáng. Nếu “tham” sử dụng quá nhiều loại đèn cũng như bố trí quá nhiều điểm nhấn ánh sáng, căn phòng của bạn rất dễ bị rối. Do vậy trước khi tiến hành bố trí lắp đặt hệ thống chiếu sáng, bạn nên lên ý tưởng về ánh sáng.

 

READ MORE

Cách chọn đèn trang trí đẹp cho phòng khách sang trọng

Với nhu cầu thẩm mỹ và mang tính nghệ thuật cao như hiện nay, thì những chiếc đèn trang trí đẹp rất được ưa chuộng trong thiết kế nhà hiện đại. Đặc biệt là phòng khách, một vị trí trung tâm của ngôi nhà.

READ MORE

Gió vào nhà – cách thiết kế thông gió cho ngôi nhà

Ngay từ khi hình thành ý tưởng thiết kế ngôi nhà, cửa sổ đặt ở đâu, kích thước như thế nào, có phạm không?? luôn là những câu hỏi khiến các chủ nhà băn khoăn. Bên ngoài các yếu tố về phong thủy, cửa sổ đóng vai trò đón gió vào nhà, tạo sự lưu chuyển không khí trong nhà và là một yếu tố trang trí trên mặt tiền nhà, trang trí nội thất trong nhà.

Không chỉ để tận dụng các hướng gió mát, mở rộng tất cả diện tích cửa và cửa sổ nếu có thể đang là xu hướng được nhiều nhà thiết kế khuyến khích. Thông thường, cửa sổ có chiều cao vượt quá đầu người và có bậu cao ngang thắt lưng, nhưng hiện tại chúng thường được hạ thấp xuống gần sàn, cánh mở rộng tối đa hoặc sử dụng cửa lùa.

Không chỉ để đón gió, cửa còn là một yếu tố trang trí nội thất đẹp. Có thể dùng các loại rèm mỏng và màu sáng để khung cửa trông có cảm giác mát mẻ, gió mát thổi vào nhẹ nhàng hơn. Bậu cửa sổ cũng là nơi thích hợp để thiết kế chỗ để các chậu cây, chậu hoa… làm đẹp thêm cho ngôi nhà.

interior071ki

interior house

Sen rollingbed

house

575757

 

Công ty Tư vấn thiết kế Kiến trúc & Xây dựng Wedo

READ MORE

Khuấy động không gian bằng ánh sáng

 

Ánh sáng khi lung linh huyền ảo, khi ấm áp chan hòa, khi sinh động đầy nhiệt huyết đã cuốn hút nhiều người vào cuộc chơi màu sắc cùng đèn.

 

Bạn có thể chọn màu cho ánh sáng theo công năng của căn phòng, ví dụ: phòng ngủ thư giãn thích hợp với ánh sáng hồng lãng mạn, phòng làm việc cần sự tập trung thích hợp để dùng ánh sáng trắng, phòng khách thích hợp với những ánh sáng nhiều màu sắc để tạo hiệu quả sinh động bất ngờ.

Khuấy động không gian bằng ánh sáng, vũ khí lợi hại nhất của KTS

Khuấy động không gian bằng ánh sáng, vũ khí lợi hại nhất của KTS

Khuấy động không gian bằng ánh sáng, vũ khí lợi hại nhất của KTS

Khuấy động không gian bằng ánh sáng, vũ khí lợi hại nhất của KTS

Khuấy động không gian bằng ánh sáng, vũ khí lợi hại nhất của KTS

Khuấy động không gian bằng ánh sáng, vũ khí lợi hại nhất của KTS

Ngoài ra, nếu muốn lấy vẻ đẹp ánh sáng làm điểm nhấn chủ đạo thì các vật dụng khác trong căn phòng nên đơn giản, ít màu mè để tránh cảm giác “tranh chấp” màu sắc giữa ánh sáng và nội thất.

