Skip to Content

Blog Archives

Nghị định số 29/2007/NĐ-CP – Quản lý Kiến trúc đô thị

Quản lý kiến trúc đô thị – Theo Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ban hành ngày 27 tháng 2 năm 2007.

Chính phủ quy định: các công trình kiến trúc đô thị khi xây mới, cải tạo, chỉnh trang, sửa chữa, nâng cấp công trình kiến trúc đô thị phải phù hợp quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ giấy phép xây dựng và các quy định tại Quy chế quản lý kiến trúc đô thị của các địa phương.

Không được tạo thêm kết cấu bằng bất kỳ loại vật liệu nào nhằm tăng diện tích hoặc xây dựng cơi nới, chiếm dụng không gian đô thị, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính và phải dỡ bỏ theo quy định của pháp luật, mặt ngoài công trình kiến trúc đô thị không được sử dụng màu sắc, vật liệu gây chói lóa hoặc phản xạ quá tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn cho sức khỏe con người, vật quảng cáo độc lập ngoài trời hoặc gắn với các công trình kiến trúc đô thị phải tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo, nghiêm cấm việc đặt các loại quảng cáo không được phép của cơ quan có thẩm quyền…

nha-chung-cu-2

Chủ nhà không được tạo thêm kết cấu, hoặc loại vật liệu nào nhằm tăng diện tích ở, cơi nới, chiếm dụng không gian đô thị. Mặt ngoài công trình không được sử dụng màu sắc, vật liệu gây chói lóa hoặc phản xạ quá tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn cho sức khoẻ con người…

Nhà ở mặt phố xây dựng mới phải phù hợp quy hoạch chi tiết. Khi xây dựng không đồng thời thì các nhà xây sau ngoài việc phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt còn phải căn cứ vào cao độ nền, chiều cao tầng, màu sắc của nhà xây trước đó đã được cấp phép. Nếu không tuân thủ, chủ đầu tư sẽ bị phạt hành chính và phải dỡ bỏ công trình…

Nhà chung cư, nhà tập thể đã quá niên hạn sử dụng hoặc xuống cấp, nằm trong danh mục nhà nguy hiểm, chính quyền phải có kế hoạch di chuyển các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm để tổ chức cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng chung cư mới theo quy hoạch chi tiết…

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

READ MORE

Hà Nội sẽ quy định riêng về chiều cao nhà

Chiều 30/1, Phó chủ tịch UBND thành phố Đỗ Hoàng Ân đã chỉ đạo các ngành chức năng chủ động ra quy định về độ cao, khoảng lùi cho các nhà cao tầng, không đợi Bộ Xây dựng ra nghị định về kiến trúc đô thị. Đây là biện pháp hạn chế tình trạng chủ đầu tư “xin xỏ” để điều chỉnh giấy phép xây dựng.

Hà Nội ban hành quy định mới về quy hoạch xây dựng

“Có tình trạng cơ quan chức năng cấp phép 7-8 tầng, sau đó chủ công tình xin điều chỉnh tới 14-15 tầng mà vẫn được chấp thuận. Nhiều người thắc mắc xây dựng nhà cao tầng trong thành phố theo tiêu chí nào. Họ ví von muốn xây cao tầng thì xin phép thấp, muốn xây thấp thì xin cao, để cơ quan cấp phép điều chỉnh là vừa”, Phó chủ tịch Đỗ Hoàng Ân bức xúc.

Theo ông Ân, đã đến lúc Hà Nội cần phải ra quy định chiều cao tối đa để chủ đầu tư không thể xin điều chỉnh giấy phép, cũng như đơn vị cấp phép có căn cứ để thực hiện. “Hà Nội không thể đợi Bộ Xây dựng ra nghị định, chúng ta phải chủ động ra quyết định về độ cao công trình của một số tuyến phố. UBND các quận thực hiện, Sở Quy hoạch kiến trúc hướng dẫn”, ông Đỗ Hoàng Ân nói.

Chỉ đạo này được đưa ra khi nhiều cơ quan quản lý trật tự đô thị bức xúc về tình trạng thiếu thiết kế đô thị và quy hoạch 1/500 nên gây khó khăn cho công tác quản lý. Theo ông Lâm Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, phải lập và công khai quy hoạch chi tiết để người dân giám sát, cơ quan chính quyền có căn cứ để cấp phép và quản lý sau cấp phép.

