Skip to Content

Blog Archives

Diện tích đất tối thiểu được cấp phép xây dựng nhà ở

Ở các khu qui hoạch mới diện tích lô đất tối thiểu để xây nhà là 36m2, ở các khu đô thị cũ diện tích tối thiểu là 25m2… Đó là một trong những nội dung được đề cập trong qui chuẩn xây dựng VN – qui hoạch xây dựng theo quyết định 04 ngày 3-4-2008 vừa được Bộ Xây dựng ban hành.

Diện tích tối thiểu để được cấp phép xây dựng: Lô đất nhỏ nhất là 25m2

Kích thước lô đất qui hoạch xây dựng nhà ở được xác định theo nhu cầu và đối tượng sử dụng và phải phù hợp qui hoạch.

Cụ thể với các khu qui hoạch mới: nếu đường phố có lộ giới từ 20m trở lên diện tích lô đất xây nhà ở gia đình tối thiểu là 45m2. Chiều rộng của lô đất ít nhất 5m, chiều sâu tối thiểu cũng 5m. Trường hợp đường có lộ giới dưới 20m thì diện tích của lô đất tối thiểu là 36m2, chiều rộng và chiều sâu lô đất ít nhất là 4m. Với nhà liên kế hoặc nhà riêng lẻ có hai mặt tiếp giáp đường chính khu vực thì chiều dài tối đa của dãy nhà là 60m. Giữa các dãy nhà phải bố trí đường giao thông phù hợp qui hoạch hoặc đường đi bộ rộng tối thiểu 4m.

Từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đẹp đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ (ranh xác định giữa lô đất và đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật), trừ các trường hợp sau đây: đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà được phép vượt chỉ giới đường đỏ không quá 0,2m; từ vỉa hè lên cao 1m,

Các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí nhà được vượt chỉ giới đường đỏ không quá 0,2m. Từ độ cao 3,5m (từ vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ôvăng, bancông, mái đua…) được vượt chỉ giới đường đỏ nhưng còn tùy thuộc chiều rộng lộ giới, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1m…

Đối với ban công, mái đua, ôvăng, độ vươn ra được qui định cụ thể như sau: nếu đường có lộ giới dưới 7m thì không được vươn ra khỏi chỉ giới đường đỏ; đường từ 7-12m thì các bộ phận trên được vươn ra khỏi chỉ giới đường đỏ tối đa 0,9m; đường trên 12m đến 15m vươn tối đa 1,2m; đường lộ giới trên 15m được vươn ra đến 1,4m. Riêng các phần ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt qua chỉ giới đường đỏ.

Đối với các khu đô thị cũ: khi qui hoạch, cải tạo phải dành đất tối đa để bố trí các công trình phúc lợi công cộng. Riêng nhà liên kế hiện có khi cải tạo phải đáp ứng các yêu cầu sau: trường hợp lô đất nằm trong dãy phố diện tích tối thiểu để xây nhà liên kế là 25m2/căn và chiều sâu, chiều rộng không nhỏ hơn 2,5m. Qui chuẩn này áp dụng cho toàn dãy phố.

Trường hợp lô đất đứng riêng lẻ diện tích nhỏ nhất để xây dựng nhà là 50m2/căn, với chiều sâu, chiều rộng không nhỏ hơn 5m. Nếu nhà bị giải tỏa, phần diện tích còn lại nhỏ hơn các qui chuẩn trên áp dụng theo các qui định liên quan.

xin-phep-xay-dung-1

Chung cư cao cấp: một căn hộ có 1,5 chỗ đậu ôtô

Bãi đậu xe:

Trong các khu đô thị, khi qui hoạch cần chú ý đến các bãi đậu xe. Bãi đậu xe ngầm hoặc nổi được qui hoạch gần các khu trung tâm thương mại, giải trí… và khoảng cách đi bộ tối đa là 500m. Phần diện tích tối thiểu dành cho ôtô con là 25m2/xe, xe máy 3m2, xe đạp 0,9m2, xe buýt 40m2, xe tải 30m2/xe.

Riêng các công trình xây dựng, chỗ đậu ôtô con được qui định như sau: khách sạn từ ba sao trở lên tối thiểu bốn phòng phải có một chỗ đậu xe; văn phòng cao cấp, trụ sở cơ quan đối ngoại, siêu thị, cửa hàng lớn, trung tâm hội nghị triển lãm, trưng bày thì 100m2 sàn sử dụng phải có ít nhất một chỗ đậu xe; với chung cư cao cấp thì một căn hộ phải có ít nhất 1,5 chỗ đậu ôtô con.

Trạm xăng:

Phải đảm bảo các yêu cầu sau: không được làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Trạm xăng phải cách lộ giới ít nhất 7m. Đối với những trạm xăng gần các giao lộ thì khoảng cách từ lối vào trạm xăng tới chỉ giới đường đỏ gần nhất (của tuyến đường giao cắt với đường đi qua mặt tiền của công trình trạm xăng) cần đảm bảo ít nhất 50m.

