Skip to Content

Category Archives: Mẫu nhà đẹp

Đầu tư nước ngoài tăng, giá đất sẽ tăng?

Thị trường bất động sản đóng băng khá lâu, tính từ cơn sốt đỉnh cao thứ hai dễ đã đến 3-4 năm, bằng trên hai phần ba thời gian đóng băng sau cơn sốt đỉnh cao thứ nhất. Mặc dù mức giá hiện vẫn rất cao so với khả năng của đại đa số người dân có nhu cầu về nhà ở cũng như so với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp, của người sản xuất kinh doanh, nhưng theo các chuyên gia, thế nào cũng sẽ có những cơn sốt nóng sau những cơn sốt lạnh kéo dài.

Dân số gia tăng mỗi năm trên 1 triệu người, tương đương với một tỉnh có dân số trung bình; sức mua và khả năng thanh toán của dân cư ngày một tăng lên cùng với tăng trưởng kinh tế; nhu cầu đầu tư xây dựng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp giảm, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng; mức độ đô thị hóa ngày một mạnh; đầu tư nước ngoài (ĐTNN) với những làn sóng mới; Việt kiều về nước đầu tư, sinh sống, mua nhà ngày một nhiều… sẽ tạo ra nhu cầu bất động sản tăng cao. Tuy nhiên, theo dự đoán phải sau một vài năm nữa khả năng mới xảy ra sốt.

Dự đoán xu hướng và thời gian như trên, các nhà ĐTNN bắt đầu đưa vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản với nhiều dự án với số vốn khá lớn. Công ty Pumyang liên doanh với Công ty cổ phẩn công nghiệp (Descon) vừa nhận giấy phép xây dựng một khu căn hộ, văn phòng và trung tâm thương mại tại quận 2, TP.HCM, với vốn đầu tư 14 triệu USD, trên diện tích 11.650m2, dự kiến sẽ xây dựng một tòa tháp đôi cao 30 tầng, với tổng diện tích sàn 75.000m2 vào năm 2008.

Công ty Keppel Land (Singapore) đang xây dựng Dự án Saigon Riviera với 101 biệt thự và chuẩn bị khởi công xây dựng Khu đô thị thể thao Saigon Sports City, với tổng vốn đầu tư 130 triệu USD. Công ty CapitaLand cũng vừa nhận giấy phép thành lập liên doanh với 2 công ty Việt Nam để xây dựng một khu căn hộ tại quận 2 với vốn pháp định là 14 triệu USD, để xây dựng 1.100 căn hộ trên diện tích 23.000m2, trong đó có 300 căn hộ ngay ở giai đoạn 1. CapitaLand cũng đang triển khai một số dự án khác tại TP.HCM. Mới đây, CapitaLand đã ký tiếp biên bản ghi nhớ với Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn về việc đầu tư một khu dân cư mới giáp với Khu đô thị Phú Mỹ Hưng.

Công ty Daewon (Hàn Quốc) tiếp tục giành được những dự án mới sau khi đã có giấy phép đầu tư vào 3 dự án là Daewon Cantavil An Phú (20,5 triệu USD), Daewon Bình Thạch (29,5 triệu USD) và Daewon Cantavil Đà Nẵng (30 triệu USD). Daewon còn ký thỏa thuận với Công ty giống cây trồng miền Nam để xây dựng một dự án căn hộ, văn phòng, thương mại với tổng vốn đầu tư 45 triệu USD.

Công ty phát triển nhà Đại An cũng đang muốn thành lập liên doanh với Công ty Shida Global Holding để xây dựng đầu tư một khu dân cư ở huyện Bình Chánh với tổng vốn 30 triệu USD; Công ty Tradco (Thụy Sĩ) sẽ đầu tư 28,5 triệu USD xây dựng Tòa tháp Phương Nam. Công ty GuocoLand (Singapore) cũng đã nhận giấy phép đầu tư một khu nhà ở, trung tâm mua sắm trên diện tích 17,5 ha ở Bình Dương với tổng vốn đầu tư cho giai đoạn đầu là 58 triệu USD.

Hàng loạt dự án đầu tư trong lĩnh vực bất động sản như Boo Young (170 triệu USD), Lee & Co (70 triệu USD), Posco-Vinaconex (2 tỉ USD) cũng đang chờ cấp phép, trong khi nhiều nhà ĐTNN khác như GuocoLand hay CapitaLand vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những dự án mới.

Những động thái trong thời gian gần đây cho thấy, các nhà ĐTNN đang chú trọng đến TP.HCM, coi đây là thị trường số một để đầu tư. Số lượng dự án mới được cấp phép ở Hà Nội tuy ít, nhưng lượng vốn lại khá lớn, như 2 dự án Tây Hồ Tây (314 triệu USD), Hanoi City Complex (114 triệu USD).

Làn sóng đầu tư mới trong lĩnh vực bất động sản hứa hẹn sẽ cải thiện đáng kể nguồn cung về văn phòng, nhà ở, khách sạn, trung tâm mua sắm chất lượng cao mà các công ty trong nước không đủ tiềm lực để đáp ứng. Các nhà ĐTNN đang “chiếm lĩnh” những dự án lớn, đẩy các công ty trong nước và phân khúc thị trường là những dự án vừa và nhỏ. Giá đất cũng vì thế mà có khả năng tăng dần.

READ MORE

Bảy kỳ quan kiến trúc hiện đại

Tuần qua, tạp chí Condé Nast Traveler vừa công bố danh sách “Bảy kỳ quan thế giới” của thời đại mới. Đó là bảy công trình kiến trúc đồ sộ đã góp phần thu hút một lượng du khách tham quan khổng lồ cho quê hương, đất nước của chúng.

images76333 Museum%20of%20Glass,%20Tacoma,%20Bundesstaat%20Washington

Viện bảo tàng Museum of Glass

Đáng nể nhất vẫn là Mỹ với hai công trình kiến trúc đứng đầu bảng xếp hạng: Viện bảo tàng nghệ thuật đương đại (Modern Art Museum) ở Texas và Viện bảo tàng kính (Museum of Glass) ở Washington. Viện bảo tàng Modern Art Museum do kiến trúc sư người Nhật Tadao Ando thiết kế. Hầu như toàn bộ ánh sáng trong viện bảo tàng đều lấy từ mặt trời thông qua những bức tường kiếng khổng lồ. Những buổi bình minh và hoàng hôn là lúc viện bảo tàng đẹp hơn bao giờ hết. Nó lung linh huyền ảo như một ngọn hồng đăng bồng bềnh trên sóng nước.

images76373 Shizuoka%20Prefectural%20Fuji%20Swimming%20Pool,

Hồ bơi Shizuoka Prefectural Fuji, Nhật

Không chỉ thành công trên đất khách, những kiến trúc sư người Nhật cũng góp phần đưa tên tuổi của đất nước mình vào danh sách các nước có kỳ quan thế giới bằng công trình hồ bơi Shizuoka Prefectural Fuji (hạng năm). Lợi thế của công trình này là nằm ngay trong vùng du lịch trọng điểm của Nhật: vùng núi tuyết nổi tiếng Fuji. Hạng ba là đường trượt băng Bergisel Ski Jump ở Innsbruck, Áo. Tại đây người đã từng tổ chức hai kỳ thi Olympic vào năm 1964 và 1976. Hiện nay đường băng Bergisel Ski Jump được xem là nơi nghỉ hè lý tưởng nhất của nhiều du khách nước ngoài.

images76365 Kingdom%20Centre

Trung tâm Kingdom Centre ở Riyadh của Saudi Arabia

Lần lượt các thứ hạng bốn, sáu và bảy thuộc về các công trình kiến trúc sau: Falkirk Wheel của Scottland, Câu lạc bộ Bed Supperclub ở Bangkok, Thái Lan và Trung tâm Kingdom Centre ở Riyadh của Saudi Arabia. Có thể nói: Câu lạc bộ Bed Supperclub ở nước láng giềng đã tạo được tiếng vang lớn và là niềm hãnh diện chung của các nước Đông Nam Á. Hy vọng rằng một ngày gần đây chúng ta có công trình kiến trúc sánh vai cùng nước bạn Thái Lan.