READ MORE

Chọn nơi đặt đèn trang trí

Những khu vực sinh hoạt chung nên tạo hệ thống chiếu sáng cố định trên cao, chẳng hạn đèn chùm hoặc đèn đặt âm trong trần nhà để có nguồn sáng tỏa rộng. Ngoài ra, để chiếu sáng cho các khu vực bị che khuất, có thể sử dụng đèn ốp vách, đèn đứng…

Phòng khách thường bài trí đèn chùm, tùy không gian lớn, nhỏ hay phong cách kiến trúc mà có những dạng đèn tương hợp. Đèn đứng thường dựng bên ghế sôpha cho ánh sáng ấm tạo không khí thân mật. Ngoài ra, có thể thiết kế đèn chiếu tập trung soi các bức tranh treo, tủ trưng bày, đèn trang trí bên vách hay đèn mắt ếch.

Xem hình


Đèn tạo nét sang trọng cho phòng khách.

Trong phòng ngủ, tùy không gian có thể ứng dụng các dạng đèn trần thấp, đèn gắn tường và đèn đọc sách bên tủ đầu giường chiếu sáng đơn lẻ. Với chỗ trang điểm hay nơi trang trí những đồ vật ưa thích nên sử dụng đèn có nguồn sáng mạnh, độ trung thực cao làm điểm nhấn. Trên lối đi thang lầu có thể sử dụng đèn ốp trần tại các mâm chiếu nghỉ và đèn gắn vách theo các bậc thang.

Mẫu mã đèn hiện nay khá phong phú, có thể chọn tương thích với thiết kế và phong cách của các phòng. Ở hốc tuờng, quầy bar, tủ bếp, bàn rửa mặt… việc bố trí các loại đèn treo tường, đèn downlight, đèn ốp trần và một số chủng loại phù hợp sẽ cho hiệu quả hơn.

Đèn ngoài trời cũng đa dạng, từ đèn trụ sân vườn, đèn pha sân cỏ, đèn ốp trần, hành lang cho đến đèn gắn lên vách đều có một mô-típ riêng. Đặc biệt, các chủng loại này thường có nhiều chỉ số chống thấm riêng, tức độ kín của đèn để chống ẩm, nước, bụi và côn trùng len vào.

READ MORE

Lấy sáng tự nhiên cho nhà lô hẹp

Trong điều kiện đất đai chật hẹp hiện nay, trường hợp những căn nhà lô phố chỉ có một mặt thoáng rất phổ biến. Khi đó, việc thông gió và chiếu sáng tự nhiên cho ngôi nhà rất khó khăn, thậm chí đối với nhiều nơi là không thể.

kinh5

Cầu thang, hành lang là nơi mang lại hơi thở, hướng cho ánh sáng vào nhà. Phía trên hành lang kính là cửa sổ mái, nguồn lấy sáng cho căn nhà. Những tấm kính cường lực hình chữ nhật đươc đặt trong những khung thép cài cố định trên tường tạo nên một hành lang trong suốt. Và tất cả các bậc thang đều được làm từ gỗ sồi Tasmania rắn chắc.

kinh3

Nhu cầu sử dụng mặt bằng quá cao so với diện tích eo hẹp của lô đất đã dẫn tới những giải pháp lấy sáng khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay như tạo giếng trời, khe thông gió, sân trong hoặc sân sau… Nhưng KTS Tom Rivard (Australia) đã có một giải pháp thông gió rất hay cho ngôi nhà dạng chia lô 3 tầng không có giếng trời. Ông đã sử dụng vật liệu kính trong thiết kế hành lang và cửa sổ mái, kết hợp với các khe hở của những bậc thang để làm nơi thông gió và truyền ánh sáng tự nhiện vào trong nhà.

kinh6

Kiến trúc sư đã thiết kế thang và hành lang vào trung tâm của ngôi nhà và là nơi thiếu sáng nhất. Đó cũng chính là nơi tính toán để lấy ánh sáng và thông gió tự nhiên. Sàn hành lang ở giữa bằng kính cường lực và cửa sổ mái nhà ở vị trí cao cho phép ánh nắng mặt trời và ánh sáng tự nhiên trải dài vào giữa ngôi nhà.

