Skip to Content

Blog Archives

25 Mẫu phòng khách hiện đại, thoáng mát và sạch sẽ

Phòng khách không chỉ là không gian sinh hoạt chung mà còn là nơi tiếp đón những vị khách. Vì vậy, tiêu chí đầu tiên và cơ bản cho thiết kế phòng khách đó là sự hiện đại, thoáng mát và sạch sẽ.

READ MORE

Trang trí không gian chung cho cả gia đình

Phòng sinh hoạt chung ngày càng mang hơi hướng của phòng giải trí đa phương tiện.

READ MORE

Mẫu bài trí phòng sinh hoạt chung

Dưới đây là một vài mẫu bài trí phòng sinh hoạt chung đẹp cho bạn tham khảo.

READ MORE

Bố trí phòng nghe nhìn trong gia đình

Để có một hệ thống âm thanh hay, ngoài việc lựa chọn đúng thiết bị còn phải kể đến các bố trí sắp xếp trong không gian sao cho hệ thống có thể phát huy tối đa chất lượng trình diễn.

Nên bố trí loa càng xa các thiết bị nguồn càng tốt vì những thiết bị như đầu CD, DVD, đầu đĩa than vốn rất “nhạy cảm” với rung động. Khi loa đặt quá gần, sóng âm vô hình tạo thành những ngoại chấn ảnh hưởng đến sự chuyển động của mâm quay, mắt đọc, làm thay đổi sắc âm, gây méo tiếng.

Tránh xa những bức tường là quy tắc khá cổ điển nhưng vẫn được các chuyên gia nhắc đi nhắc lại khi tư vấn sắp đặt hệ thống âm thanh. Các bức tường, góc nhà, gầm cầu thang là những vị trí sẽ tạo nên sự tăng cường bass, gây méo tiếng. Để tránh cộng hưởng phòng nghe hệ thống loa phải được đặt ở vị trí thoáng, không bị gò ép bởi những bức tường hoặc những vật có tiết diện lớn. Tương tự như ở vị trí ngồi, bạn không nên ngồi quá gần tường sau và cách tường bên khoảng cách tốt thiểu là 1 m. Nếu ngồi gần tường, tai bạn sẽ nhận toàn những sóng phản hồi từ các bức tường, làm mất tính trung thực của âm thanh.

HT1

Mỗi loa trong hệ thống có thể gây nên sự cộng hưởng trùng với cộng hưởng phòng nghe gây nhiễu âm. Cộng hưởng phòng xảy ra ở ba hướng theo chiều ngang, cao, và chiều sâu của phòng. Mức độ cộng hưởng ở chiều ngang, cao hay thấp tùy thuộc vào khoảng cách giữa loa và hai tường bên. Tương tự như vậy, cộng hưởng chiều sâu phụ thuộc vào khoảng cách giữa loa và hai mặt tường trước sau. Để tối ưu hóa, bạn nên hướng mặt loa vào vị trí ngồi nghe thành hình tam giác với một góc 15 độ (so với trục song song tường bên), điều này giúp giảm thiểu hiện tượng cộng hưởng phòng, đặc biệt là đối với phòng nghe có quá nhiều tiếng bass (bị dội bass). Trong trường hợp âm dội vẫn còn, bạn có thể nâng góc lao lên khoảng 20 độ.

Để giảm thiểu cộng hưởng phòng và sự méo tiếng do sóng âm phản hồi, bạn có thể sử dụng thêm các vật liệu tiêu âm. Không nên để trống hai bên tường, thay vào đó, bạn có thể dùng kệ sách, kệ đĩa hoặc gia công các hộp tán âm bằng gỗ. Lót thảm, dùng thêm màn hoặc sử dụng mút cách âm dán lên tường và trần. Lưu ý, cộng hưởng theo chiều cao và sóng đứng có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng âm thanh nên tốt nhất bạn nên xử lý trần bằng mút. Chi phí cho việc cách âm trần cũng không quá cao. Nếu chưa có điều kiện, bạn có thể chỉ thi công khoảng diện tích ở giữa trần với chiều ngang 1,5 đến 2 m chạy dài đến cuối tường sau.