READ MORE

Tranh tường độc đáo

Không cần những tác phẩm hội hoạ nổi tiếng, không cần những bức ảnh đạt giải , chỉ một vài nét vẽ nguệch ngoạc của bọn trẻ con, những bức ảnh chụp cố tình nhấn mạnh vào những “bộ phận” của cơ thể, hay đơn giản chỉ là bức tranh một màu bí hiểm… Tất cả sẽ là tâm điểm sự chú ý trong căn phòng nhà bạn.

t1

Những bức ảnh chân dung không rõ mặt người

t2

Những bức tranh bí hiểm, trừu tượng

t3

Một mảng màu da cam khó hiểu

t7

tranh vải

t8

Những nét vẽ của trẻ

READ MORE

Giới thiệu đơn vị khảo sát thiết kế cho NT. Tô Hiệu – Sơn La

Chào Wedo,

Cơ quan chúng tôi muốn xây dựng một khách sạn trong khuôn viên cơ quan tại Thị trấn Hát Lót Huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La. Với diện tích khoảng 400m2 vốn đầu tư 02 tỷ đồng. Kính nong ban tư vấn hướng dẫn giới thiệu đơn vị khảo sát thiết kế cho chúng tôi.

Wedo xin trả lời:

Kính gửi : Ban lãnh đạo nông trường Tô hiệu

(Xã Hát Lot – Huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La)

Chúng tôi xin giới thiệu với Ban lãnh đạo Nông trường một đơn vị tư vấn có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn Thiết kế, Khảo sát, Lập dự án các công trình công cộng và có nhiều công trình đã được xây dựng tại Sơn La: Trung tâm tư vấn Kiến trúc và Xây dựng thuộc Viện nghiên cứu kiến trúc – Bộ Xây Dựng.

Các thông tin cần thiết để làm việc, xin Ban lãnh đạo liên hệ trực tiết với :

Kiến trúc sư Nguyễn Toàn Thắng (KTS chủ trì dự án của Trung tâm tư vấn Kiến trúc và Xây dựng) số ĐT: 0912.005414 – 04.8327534.

Hoặc KTS. Lê Cẩm Tú – ĐT: 0912.089953.

Địa chỉ : Trung tâm tư vấn Kiến trúc và Xây dựng – Viện nghiên cứu Kiến trúc – Số 389 – Đội Cấn –Ba Đình – Hà Nội.

Các thông tin liên quan, Ban lãnh đạo cũng co thể đọc trên Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số tháng 04/2004 hoặc Tạp chí Xây dựng số 4/2004 hoặc trang web của WEDO.

Chúng tôi xin giới thiệu một số công trình tiêu biểu mà Trung tâm tư vấn Kiến trúc và Xây dựng đã và đang triển khai:

– Trụ sở HĐND – UBND tỉnh Sơn La

– Chợ trung tâm thị xã Sơn La

– Nhà điều hành công ty khai thác công trình thủy lợi Sơn La

– Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi Sơn La

– Trung tâm y tế huyện Yên Châu – Sơn La

– Khu DL – VH – Vui chơi giải trí Chiềng Ngần – Sơn La

– Khu du lịch sinh thái Chiềng Sinh – Sơn La (trong đó có hạng mục Khách sạn 100 giường)

– Khách sạn 5* Âu Cơ – Nam Vĩ Dạ – TP. Huế.

– Phương án đoạt giải A cuộc thi Quốc gia: Trung tâm Hành Chính – Chính trị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

– Nhà khách dân tộc.

– Khách sạn du lịch Tam đảo.

– Khách sạn Hoàn Kiếm.

– ……..

Các bạn có thể gửi các vấn để gặp phải về Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc & kỹ thuật xây dựng Wedo. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết.

 

READ MORE

E. Haussmann, người đem lại bộ mặt mới cho Paris

Khách đến thủ đô của nước Pháp không khỏi trầm trồ khi ngắm quảng trường lớn bao quanh Khải hoàn môn, mang tên Quảng trường Ngôi sao (nay là Quảng trường Charles de Gaulle), từ đó tỏa ra những đại lộ lớn như những cánh sao đã làm cho Paris trở thành một trong những đô thành đẹp nhất thế giới. Một trong những đại lộ lộng lẫy ấy mang tên Haussmann, người đã có công đầu trong việc biến Paris từ một đô thị Trung cổ thành đô thị hiện đại kể từ giữa thế kỷ 19..

Nam tước Georges – Eugene Haussmann (sinh năm 1809) từng nổi tiếng là nhà quản lý giỏi tại một số tỉnh, đặc biệt là tại Bordeaux, đã được Hoàng đế Louis Napoleon, tức Napoleon III bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng tỉnh Seine (trong đó có Paris) vào tháng 6.1853.

Sau cuộc cách mạng 1848, Napoleon III muốn biến cải Paris thành một đô thành tráng lệ, nhằm phô trương quyền lực và thành tích của mình với tư cách là một Hoàng đế. Ông muốn tái tạo Paris một cách nhanh chóng để chứng minh sự cai quản có hiệu quả của mình và để tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm bớt tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng đã từng dẫn tới cuộc cách mạng.

Napoleon III đã giao trọng trách này cho Haussmann, và đã cho phép nhà quản lý, tổng công trình sư này được toàn quyền hành động, với sự tài trợ rộng rãi.

Cải tạo quy hoạch Paris vào đầu thế kỷ 19 không phải là chuyện đơn giản.

… Paris trước khi Haussmann nhậm chức

Đó là một đô thành đầy tương phản. Những tượng đài kỷ niệm duyên dáng, những công trình lịch sử nằm kề bên những khu nhà ổ chuột. Đó là kết quả của hàng thế kỷ phát triển tùy tiện. Thành phố rất đông dân vì có quá nhiều dân nhập cư từ các tỉnh. Nhà văn và triết gia Pháp Jean Jacques Rousseau (1712-1778) đã viết lại cảm tưởng của mình khi đến Paris lần đầu tiên như sau: “Từ ngoại ô Saint Marceau tiến vào Paris, tôi chỉ thấy những con phố nhỏ bẩn thỉu và hôi hám, những ngôi nhà đen sạm, xấu xí, một môi trường bụi bẩn, nghèo khổ của những người ăn xin, người bán hàng rong, phụ nữ may vá, phụ nữ bán thuốc nước và mũ”.

blanchard%20haussmann

Đại lộ Haussmann, tranh của Hoạ sỹ Antoine Blanchard (1910-1988)

Nhiều khu phố chỉ có những gian nhà tạm bợ hư nát, đôi khi cao đến 5-6 tầng. Trong 5 căn hộ, chỉ có một hộ có nước máy, người ta thường đổ nước thải từ các tầng cao qua cửa sổ. Chỉ có 2/3 đường phố là có cống rãnh được xây dựng một cách vá víu từ các thế kỷ trước… Nước sinh hoạt của dân Paris được lấy từ sông Seine, là nơi phần lớn cống rãnh đổ ra. Tình trạng mất vệ sinh như vậy đã thường xuyên gây dịch bệnh. Năm 1832, 39.000 người dân Paris đã mắc dịch tả và 18.400 đã bỏ mạng, trong đó có cả Tể tướng. Năm 1848-1849, một số lượng người tương tự cũng đã chết vì dịch bệnh.