Ánh sáng và không gian trong phòng bếp cũng được cải thiện bởi việc dùng lưới nhôm thoáng để tạo thành mảng trần trong bếp và sàn nhà phòng học ở phía trên. Bức tường bằng gạch kính cũng góp phần đem lại hiệu quả ánh sáng như vậy.

READ MORE

Những nguyên tắc lắp điện trong nhà

Các hệ thống điện thường do kỹ sư điện có chuyên môn thiết kế, nhưng với tư cách là chủ nhà cũng nên tìm hiểu các vị trí lắp đặt thiết bị điện, trên bản vẽ xem có phù hợp với mục đích sử dụng và bố trí nội thất trong nhà mình hay không.

Bạn nên bàn bạc với các kỹ sư điện để chọn kiểu bóng đèn. Thông thường người ta hay căn cứ vào nhiệt độ, mầu sắc, tuổi thọ bóng đèn, hiệu suất sáng và tần suất sử dụng liên tục hay gián đoạn của những bóng đèn đó. Khi đã chọn những loại bóng đèn phù hợp với ngôi nhà, thì bạn cũng nên cân nhắc đến kiểu chiếu sáng.

Kiểu chiếu sáng trực tiếp cho ánh sáng rọi thẳng từ nguồn sáng đến đối tượng cần chiếu sáng hay kiểu chiếu sáng gián tiếp cho ánh sáng chiếu lên tấm phản quang rồi mới phản xạ với đối tượng cần chiếu sáng là những phương án mà các kỹ sư điện đưa ra giới thiệu với bạn. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng các phương án trên đều có mặt mạnh mặt yếu, chúng vừa có thể đem lại hiệu quả chiếu sáng nhưng cũng đồng thời hạn chế độ sáng của bóng đèn. Vì thế, bạn nên xem xét kỹ các không gian chức năng trong nhà mình để lựa chọn được các kiểu chiếu sáng phù hợp.

Chọn độ cao treo đèn cũng là một việc làm cần thiết khi lập bản thiết kế đường đến. Độ cao treo đèn liên quan trực tiếp đến độ rọi sáng của đèn và kinh tế khi sử dụng. Hãy nghiên cứu kỹ vấn đề này dựa trên các bước chọn loại đèn vị trí chiếu sáng. Điều bạn nên nhớ là mắc đèn làm sao tránh đèn rọi thẳng vào tầm mắt. Còn nếu treo đèn ở vị trí thấp nhất thiết đèn phải có chụp bảo vệ hoặc chao mờ để hạn chế hướng chiếu sáng. Xác định số lượng đèn cần thiết để lắp trong nhà cũng là cách để tránh sự lãng phí về tiền bạc cũng như đạt được độ chuẩn cho ánh sáng. Thí dụ như ở những nơi cần độ sáng điều hòa, không phải chỉ sử dụng 1 đèn có công suất lớn là đủ mà nên dùng nhiều đèn nhỏ tạo độ sáng đồng đều tránh khu vực gần đèn quá sáng, các khu vực khác lại tối.

Khi có bản thiết kế đường điện trong tay, bạn cần phải tìm hiểu các ký hiệu đến hình trên bản vẽ để biết được vị trí các thiết bị có phù hợp không. Một thiết kế chiếu sáng tốt sẽ phù hợp với công năng nhằm đảm bảo đủ sáng cho các công việc cụ thể, các chức năng nội thất, tạo ấn tượng đẹp, tôn được đường nét kiến trúc công trình và tiết kiệm tài chính. Đối với đường dây điện, tốt nhất hãy yêu cầu kỹ sư điện nên chia nhiều đường dây để hệ thống hoạt động độc lập như đường dây dành cho ổ cắm, cho các đèn và cho các thiết bị điện năng lớn như điều hòa, bình nước nóng, lò sấy.

