Skip to Content

Category Archives: Wedo Tư vấn

Cách tính giá thành khi xây nhà

Khi chuẩn bị xây dựng một căn nhà mới, một vấn đề mà tất cả các chủ nhà và các chủ đầu tư đều quan tâm là giá thành xây dựng. Việc tính giá thành xây dựng được chia thành 2 bước cụ thể là tính khái toán giá trị xây dựng và tính dự toán chi tiết.

Tính khái toán giá trị xây dựng

Việc tính khái toán giá trị xây dựng dựa vào số liệu thống kê và kinh nghiệm của các nhà thầu xây dựng. Sau nhiều công trình và thực hiện tổng kết chi tiết cuối công trình, nhà thầu có kinh nghiệm sẽ tìm được những hàm số thống kê tương quan giữa giá thành và một biến số nào đó. Thông thường và dễ gặp nhất là mối tương quan giữa diện tích xây dựng và giá trên một đơn vị diện tích. Ví dụ: chúng ta thường nghe nói giá xây dựng nhà ở hiện nay là 2,8 triệu đồng/m 2 .

Như đã trình bày ở trên, việc tính khái toán dựa vào đơn giá/m2 là dựa vào thống kê nên chắc chắn sẽ có nhiều sai số và độ tin cậy phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và chất lượng mẫu thống kê. Cụ thể là nhà thầu phải có nhiều công trình về hình dáng, chất lượng hoàn thiện về kết cấu, địa chất, địa tầng tương đồng để có được một kết quả thống kê tin cậy. Điều này thật khó trong điều kiện hiện nay, bởi khi các Hiệp hội Xây dựng, Hiệp hội Kiến trúc chưa thể đứng ra tập hợp và phân tích số liệu này thì các nhà thầu đơn lẻ rất khó có được số liệu tin cậy. Thông thường, độ sai lệch của giá trị khái toán tính trên đơn giá xây dựng/m2 hiện nay khá cao, có thể sai số hơn 10% và có trường hợp cá biệt lên đến 50%.

Tham khảo ý kiến của các nhà thầu xây dựng hiện nay trên địa bàn TP.HCM ở các vùng nội thành, đơn giá xây dựng/m2 được tính trung bình từ 2,6 – 3 triệu đồng cho mỗi m2 diện tích xây dựng (lưu ý không bao gồm tường rào, sân vườn và các trang bị nội thất). Diện tích xây dựng này được hiểu là diện tích của tầng trệt, các tầng lầu kể cả ban công. Nếu nhà mái ngói, các nhà thầu xây dựng thường cộng thêm 30 – 50% đơn giá cho phần mái ngói, có nghĩa là cộng thêm từ 780.000 -1.300.000đ cho một m2 mái ngói.

thiet-ke-biet-thu-dep-anh-nho-1

Ví dụ: Xây một ngôi nhà diện tích tầng trệt là 100 m2, xây một trệt hai lầu và mái ngói thì giá trị xây dựng được tính như sau: 100 x 3 x 2.600.000 + 100 x 2.600.000 x 1/3 = 867.000.000đ.

Lưu ý: Đơn giá trên chỉ áp dụng cho các công trình xây dựng trong nội thành. Ở các quận ngoại thành như Nhà Bè, quận 2, quận 9 có cấu tạo địa chất yếu nên đơn giá xây dựng phải tăng lên, cụ thể tăng thêm từ 20 – 30% giá trị xây dựng cho việc gia cố móng. Theo ví dụ trên, nếu ngôi nhà 100m2 được xây ở Nhà Bè thì giá trị khái toán sẽ là 1.156.000.000đ (tức tăng thêm 289 triệu đồng).

Tính dự toán chi tiết

Đây là phương pháp tính chính xác nhất để tính ra giá thành xây dựng. Để lập được một dự toán cho căn nhà chuẩn bị xây, điều tiên quyết là công trình xây dựng dự kiến phải được hoàn tất đầy đủ hồ sơ thiết kế chi tiết, bao gồm hồ sơ khảo sát địa chất, hồ sơ thiết kế kiến trúc, hồ sơ thiết kế kết cấu, hồ sơ thiết kế hệ thống cấp thoát nước, hồ sơ thiết kế hệ thống điện, điện thoại, máy tính, camera bảo vệ… Dựa trên những bản vẽ thiết kế này, các dự toán viên sẽ tính được dự toán chi tiết của công trình xây dựng. Kết quả tính toán của các dự toán viên sẽ cho chúng ta 3 bảng tính toán quan trọng sau:

1.Bảng tiên lượng dự toán: Trong bảng này là khối lượng chính xác của tất cả các công việc, hạng mục phải thực hiện từ lúc khởi công cho đến lúc hoàn tất công trình. Ví dụ: trong công trình sẽ phải xây bao nhiêu m2 tường bằng gạch ống có độ dày 100cm, phải đổ bao nhiêu khối bê tông sàn, cột…

2. Bảng tổng hợp kinh phí vật tư: Bảng này liệt kê chính xác số lượng và đơn giá thị trường của tất cả các chủng loại vật tư sẽ được sử dụng. Ví dụ: phải sử dụng bao nhiêu tấn xi măng, thép, bao nhiêu viên gạch ống, gạch thẻ và giá tiền là bao nhiêu…

3. Bảng tổng hợp kinh phí dự toán: Trong bảng này, dự toán viên sẽ chỉ rõ chi phí cho phần vật liệu, nhân công và các chi phí khác khi xây dựng công trình. Đây là kết quả dự toán cuối cùng có độ chính xác cao, sai số nhỏ hơn 5% cho việc định giá một công trình.

