Lời khuyên này này áp dụng cho nhà ở gia đình, biệt thự, nhà ở kết hợp văn phòng dưới 10 tầng. Tùy thuộc vào công trình bạn có thể lựa chọn mác bê tông theo hướng dẫn sau để mang lại hiệu quả về mặt kinh tế khi xây dựng:
Bê tông tươi – Bê tông thương phẩm
Bê tông tươi là sản phẩm (Bê tông) gồm hỗn hợp cát, đá, xi măng, nước và phụ gia định lượng theo cấp phối cho từng cường độ (mác) bê tông khác nhau được trộn sẵn tại các trạm sản xuất bê tông tươi và vận chuyện đến công trình bằng xe cơ giới.
Gỗ HDF là gì? Cửa gỗ HDF là gì?
Cửa gỗ HDF là gì?
Chào Wedo!
Xin cho biết thông tin cửa gổ HDF và giá trị sử dụng
Thu Trang – Bình Dương
WEDO trả lời:
Cửa gỗ HDF là của gỗ được làm từ gỗ công nghiệp dạng HDF.
Gỗ HDF được sản xuất từ chất liệu gỗ tự nhiên đã được xử lý bề mặt, được ép thuỷ lực ở nhiệt độ và áp suất cao tạo nên chất liệu HDF (High Density Fiberboard) có tỷ trọng trên 1.050 kg/m3.
Gỗ HDF được tạo theo quy trình như sau: nguyên liệu bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối: Luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000 C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn, Gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.
Các tấm ván HDF sau khi đã được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình, cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt, lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.
Tấm HDF thường có kích thước có 2.000mm x 2.400mm (chuẩn là 1220×2440), có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.
Ưu điểm của gỗ ván ép HDF:
– Gỗ HDF có tác dụng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, bếp…
– Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
– HDF có khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
– Đặc biệt, bề mặt ván HDF tạo được thớ và vân gần như gỗ thật. Ván nguyên thủy màu vàng như giấy carton.
– Bề mặt nhẵn bóng và thống nhất
– Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF.
– Độ cứng cao
Bảo quản tốt nhất:
– Không tiếp xúc với nước
– Làm sạch bụi bẩn bằng vải mềm khô
Ứng dụng gỗ HDF trong nội thất :
– Giải pháp tuyệt vời cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời, tấm tường, đồ nội thất, vách ngăn phòng, và cửa ra vào.
– Do tính ổn định và mật độ gỗ mịn nên làm sàn gỗ rất tốt
– Sản phẩm gỗ HDF là bước đột phá mang tính cách mạng trong công nghiệp sản xuất và xử lý gỗ. HDF được sử dụng rộng rãi làm gỗ lát sàn nhà (ván lát sàn gỗ công nghiệp) và cửa đi. Cửa làm bằng chất liệu HDF đã thành chuẩn mực cửa thông phòng trong các công trình công nghiệp và dân dụng ở các nước tiên tiến như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… và đặc biệt đã đang dần phát triển mạnh ở Việt Nam.
Chất liệu HDF cao cấp đã tạo nên những đặc tính riêng của cửa gỗ như:
• Không cong vênh, không co ngót, không chịu tác động của thời tiết và độ ẩm.
• Không mối mọt
• Không biến dạng, hạn chế trầy xước
• Cách âm cách nhiệt tốt
• Tính chịu nhiệt cao
• Chịu được các chất hoá học và tẩy rửa thông thường
• Mẫu mã đa dạng, sang trọng
Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu,
Chúc bạn thành công
Công ty Tư vấn thiết kế Kiến trúc & Thi công Xây dựng Wedo
Chọn thiết bị vệ sinh theo chất liệu
Trước đây, khi nói đến thiết bị vệ sinh, người ta sẽ nghĩ ngay đến sứ. Nhưng hiện nay đã có nhiều chủng loại chất liệu khác nhau để tạo nên thiết bị vệ sinh như sứ, đá tự nhiên, đá nhân tạo, kính, composite, arcrylic, inox…
Màu sắc, ý nghĩa và tác dụng trong nội thất
Biết ý nghĩa của các màu sắc để ứng dụng vào từng không gian cụ thể sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi ở trong ngôi nhà của mình.