HT2

Hãy đo lại khoảng cách từ vị trí ngồi nghe đến hai loa để đạt được hiệu quả trình diễn stereo và không gian sân khấu tốt nhất, và khoảng cách này phải bằng nhau. Nếu sử dụng thảm, bạn nên dùng bút lông đánh dấu luôn vị trí nghe để khỏi phải đo lại mỗi khi vệ sinh sàn, thảm.

Nên đặt loa hướng vào vị trí người nghe một góc từ 15 đến 20 độ, nhưng một số sách hướng dẫn đặt loa bán trên thị trường vẫn mô tả cách bố trí loa song song với cạnh trường. Cách này rất dễ gây cộng hưởng phòng. Các chuyên gia khi test thông số kỹ thuật của loa (dải tần, độ nhạy…) đều hướng loa ở một góc 15 độ vào micro test thì không có lý do gì để không tuân theo quy tắc này.

Theo những nguyên tắc trên, việc trang bị loa có thiết kế bass reflex trong phòng nghe có diện tích nhỏ là một điều nên tránh. Ở phòng nhỏ, khoảng cách giữa tường trước, tường sau nhỏ nên tần số cộng hưởng sẽ rất dễ trùng với tần số của loa, nhất là thiết kế bass reflex. Nhưng nếu đã trang bị một đôi, bạn hãy dùng những nguyên tắc đã kể trên để giảm cộng hưởng.

READ MORE

Bài trí không gian sinh hoạt chung

Một không gian chung phong phú và đa dạng về hình thức cũng như công năng làm nơi tụ họp gia đình sau một ngày làm việc luôn cần thiết trong một ngôi nhà.

Phòng sinh hoạt chung gia đình được biết tới từ lâu, nhưng vì điều kiện kinh tế eo hẹp, phần lớn các căn hộ trung bình đều bố trí không gian này chung với phòng khách. Tuy nhiên, nếu có đủ điều kiện, việc bố trí một không gian chung để các thành viên trong gia đình tụ họp thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng luôn là thứ cần thiết.

CC1

Phòng sinh hoạt chung trở thành nơi giải trí chính

Cùng với sự xuất hiện của nhiều thiết bị giải trí, phòng sinh hoạt chung ngày nay có vẻ đang biến hóa dần thành phòng giải trí đa phương tiện. Vì vậy cần bố trí sao cho có một bức vách “đa phương tiện” với các tủ, kệ để bố trí các trang thiết bị nghe nhìn tại nhà như TV, đầu đĩa, dàn nhạc, loa… Với những chủ nhà sành điệu, với những thiết bị nghe nhìn hiện đại còn có thể được tạo lập như một kiểu rạp hát ở nhà.

Tuy nhiên, về mặt bố cục, phòng sinh hoạt chung gia đình nên gắn liền với bếp để tiện ăn uống và để giải trí, nhiều gia đình còn thiết kế thêm một quầy bar ngay trong phòng. Nếu có điều kiện, bạn cũng nên tạo mối liên hệ không gian sinh hoạt chung với không gian ngoài trời, tăng cường sự tiếp xúc giữa con người với thiên nhiên qua các cửa sổ, giếng trời với cây cảnh, hoa lá, kể cả các chậu cây đặt hay treo..

Không gian phụ trợ

Cuộc sống hiện đại khiến các thành viên ít có cơ hội tề tịu đúng bữa. Vì vậy, nhiều kiến trúc sư đã coi thường vai trò của phòng ăn và nhập nó vào một phòng đa chức năng cùng phòng sinh hoạt chung hay ăn nội bộ gia đình. Bạn có thể bổ sung hoặc xen kẽ các không gian phụ trợ vào không gian sinh hoạt chung bên trong làm cho không gian sinh hoạt chung thêm phong phú về hình thức cũng như công năng. Các “ngách” nhỏ này chứa đựng các hoạt động cá nhân riêng rẽ như máy tính, bàn đọc sách, bàn thiết kế…, nơi các thành viên trong gia đình vừa làm việc riêng vừa lắng nghe và tham gia các hoạt động chung của gia đình.

CC2

Phòng sinh hoạt chung khá phổ biến hiện nay.