Như vậy, tuỳ vào tính chất quan trọng của công trình, tuỳ vào mức độ chấp nhận rủi ro và sai số, các nhà đầu tư có thể chọn một phương án có độ sai số cao nhưng nhanh chóng, đơn giản (phương pháp tính khái toán) hay chọn cho mình một phương pháp quyết định độ tin cậy (tính dự toán chi tiết).

 

READ MORE

Giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình cập nhật mới nhất

Giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình đang là chủ đề được rất nhiều người quan tâm tìm kiếm trong cơn sốt đất. Bất động sản lên ngôi, tất cả các dịch vụ đi kèm nó để có thể giao dịch bất động sản đều tăng cầu.

Trong phạm vi bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình được cập nhật mới nhất năm 2024!

Dịch vụ đo vẽ hiện trạng nhà và công trình là gì?

Trong quá trình sử dụng đất, chắc chắn sẽ có những xê dịch phát sinh do nhà hàng xóm xây này xây kia ảnh hưởng. Gia chủ muốn biết diện tích đất hiện tại của mình như nào, có bị ảnh hưởng/xê dịch gì hay không… thì cần sử dụng đến dịch vụ đo vẽ hiện trạng nhà và công trình.

Và tất nhiên, vấn đề họ quan tâm nhất vẫn sẽ là giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình.

Về cơ bản, khi gia chủ có ý định sử dụng dịch vụ đo vẽ hiện trạng nhà và công trình, mục đích kèm theo sau đó có thể là xin cấp sổ đỏ, chuyển nhượng hoặc mua bán đất,…

Xem thêm: Các công trình biệt thự, nhà vườn đẹp để thi công sau khi đo đạc hiện trạng

gia-do-ve-hien-trang-nha-va-cong-trinh

Giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình hiện nay theo quy định nhà nước

Giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình tại mỗi địa phương sẽ có sự khác biệt. Tùy vào tình hình kinh tế của mỗi địa phương mà chính quyền nơi đó có thể đưa ra một mức giá cơ bản.

Chúng ta có thể xác định giá đo đạc đất hiện nay được trên cơ sở:

  • Lương tối thiểu vùng * Hệ số điều chỉnh công nhân/máy * số ngày thực hiện theo định mức.

Giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình tại Hà Nội được thực hiện theo Quyết định số 1358 của UBND Thành phố Hà Nội (xem chi tiết tại đây hoặc bạn có thể gọi đến hotline 083 889 6767 để được tư vấn thêm).

Giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình tại Thành Phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tham khảo thông tin sau:

Ngày 28/8, Phó chủ tịch UBND TP HCM, Nguyễn Hữu Tín, vừa ký công văn về điều chỉnh đơn giá đo vẽ nhà, đất. Theo đó, giá đo vẽ nhà, đất ở TP HCM không quá 9.000 đồng/m2.

Giá lập bản vẽ sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng đối với nhà ở, chung cư, văn phòng, công trình công cộng (trường học, bệnh viện…) từ 1.600 đến 4.000 đồng/m2; nhà kho, xưởng sản xuất từ 500 đến 2.600 đồng/m2; sân vườn (không phân biệt quy mô, diện tích) từ 500 đến 700 đồng/m2.

Giá lập bản vẽ hiện trạng kiến trúc nhà ở, công trình xây dựng với nhà ở, chung cư (không phân biệt diện tích) từ 7.000 đến 9.000 đồng/m2; nhà kho, xưởng sản xuất từ 2.000 đến 6.500 đồng/m2.

Ngoài ra, giá đo vẽ lập hiện trạng kiến trúc đối với nhà ở, căn hộ chung cư đơn lẻ ít nhất là 300.000 đồng/bản vẽ; văn phòng, công trình công cộng ít nhất 500.000 đồng/bản vẽ; nhà kho, xưởng sản xuất ít nhất 750.000 đồng/bản vẽ.

Xem thêm các Thiết kế nhà 2 tầng mái thái đẹp!

Giá các dịch vụ đo vẽ nhà và công trình hiện nay theo công ty tư nhân

Trên thực tế, mỗi công ty vẫn có mức giá đo đạc hiện trạng nhà và công trình khác nhau, không hoàn toàn phụ thuộc vào mức quy định của nhà nước.

Bạn có thể tham khảo thêm Giá đo đạc công trình chi tiết của công ty tư nhân – với hộ gia đình, cá nhân:

Với dịch vụ Trích đo thửa đất:

  • Diện tích dưới 100 m2 – Đơn giá: 2.333.098 VNĐ
  • Diện tích từ 100 đến 300 m2 – Đơn giá: 2.770.553 VNĐ
  • Diện tích từ 300 đến 500 m2 – Đơn giá: 2.936.215 VNĐ
  • Diện tích từ 500 đến 1000 m2 – Đơn giá: 3.596.860 VNĐ
  • Diện tích từ 1000 đến 3000 m2 – Đơn giá: 4.937.992 VNĐ
  • Diện tích từ 3000 đến 10000 m2 – Đơn giá: 7.582.569 VNĐ

Với dịch vụ đo vẽ sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng:

  • Giá đo vẽ sơ đồ nhà ở và công trình xây dựng là 10.000 VNĐ/m2 (< 800,000 lấy tròn 800,000 VNĐ).

Với dịch vụ đo vẽ hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng

  • Giá đo vẽ hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng: 25.000 VNĐ/m2

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình chi tiết hơn, vui lòng liên hệ hotline 083 889 6767 để được tư vấn và giải đáp chi tiết.