– Mầu Đỏ: kích động, nổi trội, làm không gian trông hẹp lại và làm các đồ vật tăng kích thước. Phù hợp để tạo điểm nhấn. Không thích hợp với không gian phòng ngủ trẻ em, bếp, phòng ăn…
– Mầu Vàng: kích thích não và hỗ trợ khả năng lĩnh hội. Thích hợp với không gian bếp, hành lang.
– Mầu Xanh lá: tạo sự thư thái và hồi sức. Thích hợp với phòng tắm, phòng điều trị. Không phù hợp với phòng học, phòng chơi của trẻ, phòng sinh hoạt gia đình…
– Mầu Xanh biển: an bình. Nên chọn cho không gian phòng ngủ. Không dùng trong phòng ăn, phòng sinh hoạt chung của gia đình, phòng học…
– Mầu Tím: kích thích sự sống. Thích hợp với phòng ngủ, không dùng trong nhà bếp, phòng tắm.
– Mầu Hồng: lãng mạn. Thích hợp cho phòng ngủ, không dùng trong nhà bếp, phòng tắm.
– Mầu Cam: mạnh mẽ, vui tươi. Dùng trong phòng ăn, phòng sinh hoạt, hành lang. Không dùng trong phòng ngủ hoặc nơi có diện tích nhỏ hẹp.
– Mầu Trắng: sự khởi đầu mới. Phù hợp với không gian nhà bếp, phòng tắm. Không nên dùng trong phòng trẻ em, phòng ăn.
Tư vấn chọn gạch phòng tắm
Nhà tắm không chỉ còn là nơi xóa tan mệt nhọc của nắng gió, bụi đường mà cả những nặng nhọc về tâm trí sau một ngày làm việc mệt nhọc. Chính vì vậy, phòng tắm luôn nhận được sự đầu tư chu đáo của chủ công trình từ thiết kế đến trang thiết bị nội thất.
Tùy thuộc căn hộ chung cư, nhà phố hay biệt thự mà nhà tắm có diện tích 3 m2, 6 m2 hay rộng hơn 12 hoặc 16 m2 với trang bị từ tối thiểu nhất (vòi tắm) cho đến hàng loạt trang thiết bị với nhiều chức năng đặc biệt khác như phòng xông hơi, phòng massage, bồn tắm nằm, buồng tắm đứng, hồ bơi…
Do xu hướng tìm về thiên nhiên, nên nhà tắm ngày nay phải có không gian thoáng mát với màu xanh cây cỏ. Giải pháp thể hiện thường là khung cửa mở ra vườn cây xanh hoặc ít nhất cũng có dây leo thành mảng xanh, điều này làm giảm đi sự căn thẳng sau một ngày làm việc. Vì thế, xu hướng chọn gạch ốp lát cũng thay đổi. Trước đây, người ta thường dùng màu sáng, tươi vui cho nhà tắm với vật liệu được ưa chuộng là gạch men. Nhưng hiện nay, đá granite hoặc gạch giả đá granite có phần chuộng hơn do màu sắc sang trọng, gần gũi với thiên nhiên và phù hợp với lối kiến trúc hiện đại châu Âu.
Còn nhiều xu hướng trang trí khác cho nhà tắm nhưng còn tùy thuộc sở thích hoặc độ tuổi của chủ nhà, có người chọn theo phong cách Nhật Bản hoặc các nước châu Á, có người chọn theo phong cách cổ điển, nhưng hầu hết xu hướng hiện nay chọn trang trí đơn giản và sang trọng theo phong cách châu Âu. Tiếp cận nhiều xu hướng và phong cách như trên nên các nhà sản xuất cũng đưa ra thị trường khá nhiều loại gạch ốp dành cho nhà tắm mà theo các chuyên gia thì nên nhờ tư vấn là tốt hơn vì người “ngoại đạo” sẽ rất dễ bị rối mắt trước rất nhiều mẫu mã hoa văn tràn ngập mà mẫu nào cũng đẹp.