Cách ngoài phạm vi bảo vệ dọc cầu và đường dẫn lên cầu tối thiểu 50m. Cách điểm có tầm nhìn bị cản trở ít nhất 50m. Ngoài ra trạm xăng còn phải cách nơi tụ họp đông người (chợ, trường học…) ít nhất 100m, cách trạm xăng khác ít nhất 300m, cách các danh lam thắng cảnh 100m…

Phòng cháy chữa cháy:

Tại đô thị phải bố trí mạng lưới các trạm phòng cháy chữa cháy (PCCC) gồm các trạm trung tâm và các trạm khu vực. Bán kính của trạm PCCC trung tâm tối đa là 5km, bán kính trạm PCCC khu vực tối đa 3km. Vị trí đặt trạm PCCC phải thuận tiện các đường giao thông; không tiếp giáp với công trình có đông người, xe cộ ra vào; phải đảm bảo đường cho xe chữa cháy tới lấy nước chữa cháy tại trụ nước chữa cháy, bể dự trữ nước, hồ, ao, sông…

Nghĩa trang:

Nghĩa trang xây dựng mới phải bố trí ngoài đô thị, không ảnh hưởng đến môi trường dân cư xung quanh, không ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt… Diện tích mộ chôn cất một lần là 5m2 trở xuống/mộ, mộ cải táng từ 3m2 trở xuống. Nghĩa trang xây mới phải cách khu dân cư tối thiểu là 500m.

Nhà vệ sinh công cộng:

Trên các trục phố chính, khu thương mại, công viên, chợ, bến xe, các trạm xe buýt chính, nơi sinh hoạt công cộng phải bố trí nhà vệ sinh công cộng. Khoảng cách giữa hai nhà vệ sinh công cộng trên đường phố chính từ 1,5km trở lại. Tại các công trình ngầm có đông người cũng phải có buồng vệ sinh công cộng.

Tại sao cần tuân thủ quy định về diện tích xây dựng nhà ở?

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở là những quy định về tỷ lệ giữa diện tích xây dựng và diện tích đất xây dựng, được quy định trong các văn bản pháp luật về xây dựng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng nông thôn. Quy định này nhằm đảm bảo các mục tiêu sau:

  • Bảo đảm sự an toàn, ổn định của công trình xây dựng và môi trường xung quanh: Diện tích xây dựng quá lớn sẽ làm tăng tải trọng lên nền móng, dẫn đến nguy cơ sụt lún, đổ vỡ công trình. Ngoài ra, diện tích xây dựng quá lớn cũng làm giảm diện tích cây xanh, sân bãi, không gian công cộng, gây ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ, hài hòa của cảnh quan đô thị: Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất về kiến trúc, cảnh quan đô thị.
  • Bảo đảm quyền lợi của người dân và nhà nước: Quy định giúp đảm bảo quyền lợi của người dân trong việc sử dụng đất, đồng thời cũng là cơ sở để nhà nước quản lý, thu thuế đất đai.
Tuân thủ quy định về diện tích xây nhà đảm bảo tính ổn định của công trình
Tuân thủ quy định về diện tích xây nhà đảm bảo tính ổn định của công trình

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở là bao nhiêu?

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2008/BXD, diện tích xây dựng nhà ở được quy định cụ thể dựa trên các yếu tố như vị trí đất xây dựng, loại nhà ở và diện tích lô đất xây dựng. Dưới đây là một số quy định cơ bản về diện tích xây dựng nhà ở:

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở tại nông thôn

Diện tích xây dựng nhà ở tại nông thôn được quy định như sau:

  • Diện tích tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở tại nông thôn là 25m2.
  • Diện tích tối thiểu của một căn nhà ở tại nông thôn là 24m2.
  • Diện tích tối thiểu của một căn phòng ở tại nông thôn là 12m2.

Điều này có nghĩa là một căn nhà ở tại nông thôn ít nhất phải có diện tích là 24m2 và bao gồm ít nhất một căn phòng với diện tích tối thiểu là 12m2. Ngoài ra, để xây dựng một căn nhà ở tại nông thôn, người chủ đầu tư cũng cần đảm bảo có ít nhất một lô đất có diện tích tối thiểu là 25m2.

==> Tham khảo thêm: Thiết kế mẫu nhà cấp 4 mái Thái

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở tại đô thị

Tại các khu vực đô thị, quy định về diện tích xây dựng nhà ở sẽ khác so với nông thôn do yêu cầu về đồng bộ, hài hòa và an toàn trong kiến trúc đô thị. Theo quy định tại QCVN 01:2008/BXD, diện tích xây dựng nhà ở tại đô thị được quy định như sau:

  • Diện tích tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở tại đô thị là 40m2.
  • Diện tích tối thiểu của một căn nhà ở tại đô thị là 36m2.
  • Diện tích tối thiểu của một căn phòng ở tại đô thị là 18m2.

Với các quy định này, một căn nhà ở tại đô thị ít nhất phải có diện tích là 36m2 và bao gồm ít nhất một căn phòng với diện tích tối thiểu là 18m2. Các chủ đầu tư cũng được yêu cầu đảm bảo có lô đất với diện tích tối thiểu là 40m2 để xây dựng một căn nhà ở tại đô thị.

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở tại đô thị
Diện tích xây dựng nhà ở tại đô thị cần tối thiểu là 40m2 trở lên

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở đối với nhà ở riêng lẻĐối với những ngôi nhà riêng lẻ, quy định về diện tích xây dựng nhà ở sẽ còn phức tạp hơn do có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến diện tích xây dựng. Theo quy định tại QCVN 01:2008/BXD, diện tích xây dựng nhà ở đối với nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:
  • Diện tích tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở là 40m2 (đối với nông thôn) hoặc 80m2 (đối với đô thị).Diện tích tối đa của nhà ở riêng lẻ không vượt quá 50% diện tích lô đất.Diện tích tối thiểu của một căn nhà ở là 30m2 (đối với khu vực có chiều cao trên 5 tầng) hoặc 60m2 (đối với khu vực có chiều cao dưới 5 tầng).Diện tích tối thiểu của một căn phòng ở là 12m2.