READ MORE

Bản vẽ nhà đất: Mất công, tốn tiền, chưa chắc xong việc

Để có được một bản vẽ nhà đất, người dân phải mất hàng trăm ngàn đồng. Nhưng chưa hẳn tốn tiền đã là yên chuyện. Hầu hết các bản vẽ đều phải chỉnh sửa nhiều lần vì các công ty đo vẽ không làm đúng qui định…

Sau khi kê khai nhà xây dựng không phép theo quyết định 207 của UBND TP.HCM, tháng 8-2006 anh T (phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân) bắt đầu làm thủ tục hợp thức hóa nhà. Khâu đầu tiên là phải đo vẽ căn nhà. Theo giới thiệu của một cán bộ UBND phường, anh đến Công ty đo vẽ A trên đường Bà Hom để được giảm 10% giá đo vẽ. Chưa kịp nộp hồ sơ làm thủ tục xin cấp giấy chủ quyền thì UBND TP lại ban hành quyết định 54 hướng dẫn cấp chủ quyền theo nghị định 90 (hướng dẫn thi hành Luật nhà ở), đồng nghĩa với việc bản vẽ của anh T không còn sử dụng được nữa. Mất gần 700.000 đồng.

Mỗi nơi mỗi giá

Để khảo sát giá đo vẽ tại các công ty, chúng tôi mang bản vẽ của anh T trở lại Công ty đo vẽ A yêu cầu chỉnh sửa bản vẽ. Một nhân viên xem lướt qua rồi lắc đầu: “Không được, phải vẽ lại mới”. Một cán bộ đo vẽ cho biết nếu bản vẽ còn lưu tại công ty đo vẽ thì chỉ cần 15 phút là có thể điều chỉnh theo qui định mới. Nhưng rất ít công ty làm như vậy, họ luôn nói rằng phải đo vẽ lại nhằm thu tiền của người dân cao hơn.

TP qui định người dân đã nộp bản vẽ 207 cho quận huyện thì khi chuyển sang cấp chủ quyền theo qui định mới, cán bộ phải tự chỉnh sửa bản vẽ cho phù hợp. Thực tế có quận chuyển bản vẽ cho các công ty điều chỉnh, có quận lại đẩy trách nhiệm này về phía người dân. Và khi mang bản vẽ đi chỉnh sửa các công ty không thu tiền, nhưng người dân phải bồi dưỡng cho nhân viên tiền “trà nước”.

Cũng bộ hồ sơ của anh T nhưng Công ty đo vẽ A ra giá 485.000 đồng tiền vẽ đất, tiền nhà mỗi mét vuông là 4.000 đồng. Sau khi vẽ xong, phải mất thêm 30 ngày kiểm tra nội nghiệp tại quận. Tại Công ty T. trên đường Mã Lò, quận Bình Tân thì trả lời: diện tích đất dưới 100m2 giá 500.000 đồng/căn, cộng với chi phí đo vẽ nhà 5.000 đồng/m2. Trong khi đó Công ty M (trụ sở gần UBND quận Bình Tân) chào giá 648.000 đồng cho diện tích đất dưới 100m2, còn diện tích nhà mỗi mét vuông 5.000 đồng. Thời gian kiểm tra nội nghiệp là ba tuần.

Công ty đo vẽ bán tư cách pháp nhân

So với các qui định trước đây thì Luật nhà ở thoáng hơn về điều kiện cấp giấy chủ quyền, kéo theo lượng hồ sơ tăng cao “ngoài mức dự đoán”, dẫn đến quá tải. Nhiều quận huyện đang ứ đọng hàng ngàn hồ sơ, chưa giải quyết kịp.

Nhu cầu cấp giấy chủ quyền tăng, kéo theo dịch vụ đo vẽ nở rộ mà vẫn không đáp ứng kịp. Một cán bộ tổ nghiệp vụ hành chính công UBND quận 3 nói muốn đo vẽ tại các công ty trên địa bàn quận đều được hẹn 2-3 tháng sau mới có bản vẽ. Có công ty không còn nhận đo vẽ vì hồ sơ quá nhiều, không làm xuể.

Một lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị quận 11 cho biết tình trạng công ty đo vẽ bán tư cách pháp nhân cho những người khác diễn ra khá phổ biến. Những người này làm dịch vụ đo vẽ nhưng không có con dấu nên phải thông qua các công ty để hợp pháp hóa bản vẽ. Trong số này không phải ai cũng am hiểu, vẽ đúng. Có trường hợp khi quận yêu cầu các công ty chỉnh sửa, bổ sung thì các công ty phải tìm những người làm dịch vụ để chỉnh sửa lại, rất mất thời gian. Nhưng dù sao cũng còn may mắn hơn một số công ty không thể tìm ra người đo vẽ vì họ đã “lặn” mất, đành tự vẽ lại hoặc phó mặc cho người dân ra sao thì ra.

tu-van-thiet-ke-nha-anh-nho-1

Hầu hết bản vẽ đều… sai

Tổ kiểm tra bản vẽ thuộc Phòng Quản lý đô thị quận 3 cho rằng việc yêu cầu các công ty phải đo vẽ lại 2-3 lần “là chuyện thường ngày”, cá biệt có trường hợp phải chỉnh sửa đến lần thứ năm mới đạt yêu cầu. Đó chỉ là khâu kiểm tra phần nhà, chưa kể phần đất do Phòng Tài nguyên – môi trường kiểm tra. “Trung bình mỗi lần chỉnh sửa mất từ hai tuần đến một tháng sau mới nộp lại, nếu người dân phàn nàn thì họ lại đẩy cho quận, nói quận kiểm tra mất nhiều thời gian” – cán bộ phụ trách bộ phận kiểm tra bản vẽ lắc đầu.