Do tình hình kinh tế – xã hội xuống cấp nghiêm trọng, nhân dân lao động ở các vùng phụ cận phía Đông và Đông Nam Paris thường nổi dậy chống lại chính quyền, tạo ra những “điểm nóng”, những “lò lửa” cách mạng…

Việc đi lại trong thành phố bằng xe ngựa gặp nhiều trở ngại, vì đường sá thời trung cổ giống như một mê cung, chỉ thích hợp với người đi bộ, cưỡi ngựa hay ngồi kiệu…

Haussmann hóa Paris

Napoleon III và Haussamnn đã cùng vạch một kế hoạch lớn nhằm cải biến Paris, theo nguyên tắc: vạch ra những đại lộ có cây xanh và các khối nhà ở, công thự dọc hai bên đường; những đại lộ thẳng tắp này tỏa ra từ trung tâm và những đường phố cũng được vạch ra để nối liền các quận nội đô, giải quyết vấn đề giao thông.

Haussmann đã thực sự chuyển trung tâm Paris về phía Tây Bắc, từ đó vạch ra những đường thẳng, xây những đại lộ rộng lớn và thẳng tay xóa bỏ mọi chướng ngại nằm trên những con đường đã được vạch ra. Ông đã phá hủy hàng nghìn khu nhà lụp xụp và cũ kỹ (trong đó có cả ngôi nhà ông đã sống lúc còn thơ) và điều hàng vạn dân ra khỏi trung tâm thành phố để xây các đại lộ, công viên, quảng trường rộng lớn, nhà thờ, nhà hát… Chính nhờ có nhãn quan ấy mà ngày nay, Paris đã có thể xây dựng và rất tự hào về những công trình kỳ diệu như Quảng trường Concorde, Quảng trường Trocadero và Đại lộ Champs Elysée… Các nhà sử học đều cho rằng, nếu so với kế hoạch canh tân Paris của Haussmann thì dự án cải tạo New York của Robert Moses lúc đó xem ra quá “rụt rè”.

Haussmann%20Plan

Bản đồ quy hoạch Paris của Haussmann

Thành tựu đáng kể của Haussmann là đã xây dựng được hệ thống cống rãnh thoát nước hiện đại nhất lúc bấy giờ, tạo ra bầu không khí trong lành, xóa bỏ được những bãi sình lầy gây dịch tả và những ngõ hẻm chật cứng người.

Khi mới nhận nhiệm vụ, công việc đầu tiên của Haussmann là đặt làm một bản đồ chi tiết về Paris. Ông lập ra Sở Kế hoạch Paris, có nhiệm vụ dựng hàng loạt tháp bằng gỗ trong thành phố, cao hơn hẳn mọi khu nhà xung quanh, để tiến hành phép tam giác đạc và giám sát tiến trình xây dựng. Bản thân Haussmann cũng giữ trong tay một bản sao bản đồ tỉ lệ 1/5.000 (cỡ 2m80x3m60), đặt trên một cái giá cuộn trong phòng làm việc. Các sở có liên quan đến dự án đều có một bản đồ tương tự. Một bản đồ nhỏ hơn tỉ lệ 1/20.000 đã được phổ biến cho dân chúng qua các cuộc vận động báo chí…

Vào thời đó, Paris được chia thành 12 quận (hiện nay là 20), bên ngoài thành phố có 2 lớp tường bao bọc. Tường ngoài cùng chủ yếu bao gồm các hệ thống phòng thủ. Tường phía trong, mang tên Tường thu thuế nông dân, chỉ dùng để đánh thuế hàng hóa đưa vào đô thành. Haussmann và Napoleon III đã quyết định phá bỏ bức tường này, bất chấp việc đó có thể làm giảm bớt thu nhập. Tuy nhiên, việc xây dựng những đường phố, đại lộ rộng lớn đã tạo điều kiện cho tầng lớp tư sản lưu thông hàng hóa tiện lợi hơn và khách đến mua hàng đến các cửa tiệm mở trên các đường phố lớn thuận lợi hơn là tới các ngõ hẻm chật chội.

Ở đây nổi lên tính chất giai cấp và chính trị của việc xây dựng các đại lộ thẳng tắp và rộng lớn ở Paris. Theo ông Michel Carmona, giáo sư Đại học Paris IV-Sorbone, tác giả cuốn Haussmann: cuộc đời và thời đại, và việc tạo dựng Paris hiện đại (Nhà xuất bản Fayard, Paris, năm 2000), thì những đại lộ dài, rộng và thẳng tắp đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chính quyền sử dụng hỏa lực pháo binh, ngăn chặn trước việc xây dựng những chướng ngại vật (làm chiến lũy) khi nhân dân lao động nổi dậy. Từ năm 1827 đến năm 1849, nhân dân lao động Pháp đã 8 lần xây dựng chiến lũy nổi ở khu vực phía Đông Paris. Nhiều đường phố mới đã được mở ra quanh các khu phố thường có bạo loạn.

Ở trung tâm Paris cổ, trên hòn đảo nhỏ trên sông Seine, để bảo đảm vệ sinh, Haussmann đã cho phá sạch các khu nhà lụp xụp, chỉ để lại Nhà thờ Đức Bà, Nhà thờ Sainte Chapelle và Tòa án.

Hai mặt của tấm huân chương

Trong khoảng 15 năm (1853-1868), Haussmann đã gần như hoàn tất các kế hoạch đầy tham vọng của mình: biến Paris từ một đô thành trung cổ, xấu xí và bẩn thỉu thành một thủ đô hiện đại, lộng lẫy, với những đại lộ thẳng tắp chạy xuyên qua thành phố, dọc theo đó mọc lên những nhà hát, nhà thờ mới, nhà ở cao tầng cùng những công viên đẹp đẽ. Hệ thống cấp thoát nước và khí đốt cũng đã được hiện đại hóa.

Theo ông Carmona, thành tích này mang tính chất lịch sử và kinh nghiệm của Haussmann trong việc xây dựng “Thủ đô ánh sáng” trong điều kiện kinh tế – xã hội phức tạp là một kho báu cho các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch đô thị và sử gia. Thành tựu này đạt được là do có sự cộng tác chặt chẽ và sự ủng hộ chính trị và tài chính của Napoleon III.

Về phần Haussmann, ông Carmona nhận định: “Đó là một thiên tài, một người có ý chí sắt đá, một nhân vật độc đoán, thực dụng, làm việc có hiệu quả, tuy đôi khi thiếu thận trọng, nhưng phẩm chất này là cần thiết trong việc hoạch định và thực thi một dự án cải biến đô thị có tầm nhìn xa như vậy”.

Haussmann%20%20Boulevard

Siêu thị Au Printemp nổi tiếng nằm trên đại lộ Haussmann, Paris

Các đối thủ đương thời của Haussmann tuy thừa nhận tài năng của ông, nhưng cho rằng, đó là một nhân vật có phần “điên rồ”, tỏ ra “vô tâm, vô cảm” trước việc trục xuất những người nghèo để phục vụ kế hoạch đầy tham vọng. Sự quá táo bạo của Haussmann đã làm cho Napoleon III phải bực bội và chán ngán. Vào cuối những năm 1860, làn sóng chống đối việc Haussmann hóa Paris đã trở lên gay gắt. Cư dân các tỉnh cho rằng, người ta đã chi quá nhiều tiền cho Paris. Tầng lớp tư sản Paris, từng run sợ trước cuộc cách mạng 1848, rất e ngại việc hàng ngàn lao động từ các nơi kéo về Paris để xây dựng các công trình công cộng. Các nhà quản lý ngân hàng thì cho rằng, chi tiêu của Haussmann sẽ dẫn tới lạm phát.