  • Với các quy định này, một ngôi nhà riêng lẻ sẽ cần có ít nhất diện tích 30m2 (đối với khu vực có chiều cao trên 5 tầng) hoặc 60m2 (đối với khu vực có chiều cao dưới 5 tầng). Tuy nhiên, diện tích này không được vượt quá 50% diện tích lô đất. Ngoài ra, người chủ đầu tư cũng cần đảm bảo có ít nhất một căn phòng với diện tích tối thiểu là 12m2 để đáp ứng nhu cầu về phòng ngủ.

    READ MORE

    Hướng dẫn xây nhà – Xây dựng phần khung nhà

    Thời điểm kết thúc phần nền móng cũng là thời điểm bắt đầu việc xây dựng phần khung nhà. Khung nhà được hiểu là bao gồm toàn bộ hệ khung kết cấu bê tông cốt thép và hệ thống tường bao, tường ngăn chia của nhà.

    READ MORE

    Chuẩn bị xây nhà

    Để có một ngôi nhà hoàn hảo, trước khi làm nhà các gia chủ cần phải có một quá trình chuẩn bị chu đáo, từ việc cân nhắc các nhu cầu trong gia đình, tính toán thiết kế cũng như việc lựa chọn nhà thầu… Nhu cầu và thiết kế Việc tính toán các nhu cầu ăn ở cũng như sinh hoạt trong gia đình cần được tính toán hợp lý với diện tích sử dụng. Muốn cân đối tất cả các tiêu chí này, trước tiên phải tùy thuộc vào diện tích (đất) cũng như số tiền dự kiến để xây nhà. Tùy theo chức năng từng phòng mà bạn có thể tính toán số tầng cũng như số phòng cần thiết. Việc tính toán một cách cẩn thận mặt bằng bố trí các tầng, sự liên kết giao thông giữa các phòng sẽ là yếu tố quan trọng để có một tổng thể kiến trúc đẹp. Từ đó, bạn cũng sẽ xác định được kích thước từng căn phòng để thuận tiện bố trí các hệ thống kỹ thuật kèm theo. Để tốt nhất cho việc chuẩn bị, lời khuyên thường được đưa ra vẫn là nên tìm đến kiến trúc sư (KTS) hoặc người thiết kế chuyên nghiệp. Tại VN, công việc này xưa nay thường bị xem nhẹ, chủ nhà theo đó thường giao hết cho chủ thầu hoặc tự tính toán làm theo ý thích của riêng mình.

    nha-dep-1

     

    Tuy nhiên, những tính toán của nhà tư vấn và thiết kế chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có thể tổng hợp được những phương pháp tối ưu cho từng chi tiết trong bản thiết kế. Bạn có thể tham khảo ý tưởng cho ngôi nhà mình mơ ước từ các sách báo chuyên ngành để có một phác thảo sơ lược về các phòng chức năng cũng như các nhu cầu… sau đó trình bày với người thiết kế để tìm sự đồng cảm cũng như nhận được những lời khuyên có ích nhất. Hơn ai hết, bạn sẽ là người tự biết mình cần gì ở ngôi nhà của chính mình, tuy nhiên bạn cũng cần tỉnh táo và không nên quá tham lam khi đòi hỏi người thiết kế phải “lôi” rất nhiều thứ bạn thích vào trong một ngôi nhà. Bản lĩnh nghề nghiệp của KTS sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kiến trúc của ngôi nhà. Theo nhiều KTS có nghề, rất nhiều KTS, nhất là các KTS trẻ hoặc các nhà thiết kế “tay ngang” đôi khi chỉ vì mục đích kinh tế nên thường sẵn sàng chiều theo ý chủ nhà mà không phân tích thiệt hơn… Chọn nhà thầu Tìm được một nhà thầu tốt là thứ mà ai cũng mong muốn vì đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Nếu có điều kiện, bạn nên tham khảo trong bạn bè, bà con những người đã từng có sự tiếp xúc, làm việc với các nhà thầu để chọn mặt gửi nhà. Nếu không tìm được người đáng tin cậy, hãy chọn các công ty thi công có đầy đủ tư cách pháp lý và chức năng hành nghề. Tốt hơn hết, bạn nên nhờ KTS thiết kế dành thời gian giám sát công trình, vì hơn ai hết họ sẽ hiểu từng ngóc ngách công việc mà nhà thầu phải làm để đạt yêu cầu mà thiết kế đề ra hoặc tìm người quen hiểu biết công việc giám sát hộ. Để tránh những rắc rối về sau, bạn nên có trước những thỏa thuận về việc khoán toàn bộ, khoán từng phần hay tính toán riêng tiền vật liệu, nhân công… Về vật liệu xây dựng, trước khi làm nhà, bạn cũng tham khảo giá cả ở một số đại lý để chọn ra một nơi mua vật liệu thô đáng tin cậy, càng gần địa điểm xây nhà càng tốt. Từ đó, bạn có thể thỏa thuận việc cung ứng vật liệu đúng tiến độ, chủng loại cũng như chất lượng. Hiện tại, rất nhiều đại lý nhận cung ứng đầy đủ vật liệu cần thiết cho ngôi nhà theo yêu cầu hằng ngày của chủ thầu.

