Các căn nhà phố hoặc căn hộ nhỏ thường có phòng ăn hoặc nhà bếp kết hợp phòng ăn với không gian rất hạn chế, tuy nhiên yếu điểm này có thể trở thành một lợi thế nếu bạn biết khéo léo xếp đặt và chọn lựa đồ nội thất cho không gian của mình
Bếp ăn và những yếu tố cần lưu ý để có một không gian đẹp
Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển, đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao, mức độ “công nghiệp” ngày càng len lỏi, ăn sâu vào từng gia đình người Việt kéo theo thời gian, không gian để các thành viên trong gia đình có cơ hội quây quần ngày càng thu hep. Chính điều đó đã nâng cao vai trò của không gian bếp – ăn, trở thành không gian chính cho các thành viên trong gia đình, một gian bếp thường xuyên “đỏ lửa” thể hiện sự đầm ấm của gia đình. Vì lẽ đó, việc bố trí, sắp xếp không gian bếp – ăn trong gia đình Việt ngày càng được chú trọng.
Bố cục của một không gian bếp – ăn cơ bản bao gồm: không gian sơ chế, không gian chế biến (nấu), không gian bày – soạn và không gian ăn – uống. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng gia đình mà có thể có thêm không gian tâm linh, trong một số gia đình Việt hiện đại, được sự du nhập của văn hóa nước ngoài, còn có thêm không gian quầy bar. Ngày nay, chủ nhà không chỉ chú trọng đến thiết kế tổng thể gian bếp mà còn để ý đến từng chi tiết: chất liệu làm tủ kệ bếp, thiết bị đồ dùng bếp, màu sắc…
Tủ bếp là một trong những vật dụng quan trọng nhất trong không gian bếp, là xương sống để cho hệ thống các thiết bị phụ trợ đi kèm theo. Những tủ kệ màu sắc tươi tắn tuy hợp “mốt” nhưng cũng dễ bị “lỗi thời”. Những màu được xem là sang trọng, hiện đại và phổ biến nhất vẫn là trắng và nâu vân gỗ. Ngoài ra, xu hướng mới hiện nay là sử dụng vật liệu theo hình thức kết hợp. Càng khéo léo kết hợp 2 vật liệu này, càng có được những mẫu tủ bếp hiện đại và tự nhiên, nhưng cũng không quá mang phong cách “ngoại lai “. Với phần mặt bếp, là phần tiếp xúc nhiều với nước, nhiệt độ, bụi bẩn nên cần dễ dàng lau chùi cọ rửa. Xu hướng hiện nay là sử dụng các loại mặt bàn mới như mặt bàn gỗ, đá, composite…
Với các gia đình Việt, “đẳng cấp” của một căn bếp lại được quyết định bởi các trang thiết bị, vật dụng, phụ kiện và dùng đồ dùng bếp: bếp gas, máy hút khói, chậu rửa, máy sấy bát… các trang thiết bị này làm tăng mức độ tiện nghi cho căn bếp. Tuỳ theo diện tich và yêu cầu sử dụng mà căn bếp được “dán ” thêm các thiết bị này. Hiện nay, chi phí để đầu tư các thiết bị này trong 1 căn bếp không phải là rẻ so với thu nhập của đa số người dân, chính lẽ đó đã tạo nên “đẳng cấp” của một căn bếp.
Màu sắc của không gian bếp – ăn, mỗi màu có một tác động về mặt tâm lý khác nhau. Màu nóng, thể hiện tính ấm cúng, lạnh thể hiện tính trẻ trung, mát mẻ; màu sáng thể hiện tính quý phái, sang trọng; màu tối thể hiện cá tính mạnh mẽ.
Ngoài những yếu tố đã nêu ở trên, phải kể đến một yếu tố khác tác động đến không gian bếp mà không kém phần quan trọng là ánh sáng. Một khi, sự tác động của các yếu tố trên chưa mang lại hiệu quả cao, cần phải có sự can thiệp của ánh sáng. Không riêng gì các vật dụng, thiết bị hữu hình, ánh sáng ngày này đã được chú trọng, đưa vào không gian bếp như một nhân tố chính tác động đến không gian, bố cục của căn bếp, làm tăng thêm tính “nghệ thuật”, tạo cảm giác “hưng phấn”, thích thú cho đối tượng sử dụng. Bởi lẽ đơn giản, màu sắc, vật liệu của các thiết bị khó lòng thay đổi; nhưng màu sắc, cường độ ánh sáng lại dễ dàng thay đổi cho phù hợp với từng mục đích, không gian của căn bếp.
Để có một gian bếp đẹp và hoành tráng không khó, nhưng cũng đòi hỏi sự xem xét một cách tổng thể và hiểu biết một cách đầy đủ trước mọi nhu cầu để phù hợp với văn hóa, nét sinh hoạt của gia đình, đồng thời phải có sự thống nhất, hài hòa giữa các không gian khác trong cùng một căn nhà. Lời khuyên tốt nhất là nên nhờ cậy sợ tư vấn đầy dủ của những người có chuyên môn trước khi quyết định làm để có được một gian bếp đẹp và hoành tráng trong ngôi nhà Việt tân thời.