Còn những người dân phải di dời đã khiếu kiện, cho rằng, mục tiêu của Haussmann chủ yếu nhằm xây dựng những “đường phố chống bạo loạn”.

Cuối cùng, vào tháng 1-1870, Napoleon III đã phải sa thải Haussmann. Và trong thực tế, các đại lộ rộng lớn đã không ngăn cản được những cuộc nổi dậy của quần chúng lao động Pháp. Năm 1871, những người cách mạng của Công xã Paris đã dựng chiến lũy và đã giữ vững được cuộc chiến đấu lâu dài hơn cuộc cách mạng 1848.

READ MORE

Mẫu nội thất văn phòng Aries

Những đặc tính nội thất văn phòng Aries là màu sắc và kiểu dáng mà màu sắc nổi bật nhất là màu Walut,màu Anh đào, màu táo và màu Maple. Đó là sự tối ưu trong thiết kế nội thất văn phòng mà giá cả của nó được ưu đãi.

Văn phòng là nơi mang lại những khát vọng và sự phát triển chuyên nghiệp cùng với ước mơ của bạn. Đó là phong cách của bạn. Và nội thất văn phòng Aries đã mang lại cho bạn điều đó.

Nội thất văn phòng Aries:

Aries1s%20copy

Aries2s%20copy

Aries3s%20copy

 

READ MORE

Cánh buồm Dubai

Burj al-Arab là một trong những khách sạn sang trọng nhất thế giới, nằm ở Dubai (Các tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất). Công trình có hình dáng đặc biệt, giống như một cánh buồm đang no gió, do KTS Tom Wright của Tập đoàn WS Atkins PLC thiết kế.

burj al arab 1

Cánh buồm căng gió khơi

Burj Al-Arab được khởi công năm 1994. KTS Tom Wright cho biết, chủ đầu tư muốn công trình phải trở thành một biểu tượng của Dubai, tương tự như nhà hát Opera ở Sydney hay tháp Eiffel của Paris. Tư vấn cho dự án này là Atkins, một đơn vị có tiếng của Anh, còn việc xây dựng do nhà thầu Murray & Roberts của Nam Phi thực hiện.

burj al arab 3

Khách sạn Burj al-Arab nhìn từ trên cao

Với độ cao 321 m, Burj Al-Arab là công trình khách sạn cao nhất thế giới. Điều đặc biệt hơn nữa là Burj al-Arab không nằm trong đất liền mà trên một hòn đảo nhân tạo ngoài biển, cách bờ 280 m. Quá trình xây dựng rất kỳ công. Để đảm bảo cho một nền móng vững chắc, người ta đã sử dụng 230 cột móng dài 40 m để đóng xuống đất. Phần đảo nhân tạo được giữ chắc không phải bởi đá tảng, mà bằng những công nghệ mới tạo ma sát giữa cát biển với bùn dọc theo chiều dài của các cột ống cọc. Các kỹ sư xây dựng cũng làm một lớp bề mặt đá lớn, với hình dạng lược, để đảm bảo phần nền móng không bị xói mòn. Đã phải mất tới 3 năm để hoàn thiện phần móng, bằng đúng thời gian để xây dựng toàn bộ tòa nhà. Công trình tiêu tốn 70.000 tấn xi măng, 9.000 tấn thép, với tổng chi phí 1,5 tỷ USD.

burj al arab 5

Sảnh cao và rộng với hệ thống đài phun nước

Để giữ nhiệt độ cân bằng bên trong nội thất, một giải pháp được sử dụng là dùng hệ thống ống thông hơi nối thẳng từ mái và chôn sâu 1 m dưới lòng đất, tạo ra vùng đệm nhằm điều chỉnh nhiệt độ bên trong tòa nhà. Nhờ đó, không cần phải dùng tới nguồn năng lượng khổng lồ cho hệ thống điều hòa, không khí bên trong vẫn rất dễ chịu.

Sợi thủy tinh được sử dụng cho phần ngoại thất của khách sạn. Đơn vị thiết kế cho rằng đây là vật liệu tốt nhất để chống chọi lại thời tiết khắc nghiệt với nắng, gió, bão cát ở vùng sa mạc, và có thể duy trì trong vòng 50 năm.

burj al arab 13

Phòng ăn sang trọng

Burj Al-Arab có thể được coi là khách sạn 7 sao nếu xét tới những khoản đầu tư hoành tráng, cho dù trên bảng xếp hạng của hệ thống khách sạn thế giới, 5 sao đã được coi là… đỉnh. Chính vì vậy, Burj Al-Arab có thêm cụm từ “sang trọng”. Khách sạn có khoảng 8.000 m2 tường, cột được dát vàng lá 22 carat và 24.000 m2 đá marble, gồm 30 loại khác nhau. Đây còn là khách sạn 5 sao đầu tiên vượt quá độ cao 305 m. Ngoài ra, Burj al-Arab có khu hành lang rộng và cao nhất thế giới, 180 m.

Vào buổi tối, Burj Al-Arab nổi bật giữa biển nhờ hệ thống chiếu sáng hiện đại, long lanh và ấn tượng. Một điểm nhấn trong thiết kế của khách sạn chính là sân đỗ máy bay trực thăng được “treo” lơ lửng gần đỉnh. Ngoài mục đích sử dụng chính, nơi đây còn từng được nhiều người nổi tiếng chọn để tổ chức các sự kiện tầm cỡ. Ca sĩ người Ireland, Ronan Keating, đã qauy môt clip của anh ở đây. Tháng 3/2004, tay golf số một thế giới, Tiger Woods, đã có màn biểu diễn golf từ nơi đây vào vịnh Persian. Tháng 2/2005, còn có một trận đấu quần vợt “đỉnh cao” giữa hai tay vợt hàng đầu thế giới là Roger Federer và Andre Agassi.

Phần nội thất của khách sạn do Khuan Chew, người đứng đầu tập đoàn Thiết kế nổi tiếng KCA International thực hiện, người đã làm Cung điện Vua Brunei, sân bay quốc tế Dubai, khu nghỉ dưỡng Jumeirah Beach, Madinat và còn rất nhiều công trình khác nữa.

burj al arab 6

Bể bơi xa hoa như cung điện xưa

ks4

Nội thất phòng Royal

Trông hoành tráng, nhưng khách sạn Burj al-Arab chỉ có 28 tầng với 202 phòng. Căn phòng nhỏ nhất có diện tích 169 m2, còn phòng rộng nhất là phòng Hoàng gia (Royal Suite) 780 m2. Đây là một trong những khách sạn đắt nhất thế giới, với chi phí cho mỗi đêm từ 1.000 đến 15.000 USD. Riêng phòng Royal là 28.000 USD.

The Burj al Arab nhận được nhiều lời ngợi khen nhưng cũng không ít chê bai. Nội thất của khách sạn theo kiểu vừa phương Đông với những chi tiết trang trí của kiến trúc Ảrập với cột, tường rườm rà… kết hợp cả với phương Tây thể hiện qua những đường nét hiện đại, màu sắc sử dụng táo bạo… đã khiến nhiều người cảm thấy không hài lòng. Ngoài ra, sự sa hoa, sang trọng thái quá thể hiện qua màn đầu tư hoành tráng cũng khiến một số quan chức thành phố Dubai khó chịu. “Thể hiện sự giàu có bằng cách tạo ra một khách sạn xa hoa như cung điện là điều thật lố bịch”.

READ MORE

Công trình cải tạo nhà Quốc hội Đức – KTS Norman Foster (phần 2)

Cải tạo nhà Quốc hội Đức là nhiệm vụ khó khăn đặt ra cho các nhà thiết kế và thi công công trình, đòi hỏi sự nhìn nhận một cách trách nhiệm với các di vật, chi tiết lịch sử cửa toà nhà. Sự khó khăn đặc biệt ở chỗ phải giữ gìn nguyên kích thước của các di vật, chi tiết kiến trúc cần giữ lại nhưng không ảnh hưởng đến việc bố trí xây dựng thêm những không gian làm việc, hội họp cũng như lắp đặt các thiết bị hiện đại với tiến độ xây dựng nhanh nhất.