Mỗi loại gạch ốp lát sẽ đem lại hiệu quả riêng cho phòng tắm. Bạn cần lựa chọn kỹ càng để đảm bảo chức năng thẫm mĩ, tính khả dụng và độ an toàn cho nền nhà tắm.
Chi phí ốp lát cho nhà tắm của căn hộ hoặc nhà phố tùy thuộc tiện ích và vật liệu sử dụng, thường thì từ 2 đến 5 triệu cho một phòng tắm. Còn giá cho các thiết bị thì vô chừng bởi giá nào cũng có, thậm chí đến cả trăm triệu. Với biệt thự, chắc chắn chủ nhân của nó sẽ không ngại chi tiền đầu tư cho phòng tắm, vốn dĩ được nhiều người coi đó là nơi “đánh giá sự giàu sang của gia chủ”.
Cũng từ nhu cầu đó, các nhà sản xuất đã cho ra đời rất nhiều loại vật liệu ốp lát cho không gian tắm, như những loại gạch nhám có hoa văn sỏi trắng hoặc màu của gỗ, hoa văn giả gỗ hoặc gạch giả đá granite có màu sắc gần như đá tự nhiên, sang trọng… giá từ 150.000 đến 250.000 đồng/m2.
Nhiều phong cách trang trí, nhiều xu hướng thiết kế, nhiều loại vật liệu để chọn chỉ cho mỗi nhà tắm. Tuy nhiên, cần lưu ý gạch ốp lát cho phòng tắm nên dùng tông màu ấm để tạo cảm giác cân bằng trước khi tắm, không bị “sợ nước” khi tắm nước lạnh. Gạch lát sàn nên là gạch nhám, nhằm giảm tối đa sự trơn trượt, dễ làm vệ sinh.
Ngoài ra, tùy theo thời gian trong ngày, khu sử dụng phòng tắm mà bố trí ánh sáng có thể điều chỉnh được cho hợp lý như ánh sáng trời với sắc trong và xanh nhẹ của thiên nhiên sẽ mang lại sự nhẹ nhàng, dễ chịu hoặc sảng khoái hay ánh sáng vàng ấm của bóng đèn điện sẽ mang lại sự tự tin và cả đôi chút trầm mặc cần thiết sau một ngày náo nhiệt bộn bề của công việc.
Tư vấn lựa chọn gỗ làm tủ bếp bền đẹp
Đây là một câu hỏi thường gặp của các Kiến Trúc Sư khi gặp các khánh hàng đến tư vấn thiết kế hoặc thi công là phụ nữ, đa phần phụ nữ thường quan tâm nhiều đến công năng, độ bền và thẩm mỹ của gian bếp, nơi họ giành nhiều thời gian và công sức để chế biến những bữa ăn ngon cho cả gia đình.
1. Tủ bếp gỗ Căm Xe:
Ưu điểm: chắc, bền, chịu nước tốt, kháng mối mọt, vân đẹp
Nhược Điểm: giá thành hơi cao
2. Tủ bếp gỗ Xoan Đào:
Ưu điểm: chắc, bền, chịu nước tốt, kháng mối mọt, vân đẹp, giá thành chấp nhận được
Nhược Điểm: màu hơi sẫm
3. Tủ bếp gỗ Sồi Trắng:
Ưu điểm: nhẹ, chắc, bền, vân đẹp, màu sáng, giá thành chấp nhận được
Nhược Điểm: không có
4. Tủ bếp gỗ Ghép:
Ưu điểm: nhẹ, chắc, bền, chịu nước tốt, có thể gia công nhiều mẫu mã và màu sắc, giá thành chấp nhận được, thời gian thi công nhanh
Nhược Điểm: gỗ tấm mỏng (18mm)
Một số ý kiến tham khảo :
+ Gỗ tự nhiên
Ưu điểm: tạo nên một không gian bếp ấm cúng, sang trọng và phù hợp với thiết kế chung của ngôi nhà
Khuyết điểm: có thể bị mối mọt, thấm nước và cong vênh nếu không ngâm tẩm, sơn phủ và sấy khô đúng cách. Giá khá đắt.