Không gian của các bà nội trợ (phần 1)
Không đơn giản chỉ là thế giới riêng của các bà nội trợ mà gian bếp ngày nay còn chiếm một vị trí đặc biệt trong nhà. Sự đầu tư thiết kế cho một căn bếp vì thế trở nên không quá phung phí…
Đây là phần nghiên cứu về bếp (không gian sống và các yếu tố cấu thành nội thất) trong đồ án tốt nghiệp ngành thiết kế nội thất (khoa Mỹ thuật công nghiệp, trường ĐH Kiến trúc TP.HCM) của sinh viên Nguyễn Thị Bảo Trâm với đề tài “Ý tưởng + Đôi tay = Không gian sống”.
Những quan điểm mới về bếp
* Sự thay đổi trong chức năng và vai trò của bếp:
Cuộc sống của chúng ta được duy trì do được đáp ứng một nhu cầu quan trọng nhất là ăn, uống (ẩm thực). Khi mức sống ngày càng tăng trưởng mau chóng, ẩm thực cũng chính thức trở thành một bộ phận của văn hóa sinh hoạt gia đình và xã giao. Ở những vùng xa, khi các phương tiện giao thông và các hình thức giải trí còn hạn chế thì “ẩm thực” còn là nhu cầu văn hóa hàng đầu, và phần lớn các sự kiện gia đình được diễn ra tại bếp.
Bữa ăn ngày càng có giá trị thưởng thức hơn là thuần túy để duy trì cuộc sống nên vai trò của hình thức sinh hoạt ẩm thực trở nên là hình thức sinh hoạt đặc trưng của văn hóa gia đình. Chuyện bếp núc vì vậy vốn được coi là một thành phần của khối phục vụ nay thường được xếp vào khối sinh hoạt chung và điều này ảnh hưởng khá lớn đến quan điểm thiết kế khối bếp (vị trí, bố trí, hình thức trang trí, vật liệu trang trí, thiết bị, quan hệ không gian với các bộ phận khác). Phòng ăn chính thức (phòng ăn lớn) nay chỉ dành cho các nghi thức lễ tân chính thức (tiệc, giỗ,…) hay để lo đãi khách.
Việc xuất hiện rộng rãi các trang thiết bị mới (như bếp gas, bếp điện, lò viba, máy giặt, máy hút khói… ) phục vụ gia đình cũng nâng cao vai trò của bếp và tạo điều kiện kỹ thuật để thay đổi vai trò và tính thẩm mỹ của bếp.
* Những thay đổi đáng kể trong quan điểm thiết kế bếp:
– Bếp nên gắn liền hoặc chan hòa với phòng sinh hoạt chung gia đình theo hình thức trực tiếp (với hai không gian gắn liền nhau) hoặc gián tiếp (sử dụng sân trong (patio) làm trung gian).
– Bếp phải có bàn ăn ngay tại chỗ (phương Tây quan niệm đó là bàn ăn sáng). Trong khi các hoạt động giao tiếp xã hội tăng lên thì sự đoàn tụ gia đình lại giảm xuống, bữa ăn ngày càng không nhất thiết phải tề tựu đủ thành viên trong gia đình. Vì vậy một chỗ ăn gọn lại trở nên đắc dụng. Có hai cách bố trí chỗ ăn này:
+ Kiểu độc lập hay kiểu đảo (island)
+ Kiểu bán đảo (peninsula) kiểu này được ưa thích hơn vì được gắn liền với bếp làm cho việc dọn ăn dễ dàng và an toàn hơn.
– Khối bếp và sinh hoạt chung thường được bố trí sao cho có thể tự kiểm soát ngôi nhà từ bên ngoài và sân vườn. Nếu kiểm soát được cả vườn trước lẫn vườn sau thì càng tốt vì như vậy sẽ kiểm soát được lối ra vào nhà. Nhưng nếu tình hình an ninh bảo đảm thì việc quan tâm nhiều về phía sân sau tạo sự riêng tư tốt hơn.
* Chất lượng thẩm mỹ của bếp được đề cao:
Bếp là thành phần khó thiết kế nhất trong nhà. Từ chỗ là một bộ phận của khối phục vụ, bếp trở nên là một thành phần của khối sinh hoạt chung.
Việc thay đổi này khiến bếp không còn là nơi kín đáo với các tủ đựng thức ăn, chén bát lỉnh kỉnh, mắm muối hôi hám mà trở nên là niềm tự hào của căn hộ. Và một căn nhà đẹp cần trình diễn (chứ không cần phải che chắn) vẻ đẹp duyên dáng của bếp cho người trong và người ngoài gia đình thưởng ngoạn.
BỘ SƯU TẬP BẾP CỦA GAIA FAGGIO
Mẫu bếp Gaia Faggio,
Sự hoàn hảo của gỗ maple trộn lẫn với sự đam mê, sự kỹ càng đến từng chi tiết trong thiết kế bếp của Aran đã làm nên sự sang trọng và ấm áp. Bộ mẫu bếp Gaia Faggio là sự kết hợp hoàn hảo giữa màu tự nhiên của gỗ, màu ánh kim của các thiết bị kim loại cùng với màu sắc mạnh tạo ra nhịp điệu, sự sống động và tươi vui.
Bô sưu tập Gaia Faggio #1