Còn tại quận 6, hầu hết các đơn vị đo vẽ sai với thực tế nên phải chỉnh sửa, bổ sung liên tục. Thậm chí có đơn vị không đi thực tế, không biết căn nhà ra sao mà vẫn ra được bản vẽ. Cán bộ Phòng Quản lý đô thị quận tiết lộ: họ copy số liệu của bản vẽ cũ trước đó và thể hiện lại theo qui định mới. Trong trường hợp này, bản vẽ cũ sai thì bản vẽ mới cũng sai theo. Có đơn vị lại căn cứ vào bản đồ địa chính, hỏi khách hàng thông tin về căn nhà và tự “sáng tác” ra bản vẽ. Một lý do khác là nhân viên đo vẽ không am hiểu nên vẽ sai. Cũng có nhiều trường hợp vẽ sai do không biết cách vẽ theo qui định mới, không nắm thông tin qui hoạch…

Theo Phòng Quản lý đô thị quận 6, tỉ lệ bản vẽ sai tại quận khoảng 80%, còn ở quận 11 là hơn 90%. Trong khi đó ở quận 3 con số này gần như tuyệt đối: gần 100% trường hợp phải bổ sung bản vẽ lần hai.

Theo lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị quận 6, sắp tới quận sẽ kiến nghị TP xem xét các biện pháp chế tài đối với những đơn vị đo vẽ sai nhiều lần bằng các hình thức: cấm đo vẽ trong một thời gian nhất định, nếu tái phạm sẽ rút giấy phép. Còn Sở Xây dựng cho rằng nên “cảnh cáo” những đơn vị vẽ sai nhiều lần. Nếu tiếp tục vi phạm, cần thống kê danh sách những đơn vị này báo cáo về các đơn vị cấp phép hành nghề để có biện pháp chế tài.

READ MORE

Dịch vụ đo vẽ: Chỉ nhận bản vẽ khi đã có dấu thẩm định

Sau khi triển khai thực hiện bản vẽ theo quy định của nghị định 54, nhiều người dân gặp khó khăn khi nộp hồ sơ, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và đất ở do bản vẽ không đúng theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

KT&ĐS đã trao đổI vớI ông Phạm Quang Bửu, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND Quận 9 về những khác biệt trong quy định thực hiện bản vẽ theo quy định mới. Theo ông Bửu, quy trình thực hiện thống nhất theo NĐ54, vẫn không có thay đổI nhiều, ngườI dân có nhu cầu chỉ cần liên lạc vớI công ty đo đạc, lập bản vẽ, trong đó thể hiện diện tích được cấp (xin công nhận), diện tích vi phạm lộ giớI, diện tích xây dựng, tờ bản đồ thửa đất, tên ngườI xin cấp giấy chứng nhận.

Giữa bản vẽ theo quy định mới và bản vẽ trước đây có sự khác biệt lớn nào không, thưa ông?

Có một số khác biệt, chẳng hạn trong bản vẽ cũ cần phải có thông tin về toạ độ XY (thông số trong bản đồ số), trong đó phải thể hiện đủ các tiêu chí theo quy định. Còn trong bản vẽ mới thì không cần phải thể hiện những thông tin từ bản đồ số, chỉ cần sơ đồ vị trí, chỉ dẫn sơ đồ trích theo tài liệu nào (bản đồ tỷ lệ 1/500, 1/2.000, 1/4.000). Tuy nhiên, tại những khu vực vùng ven, do tính chất đặc thù, dân cư ở phân tán, để tránh tình trạng chồng ranh, trùng lắp ranh đất, những bản vẽ này vẫn cần phải thể hiện các tiêu chí của bản đồ số, giúp cho công tác kiểm tra giám sát cập nhật biến động, lưu trữ được tốt hơn. Một khác biệt nữa là các nét vẽ trong bản vẽ cũng thay đổi, tất cả những quy định về nét vẽ đã được cơ quan chức năng phổ biến cho các đơn vị, công ty có chức năng đo đạc.

Việc quy định thể hiện bản đồ số không nằm trong quy định mới, nếu bắt buộc thể hiện bản đồ số như trước đây là trái quy định và gây khó cho người dân?

Như tôi đã trình bày, nhà trong khu vực nội thành thường liền sát nhau, cộng thêm khu vực nội thành đã có bản đồ lâu đời, thể hiện rất rõ ranh đất nên không nhất thiết thể hiện thông số toạ độ XY. Còn ở ngoại thành do nhà ở phân tán, chỉ liền kề nhau ranh đất, nếu không xác định rõ toạ độ XY sẽ dễ dẫn đến tranh chấp do ranh đất nhà này sẽ chồng lên ranh đất nhà kia và ngược lại. Công tác quản lý nhà nước cũng sẽ rất khó.

Thật ra, việc thể hiện những thông số toạ độ XY không gây phiền cho người dân, nhưng sẽ lâu hơn đối với các đơn vị đo vẽ do phải thể hiện các tiêu chí này. Theo quy định mới, các công ty đo vẽ phải thông qua cơ quan quản lý để thẩm định bản vẽ thời gian từ 10 -15 ngày. Sau khi hoàn tất các thủ tục, bản vẽ đã hoàn chỉnh mới được phát hành bản vẽ cho khách hàng. Nếu công ty nào phát hành bản vẽ trước khi thẩm định là sai nguyên tắc.

Làm thế nào để xác định bản vẽ đã hoàn chỉnh thưa ông?