Trong mỗi phòng có ít nhất một ổ cắm, kể cả bếp và khu vệ sinh. Công tắc đèn nên gần cửa ra vào, trong phòng ngủ phải có công tắc đèn đầu giường. Có thể sử dụng công tắc hai chiều cho một đèn chính của phòng ngủ, một bố trí gần cửa, một bố trí đầu giường. Công tắc nên đặt ở phía tay nắm của cánh cửa, nên gắn cách mặt đất 1,2 m còn ổ cắm chìm cách mặt đất 0,3 m. Bếp điện nên dùng một ổ cắm riêng, không chung với các thiết bị khác.

Phòng khách gia đình phải tạo được không khí ấm cúng gần gũi chứ không thể lạnh lẽo như công sở hay sáng rực như ở quảng trường. Đèn chính của phòng khách nên là những loại đèn mang đến sự sang trọng như đèn chùm, quạt trần gắn đèn chùm… Tường có thể dùng đèn trang trí để chiếu sáng phụ cho các phòng rộng hay nếu tường nhà bạn dùng gạch thẻ trang trí thì có thể dùng đến đèn góc chiếu hắt vào bức tường tạo chiều sâu, nổi bật các mạch vữa với nhiều cung bậc mầu sắc khác nhau. Tường có treo tranh nên bố trí hai đèn âm tường cân xứng hai bên bức tranh. Bộ ghế salon nên có đèn để bàn hoặc đèn sàn. Phòng khách nhỏ, hoặc trần thấp không thích hợp với đèn chùm, bạn nên thay bằng ngọn đèn treo có công tắc giật thấp gần bàn khách. Nhớ là không để ánh sáng chiếu thẳng vào mặt khách.

Đối với các loại đèn âm trần nên bố trí các loại đèn bóng tròn, halogen, neon, compact để cho một ánh sáng nền vừa phải. Còn các đèn rọi tranh, đèn nơi tủ tường nên bố trí chiếu sáng trực tiếp làm nổi bật các chi tiết trang trí. Gian phòng khách có sofa mầu ấm hay sáng nên dùng những cây đèn nhỏ chiếu sáng từng góc để tạo nên sự ấm cúng. Nếu tường sơn sáng mầu và có lắp gương lớn thì không cần mắc nhiều bóng đèn vì hệ số phản xạ cao mức hấp thụ ánh sáng.

Đối với đèn cây, bạn nên nhớ nhất thiết phải có chao vải hoặc chao kim loại hắt ngược lên trần cho ánh sáng dịu phản quang. Chỉ nên dùng một loại sợi đốt vàng, tránh dùng đèn neon cho phòng khách. Phòng khách có chiều cao khoảng 3,6 m chỉ nên dùng bộ đèn chùm một tầng từ 4 đến 6 bóng. Còn những bộ đèn chùm nhiều tầng nên dành cho các đại sảnh hoặc các kiến trúc cổ chiều cao trần từ 4 m trở lên.

bo-tri-anh-sang-2

Phòng làm việc nào cũng cần cường độ ánh sáng ổn định và nên là ánh sáng trắng của đèn huỳnh quang. Tất cả các đèn phải có chao để người ngồi với tư thế nhìn ngang không bị lóa mắt bởi ánh sáng trực tiếp từ bóng, đồng thời ánh đèn không chiếu vào màn hình máy vi tính. Bàn làm việc tối thiểu cũng cần có nguồn sáng trực tiếp để không bị thức căng mắt nên dùng đèn bàn bóng tròn. Nơi để ngồi viết, hay đọc sách báo tốt nhất là dùng đèn rọi từ trên cao khoảng 40 – 70 cm.

Nếu như ở phòng khách cần tạo nên những góc sáng góc tối khác nhau thì ở khu phụ lại đòi hỏi ánh sáng khuếch tán đều để tạo sự êm dịu thư giãn. Bạn nên dùng bóng quả lê mờ 60 -75W. Gương cũng cần dùng đèn chiếu sáng riêng và tốt nhất là mắc đèn phía trên treo gương để chiếu sáng vào vị trí mặt người đứng soi. Tủ treo quần áo to thiết kế kiểu âm tường cũng nên có mắc đèn để thuận tiện sử dụng. Những bóng đèn halogen nhỏ gắn trên mỗi ô tủ sẽ rất tiện cho sử dụng. Ngoài ra những ô tủ bầy đồ trang trí được chiếu đèn ngoài tác dụng chiếu sáng còn làm nổi bật đồ vật trưng bày.