+ Gỗ tự nhiên kết hợp gỗ nhân tạo (để giảm giá thành)
Ưu điểm: có khả năng hạn chế ẩm mốc, mối mọt và cong vênh, phù hợp với khí hậu nhiệt đới hơn gỗ tự nhiên, giá rẻ, có thể sơn phủ nhiều màu hoặc dán veneer tạo vân gỗ
Khuyết điểm: có thể bị thấm nước, độ bền không cao, ít phù hợp với các kiểu dáng có chạm trỗ hoặc cong lọng
+ Gỗ tự nhiên kết hợp inox
Ưu điểm: không bị mối mọt và thấm nước, dễ sử dụng và bảo quản, cánh cửa sợi thủy tinh có độ chịu nhiệt cao, chống cháy
Khuyết điểm: hạn chế về mặt thẩm mỹ của gian bếp, nhìn thấy “lạnh lẽo”
+ Sợi thủy tinh
+ Inox
– Nếu chọn chất liệu gỗ tự nhiên/ gỗ nhân tạo thì nên mua sản phẩm của các thương hiệu có uy tín trên thị trường để đảm bảo việc ngâm tẩm, sơn phủ và sấy khô đúng cách, đảm bảo không bị mối mọt – cong vênh.
– Gỗ pơmu, gỗ tràm thì rất hiếm khi bị mọt. Gỗ căm xe thì chịu nước rất cao. Gỗ giá tỵ (teak) thì không bị mọt, chịu nước mà cũng khó cong vênh.
– Song, để giữ độ bền của tủ kệ thì tủ bếp không nên đặt trực tiếp lên sàn, đặc biệt là tủ làm bằng gỗ. Tủ treo cũng không nên ốp sát tường để tránh sự ẩm mốc. Các ngăn tủ cũng được lắp hệ miếng lót nhôm thoát mùi để thông thoáng bên trong, hạn chế tối đa nguy cơ ẩm mốc, mối mọt.
Chọn tông màu cho nội thất nhà đẹp
Màu sắc mang lại nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau cho ngôi nhà bạn tương ứng với tính cách và cá tính của chủ nhân ngôi nhà. Dưới đây là một số phân tích về cách phối màu trong nội thất từ chuyên gia của chúng tôi dành cho bạn.
Trong thiết kế, màu sắc tạo nên sức hút, tâm lý và phong cách. Người ta có thể dùng nghệ thuật phối màu để nói lên ý tưởng của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn. Nhắc đến nghệ thuật phối màu không thể không nói đến tông màu.
Tông màu là hệ thống những màu sắc chủ đạo có mối quan hệ gần gũi với nhau. Chúng khác biệt nhau trong một giới hạn cho phép và chính những giới hạn này quyết định tính chất của tông màu. Các màu sắc phải khác nhau để tạo nên sự phong phú về màu, nhưng chúng cũng phải gần nhau để sống chung hòa hợp.
Tông màu trong mỹ thuật hay các gam nhạc trong âm nhạc đều có bản chất giống nhau. Việc nắm bắt và cảm nhận chính xác các gam màu là điểm khởi đầu của sự nhận thức cái đẹp. Tuy nhiên, trong cuộc sống của chúng ta hiện nay sự nhận thức của người dân về màu sắc còn thấp và chính điều đó đã tạo ra những căn nhà lộn xộn, mất mỹ quan.