Tới lúc này, công trình đã một lần được cải tạo năm 1971 do KTS Baumgarten thiết kế (Thời kỳ CHDC Đức). Khi tiến hành thiết kế cải tạo lần này, vấn đề đặt ra hàng đầu cho Foster là việc bố trí sắp đặt và việc tổ chức không gian các phòng chức năng, nơi mà hàng ngày có hàng trăm người đến làm việc, hội họp và có lúc có hàng ngàn người đến thăm quan. Việc sắp đặt và bố trí hoạt động nhà Quốc hội được tuân thủ theo nguyên tắc: bố trí phân chia các phòng theo nhóm sử dụng:

-Nhóm 1: Các nghị sĩ

-Nhóm 2: Các viên chức và nhân viên phục vụ

-Nhóm 3: Nhà báo, phóng viên, khách tham quan

Ba nhóm này có lúc hoạt động riền rẽ, có lúc lại tập trung trong không gian lớn của toàn nhà. Foster đã bố trí các phòng cho các nhóm hoạt động như sau:

-Tầng hầm: Các thiết bị điều khiển và cung cấp năng lượng

-Tầng trệt: Các phòng kỹ thuật và phụ trợ

-Tầng 1: Sảnh đón tiếp, lối vào chính cho các nghị sĩ, phóng viên báo chí và khách tham quan. Phòng họp lớn của nghị viện và các thành viên chính phủ, văn phòng làm việc các Đảng phái

-Tầng lửng: Dành cho khách tham quan, du lịch

-Tầng 2: Văn phòng làm việc, phòng tiếp đón của Chủ tịch Quốc hội và hội đồng nguyên lão.

-Tầng 3: Các phòng làm việc, phòng họp nhỏ của các Đảng phái, sảnh báo chí

-Tầng mái: Không gian công cộng cho khách tham quan

phong%20hop

Phòng họp lớn cho Nghị viện và các thành viên Chính phủ được bố trí tại vị trí trung tâm của toà nhà với 750 chỗ. Đây cũng là phần cải tạo lớn nhất của ngôi nhà. Trong làn cải tạo trước (thời CHDC Đức), KTS Baumgarten đã quay phòng họp lại 1800 so với thiết kế của Wallot, cùng với nó là các sảnh, lối vào cũng bị thay đổi. Mái vòm bị hỏng nặng được thay thế bằng giàn mái không gian phẳng cho phòng họp lớn. Trong phương án thiết kế cải tạo lần này của Foster, phòng họp lớn được mở rộng và bố trí ngay sảnh chính phía Tây. Phần bậc dốc thấp hơn sảnh 1,4m và bố cục theo hình elíp với 669 chỗ ngồi cho nghị sĩ và 81 thành viên Chính phủ. Phần bậc ngồi cho khán giả là ban công nhô ra từ tầng lửng với 400 chỗ. Chiều cao phòng là 8m và diện tích phòng là 1200m2. Ở đây thể hiện một quan điểm: phòng họp lớn không còn là nơi làm việc riêng của quốc hội và chính phủ. Ở CHLB Đức ngày nay, các nghị sĩ có thể bỏ phiếu cho một dự luật, kiểm tra công tác của chính phủ phải có sự tham gia trợ giúp của các nhà chuyên môn, nhà khoa học dưới sự theo dõi công khai của Nhân dân, của báo chí cũng như của các Đảng phái. Từ quan điểm đó, Foster đã tạo nên một phòng họp lớn với một không gian mở, trong suốt với việc bố trí các mảng tường kính lớn bao quanh phòng họp này. Các nhà khoa học, các nhà chuyên môn, phóng viên báo chí cũng như khách tham quan có thể theo dõi mọi hoạt động diễn ra của quốc hội từ các phía xung quanh của phòng họp. Cánh phóng viên từ sảnh báo chí ở tầng 3 còn có thể quan sát phòng họp phía dưới, đồng thời có thể gặp gỡ, trao đổi và phỏng vấn với các thành viên Đảng phái, các Nghị sĩ ở quán cà phê bố trí ngay tại tầng này.

noi%20that

Tổ chức giao thông của ngôi nhà dựa theo nguyên tắc: đơn giản, rõ ràng và dễ tiếp cận. Từ sảnh chính ở phía Tây, khách du lịch, báo chí thông tấn và các nghị sĩ có thể tiếp cận ngay phòng họp lớn và lên tầng 2 bởi cầu thang máy. Lối vào riêng hàng ngày cho các nghị sĩ và các nhân viên được bố trí ở phía Đông canhj đường Friedrich Erbert. Các phòng làm việc và phòng họp nhỏ được bố trí theo nhóm sử dụng và bố trí tiếp xúc mặt ngoài của ngôi nhà. Từ tầng 2, không gian còn được bổ sung thêm 2 giếng trời lấy ánh sáng và thông gió cho các phòng. Chỉ có các phòng họp ở tầng 3 là lấy ánh sáng từ trên mái xuống vì không thể mở cửa qua các bức tường đá đã xây dựng dày 2m. Tầng mái của toà nhà được sử dụng như một không gian công cộng. Từ đó khách tham quan có thể đi vào vòm mái kính và bằng đường dẫn xoắn ốc quan sát chiêm ngưỡng toàn cảnh Thành phố Berlin hay vào các Restaurant nhỏ trên mái, nơi khách tham quan và các nghị sĩ có thể ngồi ăn chung. Việc thiết kế vòm mái kính này rất công phu. Riêng việc lựa chọn thiết kế, Foster đã đưa ra rất nhiều phương án lựa chọn khác nhau.

Vòm mái kính có đường kính đáy là 40m; cao 23,5m cấu tạo từ 24 khung xương bằng thép hợp kim và 17 vòng thép tròn liên kết và nặng 800 tấn. Bao bọc cho nó là các caử ô kính 2 lớp xếp theo hình vảy cá với diện tích khoảng 3000m2. Đường xoắn ốc bên trong được xây dựng bằng kết cấu thép dài 230m, dốc 80 dành cho người đi bộ và khách tham quan.

So%20do%20khong%20gian

Công việc trang trí nội thất của nhà Quốc hội được thực hiện bởi rất nhiều hãng khác nhau. Theo yêu cầu xây dựng, nội thất phải được trang trí hấp dẫn, đa dạng, mang phong cách trẻ trung hiện đại; Ở đây, Foster đã kết hợp việc sử dụng các vật liệu trang trí truyền thống và hiện đại một cách nhuần nhuyễn. Các sảnh lớn, cầu thang và các cầu nối ở tầng lửng bằng kết cấu đá được giữ lại nguyên bản và tôn tạo cùng với việc bổ sung các bộ phận, chi tiết kiến trúc mới, kết cấu nhẹ (kính, kim loại hợp kim, bê tông trần tạo cảm giác trong suốt, nhẹ, tương phản với kết cấu xây đá. Sàn các phòng, hành lang được lát đá có tông màu trung gian làm tôn lên vẻ đẹp của các tác phẩm nghệ thuật. Nội thất bên trong mỗi phòng hội thảo nhỏ ở tầng 3 được sơn một màu khác nhau với màu sắc ấm cúng, hấp dẫn phù hợp với các tác phẩm nghệ thuật trang trí cho từng phòng. Màu sơn cho khung cửa đi của từng tầng cũng khác nhau. Màu xanh da trời cho phòng họp lớn, màu xanh lá cây cho các phòng tầng lửng, màu đỏ sẫm cho các phòng ở tầng 2 và màu vàng cho các phòng ở tầng hầm.