    Hoàn thiện nhà Để ngôi nhà đẹp và hoàn chỉnh, khi đến khâu hoàn thiện nhà, nếu không nhờ bàn tay KTS thì bạn cũng nên có sự tham khảo ý kiến của một chuyên gia thiết kế nội thất hoặc một bàn tay tương đối “chuyên nghiệp”. Việc chọn màu sơn, gạch – gỗ lát sàn, chọn các trang thiết bị cần thiết cho các phòng ốc như phòng tắm, nhà bếp… cần có sự chuẩn bị chu đáo để mọi thứ trở nên hòa hợp là yếu tố tiên quyết cho thẩm mỹ của công trình. Ít nhất bạn cũng phải xác định được phong cách cho ngôi nhà của mình là cổ điển, hiện đại hay pha trộn những thứ ấy để làm ra sự độc đáo riêng… Một bộ sofa hay bộ bàn ăn cho phòng khách hay nhà bếp cũng cần chọn lựa sao cho thật vừa vặn hài hòa với màu sắc của căn phòng; thậm chí chỉ một bức tranh cũng phải chọn chỗ để treo sao cho thật cân đối, vừa vặn ở một góc tường… Tuy nhiên, không chỉ nhờ đến sự tư vấn của nhà chuyên môn, người chủ nhà cần phải biết mình đã và mong muốn những gì từ ngôi nhà của mình. Nếu bản thân bạn cũng không biết mình muốn tìm điều gì từ kiểu thiết kế nội thất trong căn nhà mà mình sẽ sống thì nhà tư vấn, dù giỏi thế nào, cũng khó lòng giúp bạn đạt được ý nguyện. Một căn nhà không cần chỉ đẹp mà còn cần phải tiện ích và thích hợp cho những người sử dụng hoặc thường xuyên sử dụng. Bạn hãy bàn bạc và tìm hiểu về sở thích của từng thành viên trong gia đình để tìm ra những giải pháp trung hòa cho không gian chung. Sau đó, có thể từng người sẽ tự có ý kiến về việc thiết kế và sắp xếp cho không gian sống – căn phòng riêng theo sở thích của mình…

    READ MORE

    Chuẩn bị xây nhà

    Để có một ngôi nhà hoàn hảo, trước khi làm nhà các gia chủ cần phải có một quá trình chuẩn bị chu đáo, từ việc cân nhắc các nhu cầu trong gia đình, tính toán thiết kế cũng như việc lựa chọn nhà thầu…

    Nhu cầu và thiết kế

    Việc tính toán các nhu cầu ăn ở cũng như sinh hoạt trong gia đình cần được tính toán hợp lý với diện tích sử dụng. Muốn cân đối tất cả các tiêu chí này, trước tiên phải tùy thuộc vào diện tích (đất) cũng như số tiền dự kiến để xây nhà. Tùy theo chức năng từng phòng mà bạn có thể tính toán số tầng cũng như số phòng cần thiết.

    Việc tính toán một cách cẩn thận mặt bằng bố trí các tầng, sự liên kết giao thông giữa các phòng sẽ là yếu tố quan trọng để có một tổng thể kiến trúc đẹp. Từ đó, bạn cũng sẽ xác định được kích thước từng căn phòng để thuận tiện bố trí các hệ thống kỹ thuật kèm theo.

    Để tốt  nhất cho việc chuẩn bị, lời khuyên thường được đưa ra vẫn là nên tìm đến kiến trúc sư (KTS) hoặc người thiết kế chuyên nghiệp. Tại VN, công việc này xưa nay thường bị xem nhẹ, chủ nhà theo đó thường giao hết cho chủ thầu hoặc tự tính toán làm theo ý thích của riêng mình. Tuy nhiên, những tính toán của nhà tư vấn và thiết kế chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có thể tổng hợp được những phương pháp tối ưu cho từng chi tiết trong bản thiết kế.

    Bạn có thể tham khảo ý tưởng cho ngôi nhà mình mơ ước từ các sách báo chuyên ngành để có một phác thảo sơ lược về các phòng chức năng cũng như các nhu cầu… sau đó trình bày với người thiết kế để tìm sự đồng cảm cũng như nhận được những lời khuyên có ích nhất. Hơn ai hết, bạn sẽ là người tự biết mình cần gì ở ngôi nhà của chính mình, tuy nhiên bạn cũng cần tỉnh táo và không nên quá tham lam khi đòi hỏi người thiết kế phải “lôi” rất nhiều thứ bạn thích vào trong một ngôi nhà.

    Bản lĩnh nghề nghiệp của KTS sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kiến trúc của ngôi nhà. Theo nhiều KTS có nghề, rất nhiều KTS, nhất là các KTS trẻ hoặc các nhà thiết kế “tay ngang” đôi khi chỉ vì mục đích kinh tế nên thường sẵn sàng chiều theo ý chủ nhà mà không phân tích thiệt hơn…

    nha-biet-thu-dep-anh-nho-2

    Chọn nhà thầu

    Tìm được một nhà thầu tốt là thứ mà ai cũng mong muốn vì đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Nếu có điều kiện, bạn nên tham khảo trong bạn bè, bà con những người đã từng có sự tiếp xúc, làm việc với các nhà thầu để chọn mặt gửi nhà. Nếu không tìm được người đáng tin cậy, hãy chọn các công ty thi công có đầy đủ tư cách pháp lý và chức năng hành nghề.