Để tránh những trường hợp đáng tiếc như trên, các gia chủ phải tự tìm hiểu thêm kiến thức để nâng cao sự hiểu biết của mình. Phải hiểu được đâu là giới hạn của các tông màu, đâu là sự lộn xộn về màu sắc để từ đó làm chủ và phát triển cao lên, tạo ra những không gian có nhiều màu đẹp.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ trong việc xử lý màu trong nội, ngoại thất:
1. Trong một căn nhà nên để một tông màu cho thuần nhất. Nếu nhà rộng, nhiều phòng muốn thay đổi cho vui mắt, cho phù hợp với tính chất của các phòng thì các tông màu phải gần nhau. Tông màu các phòng cách xa nhau quá dễ tạo ra cảm giác mất yên bình.
2. Đa số màu của tường, trần phải là các màu sáng, ví dụ: Trắng, vàng nhạt, hồng nhạt, xanh nhạt… Bởi màu sáng tạo ra không gian sáng dễ bài trí hơn. Tuy nhiên, nếu nhà chật thì cần cân nhắc cẩn thận vì màu sáng dễ làm cho nhà chật chội hơn.
3. Trong mỹ thuật, màu đen, trắng, ghi xám là những màu trung tính, dùng những màu này làm nền rất dễ sắp xếp đồ đạc. Trong nhà muốn đặt những màu mạnh vào tốt nhất nên để trên những nền có màu đen, trắng, ghi.
4. Đã có nhiều màu tím thì không nên dùng màu vàng. Đã có nhiều màu đỏ thì không nên dùng màu xanh. Đã có nhiều màu xanh coban thì không nên dùng màu cam…
5. Muốn tạo dấu ấn ở đâu thì dùng màu sắc nổi bật ở đó. Ví dụ: Phòng khách nên chọn màu sắc, hoa, kẻ cho bộ bàn ghế thật nổi trội. Phòng ngủ nên chọn màu gỗ, ga, gối cho khu vực giường ngủ màu sắc êm dịu, nhưng phải thật thu hút mắt nhìn …
6. Trong một căn phòng chỉ nên dùng một tông màu. Trong trường hợp các không gian thông với nhau thì màu của các phòng phải thật gần nhau.
Ghế Sofa Giường cho không gian linh động
Một chiếc ghế biến thành chiếc giường ngủ; một chiếc giường cũng có thể thu gọn lại thành chiếc ghế khi cần. Sofa giường là giải pháp năng động cho những không gian ở chật hẹp.
Gạch INAX giải pháp bền lâu cho mặt ngoài cao ốc
Ngoại thất các tòa nhà cao tầng thường là sự kết hợp giữa đá Granitt, gạch INAX và kính. Trong đó gạch Inax được sử dụng ốp ở rất nhiều công trình lớn và mang lại hiệu quả bất ngờ về chất lượng.
Bộ sưu tập tủ bếp BILMA
Những sưu tập bếp của Bilma thiết kế đã làm thoả mãn những người có nhu cầu có một căn bếp chất lượng, đẹp và tốt. Cửa bếp được Bilma thiết kế hiện đại hợp với căn bếp, bền và rất thời trang. Căn bếp của Bilma có được một sự đa dạng của những màu sắc và có được những điểm nhấn làm thoả mãn được tất cả mọi người khi bước vào căn bếp.
Sưu tập bếp Bilma
Cửa được thiết kế hiện đại trong bộ sưu tập của Bilma | ||
Cửa màu trắng |
Cửa màu Bordeaux | Cửa màu Antracite |
Những lưu ý khi chọn vật liệu
Lựa chọn vật liệu cho công trình là một yếu tố rất quan trọng trong cả quá trình thiết kế và thi công. Trên thị trường hiện nay, vật liệu rất đa dạng và thông tin rất nhiều, nên lựa chọn lại vừa dễ mà cũng lại khó… Lựa chọn đúng, phù hợp chủng loại vật liệu sẽ làm công trình đẹp hơn, bền hơn, và ngược lại; có thể làm xấu đi nếu sự lựa chọn sai lầm, không phù hợp.