Đồ gỗ nội thất cho các phòng cũng khác nhau và do nhiều hãng đảm nhiệm, thậm chí, những bàn làm việc, ghế ngồi hay salon được sản xuất theo mẫu thiất kế của của Le Corbusier, Charles Eames hay Mies Van de Rohe từ những năm 1929 chúng ta cũng thấy có mặt ở đây.

Việc tôn tạo các giá trị lịch sử của ngôi nhà, các di vật, các chi tiết trang trí kiến trúc được các chuyên gia phục chế thực hiện bằng kỹ thuật tiên tiến nhất. Khách tham quan đi trên các hành lang cầu nối bằng hợp kim có thể chiêm ngưỡng những di vật lịch sử này như vòm cuốn trần trang trí hay những phiến đá có khắc chữ lưu niệm cảu quân đội Xô Viết khi chiếm cứ toà nhà…Tổng cộng gần 8 triệu DM được dành cho việc trang trí nghệ thuật ở đây. Công việc trang trí này được giao cho 4 hoạ sĩ của 4 nước đồng minh thắng trận trong thế chiến thứ 2 (Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô).

QH%20Duc

Giải pháp lựa chọn cung cấp năng lượng và thông gió cho mọi hoạt động của toà nhà được kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và kỹ thuật cao. Cung cấp điện cho toà nhà được thực hiện bởi một máy phát nhiệt điện – sưởi (loại máy kết hợp cả 2 chức năng trên) chạy bằng dầu thực vật (Biodiesel). Với loại dầu này, khí thải Dioxit Carbon ra môi trường xung quanh giảm 440 tấn mỗi năm. Năng lượng nhiệt thừa sinh ra từ máy nhiệt điện được dùng để điều hoà không khí cho toà nhà và các nhà làm việc của chính phủ xung quanh. Dưới toà nhà bố trí 2 bể chứa nước tự nhiên trong các khoang rỗng trong lòng đất. Nhiệt thừa dưới dạng nước nóng đi qua 2 đường ống xuống bể chứa sâu 300m dưới lòng đất và mùa đông được bơm lên sưởi ấm các phòng. Ngoài ra, lượng nhiệt thừa (sau khi qua hệ thống sưởi) được dẫn qua máy làm lạnh xuống 50C và cũng được dẫn xuống bể thứ 2 sâu 60m, màu hè được bơm lên làm mát cho công trình.

Vòm mái hiện đại, trong suốt không chỉ là biểu tượng cho sự kết hợp quá khứ và hiện tại mà còn là một bộ phận kỹ thuật quan trọng cho việc cung cấp năng lượng và thông gió. Ngoài chức năng điều tiết ánh sáng tự nhiên cho phòng họp lớn thông qua hệ thống 360 gương phản chiếu nahừm giảm năng lượng điện tiêu thụ, các tế bào quang điện của pin mặt trời bố trí trên các lớp kính cung cấp nguồn điện 40kw/h để chạy và điều khiển hệ thống thông gió toàn nhà. Khí sạch cho ngôi nhà được cung cấp thông qua hệ thống giếng hút đặt ở phía Tây toà nhà. Từ đây, không khí sạch được dẫn đến phòng họp lớn và cung cấp cho nó thông qua những miệng thổi đặt dưới sàn ghế ngồi. Khí thải từ phòng họp lớn được hút lên trần phòng họp bằng hệ thống hút và thải ra ngoài. Hệ thống cửa sổ ở đây cũng được chế tạo đặc biệt, mặt kính phủ lớp chống chói, có 2 lớp kính tạo khả năng cách nhiệt tốt đồgn thời cung cấp khí sạch cho các phòng và có thể mở bằng tay hoặc thông qua hệ thống điều khiển tự động.

Các thông số chính:

 

– Tổng diện tích sàn

:

61.166 m2
– Tổng diện tích làm việc

:

11.200 m2
– Tổng chiều dài nhà

:

137,4 m
– Tổgn chiều rộng nhà

:

93,9 m
– Chều cao nhà

:

47 m
– Khởi công

:

6/1995
– Cất nóc

:

18/09/1997
– Khánh thành

:

19/04/1999
– Tham gia xây dựng

:

> 25 Công ty xây dựng

– Chóp lấy sáng: Hình nón, nặng 300 tấn với đường kính phần nhọn 2,5m; phần đáy lớn 16m cấu tạo bởi 360 gương phản quang và được điều khiển bằng computer theo biểu đồ ánh sáng mặt trời và hoạt động nhờ các pin mặt trời lắp trong hệ thống.

– Vòm mái kính: mái vòm kính cao 23,5m; đường kính đáy 40m, nặng 1200 tấn; trong đó riêng kết cấu thép là 700 tấn được bọc bởi 300m2 kính an toàn 2 lớp, kích thước mỗi tấm 5,10m x1,8m.

READ MORE

Hà Nội: Hơn 200 hộ dân diện giải tỏa đường vành đai 3 sẽ được mua nhà tái định cư

Theo ông Hoàng Công Hồng, Chủ tịch UBND Q.Thanh Xuân cho biết thì hơn 200 hộ dân diện giải tỏa đường vành đai 3 (đoạn chạy qua P.Thanh Xuân Trung, Q.Thanh Xuân) sẽ được mua nhà tái định cư (có thể được mua nhà theo phương thức trả dần).

Trong cuộc họp chiều 28/7 về triển khai giải phóng mặt bằng đường vành đai 3, ông Hoàng Công Hồng, cho biết: trong tổng số 250 hộ dân sử dụng nhà đất thuộc địa bàn này mới có hơn 70 hộ đăng ký nhận phương án bồi thường hỗ trợ, những hộ còn lại chưa nhận phương án đền bù, trong đó 73 hộ liên tục khiếu kiện UBND quận đã bố trí lịch tiếp các hộ có khiếu nại, kiến nghị.

Ông Hồng khẳng định đối với số hộ dân được hỗ trợ đền bù về đất theo mức 50%, 30%, 20% theo giá đất ở sẽ được thành phố bán nhà tái định cư (có thể được mua nhà theo phương thức trả dần); các trường hợp không được bồi thường, hỗ trợ mà bị thu hồi toàn bộ diện tích nhà, đất đang sử dụng, nếu không có chỗ ở khác sẽ được xem xét mua nhà tái định cư nhưng phải thanh toán trả tiền ngay một lần trước khi nhận nhà.

READ MORE

Các nhà đầu tư Hàn Quốc nhắm đến thị trường BĐS Việt Nam

Việc 5 công ty Hàn Quốc vừa được cấp phép đầu tư 314 triệu USD cho dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây chứng tỏ các nhà đầu tư của khu vực Đông Bắc Á ngày càng quan tâm đến thị trường bất động sản Việt Nam. Một số công ty Hàn Quốc khác cũng đang thăm dò thị trường và xúc tiến đầu tư các dự án bất động sản lớn không chỉ ở Hà Nội, TP.HCM, mà còn ở các tỉnh lân cận như Hà Tây, Bình Dương và Đà Nẵng.

Daewon, một trong 5 công ty tham gia dự án Tây Hồ Tây, đang xúc tiến đầu tư một dự án căn hộ và biệt thự lớn nhất tại Đà Nẵng. Ông Yunam Howang, Giám đốc khu vực hải ngoại của Daewon cho biết, Công ty sẽ đầu tư 80 triệu USD để xây dựng 1.200 căn hộ, văn phòng, cửa hàng trên diện tích 4,3 ha bên bờ sông Hàn. Dự án này sẽ được tiến hành theo nhiều giai đoạn và kết thúc xây dựng trong vòng 7 – 8 năm. Dự án này nằm trong kế hoạch mở rộng đầu tư của Daewon tại Việt Nam, sau khi có Giấy phép đầu tư dự án khu căn hộ đầu tiên tại TP.HCM, với thương hiệu Cantavil. Dự án Cantavil là liên doanh với Công ty cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức, với vốn đầu tư 20,5 triệu USD.