Quan hệ giữa bếp, nơi ăn nhanh và phòng sinh hoạt chung theo đó nên hình thành theo dạng tam giác, củng cố tam giác này sẽ góp phần tăng cường củng cố mối giao tiếp trong nhà. Sự thay đổi vai trò của bếp từ khu phục vụ thành một phần của khối sinh hoạt chung khiến việc thiết kế không gian cũng như trang trí cần có sự đầu tư thích đáng. Một khi đã có phòng ăn nhỏ gắn liền với bếp thì chức năng của phòng ăn thiên về nhu cầu… lễ tân mặc dù vẫn phải đáp ứng yêu cầu “ẩm thực”và được nâng cao để phục vụ lòng hiếu khách. Vì vậy, phòng ăn phải có tính thẩm mỹ cao, sự sang trọng của nó thể hiện ở không gian, cách bày trí hơn là giá trị và chất liệu hoàn thiện.

READ MORE

Không gian sinh hoạt chung trong gia đình

Chào WEDO,

Gia đình tôi đang dự tính trang trí lại nội thất phòng sinh hoạt chung trên tầng 2, rộng 20m2 của gia đình. Nhờ WEDO tư vấn cho chúng tôi cách thức bố trí không gian sao cho sinh động và thực sự trở thành nơi tụ họp của các thành viên. Gia đình tôi có 3 thế hệ bao gồm bố tôi 73 tuổi, hai vợ chồng tôi và hai cháu nhỏ.hiện đang học lớp 10 và 8. Chân thành cảm ơn.

WEDO tư vấn

Khu sinh hoạt chung là nơi có thể níu chân bạn ở nhà trong những ngày hè nóng nực cũng như ấm áp trong mùa đông lạnh. Đây là khu vực khá đặc biệt trong nhà bạn vì khác với phòng khách, phòng sinh hoạt chung không phải là nơi tiếp khách mà là nơi tiếp các thành viên trong gia đình và các bạn bè thân quen cùng nhau trò chuyện, trao đổi về công việc học hành, giải trí… Trong phòng sinh hoạt chung bạn nên bố trí kết hợp với các tiện nghi giải trí gia đình như Karaoke, xem phim, đọc sách.. để có thể đảm bảo được nhu cầu của các thành viên trong gia đình.

Chọn vị trí

Khu sinh hoạt chung có thể là không gian độc lập hay chỉ là một phòng tương đối rộng có nhiều chức năng. Ðây là nơi diễn ra những hoạt động giải trí, thư giãn dành cho các thành viên trong gia đình hoặc có thể sử dụng như một phòng khách tiếp bè bạn thân thiện của gia đình.

Thông thường, phòng sinh hoạt chung phải được bố trí ít nhất có một mặt hướng ra ban công, sân vườn, sân ngay trong nhà hay terrace để có thể tạo liên kết không gian, tận hưởng được các mảng cây xanh, các mảng trang trí làm phong phú cho không gian phòng sinh hoạt chung. Những vị trí này còn là nguồn lấy ánh sáng và trao đổi không khí tốt với bên ngoài vì có nhiều thành viên quy tụ về đây. Cũng có thể thiết kế khu vực này ở trục trung tâm của ngôi nhà để các thành viên trong gia đình tiện đi lại.

images (5)

Thiết kế theo nhu cầu

Có nhiều cách chọn màu sắc, cách trang trí tùy theo ý thích của bạn. Nội thất cần tạo cảm giác gần gũi, thân mật và ấm cúng không cần quá nhiều chi tiết trang trí, càng tự nhiên càng hay. Ðồ đạc nên sắp xếp gọn để thuận lợi cho việc đi lại trong nhà. Có thể kết hợp ánh sáng với những chi tiết trang trí đơn giản nhưng thật “đắt” tạo nên một dạng tinh tế. Ví dụ, trong khoảng sân đặt một cái ghế xích đu gỗ để nhiều thành viên già trẻ đều có thể “đong đưa”.

Trong trường hợp có các thiết bị nghe nhìn, cần có sự cách âm tốt với các không gian chung quanh, hoặc phía trên dưới.

Hoặc nếu điều kiện cho phép, bạn có thể bố trí ghế sô-fa, ghế dài, giường nghỉ. Nếu có điều kiện hơn và phù hợp với cách sinh hoạt của gia đình, có thể thiết kế quầy bar pha chế thức uống.

Không gian của phòng sinh hoạt chung có thể là phòng đọc sách, phòng xem tivi, nghe nhạc hay kết hợp các loại trên. Nếu đa số thích nghe nhạc thì phòng sinh hoạt chung có thể thiết kế mang tính chất như một phòng home-theater.

 

READ MORE