Thông thuờng sau khi thẩm định xong bản vẽ, cơ quan chức năng sẽ đóng dấu thẩm định trên bản vẽ. Do vậy, để tránh rắc rối, người dân chỉ nhận những bản vẽ đã có dấu thẩm định bản vẽ của cơ quan chức năng. Quy định về trách nhiệm cho cơ quan có chức năng đo đạc rất cụ thể nên chắc chắn người dân sẽ không bị phiền hà tốn thời gian đi lại khi thực hiện nộp bản vẽ.

Hiện những công ty nào có chức năng đo vẽ trên địa bàn TP.HCM?

Danh sách những công ty này đã được Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM công bố chính thức. Cho đến thời điểm hiện nay toàn TP có khoảng 108 đơn vị. Để tránh phiền phức, người dân nên tìm đến những đơn vị này để thực hiện bản vẽ (bạn đọc có thể tham khảo danh sách này dưới đây).

Danh sách các công ty có giấy phép hoạt động đo dạc bản đồ

(Ban hành Theo Công văn số 10139/TNMT-QLBĐ tháng 10.2006 của Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM)

QUẬN 1

Công ty TNHH XD&KDN Văn Lang

33/5Lý Văn Phức, P. Tân Định, Q.1, ĐT: 8209477

Công ty TNHH DV tư vấn Anh Việt Mỹ

62/10 Thạch Thị Thanh, P. Tân Định, Q.1, ĐT: 8205441

Công ty TNHH công nghệ đồ hoạ & đo đạc bản đồ Địa Việt

P.1110, tầng 11, Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Q.1, ĐT: 9102040

Trung tâm Kiểm định bản đồ và tư vấn tài nguyên môi trường (Sở Tài nguyên và môi trường)

18 Alexandre de Rhodes, P. Bến Nghé, Q.1, ĐT: 8224786

Công ty TNHH – XD & đo đạc Địa Cầu

68/14A Trần Quang Khải, P. Tân Định, Q.1, ĐT: 8481959

Công ty TNHH khảo sát & tư vấn xây dựng Thái Bình

003 A5 chung cư 1A -1B Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q.1, ĐT: 8229719

Công ty TNHH thiết kế tư vấn xây dựng SQ

11 bis Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, Q.1, ĐT: 8241717

Công ty Tư vấn xây dựng tổng hợp

29 bis Nguyễn Đình Chiểu P. Bến Nghé, Q.1, ĐT: 8290148

Trung tâm Thông tin xây dựng

142 Hai Bà Trưng, P. Đa Kao, Q.1, ĐT: 8220448

QUẬN 2

Công ty đo đạc Anh – Địa hình (Bộ Tài nguyên và môi trường): 3 Trần Não, P. Bình An, Q. 2, TP.HCM, ĐT: 8998066

* 51 Huỳnh Thúc Kháng, Q. Đống Đa, Hà Nội

Liên đoàn Địa chất thuỷ văn – địa chất công trình miền Nam (Bộ Tài nguyên và môi trường)

59 đường số 2, Trần Não, P. Bình An, Q.2, ĐT: 8992133

Công ty XL và vật tư xây dựng 4 (Bộ NT&PTNT)

2 Trần Não, P. Bình An, Q.2, ĐT: 8993377

Công ty CP đo đạc – XD – TM Địa Việt An

04 lô S, khu dân cư Bình Trưng, P. Bình Trưng Đông, Q. 2

ĐT: 7433193

Công ty đo đạc địa chính công trình (Bộ Tài nguyên và MT): TTĐĐ địa chính đô thị phía Nam, 3 Trần Não, Bình An, Q.2 * 28 Nguyễn Văn Trỗi, Phú Nhuận, ĐT: 8995111 – 8991572

Công ty CP đầu tư Thủ Thiêm

936 Nguyễn Thị Định, P.Thạnh Mỹ Lợi, Q.2, ĐT: 7421223

Công ty TNHH Mi Pha

928 An Điền, P. Thảo Điền, Q.2, ĐT: 9082009

TT Tư vấn và thẩm định TĐBĐ (Hội Trắc địa bản đồ TP.HCM): 30 đường số 3, KP 4, P. Bình An, Q.2, ĐT: 2960006

Công ty TNHH dịch vụ thương mại đo đạc Tạ Phú: 450 Nguyễn Cư Trinh, P. Bình Trưng Đông, Q. 2, ĐT: 8259600

Liên hiệp Khoa học SX địa chất XD môi trường miền Nam

61 đường số 12, P. Bình An, Q.2, ĐT: 8992236

Công ty TNHH tư vấn – đo đạc – thiết kế – XD Sài Gòn

29/30 quốc lộ 1A, P. Đông Hưng Thuận, Q.12, ĐT: 9302665

Phân viện Nghiên cứu địa chính phía Nam (Bộ TN&MT)

30 đường số 3, KP 4, P. Bình An, Q.2, ĐT: 7403824

QUẬN 3

Công ty TNHH – DV – XD – đo đạc bản đồ CTM

205/33 Trần Văn Đang, P.11, Q.3, ĐT: 8846284

Công ty CP tư vấn địa ốc Sài Gòn

62 Võ Văn Tần, P. 6, Q. 3, ĐT: 7151434 – 9302665

QUẬN 4

Công ty TNHH đo đạc & DV tư vấn Điền Địa

561 Lô S, Đoàn Văn Bơ, P.9, Q.4, ĐT: 8482389

Công ty TNHH đo đạc bản đồ Công Hữu

17 Hoàng Diệu, P.12, Q.4, ĐT: 8268870

Công ty TNHH địch vụ đo đạc và tin học Long Phúc Kiên

188/117/13 Tôn Thất Thuyết, P.4, Q.4, ĐT: 8259600

QUẬN 5

Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Chợ Lớn

432 – 434 An Dương Vương, P.4, Q.5, ĐT: 8390414

QUẬN 7

Công ty TNHH TMDV-KD địa ốc Gia Kiến

57/9 bis Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng, Q.7, ĐT: 7720499