Năm 2005, Daewon đã nhận giấy phép liên doanh với Công ty Hoàn Cầu để đầu tư một khu căn hộ có tổng vốn 29,5 triệu USD tại TP.HCM và dự án sẽ khởi công xây dựng vào cuối tháng này. Ông Yunam Howang cho biết, Công ty cũng đang đàm phán để đầu tư vào Hà Nội.

Sau Daewon, một tên tuổi mới là Công ty Booyoung của Hàn Quốc cũng đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Theo UBND tỉnh Hà Tây, công ty này đang xúc tiến đầu tư 200 triệu USD để xây dựng một khối chung cư cao tầng tại Khu đô thị mới Mỗ Lao, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 10 km. Công ty này cũng đã cam kết đầu tư tại tỉnh Hà Tây một dự án bến xe buýt trị giá 2 triệu USD.

Tại TP.HCM, Tập đoàn LG Engineering & Construction đang đàm phán về kế hoạch xây dựng một khu đô thị mới rộng 360 ha tại huyện Nhà Bè và một số dự án bất động sản ở các nơi khác. Ông Thái Văn Rê, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, công ty này dự kiến sẽ xây dựng 14 km đường cao tốc Tân Sơn Nhất – Bình Lợi, trị giá 318 triệu USD. Đổi lại, TP.HCM sẽ cho Công ty thuê diện tích đất có giá trị tương đương để đầu tư khu đô thị và các dự án bất động sản.

Mặc dù thị trường bất động sản có vẻ đóng băng, nhưng ông Yunam Howang cho biết, nhiều công ty khác của Hàn Quốc đang nhắm đến Việt Nam, coi đây là một thị trường đang nổi, với nền kinh tế phát triển năng động và môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện. Nhà đầu tư này cho rằng, thị trường Việt Nam hiện có nhu cầu với loại căn hộ có chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Đây cũng là loại sản phẩm mà Daewon đã và sẽ tiếp tục tung ra thị trường.

Ông Sung Koo Yi, Chủ tịch Công ty TNHH Tây Hồ Tây thì khẳng định, việc các công ty trong nước thiếu vốn để đầu tư khu đô thị theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng khu đô thị hiện đại tại Việt Nam.

READ MORE

Đến thăm Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999

Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2, 3.

Khu di tích tháp Chàm Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 70km về hướng Tây – Tây Nam, cách Trà Kiệu- kinh thành cũ của vương quốc Chăm pa xưa 20km về phía Tây. Suốt 4 thế kỷ bị lãng quên, đến năng 1885, Mỹ Sơn mới được phát hiện. Mười năm sau, các nhà nghiên cứu bắt đầu thực hiện các cuộc phát quang, nghiên cứu khu di tích này.

Có thể chia việc nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp về Mỹ Sơn thành hai giai đoạn khác nhau:

– Năm 1898 – 1899, Louis de Fino và Launet de Lajonquere nghiên cứu các văn bia.

– Năm 1901 – 1902, Hen ri Pamlentier nghiên cứu về nghệ thuật và năm 1904 ông cùng Olrpeaus tổ chức khai quật khảo cổ học tại đây.

Đến năm 1904, những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được L.Finot và H.Pamlentier công bố. Từ công trình nghiên cứu của H. Parlnentler, chúng ta biết cách đây hơn 100 năm, Mỹ Sơn đã có 68 công trình kiến trúc và ông đã chia chúng thành các nhóm từ A, A’ đến N.

Nhà nghiên cứu nghệ thuật F.S. Tern chia di tích Chăm Việt Nam ra làm 7 phong cách nghệ thuật theo quá trình tiến triển của nó. Mỹ Sơn có đủ đại biểu các phong cách, trong đó có đến hai phong cách xuất phát từ Mỹ Sơn. Đặc biệt phong cách Mỹ Sơn A.1 với xuất phát là đền A1 thường được gọi là kiệt tác kiến trúc của di tích Chăm.

images65654 Myson

Văn bia tại Mỹ sơn cho thấy lịch sử của Mỹ Sơn được bắt đầu bằng những ngôi đền gỗ vào thế kỷ thứ IV. Sau đó nó bị cháy đi nhưng chúng ta không biết được lý do. Đến thế kỷ thứ VII, một ông vua khác dâng cúng và xây một ngôi đền gạch. Từ đó về sau, các vương triều Chăm pa liên tục dâng cúng những ngôi đền, những kiến trúc tại Mỹ Sơn kéo dài từ những đền tháp đầu tiên vào thế kỷ thứ VII đến những đền tháp cuối cùng vào thế kỷ XIII. Trong vòng 7 thế kỷ như vậy, đền tháp tại Mỹ Sơn được xây mới và tu bổ liên tục nên những phong cách nghệ thuật và kiến trúc của nó cũng thể hiện sự chuyển hoá của quá trình phát triển của nghệ thuật và kiến trúc Chăm pa. Chúng ta cũng còn thấy được rằng các vương triều Chăm pa xưa ngoài việc xây dựng các ngôi đền mới, họ còn có nhiệm vụ tu sửa lại các ngôi đền cũ và họ chỉ tu sửa mặt tường ngoài chứ không tu sửa mặt trong. Nếu chỉ căn cứ vào cách trang trí mặt ngoài mà xác định niên đại của đền tháp thì có thể sẽ không đúng vì rất có thể khi trùng tu, người đời sau sẽ áp đặt phong cách mỹ thuật của thời họ vào trên tường tháp.

Là một quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, Shiva là vị thần được tôn thờ tại vương quốc Chăm pa. Đền thờ tại Mỹ Sơn được các vương triều Chăm pa xây dựng để thờ chính vị thần vua của mình. Sự kết hợp giữa vương và thần được thể hiện qua ngẩu tượng Linga. Từ những buổi ban đầu sơ khai, gần như người nghệ sĩ Chăm học cách trang trí mỹ thuật và thực hiện nó theo người Ấn Độ (Mỹ Sơn E1). Nhưng rồi dần về sau, tính bản địa đã được thể hiện. Nhưng theo thời gian, qua giao tiếp với các nền văn minh khác và sự tiếp nhận chọn lọc của người nghệ sĩ Chăm pa; đền tháp tại Mỹ Sơn mang những đường nét kiến trúc theo các thời kỳ khác nhau thể hiện các luồng văn hoá mà họ nhận được. Là khu đền thờ chính của vương quốc trong suốt chín thể kỷ, nên các đền tháp của Mỹ Sơn cũng thể hiện tính thăng trầm của các thời kỳ, những thay đổi trong lịch sử của các vương triều, những chuyển biến trong đời sống văn hoá.

Tuy chỉ xây dựng những công trình có kích thước vừa và nhỏ, những kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chăm pa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí.

Khi nói về di tích Chàm, chúng ta hay nói về các đền tháp bằng gạch. Nhưng ở Mỹ Sơn lại có một đền bằng đá và là đền duy nhất bằng đá của di tích Chăm. Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu lần cuối cùng bằng đá vào năm 1234. Ngày nay tiếc rằng ngôi đền này đã bị sập nhưng hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30m và đây là ngôi đền cao nhất Mỹ Sơn. Các tài liệu thu thập được xung quanh khu đền này cho thấy nhiều khả năng đây và vị trí của ngôi đền đầu tiên vào thế kỷ thứ IV.