Mặc dù sử dụng vật liệu loại nào, như thế nào đã được kiến trúc sư định hình, có ý tưởng ngay từ khi thiết kế phương án, thiết kế kỹ thuật. Song tới lúc thi công, vẫn thường có những điều chỉnh, thay đổi nhất định. Có nhiều nguyên nhân, và một trong những nguyên nhân đó là việc… không tìm được tiếng nói chung với chủ nhà.
Phù hợp công năng sử dụng
Vật liệu sử dụng trong công trình kiến trúc, điều đầu tiên phải phù hợp công năng; đây là nguyên tắc quan trọng nhất. Mỗi không gian, mỗi phòng chức năng, mỗi loại cấu kiện, bộ phận kiến trúc có những vị trí và vai trò khác nhau, cần thiết tới các loại vật liệu có đặc tính cơ – lý – hoá phù hợp. Gạch lát sàn ở nơi có nước (sân, phòng vệ sinh) yêu cầu đầu tiên phải chống trơn trượt, rồi mới tới các vấn đề khác như hoa văn, màu sắc..
Phù hợp không gian sử dụng
Để tạo nên sự hiệu quả đúng chức năng, thì các loại vật liệu cũng cần phù hợp. Ví dụ như phòng khách cạnh sân vườn tầng trệt cần sự thoáng đãng, thoải mái, gần gũi thiên nhiên, có thể dùng các loại vật liệu tự nhiên; phòng sinh hoạt chung trên lầu mang lại sự gần gũi; phòng ngủ cần tĩnh lặng, ấm áp; phòng nghe nhạc, giải trí cần sự ấn tượng…
Phù hợp phong cách kiến trúc – nội thất
Mỗi phong cách kiến trúc – nội thất đòi hỏi các loại vật liệu tương ứng và cách thức sử dụng vật liệu đúng. Phong cách hiện đại có mặt nhiều các loại vật liệu mới như kính, thép, inox…; phong cách cổ điển phương Đông có âm hưởng trầm của màu nâu gỗ với những chi tiết tinh xảo; phong cách dân gian thô mộc có sự góp mặt của các loại vật liệu tự nhiên như tre, gỗ, đá…
Phù hợp tỷ lệ
Tỷ lệ là một yếu tố quan trọng trong kiến trúc. Một số không gian cần sử dụng vật liệu có liên quan đến điều này, nhất là những bề mặt ốp lát. Diện tích một sàn, chiều cao bức tường, không gian của phòng cần những tỷ lệ phù hợp. Phòng vệ sinh thường nhỏ, nên chọn gạch ốp lát có kích thước vừa phải; không nên lớn quá, nếu tính toán chẵn viên thì càng tốt. Nếu sử dụng kích thước gạch lớn, ngoài việc không phù hợp tỷ lệ, thị giác, còn gây hư hao lãng phí do phải cắt bỏ nhiều. Một số loại bộ phận kiến trúc hiện nay được sản xuất tiền chế với nhiều loại kích thước, ví dụ như cửa đi; thì cũng cần căn cứ vào diện tích, chiều cao phòng, khoảng tường chèn cửa để lựa chọn kích thước phù hợp.
Tương quan hoà hợp với xung quanh
Một công trình được sử dụng rất nhiều loại vật liệu, trong nhiều không gian và các không gian đó có liên quan đến nhau. Để có một tổng thể hài hoà, thì cần lưu ý cả điều này.
Sự liên quan đó có thể ở bản thân trong mỗi phòng chức năng, trong phạm vi công trình; hay ra ngoài sân vườn, ngoài ngõ – đường phố. Cần thiết phải xem xét mối tương quan và bao cảnh xung quanh để lựa chọn vật liệu.
Thực ra, nguyên tắc cũng chỉ là nguyên tắc, là một phần chứ không phải là tất cả. Nhưng nó vẫn luôn cần thiết và không bao giờ là thừa.