Trước những bất cập về quy hoạch, ông Nguyễn Tuấn Khải, Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc, trả lời thẳng thắn, không thể có quy hoạch chi tiết trên toàn thành phố, hiện chỉ một số khu đô thị lớn mới có quy hoạch này. Luật Xây dựng ra đời song Bộ Xây dựng cũng chưa có nghị định hướng dẫn về vấn đề này nên Sở không thể đưa ra các quy định.

Theo ông Khải, hiện quy hoạch 1/2.000 và 1/500 kèm theo điều lệ quản lý. Ngoài ra, quy hoạch quận huyện đều có quy định trong mỗi ô đất có những chỉ tiêu tầng cao, mật độ, hệ số. Do vậy, các cơ quan chức năng được tùy theo điều kiện để cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Sở sẽ ra quy định riêng về kiến trúc tại những tuyến đường mới mở.

 nha-chung-cu-2

Xây dựng sai phép do xử lý không cương quyết

Phó chủ tịch thành phố Đỗ Hoàng Ân cho rằng những vụ xây dựng trái phép, sai phép thời gian qua là hậu quả của quá trình quản lý không nghiêm, khiến chủ đầu tư cố tình vi phạm. “Công trình xây dựng không thể ngày một ngày hai mà không biết. Chúng ta nể nang, né tránh, đùn đẩy nên tình trạng xử lý kéo dài. Phải nghiêm túc xem xét, thiết lập lại trật tự xây dựng đô thị”, ông Ân nhận xét.

Theo ông Ân, trong khi thiếu người quản lý trật tự xây dựng ở các phường, lực lượng thanh tra xây dựng phải trực tiếp xuống cơ sở, không để tình trạng cấp trên đùn đẩy cho cấp dưới, còn cấp dưới lại kêu thiếu người.

Ông Lâm Anh Tuấn, Phó chủ tịch quận Hai Bà Trưng, cho rằng cần tăng trách nhiệm cho thanh tra xây dựng từ cấp phường. Thanh tra có quyền ra quyết định xử lý tại chỗ chứ không thể báo cáo lại UBND quận.

Ông Lâm Quốc Hùng, Phó chủ tịch quận Hoàn Kiếm, cũng cho rằng, cấp phường vẫn chịu trách nhiệm chính xử lý công trình sai phép, không được đùn đẩy cho quận. Tuy nhiên, chánh thanh tra xây dựng quận có thể ra quyết định cưỡng chế thay vì lãnh đạo quận như hiện nay.

Chiều 30/1, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất 6 biện pháp cụ thể trong lĩnh vực quản lý và cấp phép xây dựng. Trong đó, tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở như khi phát hiện công trình sai phạm, UBND phường, xã chỉ lập 2 biên bản. Lần thứ nhất cảnh cáo, lần thứ 2 yêu cầu khắc phục có thời hạn. Quá thời hạn mà chủ đầu tư không chấp hành, chính quyền ra quyết định cưỡng chế hoặc cắt điện, nước của các hộ vi phạm. Bên cạnh đó, tập trung triển khai quy hoạch chi tiết 1/500 và thiết kế đô thị, khẩn trương công bố, cắm mốc giới theo các đề án quy hoạch đã được duyệt để người dân biết và kiểm tra.

READ MORE

Quản lý xây dựng theo hệ số sử dụng đất

Cùng với sự phát triển kinh tế, từ sau khi có chính sách đổi mới, hàng loạt nhà cao tầng (gọi chung cho loại nhà từ 20 tầng trở lên) đã mọc lên ở khu vực trung tâm thành phố. Mặc dù các nhà cao tầng đã tạo nên bộ mặt mới cho khu vực trung tâm, thành phố trở nên khang trang hơn, hiện đại hơn nhưng chúng cũng làm cho nhiều người lo ngại, thậm chí còn dẫn đến chủ trương hạn chế chiều cao xây dựng.

1. Chiều cao công trình có phải là điều đáng lo ngại không?

Để trả lời cho câu hỏi này, cần xem xét nội dung quản lý quy hoạch kiến trúc các công trình.

Lâu nay việc quản lý xây dựng một công trình trong đô thị phải qua ba bước cơ bản:

– Bước 1: Chấp thuận địa điểm. Đối với chủ đầu tư việc lựa chọn được địa điểm xây dựng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả đầu tư dự án. Đối với chính quyền, chấp thuận địa điểm xây dựng là quyết định đoạt mục đích sử dụng đất tại địa điểm đó. Đây cũng là bước quyết định các chỉ tiêu cơ bản về quy hoạch và kiến trúc công trình như mật độ xây dựng chiều cao công trình và một số yêu cầu khác được nêu trong văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng.