    Tốt hơn hết, bạn nên nhờ KTS thiết kế dành thời gian giám sát công trình, vì hơn ai hết họ sẽ hiểu từng ngóc ngách công việc mà nhà thầu phải làm để đạt yêu cầu mà thiết kế đề ra hoặc tìm người quen hiểu biết công việc giám sát hộ. Để tránh những rắc rối về sau, bạn nên có trước những thỏa thuận về việc khoán toàn bộ, khoán từng phần hay tính toán riêng tiền vật liệu, nhân công…

    Về vật liệu xây dựng, trước khi làm nhà, bạn cũng tham khảo giá cả ở một số đại lý để chọn ra một nơi mua vật liệu thô đáng tin cậy, càng gần địa điểm xây nhà càng tốt. Từ đó, bạn có thể thỏa thuận việc cung ứng vật liệu đúng tiến độ, chủng loại cũng như chất lượng. Hiện tại, rất nhiều đại lý nhận cung ứng đầy đủ vật liệu cần thiết cho ngôi nhà theo yêu cầu hằng ngày của chủ thầu.

    Hoàn thiện nhà

    Để ngôi nhà đẹp và hoàn chỉnh, khi đến khâu hoàn thiện nhà, nếu không nhờ bàn tay KTS thì bạn cũng nên có sự tham khảo ý kiến của một chuyên gia thiết kế nội thất hoặc một bàn tay tương đối “chuyên nghiệp”.

    Việc chọn màu sơn, gạch – gỗ lát sàn, chọn các trang thiết bị cần thiết cho các phòng ốc như phòng tắm, nhà bếp… cần có sự chuẩn bị chu đáo để mọi thứ trở nên hòa hợp là yếu tố tiên quyết cho thẩm mỹ của công trình. Ít nhất bạn cũng phải xác định được phong cách cho ngôi nhà của mình là cổ điển, hiện đại hay pha trộn những thứ ấy để làm ra sự độc đáo riêng…

    Một bộ sofa hay bộ bàn ăn cho phòng khách hay nhà bếp cũng cần chọn lựa sao cho thật vừa vặn hài hòa với màu sắc của căn phòng; thậm chí chỉ một bức tranh cũng phải chọn chỗ để treo sao cho thật cân đối, vừa vặn ở một góc tường…

    Tuy nhiên, không chỉ nhờ đến sự tư vấn của nhà chuyên môn, người chủ nhà cần phải biết mình đã và mong muốn những gì từ ngôi nhà của mình. Nếu bản thân bạn cũng không biết mình muốn tìm điều gì từ kiểu thiết kế nội thất trong căn nhà mà mình sẽ sống thì nhà tư vấn, dù giỏi thế nào, cũng khó lòng giúp bạn đạt được ý nguyện. Một căn nhà không cần chỉ đẹp mà còn cần phải tiện ích và thích hợp cho những người sử dụng hoặc thường xuyên sử dụng.

    Bạn hãy bàn bạc và tìm hiểu về sở thích của từng thành viên trong gia đình để tìm ra những giải pháp trung hòa cho không gian chung. Sau đó, có thể từng người sẽ tự có ý kiến về việc thiết kế và sắp xếp cho không gian sống – căn phòng riêng theo sở thích của mình…

    READ MORE

    5 Tiêu chuẩn xây dựng nhà ở cho công nhân

    Cụ thể các cơ sở kinh doanh nhà cho công nhân và ngừoi lao động thuê để ở phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật về xây dựng.

    Thứ nhất: khu đất xây dựng nhà phải đảm bảo không thuộc khu vực cấm xây dựng cấm xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, không nằm trong khu quy hoạch giải toả, kông nằm trong hành lang an toàn giao thông, hành lang an toàn lưới điện, hành lang bảo vệ kênh rạch, chỉ giới đường sông, kênh rạch, không bị ngập úng, không nằm tiếp giáp hay ven kênh rạch, sông, suối có nguy cơ sạt lở, không bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, nằm ngoài khu vực cần bảo vệ quốc phòng, an ninh theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Không lấn chiếm đất thuộc quyền quản lý trực tiếp của Nhà nước, không dược san lấp kênh rạch trái phép, không có tranh chấp, khiếu kiện, phải cách xa tường rào nghĩa trang, khu vực chăn nuôi gia súc tập trung tối thiểu 50 m, tránh xa nơi phát sinh tiếng ồn lớn ít nhất là 100m, khoảng cách ly đối với khu vực sản xuất có thải ra nhiều khói bụi, khí thải, chất độc hại hoặc những khu vực được các cơ quan chuyên môn giám định là khu vực có độc hại tối thiểu là 1000m.

    nha-o-cong-nhan-1

    Thứ hai: Nhà cho công nhân phải có mật độ xây dựng tối đa không quá 70% tổng diện tích khu đất , diện tích sử dụng (Không tính tường xây, không tính gác lửng) mỗi phòng ít nhất là 9m2 (nếu không có nhà vệ sinh trong phòng) và ít nhất 12m2 (nếu có nhà vệ sinh trong phòng), chiều rộng phải đảm bảo không nhỏ hơn 2.4m, chiều cao từ sàn đến trần nhà chỗ thấp nhất là 2.8m, có vách ngăn mỗi phòng riêng biệt bằng gạch xây.

    Thứ ba: Móng nhà phải bảo đảm ổn định, chịu được tải trọng căn nhà, tường bao che và tường ngăn các phòng phải được xây bằng gạch, bắt buộc phải được trát vữa mác 75, quét vôi 3 nước hoặc sơn nước; không được làm bằng vách đất, tre nứa hoặc vật liệu dễ mục, dễ cháy; nền nhà phải cao hơn mặt đường( hoặc sân, hè), đảm bảo không bị ngập khi mưa lớn và tôí thiểu phải được tráng bằng xi măng; cửa sổ, cửa đi phải đảm bảo khép kín và an toàn trong sử dụng, có chốt khoá an toàn, đóng mở dễ dàng…

    Thứ tư: hành lang, lối đi chung của nhà phải đảm bảo thoát hiểm khi có hoả hoạn. Trường hợp nhà xây thành một khối có hành lang giữa, 2 dãy phòng hai bên thì kích thước hành lang tối thiểu là 1,4m, chiều dài tối đa giữa hai đầu hồi không quá 25m. Trường hợp xây dựng hai dãy nhà riêng biệt có lối đi chung ở giữa thì kích thước lối đi chung thì tối thiểu là 3,5m.