Công ty TNHH Vũ Trần

785 Huỳnh Tấn Phát, P. Phú Thuận, Q.7, ĐT: 7732919

Công ty TNHH đo đạc – tư vấn Kiến Oc

366 Huỳnh Tấn Phát, P. Bình Thuận, Q.7, ĐT: 8727435

QUẬN 9

Công ty Quản lý & phát triển đô thị quận 9

25B Lê Văn Việt, P. Hiệp Phú, Q.9, ĐT: 730720

Công ty TNHH tư vấn phát triển và kinh doanh nhà HL

120 Lê Văn Việt, P. Hiệp Phú, Q.9, ĐT: 7297573

Xí nghiệp thiết kế tư vấn kinh doanh địa ốc Sài Gòn: 567/6B Đỗ Xuân Hợp, KP 6, P. Phước Long B, Q.9, ĐT: 2826013

QUẬN 10

Trung tâm ứng dụng CN XD Reatee (ĐH Bách khoa TP.HCM): 268 Lý Thường Kiệt, P.14. Q.10, ĐT: 8643955

QUẬN 11

Công ty TNHH xây dựng Phương Nam

21 Âu Cơ, P.14, Q.11, ĐT: 861823

Công ty TNHH tư vấn thiết kế XD đo đạc bản đồ Kiến Đạt

33 đường số 5, cư xá Bình Thới, P.8, Q.11, ĐT: 9627680

QUẬN 12

Công ty CP đo đạc xây dựng KD nhà Nguyễn Trường Minh

4/59C2 KP 5, P. Đông Hưng Thuận, Q.12

Công ty TNHH đo đạc địa ốc N.C.C

Kios số 4 Hà Huy Giáp, P. Thạnh Lộc, Q.12, ĐT: 7161736

Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng Tâm Phúc Thịnh

18 Đông Bắc, KP.1, P.Tân Chánh Hiệp, Q.12, ĐT: 8911128

Công ty cổ phần Vạn Hà

489 tổ 58, KP 4, P.Tân Chánh Hiệp, Q.12, ĐT: 2507569

Công ty TNHH đo đạc bản đồ Hưng Lê Gia

1240 Tô Ký, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, ĐT:7156699

Công ty TNHH tư vấn xây dựng Dương Long: 503B Nguyễn Văn Quá, P. Đông Hưng Thuận, Q.12, ĐT: 4360785

QUẬN TÂN BÌNH

Công ty TNHH TM-DV tư vấn XD đo đạc Mạnh Hùng

528 Cộng Hoà, P.13, Q. Tân Bình, ĐT: 8100537

Công ty TNHH kiến trúc & xây dựng PTN

158 Lê Bình, P.4, Q. Tân Bình, ĐT: 8460658

Công ty CP tư vấn đo đạc xây dựng Phúc Bình Linh

Phòng 010, CC số 40, Duy Tân, P.8, Q. Tân Bình

ĐT: 9714024

QUẬN PHÚ NHUẬN

Công ty CP tư vấn & vật tư thiết bị Nam Sông Tiền

180 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, ĐT: 8441235

Công ty TNHH TV TK khảo sát đo đạc bản đồ Anh Dũng

32/4 Nguyễn Văn Đậu, P. 5, Q.Phú Nhuận, ĐT: 8433085

Công ty TNHH Đo đạc bản đồ XD – KD – DV Quốc Thịnh

51A Hồ Biểu Chánh, P.12, Q. Phú Nhuận, ĐT: 8454720

Công ty TVDV – Phát triển công nghệ tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và môi trường)

* 28 Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, ĐT: 8479631

* 81 Nguyễn Chí Thanh, Q. Đống Đa, Hà Nội, ĐT: (04) 7731132

Công ty TNHH Sông Vàng

100/326 Thích Quảng Đức, P.5, Q.Phú Nhuận, ĐT: 9955156

Xí nghiệp kỹ thuật địa chính Bình Nguyên: * 213/CCA3 Phan Xích Long, P.7, Q. Phú Nhuận, TP.HCM, ĐT: 2550641

* 25 Lý Tự Trọng, Pleiku, Gia Lai, ĐT: (059) 715223

QUẬN BÌNH THẠNH

TT Đo đạc bản đồ (Sở Tài nguyên và môi trường)

68 Nguyễn Văn Đậu, Q. Bình Thạnh, ĐT: 8414961

Công ty TNHH kiến trúc Sài Tây

77/18 QL.13, P.26, Q. Bình Thạnh, ĐT: 8984159

Công ty TNHH đo đạc – XD – TM Hưng Thịnh

24A Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh, ĐT: 8980282

Công ty thiết kế & tư vấn đầu tư XD Lam An

20 Nguyễn An Ninh, P.14, Q. Bình Thạnh, ĐT: 5109039

Công ty CP địa ốc và thương mại Duy Nhất

10/3 Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, ĐT: 8409623

Công ty TNHH kỹ thuật Thịnh An

32/26 Nguyễn Cửu Vân, P.17, Q. Bình Thạnh, ĐT: 8407841

Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Sông Trà: 69/67A đường D2, P.25, Q.Bình Thạnh, ĐT: 9125689 – 5122035

Công ty TNHH đo đạc Kiến Thiết

54 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q. Bình Thạnh, ĐT: 8984197