– Bước 2: thẩm định thiết kế cơ sở và cấp phép xây dựng (các dự án đã được thẩm định thiết kế cơ sở thì được miễn giấy phép xây dựng). Đây là bước thẩm định về quy hoạch, kiến trúc và môi trường theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và các tiêu chí đã xác định trong văn bản thỏa thuận địa điểm trước đó.

– Bước 3: Kiểm tra, giám sát xây dựng và kiểm tra giám sát khai thác sử dụng công trình đúngcác yêu cầu kiến trúc quy hoạch của công trình.

Liên quan tới đất đai và quy hoạch để định hình công trình chủ yếu ở bước 1.

Việc chấp thuận địa điểm dựa trên các tiêu chí:

+ Chức năng khu đất được xác định theo quy hoạch chi tiết được duyệt (chỗ chưa có quy hoạch chi tiết phải được cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chung giải quyết cụ thể). Tiêu chí này chỉ xác định chức năng công trình phù hợp với chức năng khu đất theo quy hoạch.

+ Quy mô sử dụng công trình phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong phạm vi quy hoạch được duyệt (hoặc trong bán kính ảnh hưởng của các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện có tới công trình nếu là khu đô thị cải tạo).

Quy mô công trình được thể hiện qua chỉ tiêu về mật độ xây dựng M (%) và số tầng cao xây dựng Nh. Trong bản đồ quy hoạch chi tiết 1/2000 (do Viện Quy hoạch Xây dựng thành phố lập) thường có vòng trong các chỉ tiêu cho một ô phố, ví dụ như hình dưới.

Những chỉ tiêu này là căn cứ để tính toán (hay lựa chọn) chỉ tiêu về chiều cao và mật độ xây dựng của các công trình trong ô phố đó, chứ không phải là tất cả các công trình trong ô phố này đều phải theo tiêu chí ghi trên bản đồ.

Với các chỉ tiêu trên hình trên, hệ số sử dụng đất HSDĐ của ô phố này sẽ là:

HSDĐ = Nh x M (%) = 0,45 x 3 = 1,35

Có thể thấy mật độ xây dựng 45% cho một ô phố là cao, nhưng hệ số sử dụng đất lại thấp (chỉ có 1,35), nguyên nhân là việc khống chế chiều cao trung bình. Liệu có thể nâng chiều cao, hạ mật độ xây dựng để có thêm đất đai cho xây dựng hạ tầng, làm đô thị thông thoáng hơn, hiệu quả sử dụng đất cao hơn được không?

+ Các yêu cầu về kiến trúc cảnh quan và môi trường, bao gồm các giới hạn chiều cao, hình khối và màu sắc kiến trúc, về mật độ xây dựng (bảo đảm thông thoáng), yêu cầu về đầu nối hạn tầng kỹ thuật, các lưu ý về an toàn công trình…

Các yêu cầu này được xác định từ thiết kế đô thị (một nội dung của quy hoạch, đặ biệt là quy hoạch chi tiết) hoặc từ sơ phát kiến trúc công trình. Rõ ràng không phải chiều cao của công trình làm xấu đô thị, chiều cao công trình chỉ bị giới hạn do an toàn không lưu hoặc yêu cầu về an ninh quốc phòng. Về mặt cảnh quan chiều cao công trình chỉ phụ thuộc vào sự sáng tạo kiến trúc của các nhà thiết kế. Hiện nay, trong bản đồ quy hoạch chi tiết 1/2000 đã thay chỉ tiêu chiều cao trung bình bằng chiều cao tối đa.

Liệu việc khẳng định chiều cao đó có ảnh hưởng tới sáng tạo kiến trúc công trình cụ thể không? Riêng chiều cao công trình không biểu thị được quy mô xây dựng mà phải gắn với mật độ và xây dựng. Chiều cao và mật độ lại phụ thuộc vào vị trí và phạm vi (diện tích) xây dựng cụ thể. Việc chốt giữ chiều cao và mật độ cho từng vị trí đòi hỏi phải có thiết kế đô thị trong các đồ án quy hoạch, từ quy hoạch chung đến quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Đây là việc chưa thể làm được, thậm chí đối với một đô thị đang biến đổi, đang phát triển nhanh có thể sẽ không làm được.

2. Hệ số sử dụng đất chứa đầy đủ nội dung kinh tế – xã hội và môi trường sinh thái đô thị

Thật vậy, về kinh tế HSDĐ phản ánh quy mô công trình, từ đó phản ánh hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả đầu tư. HSDĐ càng cao, diện tích sàn xây dựng càng cao, quy mô đầu tư càng cao. Nếu là nhà văn phòng, khách sạn, thì số diện tích khai thác càng nhiều. Trong hoàn cảnh giá đất cao, HSDĐ cao tạo nên hiệu quả đầu tư cao.