    Đối với khu nhà cho thuê có trên 20 người sử dụng phải có ý kiến chấp thuận sau khi kiểm tra các điều kiện phòng cháy chữa cháy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Thứ năm: trang thiết bị trong phòng tối thiểu phải có một quạt trần hoặc quạt treo tường, một ổ cắm điện và bóng đèn chiếu sáng. Phòng ở phải đảm bảo cho mỗi công nhân, người lao động có một giường đơn ; đường dây dẫn điện phải đảm bảo an toàn theo quy định của ngành điện, phải có cầu dao cho toàn nhà và mỗi phòng ở phải có cầu dao tự động; phải có nước sạch phục vụ sinh hoạt…

    Tuy nhiên, các quy định này chỉ áp dụng cho các cơ sở đã xây dựng đang hoạt động kinh doanh, các trường hợp xây ở các khu vực ngoại thành và năm quận mới. Quy chế cho không áp dụng cho các khu đất nằm trong cá dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy hoạch ; các khu đất đá có quy hoạch chi tiết 1/ 500 được duyệt. Theo các đơn vị kinh doanh bất động sản, một hạn chế nữa đối với quy chế này là phân biệt đối tượng kinh doanh mặc dù tất cả phải hoạt động theo luật doanh nghiệp.

     

    READ MORE

    Hà Nội sẽ quy định riêng về chiều cao nhà

    Chiều 30/1, Phó chủ tịch UBND thành phố Đỗ Hoàng Ân đã chỉ đạo các ngành chức năng chủ động ra quy định về độ cao, khoảng lùi cho các nhà cao tầng, không đợi Bộ Xây dựng ra nghị định về kiến trúc đô thị. Đây là biện pháp hạn chế tình trạng chủ đầu tư “xin xỏ” để điều chỉnh giấy phép xây dựng.

    Hà Nội ban hành quy định mới về quy hoạch xây dựng

    “Có tình trạng cơ quan chức năng cấp phép 7-8 tầng, sau đó chủ công tình xin điều chỉnh tới 14-15 tầng mà vẫn được chấp thuận. Nhiều người thắc mắc xây dựng nhà cao tầng trong thành phố theo tiêu chí nào. Họ ví von muốn xây cao tầng thì xin phép thấp, muốn xây thấp thì xin cao, để cơ quan cấp phép điều chỉnh là vừa”, Phó chủ tịch Đỗ Hoàng Ân bức xúc.

    Theo ông Ân, đã đến lúc Hà Nội cần phải ra quy định chiều cao tối đa để chủ đầu tư không thể xin điều chỉnh giấy phép, cũng như đơn vị cấp phép có căn cứ để thực hiện. “Hà Nội không thể đợi Bộ Xây dựng ra nghị định, chúng ta phải chủ động ra quyết định về độ cao công trình của một số tuyến phố. UBND các quận thực hiện, Sở Quy hoạch kiến trúc hướng dẫn”, ông Đỗ Hoàng Ân nói.

    Chỉ đạo này được đưa ra khi nhiều cơ quan quản lý trật tự đô thị bức xúc về tình trạng thiếu thiết kế đô thị và quy hoạch 1/500 nên gây khó khăn cho công tác quản lý. Theo ông Lâm Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, phải lập và công khai quy hoạch chi tiết để người dân giám sát, cơ quan chính quyền có căn cứ để cấp phép và quản lý sau cấp phép.

    Trước những bất cập về quy hoạch, ông Nguyễn Tuấn Khải, Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc, trả lời thẳng thắn, không thể có quy hoạch chi tiết trên toàn thành phố, hiện chỉ một số khu đô thị lớn mới có quy hoạch này. Luật Xây dựng ra đời song Bộ Xây dựng cũng chưa có nghị định hướng dẫn về vấn đề này nên Sở không thể đưa ra các quy định.

    Theo ông Khải, hiện quy hoạch 1/2.000 và 1/500 kèm theo điều lệ quản lý. Ngoài ra, quy hoạch quận huyện đều có quy định trong mỗi ô đất có những chỉ tiêu tầng cao, mật độ, hệ số. Do vậy, các cơ quan chức năng được tùy theo điều kiện để cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Sở sẽ ra quy định riêng về kiến trúc tại những tuyến đường mới mở.

     nha-chung-cu-2

    Xây dựng sai phép do xử lý không cương quyết

    Phó chủ tịch thành phố Đỗ Hoàng Ân cho rằng những vụ xây dựng trái phép, sai phép thời gian qua là hậu quả của quá trình quản lý không nghiêm, khiến chủ đầu tư cố tình vi phạm. “Công trình xây dựng không thể ngày một ngày hai mà không biết. Chúng ta nể nang, né tránh, đùn đẩy nên tình trạng xử lý kéo dài. Phải nghiêm túc xem xét, thiết lập lại trật tự xây dựng đô thị”, ông Ân nhận xét.