Năm 1937, các nhà khoa học Pháp bắt đầu có những công cuộc trùng tu tại Mỹ Sơn. Năm 1937-1938, ngôi đền A1 và các ngôi đền nhỏ xung quanh nó được trùng tu. Các năm sau, từ 1939 đến 1943, các tháp B5, B4, C2, C3, D1, D2 được trùng tu và gia cố lại. Năm 1939, nhằm để nghiên cứu các di tích của nhóm A, B, C, D khỏi sự phá huỷ của dòng nước (đã phá sập tháp A9), người Pháp đã cho xây một con đập và đào một dòng chảy xuyên núi để đổi hướng dòng chảy. Nhưng năm 1946, sau một trận lũ lớn, con đập này đã bị vỡ, nước chảy trở lai theo dòng cũ như ngày hôm nay chúng ta thấy.

Myson01

Mỹ Sơn có một giai đoạn yên lắng từ năm 1954 đến 1964. Khi đó, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chưa đến giai đoạn khốc liệt. Nhưng từ năm 1965 đến 1972, khi khu vực Duy Xuyên và Quảng Nam trở thành một chiến trường. Đền tháp Mỹ Sơn cũng bị thiệt hại cùng với xóm làng mà nó đã mang tên. Nặng nề nhất là trận bom năm 1969 đã làm biến dạng hình hài của khu di tích. Hầu hết các đền tháp đã bị sụp đổ hoặc hư hại nặng nề. Sau chiến tranh, để phục vụ cho công cuộc nghiên cứu, phục hồi di tích, chúng ta đã tiến hành rà phá bom mìn còn lại ở khu vực này. Mỹ Sơn sau chiến tranh là sự ngổn ngang gạch đổ, cần sự trợ giúp của nhiều người.

Năng 1980, trong chương trình hợp tác văn hoá Việt Nam- Ba Lan, tiểu ban phục hồi di tích Chăm pa được thành lập do cố kiến trúc sư KAZIMIERS KWIATKOWSKI (1944-1997) phụ trách. Từ 1981 đến 1985, các đền tháp nhóm B, C, D được dọn dẹp và gia cố, hàng ngàn mét khối gạch vỡ, đất đá được đưa ra khỏi khu vực và sắp xếp lại. Nhờ vậy mà khu vực đền tháp này có được dáng vẻ như ngày hôm nay. Sau đó, một phần nhóm A được dọn dẹp và gia cố. Mỹ Sơn hiện nay vẫn còn rất nhiều việc để làm nhưng được như hôm nay là công sức của những con người của những năm 1980 đầy khó khăn. Cố kiến trúc sư người Ba Lan mà mọi người hay gọi bằng một tên thân mật KAZIK đã để lại một tình cảm sâu đậm trong di tích và con người tại Mỹ Sơn. Ông mất năm 1997 tại Huế.

Để tiếp tục công việc bảo tồn di năm 1995, Ban quản lý Di tích Mỹ Sơn đã được thành lập. Để có cơ sở thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, Ban đã phối hợp với Trung tâm thiết kế và tu bổ di tích Trung ương thiết lập các dự án tu bổ cấp thiết từng cụm di tích trên cơ sở quy hoạch toàn vùng. Nổi bật nhất trong những năm 1998-1999, Ban đã hoàn thành được hồ sơ để trình UNESCO công nhận Mỹ Sơn là Di sản Thế giới. Tháng 12 năm 1999, Mỹ Sơn đã chính thức là Di sản Văn hoá Thế giới với hai tiêu chuẩn:

– Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hoá với sự hội nhập vào văn hoá bản địa. Những ảnh hưởng văn hoá bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ.

– Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá Chăm pa trong lịch sử văn hoá Đông Nam á.

Trong năm 1999, theo thoả thuận của ba bên Việt Nam – UNESCO – Italia, Ban quản lý Di tích Mỹ Sơn hợp tác với đoàn chuyên gia Italia nghiên cứu toàn diện về Mỹ Sơn. Từ đó, chúng ta có được bản đồ thực trạng khu vực di tích năm 2000. Các chuyên gia cho rằng việc đối xử với di tích phải hết sức dè dặt, phải nghiên cứu kỹ về vật liệu xây dựng vì người xưa không chỉ để lại những giá trị mỹ thuật và lịch sử mà còn có cả kỹ thuật vật liệu. Chơ đến ngày hôm nay, chúng ta vẫn chưa có được một kết luận khoa học mang tính đúng đắn và có khả năng ứng dụng. Viên gạch cổ nhẹ hơn gạch hiện tại cùng kích thước 1,3 lần. Gạch được nung non hơn nhưng, tính chất về sức bền vật liệu lại cao hơn. Đặc biệt nếu nhìn mặt ngoài của bức tường đền tháp, chúng ta có cảm nhận là tường xây không cần vữa, nhưng gạch bị tách ra cho chúng ta thấy là có một lớp vữa mỏng. Các nhà phân tích Châu Âu kết luận rằng thành phần của lớp vữa này là thành phần vô cơ không tạo kết dính. Chúng ta lại cần phải nghiên cứu tiếp. Đền tháp Chăm ở Mỹ Sơn không chỉ chứa chất những giá trị văn hoá làm say đắm chúng ta mà còn chứa cả những giá trị kỹ thuật mà công nghệ thời chúng ta chưa giải quyết được. Đến Mỹ Sơn, nhìn một mảng tường để biết rằng chúng ta còn phải học nhiều.

Để bảo tồn di tích khỏi sự tác động của thiên nhiên, những khu rừng mới đã được trồng, vành đai xung quanh di tích cần được bảo vệ. Hiện nay, tuy còn nhiều việc phải tiếp tục làm, nhưng rừng núi Mỹ Sơn đã trở lại màu xanh. Trong quá trình gia cố, phát lộ di tích, Ban quản lý di tích Mỹ Sơn vẫn phải tiếp tục làm lại quá trình rà soát bom mìn lần hai để bảo đảng chiến tranh không làm tổn thương con người và di tích thêm lần nữa.

Đồng thời, với việc bảo tồn di tích ngày một tốt hơn thì nhu cầu văn hoá của nhân dân và du khách ngày một cao hơn. Mỹ Sơn trở thành một điểm thu hút khách tham quan trong và ngoài nước, Mỹ Sơn dần đần hồi phục diện mạo trong sự yêu mến của mọi người. Để thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế, đồng thời làm giảm bớt áp lực tác động vào di tích trong thời gian tới. Uỷ ban nhân dân huyện Duy Xuyên đã có dự án xây dựng khu du lịch Thạch Bàn, Mỹ Sơn. Với dự án này, hy vọng sự bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích tháp Chàm, Mỹ Sơn được thực hiện một cách có hiệu quả và bền vững. Di sản Văn hoá thế giới tháp Chàm Mỹ Sơn chứa đựng những giá trị văn hoá lớn lao, cần sự hiểu biết và yêu mến của mọi người.

 

READ MORE

Duyên dáng bàn góc

Bộ sofa là vật trang điểm chủ đạo cho phòng khách. Nó có thể làm từ nhiều chất liệu, kiểu dáng phong phú từ đơn giản đến cầu kỳ. Tô điểm thêm cho sofa phải kể đến những chiếc bàn góc nhỏ xinh, kiểu dáng và chất liệu có thể không cùng loại với chủ thể.

Chiếc bàn kê cạnh bộ sofa chủ yếu vẫn được làm từ gỗ, nhưng cũng có thêm những sản phẩm từ kim loại. Các “gương mặt mới” này tuy lạnh lùng nhưng trông khá sang trọng và đặc biệt. Bạn cũng sẽ tìm được những chiếc bàn khác có kiểu dáng lạ mắt. Hãy chọn một kiểu dáng phù hợp với sofa và phòng khách nhà bạn!

b1

b2

b3

b4

b7

b9

b5

b6

READ MORE