Công ty CP đo đạc Miền Đông

45/256 Nguyễn Văn Đậu, P.26, Q. Bình Thạnh, ĐT: 8413496

Công ty TNHH đo đạc XD kinh doanh nhà Hoàng Tấn

49 Ung Văn Khiêm, P.25, Q.Bình Thạnh, ĐT: 5110804

Công ty CP đầu tư – tư vấn – xây dựng Sơn Trà

69/67 đường D2, P.25, Q. Bình Thạnh, ĐT: 8512035

Công ty TNHH đo đạc thiết kế xây dựng Liên Thành: 296/1A Nơ Trang Long, P.12, Q. Bình Thạnh, ĐT: 4451945

QUẬN GÒ VẤP

Liên hiệp Khoa học sản xuất địa chất xây dựng – MT phía Nam: 26BC/2 Phan Văn Trị, P.7, Q. Gò Vấp, ĐT: 8943457

Công ty TNHH TMDV – đo đạc TKXD – Phú Mỹ Thịnh

314 Quang Trung, P.10, Q. Gò Vấp, ĐT: 4613365

Công ty TNHH – phát triển đô thị An Hội

688 Phan Văn Trị, P.7, Q. Gò Vấp, ĐT: 9891801

Công ty TNHH xây dựng Minh Hùng

148/4A1 Nguyễn Văn Lượng, P. 17, Q. Gò Vấp, ĐT: 8951261

Công ty dịch vụ công ích quận Gò Vấp

179A Dương Quảng Hàm, P.5, Q. Gò Vấp, ĐT: 9854031

Công ty TNHH tư vấn xây dựng Gò Vấp

63/9E Quang Trung, P.10, Q. Gò Vấp, ĐT: 9965146

Công ty TNHH đo đạc bản đồ Đức Phu

6/61 Quang Trung, P.10, Q. Gò Vấp, ĐT: 9895791

Công ty cổ phần phát triển nhà Sài Gòn

20C – 20F Phan Văn Trị, P.7, Q. Gò Vấp, ĐT: 9291424

Công ty TNHH tư vấn Địa Việt

49/4G Quang Trung, P.12, Q. Gò Vấp, ĐT: 9877413

Công ty TNHH tư vấn XD – TM – đo đạc bản đồ Vinh Khải

52/362A 1Đ Quang Trung, P. 12, Q. Gò Vấp, ĐT: 9876578

Công ty TNHH đo đạc & DV tư vấn thiết kế XD Điền Việt

82/4/2 Lê Lợi, P.4, Q.Gò Vấp, ĐT: 7220608

Công ty TNHH – TM SX – xây dựng – đo đạc Điền Thổ An: 32/27/4 Thống Nhất, P.16, Q.Gò Vấp, ĐT: 9963242 – 9174015 – 9052448

Công ty TNHH đo đạc địa chính & công trình Lâm Ninh Bình :48/3 Quang Trung, P.10, Q.Gò Vấp, ĐT: 9096554

Công ty TNHH đo đạc bản đồ Tây Bắc Việt

67/8/321 Huỳnh Khương An, P.5, Q.Gò Vấp, ĐT: 5882922

Công ty TNHH DV-TM đo đạc bản đồ Hải Vân Nam

94/1057C đường 26 Tháng 3, P.17, Q.Gò Vấp, ĐT: 4463946

Công ty CP XD môi giới nhà đất Vinh Hưng (Trà Vinh)

Chi nhánh TP.HCM: 109/810 Nguyễn Kiệm, P. 3, Q. Gò VấpĐT: 9857252

QUẬN TÂN PHÚ

Công ty TNHH thiết kế đo đạc Đại Hùng Thịnh: 507A Luỹ Bán Bích, P. Phú Thọ Hoà, Q.Tân Phú, ĐT: 4088521

Công ty TNHH TM-DV tư vấn thiết kế – đo đạc Đất Việt

345/20 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Quý, Q. Tân Phú

ĐT: 8473342 – 7150256

Công ty TNHH đo đạc khảo sát thiết kế Tân Phú Sơn

507 Luỹ Bán Bích, Phú Thọ Hoà, Q. Tân Phú, ĐT: 9734174

Công ty TNHH DV – TM trắc địa Nhật Nguyên

01/49/3E Đỗ Nhuận – Sơn Kỳ, Q. Tân Phú, ĐT: 4085464

QUẬN THỦ ĐỨC

Công ty TNHH TMDV Hoàng Anh Anh

12/68 QL.13, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, ĐT: 7221120

Công ty TNHH xây dựng & thương mại Phúc Thành

27F5 tỉnh lộ 43, P. Tam Bình, Q. Thủ Đức, ĐT: 8889290

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ xây dựng Minh Phát

364 Võ Văn Ngân, P. Bình thọ, Q. Thủ Đức, ĐT: 722001

Công ty TNHH đo đạc bản đồ XD – TM – DV- KT tổng hợp Sông Cầu :9/3B đường số 10, khu phố 2, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, ĐT: 4038795

Công ty TNHH TM – DV xây dựng đo đạc Phan Gia

159 Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, ĐT: 7223025

QUẬN BÌNH TÂN

Công ty cổ phần Vạn Phú Hưng: 666 Kinh Dương Vương,

P. An Lạc, Q. Bình Tân, ĐT: 7510997

Công ty CP tư vấn & đầu tư Bình Chánh: 484 Kinh Dương Vương, P. An Lạc A, Q. Bình Tân, ĐT: 8760315

Công ty TNHH đo đạc & thiết kế xây dựng An Lạc; 245 Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Q. Bình Tân, ĐT: 8762843