    Theo ông Ân, trong khi thiếu người quản lý trật tự xây dựng ở các phường, lực lượng thanh tra xây dựng phải trực tiếp xuống cơ sở, không để tình trạng cấp trên đùn đẩy cho cấp dưới, còn cấp dưới lại kêu thiếu người.

    Ông Lâm Anh Tuấn, Phó chủ tịch quận Hai Bà Trưng, cho rằng cần tăng trách nhiệm cho thanh tra xây dựng từ cấp phường. Thanh tra có quyền ra quyết định xử lý tại chỗ chứ không thể báo cáo lại UBND quận.

    Ông Lâm Quốc Hùng, Phó chủ tịch quận Hoàn Kiếm, cũng cho rằng, cấp phường vẫn chịu trách nhiệm chính xử lý công trình sai phép, không được đùn đẩy cho quận. Tuy nhiên, chánh thanh tra xây dựng quận có thể ra quyết định cưỡng chế thay vì lãnh đạo quận như hiện nay.

    Chiều 30/1, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất 6 biện pháp cụ thể trong lĩnh vực quản lý và cấp phép xây dựng. Trong đó, tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở như khi phát hiện công trình sai phạm, UBND phường, xã chỉ lập 2 biên bản. Lần thứ nhất cảnh cáo, lần thứ 2 yêu cầu khắc phục có thời hạn. Quá thời hạn mà chủ đầu tư không chấp hành, chính quyền ra quyết định cưỡng chế hoặc cắt điện, nước của các hộ vi phạm. Bên cạnh đó, tập trung triển khai quy hoạch chi tiết 1/500 và thiết kế đô thị, khẩn trương công bố, cắm mốc giới theo các đề án quy hoạch đã được duyệt để người dân biết và kiểm tra.

    READ MORE

    Quá tải hồ sơ nộp thuế nhà đất

    Gần 1 tháng nay, hàng ngàn người dân Hà Nội đã chạy đua nộp thuế trước bạ nhà đất để tránh thời điểm thi hành Luật Đất đai sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1-1-2005), phải chịu mức thuế cao theo khung giá đất mới.

    Theo ông Phi Vân Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội, số hồ sơ thuế nhà đất trong tháng 12 đã tăng vọt, trung bình 200 trường hợp/ngày, gấp 2 lần những tháng trước đó. Tình trạng quá tải này đã tạo môi trường thuận lợi cho các đối tượng “cò mồi” nộp thuế hoạt động công khai với mức giá dịch vụ nộp thuế 2 triệu đồng/hồ sơ.

    Để giảm bớt tình trạng quá tải cho cả người dân và cán bộ thuế, UBND TP Hà Nội đã có văn bản cho phép những hộ dân đã có sổ đỏ được hoãn nộp thuế đến hết năm 2005. Theo đó, đối tượng này chỉ phải nộp thuế, lệ phí trước bạ theo khung giá đất tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất.

     

    READ MORE

    Chủ đầu tư – Bạn là ai?

    “Trong khoảng 10 năm qua đã có nhiều thay đổi đáng kể về nhận thức, nhu cầu và cách ứng xử của Chủ đầu tư xây dựng công trình nhà ở tư nhân (mà tôi xin dùng đại từ Bạn để bắt đầu câu chuyện của mình). Chính Bạn đã góp phần thúc đẩy những người làm công tác chuyên môn như Nhà Tư vấn thiết kế, nhà thầu, nhà cung cấp dịch vụ và vật liệu…cũng phải chuyển mình theo, năng động hơn và cạnh tranh hơn để có thể đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của Bạn.”

    Thực ra vẫn có nhiều người làm nhà khoẻ re, nhiều người làm nhà xong đã trở thành tri kỷ với người thiết kế vì đã biết làm chủ nhà một cách chuyên nghiệp và gặp đúng người chuyên nghiệp.

    Chân dung những người Bạn!

    Bạn khá già và cũng khá trẻ, bằng chứng là khá nhiều các cô cậu chủ nhà thuộc thế hệ 8x, ra riêng sớm và được chủ động về chuyên môn lẫn tài chính suốt quá trình xây nhà. Cũng lại có rất nhiều chủ nhà ở lứa tuổi U80 còn khá tráng kiện, gạt hết con cháu ra để tự mình làm việc với Kiến trúc sư và Nhà thầu, tự mua vật tư và chạy giấy phép, hoàn công…mà lớp trung niên cũng phải nể.

    Một chủ nhà khác mà tôi muốn nói đến là dạng chủ đầu tư xây dựng công trình kiểu “cha chung không ai khóc” hoặc chủ đầu tư xây nhà qua loa để bán hoặc chủ đầu tư ảo, thích thì tìm hiểu cho vui vì chưa biết lúc nào sẽ xây.

    Bạn cần gì?

    Phần lớn Bạn rất kỳ vọng về ngôi nhà của mình. Bạn lên mạng download ào ào các mẫu nhà Tây Tàu đủ cả. Cũng may là Bạn chỉ thường tham khảo mà thôi! Nhưng Bạn cũng “pressing” cho giới hành nghề kiến trúc như Tôi phải vận động nhiều hơn để chiều được ý Bạn.

    Cũng có khi nhu cầu của Bạn rất bình thường hoặc hời hợt theo kiểu cho gì nhận nấy, song, cũng có khi Bạn…thay đổi xoành xoạch “sáng nắng chiều mưa” đến nỗi nhiều nhà chuyên môn phải thốt lên rằng sao làm nhà ở tư nhân bây giờ khó chiều quá! Có những nhu cầu của bạn là xác thực, có nhu cầu ở thì tương lai xa (mà cũng gần) như xe hơi, phòng spa tại gia…Lại có nhiều nhu cầu khá mơ hồ, nếu nhà chuyên môn không tỉnh táo sẽ rất dễ bị lạc lối mê cung. Do đó có không ít ngôi nhà đã được làm theo lối …tới đâu hay tới đó khá tuỳ tiện và dễ phát sinh.