Đối với nhà ở, HSDĐ cao làm diện tích ở cao, cũng có nghĩa là số người ở tăng lên. Mật độ dân số tăng đặt áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội của đô thị, tác động xấu tới môi trường.

Từ đó ảnh hưởng ngược lại của tính hấp dẫn của dự án, rộng hơn là tính hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của thành phố.

Về xã hội, HSDĐ thể hiện hiệu quả sử dụng đất , khi quyền sử dụng đất trong tay người dân, HSDĐ thể hiện quyền lợi trực tiếp và trước mắt của người dân. Hệ số với đô thị và quốc gia (thông qua việc cùng nhau bảo vệ môi trường, qua việc đóng thuế…).

Từ đó dẫn đến hậu quả yêu cầu về công bằng, ví dụ hai nhà cạnh tranh nhau phải có cùng HSDĐ mới công bằng, hoặc tại sao cùng có quyền sử dụng đất như nhau, người thì được xây 10 tầng trên 100% diện tích, người thì chỉ được xây 1 tầng trên 50% diện tích. Công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ khi sử dụng đất cũng là một nội dung công bằng xã hội.

Do yêu cầu về kiến trúc, quy hoạch và môi trường, HSDĐ phải khác nhau ở các vị trí khác nhau. Liệu có những giải pháp gì để đảm bảo sự công bằng không? Nhiều nước đã thực hiện thu thuế khi tăng HSDĐ so với mức trung bình xác định.

Về môi trường, nếu xác định HSDĐ và mật độ xây dựng (M), thì chiều cao công trình sẽ là:

Đối với quy hoạch, môi trường có hai yếu tố: yếu tố không gian và yếu tố lý hoá. Không gian là tạo ra cảnh quan – thoả mãn nhu cầu của giác quan. Còn yếu tố hoá lý được cảm nhận bằng các giác quan khác. Tầng cao công trình và mật độ xây dựng có quan hệ tỷ lệ nghịch. Nhưng dễ thấy rằng khi Nh càng cao, M càng thấp thì đô thị sẽ càng thông thoáng, không chỉ thoả mãn yêu cầu về vẻ đẹp (giác quan) mà còn tạo điều kiện giảm được ô nhiễm không khí, khói bụi, dễ dàng trong thoát nước…

Trong hai chỉ tiêu Nh và Mh, Nh ít bị ràng buộc nhất, Nh chỉ bị khống chế do yêu cầu an ninh và an toàn công trình. Về an ninh phải chấp hành quy định của Nhà nước (ví dụ an toàn đường bay, an ninh đối với các công trình an ninh quốc phòng). Về an toàn do thiết kế, liên quan tới quy chuẩn Nhà nước, tới khả năng và hiệu quả đầu tư…Trong phạm vi cho phép của Nhà nước, chủ đầu tư tự chọn Nh cho phù hợp.

Trong khi đó, M có ý nghĩa quyết định đến môi trường sinh thái. Trong quản lý xây dựng thời gian vừa qua, do quá chú ý khống chế tầng cao công trình, nên để bảo đảm quy mô công trình lớn, mật độ xây dựng thường quá cao. Giảm mật độ xây dựng là cuộc đấu tranh. Xu hướng chung các chủ đầu tư, nhất là nhà ở lẻ, là tăng mật độ xây dựng. Kết quả là HSDĐ không cao, công trình thấp lè tè với mật độ dày đặc.

3. Quản lý xây dựng theo hệ số sử dụng đất.

Theo công thức nêu trên, thay vì khống chế Nh và M, ta nên khống chế HSDĐ và M tối đa. Không khống chế chiều cao tối đa, với HSDĐ xác định, chủ đầu tư và nhà thiết kế tự lựa chọn chiều cao công trình và mật độ xây dựng được chọn phải nhỏ hơn mật độ tối đa cho phép.

Đối với đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000, trên các ô phố hoặc các khu ở xác định, dựa vào quy chuẩn xây dựng sẽ xác định được diện tích giao thông, diện tích cây xanh và diện tích xây dựng các công trình.

