Từ cổ chí kim, tất cả các công trình kiến trúc, xây nhà đều cần phải có một bản vẽ thiết kế chi tiết để giúp mọi người có thể hình dung về một công trình nào đó sau khi đã được hoàn thiện sẽ trông ra sao. Trong bài viết này, hãy cùng WEDO đi tìm hiểu các phong cách thiết kế kiến trúc từ cổ đại tới hiện đại, xin mời Quý độc giả đón đọc.
1. Các phong cách thiết kế kiến trúc từ cổ đại tới hiện đại: Cổ điển
Kiến trúc cổ điển hay còn được gọi là cổ đại được bắt nguồn từ Hy Lạp vào giai đoạn khoảng giữa thế kỉ thứ 7 và thứ 4 trước Công Nguyên. Phong cách thiết kế cổ đại vào thời đó là những đền thờ, cung điện nguy nga được xây dựng hoàn toàn bằng các khối đá với nguyên tắc đối xứng, hình học, luật xa gần và theo một trật tự nhất định.
Điểm đặc biệt tiếp theo của lối kiến trúc cổ đại chính là “thức cột kiến trúc”: Doric, Corinthian, Ionic và hầu như tất cả kiến trúc ở thời điểm lúc bấy giờ đều sẽ lấy 3 thức cột này làm mốc để thiết kế.
Công trình kiến trúc nổi bật nhất trong phong cách thiết kế cổ điển là đền thờ Parthenon, công trình này được xây dựng vào thế kỷ V trước Công Nguyên tại Athens. Các thức chia cột chính để làm nhiệm vụ chịu lực, đỡ nóc đền thờ hình tam giác.
2. Phong cách Romanesque
Phong cách Romanesque nổi lên mạnh mẽ vào khoảng giữa Thế Kỷ VI ở Châu Âu. Phong cách kiến trúc này có mối liên kết gắn chặt với bối cảnh chiến tranh vào thời điểm lúc bất ngờ. Với những bức tường đá chặt chẽ, kiên cố, chỉ hở ra một vài những ô cửa sổ có hình bán nguyệt.
Phong cách này lấy ý tưởng bởi đế chế La Mã thời cổ đại và áp dụng rất nhiều kiểu thiết kế ấy vào các nhà thờ ở thời điểm này. Một trong những kiến trúc đặc sắc nhất, lột tả rõ nét nhất phong cách thiết kế kiến trúc Romanesque lúc bấy giờ chính là nhà thờ Santiago de Compostela ở đất nước Tây Ban Nha, nhà thờ này được xây dựng suốt thời kỳ thập tự chinh và nó chính là niềm tự hào của người Tây Ban Nha cũng như phong cách thiết kế kiến trúc Romanesque.
3. Các phong cách thiết kế kiến trúc từ cổ đại tới hiện đại: Phong cách Gothic
Phong cách Gothic (trong tiếng Latin: francigenum Opus ) là dạng phong cách được phát triển mạnh mẽ ở châu Âu vào cuối thời Trung Cổ . Phong cách Gothic được khởi nguồn từ kiến trúc La Mã và được thành công bởi kiến trúc thời kì Phục hưng . Bắt nguồn từ Pháp vào thế kỷ 12 , Gothic được áp dụng khá rộng rãi, đặc biệt là ứng dụng trong các tòa nhà thờ chính và nhà thờ với mái vòm và vòm hầm cho đến thế kỷ 16.
Không phổ biến trong thi công nội thất đẹp cho văn phòng hiện đại, các phong cách kiến trúc Gothic hầu hết là những công trình kiến trúc cổ được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới, điển hình là Nhà Thờ Đức Bà và nhà thờ Reims.
4. Phong cách Baroque
Phong cách Baroque xuất hiện và nổi lên vào thế kỷ 16 dưới chế độ quân chủ chủ nghĩa tại Châu Âu trên thế giới. Thường thì phong cách kiến trúc Baroque được tìm thấy ở những nơi mang tính tôn giáo là chủ yếu. Phong cách Baroque sở hữu đặc trưng với “ánh sáng phóng đại, cảm xúc mạnh mẽ, thoát khỏi sự kìm hãm và thậm chí đó là một loại chủ nghĩa giật gân của một công trình mang tính nghệ thuật mạnh mẽ”.
Những điểm chung của phong cách Baroque là chúng sẽ bao gồm một không gian chính diện với mục đích làm trung tâm, nơi mà mọi người có thể nhìn thấy được toàn bộ kiến trúc như: bàn thờ, trụ cột và một mái vòm để đón ánh sáng.
Một trong những công trình kiến trúc mang đậm phong cách Baroque chính là nhà thờ Gesù tại Rome.
5. Các phong cách thiết kế kiến trúc từ cổ đại tới hiện đại: Tân cổ điển
Phong cách Tân cổ điển chính là phong cách giao thoa giữa sự hiện đại kết hợp cùng với những đường nét chi tiết mang tính hoài cổ, minh chứng cho việc này là vào cuối thế kỷ 18 những kiến trúc là sự kết hợp giữa những kiến trúc cổ đại với các trụ cột giá đỡ của La Mã. Đặc trưng của kiểu kiến trúc này đó là sự liên quan mật thiết đến bối cảnh Kinh Tế, Xã Hội thời điểm bấy giờ, đó là khi mà các sinh viên giới thượng lưu có những chuyến đi tham quan vòng quanh Thế Giới và kết hợp những nét cổ xưa mà mình thấy được để áp dụng vào các công trình nhà biệt thự hiện tại.
Phong cách thiết kế này tiếp tục được phát triển mạnh mẽ cho đến thế kỷ 19 và được nhiều quốc gia áp dụng. Đặc biệt, đây là phong cách rất phổ biến trong trang trí nội thất biệt thự, thiết kế biệt thự 7×20.
6. Phong cách Beaux – Arts
Art Nouveau là phong cách trang trí cần sự tỉ mỉ, phức tạp bằng cách sử dụng những trục đường thẳng không đối xứng, thường để mô tả các hình xoắn hay hoa lá, hoặc đôi khi là mái tóc của người phụ nữ đang bay trong gió.
Phong cách Art Nouveau được coi là một trong những phong cách gây ấn tượng nhất của những công trình nghệ thuật trang trí, bởi nó xuất hiện trong trang trí nội thất, các tác phẩm được làm từ thuỷ tinh hoặc các món đồ trang sức.
Tác phẩm nổi tiếng thế giới mang đậm phong cách Art Nouveau là Tòa nhà Casa Batlló tại Barcelona.
7. Các phong cách thiết kế kiến trúc từ cổ đại tới hiện đại: Art Deco
Phong cách này xuất hiện tại Pháp trước thế chiến thứ I và mang hơi hướng của Art Nouveau, Art Deco đã ảnh hưởng đến khá nhiều lĩnh vực nghệ thuật và thiết kế. Art Deco là sự hòa trộn giữa hiện đại và thủ công kèm theo những vật liệu sang trọng.
Nhà hát Champs-Elysées của Perret (1913) là đánh dấu một sự khởi đầu của thiết kế Art Deco.
Trên đây là các phong cách thiết kế kiến trúc từ cổ đại tới hiện đại chúng tôi đã tổng hợp và gửi đến bạn. Hy vọng những thông tin chia sẻ này đã giúp bạn có thêm góc nhìn tổng quát về vấn đề này.