    Bạn đã từng đi đây đi đó. Bạn thu thập cũng không ít đồ đạc, kiểu dáng, vật liệu…và Bạn quyết tâm đưa chúng vào nhà của Bạn. Nếu có điểm dừng, đó là một lợi thế không nhỏ, nhưng tiếc thay, hình như có nhiều Bạn cũng chưa chuyên nghiệp trong vấn đề này. Kết quả là lắm khi nhà Bạn trở thành một dạng tủ kính trưng bày kiểu…đa quốc gia, khiến người làm chuyên môn phải than trời. Một thời, những “củ hành củ tỏi” mọc lên như nấm, một thời, báo chí đã phải kêu trời: Em ơi, Hà nội chóp!

    biet-thu-pho-dep-anh-nho-1

    Bạn cũng cần chuyên nghiệp!

    Vì Bạn có nhiều nhu cầu nên Tôi đành phải kêu lên: làm chủ nhà cũng cần phải chuyên nghiệp! Chắc Bạn sẽ ngạc nhiên: xây nhà đời người có một hai lần, làm gì mà chuyên nghiệp được?

    Ồ không Bạn ạ! Có phải cứ trải qua chuyện gì rồi là chuyên nghiệp được ngay đâu? Vấn đề nằm ở quan niệm, ý thức, cung cách của Bạn khi làm việc với những nhà chuyên nghiệp khác, để Bạn trở thành chuyên nghiệp hơn, cũng là có lợi cho Bạn hơn. Tức là Bạn chỉ cần ý thức Bạn luôn là chủ nhà – Vai trò thật cao cả và quan trọng, không hơn mà cũng không kém – chứ Bạn không phải là nhà thiết kế hoặc nhà thầu. Niềm hạnh phúc của Bạn chính là chỗ đó, vì Tôi đã từng thấy nhiều khổ chủ là Kiến trúc sư xây nhà cho mình cũng dằn vặt thâu đêm và bơ phờ râu tóc lắm, Bạn ạ!

    Bạn cũng là người có thể biết khá rành hoặc không biết chút gì về Kiến trúc – xây dựng và trang trí nội thất. Không sao! Bởi không biết thì Bạn mới cần tìm hiểu. Yếu tố cốt lõi Bạn cần có thêm chính là lòng tin vào người chuyên môn, biết cách tôn trọng giá trị thiết kế, có quan điểm rõ ràng và minh bạch về công việc cũng như chi phí xứng đáng phải trả cho người làm chuyên môn. Khi đó, Bạn sẽ nhận thức lại được rất nhiều, chứ không phải chỉ là “có mấy bản vẽ sao mà đắt thế?” như một số người hay kêu! (Tất nhiên, nếu Bạn gặp những “gương mặt thiết kế” có vấn đề thì Bạn vẫn có quyền kêu, và chúng ta sẽ bàn về chuyện kêu ca chính đáng đó ở một bài viết khác).

    Đừng đảo ngược vai trò!

    Ở một thái cực khác, Bạn lại quá tin tưởng nhà chuyên môn, đem con bỏ chợ, phó thác hoàn toàn cho những người sẽ không hề ở trong ngôi nhà mà họ xây cho Bạn. Kết quả tuỳ chọn: Một là Bạn có được ngôi nhà như ý…của họ vì Bạn không quyết được gì cả. Hai là Bạn được những bản sao nhạt nhoà của các thể nghiệm bất thành. Ba là Bạn không nhận ra nổi những “ự do sáng tác” trong nhà mình. Bốn là Bạn tiền mất tật mang và tệ hơn cả là lôi nhau ra toà, mà thiệt thòi trước tiên về thời gian, tiền bạc vẫn luôn là …Bạn. Cứ thế, Bạn được gọi chung là những “khổ chủ”.

    Lúc đầu trước khi xây nhà, Bạn là người có tiền và nhà thầu có kinh nghiệm. Còn khi xây nhà xong thì vai trò đổi ngược lại, Bạn là người có kinh nghiệm còn nhà thầu thì có tiền

    Ngôi nhà dù xây dựng hoàn hảo đến đâu vẫn chưa hề có phần hồn mang đậm hơi thở cuộc sống của Bạn, chưa có màu của những kỷ niệm hay sắc của những dấu ấn thời gian mà tự tay Bạn cùng những người thân phải góp phần chăm chút nên. Nghĩa là ngôi nhà ấy vẫn cần sáng tạo thêm một lần nữa, sáng tạo bởi chính chủ nhân của nó. Có như thế, đó mới là Nhà Bạn chứ!

    Hình như chân dung Tôi vẽ Bạn không được tươi tắn lắm Bạn nhỉ? Thực ra vẫn có nhiều người làm nhà khoẻ re, nhiều người làm nhà xong đã trở thnàh tri kỷ với người thiết kế vì đã biết làm chủ nhà một cách chuyên nghiệp và gặp đúng người chuyên nghiệp. Tất nhiên, không có lửa làm sao có khói? Nhà thiết kế – tức là Tôi đây – cũng góp mặt khá nhiều. Và Tôi sẽ phác hoạ chân dung tự hoạ mình trong bài viết sau, Bạn nhé!

    READ MORE