Với quy mô dân số xác định, có thể tính được HSDĐ chung cho diện tích đất xây dựng công trình đó. Cũng dựa vào quy chuẩn hoặc yêu cầu cụ thể về môi trường và cảnh quan đô thị có thể xác định được mật độ tối đa của các công trình xây dựng trên khu đất. Với HSDĐ xác định, khuyến khích xây dựng cao tầng, công trình càng cao, mật độ càng thấp, càng có lợi cho cảnh quan và môi trường đô thị.

Đối với khu vực đô thị cũ, có nhu cầu cải tạo, xây chen trên cơ sở hiện trạng tính được HSDĐ hiện có. Căn cứ vào điều kiện về cơ sở hạ tầng hiện có (theo bán kính ảnh hưởng), tính lại HSDĐ giới hạn. Việc cho phép xây chen công trình vào khu đô thị hiện hữu phải bảo đảm HSDĐ sau khi có công trình không vượt quá HSDĐ giới hạn.

Những khu đô thị “lụp xụp”, mật độ xây dựng quá cao, HSDĐ quá thấp, nên thực hiện cải tạo chỉnh trang lại. Ví dụ một khu dân cư có mật độ xây dựng là 80%, tầng cao trung bình là 1,5, HSDĐ = 0,8 x 1,5 = 1,2. Để nâng HSDĐ = 5, cần xây dựng cao tầng, như chọn Nh = 20, lúc đó M = 5: 20 = 25%. Với HSDĐ tăng lên (5: 1,2) xấp xỉ 4,12 lần rất có thể bù đắp được các chi phí cho việc cải tạo, đồng thời cải thiện căn bản bộ mặt đô thị và đời sống dân cư ở khu lụp xụp này.

Khi nhấn mạnh vai trò của hệ số sử dụng đất, nội dung thiết kế quy hoạch, thiết kế đô thị phải bao gồm việc xác định hệ số sử dụng đất hiện trạng và thiết kế mới. Một số chính sách về tài chính đất đai và đô thị cũng phải xem xét theo hệ số sử dụng đất.

Hệ thống thông tin phục vụ quản lý cũng phải chú trọng tới hệ số sử dụng đất, cập nhật kịp thời diện tích mới xây dựng, diện tích bị phá dỡ ở từng khu vực. Những số liệu này giúp ích rất nhiều cho việc tính toán xây dựng các công trình mới, xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội cũ. Không sợ mật độ dân số cao. Không sợ hệ số sử dụng đất cao. Chỉ sợ không có đất phục vụ hệ thống cơ sở hạ tầng. Tăng tầng cao, giảm mật độ xây dựng sẽ giúp tăng quỹ đất cho hạ tầng đô thị.

READ MORE

Hà Nội tạm dừng quy hoạch phía Bắc sông Hồng

UBND TP Hà Nội vừa giao Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội chỉ đạo việc tạm dừng nghiên cứu và lập quy hoạch chi tiết khu vực Bắc sông Hồng.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020, Hà Nội sẽ được mở rộng về phía Tây Bắc, Tây Nam và phía Bắc và ưu tiên đầu tư phát triển khu vực phía Bắc sông Hồng. Tại đây sẽ hình thành một Hà Nội mới, gồm các khu vực Bắc Thăng Long – Vân Trì, Đông Anh – Cổ Loa, Gia Lâm – Sài Đồng – Yên Viên… Quy hoạch chi tiết khu vực phía Bắc sông Hồng được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ tháng 11 năm 2006.

quy-hoach-song-hong-1

Ông Tô Anh Tuấn, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho hay, trước nhiều biến động quy hoạch toàn thủ đô, sở đã kiến nghị thành phố cho phép tạm dừng quy hoạch chi tiết khu vực phía Bắc sông Hồng. Theo ông Tuấn, khu đô thị mới Bắc sông Hồng cần được chuẩn bị kỹ lưỡng về phương án tổ chức cũng như qui chế triển khai để phù hợp với sự phát triển chung của toàn thành phố.

“Quy hoạch tổng thể toàn thành phố chưa xong thì không thể lập quy hoạch chi tiết của một vùng cho thống nhất. Cho đến khi quy hoạch chung thủ đô được hoàn thiện, quy hoạch chi tiết phía Bắc sông Hồng mới được tiếp tục triển khai”, ông Tuấn nói.

Cuối năm 2008, Hà Nội đã tổ chức triển lãm Quy hoạch cơ bản phát triển sông Hồng, đoạn qua Hà Nội. Thống kê cho thấy, 37,8% người trả lời phiếu đồng ý toàn bộ dự án. 30,5% đồng ý hầu hết thành phần dự án và 27% chỉ đồng ý một phần dự án. Có 4,6% không đồng ý triển khai dự án.

READ MORE