Phòng ngủ không cần ánh sáng rực rỡ mà nên tập trung vào những điểm chủ yếu như phía trên đầu giường hay bàn trang điểm. Nếu trong phòng ngủ bạn có kê ti-vi thì cũng đừng quên lắp một bóng đèn nhỏ phía sau hoặc gần với ti-vi để giảm sự chói mắt do cường độ sáng thay đổi liên tục phát ra từ bóng hình. Phòng ngủ nên dùng thêm rèm vải dầy vì đây sẽ là công cụ khuếch tán hữu hiệu ánh sáng, nhất là ánh sáng ban ngày. Thứ ánh sáng trong vắt tinh lọc qua lớp rèm cửa sẽ góp phần thư giãn nghỉ ngơi.

Bếp cần được tận dụng tối đa ánh sáng thiên nhiên để có cảm giác trung thực về mầu sắc của thực phẩm chế biến. Đèn nên được bố trí tại các khu vực bàn ăn và các vị trí quan trọng khác như bếp đun, tủ lạnh.

Để lấy thêm ánh sáng, phòng bếp có thể tận dụng ngay ánh sáng trực tiếp từ khu vực nấu qua hệ thống khử mùi (máy hút mùi bán trên thị trường đa số lắp bóng đèn chiếu sáng). Nếu bếp nhà bạn không dùng máy hút mùi có thể lắp thêm loại đèn neon ngắn hoặc bóng halogen nhỏ phía trên tủ bếp. Khu vực bàn ăn nên dùng đèn thả công tắc giật có thể điều chỉnh độ chiếu sáng, không những không chói mắt người ngồi mà còn tập trung làm nổi bật vẻ hấp dẫn của thức ăn.

READ MORE

Nghệ thuật trang trí bằng ánh sáng

Yêú tố không thể thiếu trong trang trí nội thất là trang trí bằng ánh sáng. Thiết kế ánh sáng, bố trí các loại đèn trong nội thất nhà một cách hợp lý sẽ đem lại cảm nhận mới về không gian nội thất. Mùa giáng sinh sắp đến, bạn có ý định thay đổi lại ánh sáng trong nhà mình không? Một đề xuất nho nhỏ của kiến trúc sư  WEDO là: hãy sử dụng ánh sáng và các loại đèn chiếu sáng kết hợp trang trí để làm mới lại nhà bạn.

Chúng ta sẽ cùng tưởng tượng: một lọ hoa bày trên kệ mà mỗi bông hoa là một bóng đèn làm từ pha lê và thủy tinh với công nghệ tinh xảo đồng thời bạn có thể thay đổi hình dáng của những “hoa đèn” này mỗi ngày sẽ đem lại cảm giác mới mẻ về ánh sáng và không gian phòng của bạn:

131313

eee

ffff

Mỗi bóng đèn là một bông hoa pha lê tinh xảo đem lại ánh sáng và sức sống mới cho góc phòng khách.

READ MORE

“Kinh đô ánh sáng” về đêm

Chẳng phải ngẫu nhiên mà Paris được gọi là “Kinh đô ánh sáng”. Khi ánh mặt trời tắt hẳn, thành phố như được khoác một tấm áo mới, đẹp kiêu kỳ, sang trọng và cực kỳ quyến rũ.

Từ những công trình “hoành tráng” như tháp Effiel, Tòa thị chính, sông Seine, Nhà thờ đức bà… cho đến những góc phố nhỏ, những quán cafe ven đường, tượng đài hay các cột đèn… đều lung linh trong ánh sáng lãng mạn. Cả thành phố hệt như một thiên đường. Hiện nay, mỗi ngày Paris chi 260.000 USD cho việc chiếu sáng.

Kỹ sư 64 tuổi, Francois Jousse, là người chịu trách nhiệm về hệ thống đèn trang trí của cả Paris. Nguyên tắc chiếu sáng ở đây là dùng chùm sáng rộng, ấm và êm, chiếu lên toàn bộ kiến trúc. Ánh sáng mạnh giúp bạn cảm thấy khung cảnh trở nên êm đềm hơn nhiều. Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn tụ tập cùng lũ bạn bên bờ sông Seine, hoặc riêng tư hơn với người yêu bên những quán cafe ven đường hoặc nơi góc phố vắng vẻ…

Toàn cảnh Pari với tháp Eiffel nổi bật về đêm

Toàn cảnh Paris với tháp Effiel nổi bật.

Đại lộ Champ Elysées rực sáng về đêm

Đại lộ Champs – Elysees rực sáng.

Tháp Eiffel rực sáng về đêm

Về đêm, quang cảnh thành phố như hòa với con người. Riêng trên tháp Eiffel có hơn 20.000 ngọn đèn nhấp nháy.

Một góc phố yên tĩnh của Pari về đêm

Một góc phố yên tĩnh.

Bảo tàng Lourve về đêm

Đôi tình nhân ngồi ngay trước kim tự tháp kính của bảo tàng Louvre.

Quán cafe Dauphine về đêm

Quán cafe Dauphine, nơi tụ tập của những người bạn.

Nhà thờ Đức Bà bên sông Seine về đêm

Nhà thờ Đức Bà bên sông Seine.

Nhà thờ Đức Bà bên sông Seine về đêm

Vào những ngày ấm áp, đám thanh niên này thích được tụ tập bên dòng sông Seine.

Cafe đêm Pari lãng mạn và tĩnh lặng

Cafe đêm của Paris, lãng mạn và tĩnh lặng.

Ánh sáng theo thuyền chạy trên sông

Ánh sáng mơ màng chạy theo những chiếc thuyền trên sông…

READ MORE

DÉCOR BẰNG ÁNH SÁNG

Nếu như trước đây, việc bố trí ánh sáng nhằm chức năng chiếu sáng là chính, thì nay nó thêm tác dụng rất quan trọng là trang trí, tạo điểm nhấn cho kiến truc, mang lại sự cảm nhận về thẩm mỹ cao hơn.

Trong các căn nhà phố, ánh sáng ngày càng được “hiện đại hóa”, được bố trí một cách nghệ thuật theo từng vùng không gian khác nhau, với công suất và công dụng khác nhau. Bài viết này cho ta vài ví dụ.

decor-bang-anh-sang_1

Đèn trang trí trong hốc tường, đèn trần, đèn đứng góc nhà, mỗi vị trí đều có ý đồ riêng: đèn trong hốc tường làm lung linh thêm các bình thuỷ tinh và mảng tường thô, đèn trên trần tỏa nhẹ xuống ghế salon tạo cảm giác thư thái, đèn đứng góc tăng thêm ánh sáng cho chỗ ngồi… Tất cả những loại đèn trên tạo thành bản hợp ca ánh sáng thật hài hòa.

Nguồn sáng thường được giấu đi để cho cảm giác dễ chịu hơn với những mảng ánh sáng đẹp. Đèn bố trí phía sau các kệ tủ, có khi đèn được cấu tạo bố trí ngay trong đồ nội thất làm nổi bật các hình khối.

decor-bang-anh-sang_2.

Những người thiết kế còn có nhiều thủ pháp khéo léo dùng ánh sáng để tạo hình, tạo đường nét, cho ta những bố cục và nhịp điệu lạ, phong phú, luôn thay đổi.

Bên cạnh đó có thể sử dụng nguồn sáng không cố định, là loại đèn phụ trợ thêm như các dây đèn, bóng đèn, đèn giấy để làm trang trí. Các đèn này mang đến cảm giác lãng mạn nếu kết hợp với hoa, cành cây và các vật trang trí khác.

READ MORE