Liên hiệp Khoa học công nghệ địa chất và khoáng sản

số 4, đường 19B, KP 3, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân

ĐT: 7518434

Công ty TNHH đo đạc xây dựng thương mại Đại Lộc

155 Đất Mới, P. Bình Trị Đông A, Q. Bình Tân

ĐT: (08) 4268332

Công ty TNHH trắc địa thương mại Quỳnh Nguyên

44 đường số 1, khu dân cư Nam Hùng Vương, P. An Lạc,

Q, Bình Tân, ĐT: 7523647 – 4267967

Công ty TNHH đo đạc thiết kế xây dựng Bình Tấn

N.11 đường số 5, P. An Lạc, Q.Bình Tân, ĐT: 6670303

HUYỆN BÌNH CHÁNH

Công ty TNHH tư vấn xây dựng đo đạc bản đồ Anh Quân

B3/316 ấp 2, xã Bình Lợi, H. Bình Chánh, ĐT: 0918411266

Công ty TNHH địa ốc Vạn Phú Điền

B5/18B ấp 2, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh

ĐT: 4254909 – 0913669924

HUYỆN HÓC MÔN

Công ty TNHH Nguyễn Phú

2/2 Đặng Thúc Vịnh, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn

ĐT: (08) 8944646

Công ty TNHH đo đạc thiết kế xây dựng dự án

80/3 ấp Tân Tiến, P. Thạch Xun, Hóc Môn, ĐT: 5932686

Công ty TNHH đo đạc tư vấn thiết kế XD Đình Xuyên

66/4 ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn

ĐT: (08) 7101475

Công ty TNHH đo đạc xây dựng Minh Quân

143/5N Đặng Thúc Vịnh, ấp Tam Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, ĐT: 8914701

HUYỆN NHÀ BÈ

Công ty TNHH – DV TV đầu tư địa ốc Hải Đăng & Phạm Văn Ơn: 2/4C Nguyễn Bình, Phú Xuân, Nhà Bè, ĐT: 7827371

Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà Phúc Cường

4/13 ấp 2, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, ĐT: 7821787

Công ty TNHH XD – đo đạc DV nhà đất Thành Phú Xuân

13/4 ấp 1, đường Nguyễn Bính, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè

ĐT: 0909977420

HUYỆN CỦ CHI

Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thuỷ lợi

Quốc lộ 22, ấp Trạm Bơm, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi,

ĐT: 8923594

 

Công ty TNHH – XD Liên Thành

Quốc lộ 22, ấp Thượng, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi

ĐT: 8921287

 

HÀ NỘI

Trung tâm TV & DV kỹ thuật trắc địa bản đồ

(Hội Trắc địa bản đồ Trung ương)

38D ngõ 40, phố Chính Kinh, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, Hà Nội, ĐT: (04) 5589726

READ MORE

Xây nhà …qua ảnh, nên chăng?

Ông Nguyễn Văn Minh tại Bà Rịa – Vũng Tàu là một điển hình tiêu biểu của việc xây nhà không bản vẽ. Lẽ ra phải nhờ kiến trúc sư tư vấn, ông bà lại tự mình thiết kế theo kiểu đi “săn” ảnh đẹp và bắt chước theo đó.

Gia đình ông Minh có miếng đất nằm trên quốc lộ, bề ngang 5 m và dài 30 m. Con của ông ở nước ngoài yêu cầu ông xây căn nhà một trệt, một lầu, riêng trên lầu, sẽ xây 3 phòng ngủ, một nhà vệ sinh chung để mỗi khi về quê thì các con, cháu ông có nơi nghỉ ngơi cho thoải mái. Lẽ ra phải nhờ kiến trúc sư thiết kế hoặc tư vấn, hai ông bà lại chở nhau đi khắp nơi gần tuần lễ với chiếc máy ảnh, chụp và rửa ra đến vài chục kiểu nhà. Sau khi chọn được trong số ấy mẫu nhà ưng ý nhất, ông bà mời nhà thầu đến. Ông thầu xem qua tấm ảnh mẫu, cam kết sẽ làm được, và đưa ra con số dự trù chi phí vào khoảng 250 triệu đồng. Thế là hai bên giao kèo miệng với nhau.

Nhưng xây dựng một ngôi nhà, không đơn giản chỉ nhìn vào tấm ảnh chụp mặt tiền. Điều quan trọng chính là thiết kế xếp đặt bên trong sao cho phù hợp với sinh hoạt của chủ nhân. Mặt khác, phải biết tận dụng gió trời và ánh sáng tự nhiên để tạo sinh khí cho ngôi nhà. Ông bà Minh cũng rủi là gặp thầu “non tay”, không biết cấu trúc các phòng của nhà mẫu ra sao, nên tự mình xếp đặt. Sau 7 tháng, nhà làm xong, giá thành lên tới gần 400 triệu đồng.

nha-tang-lung-anh-nho-1

Những tưởng có nhà đẹp sẽ làm ông bà sung sướng và hạnh phúc hơn, nhưng căn nhà ấy lại là nỗi xấu hổ và luôn làm cho ông bà tức giận khi ai đó đề cập đến. Bởi vì căn nhà làm xong không đúng như cam kết ban đầu, kể cả mặt tiền. Đã thế các phòng ngủ bên trong lại tối tăm và nóng nực khiến người vào ở không chịu nổi. Nhà 5 m bề ngang, nhà thầu chừa ra đến 2,5 m để trổ cầu thang nên không còn đất để xây phòng. Kết quả là ông Minh phải bỏ ra một số tiền lớn để gắn thêm điều hòa cho mỗi phòng ngủ, điều không có trong dự toán ban đầu, cũng không cần thiết với không khí thoáng đãng, trong lành ở nông thôn. Những bậc thang lại quá cao (25 cm), không phù hợp với thể hình người bình thường, nên mỗi lần lên xuống là cả một “cực hình” cho hai ông bà.

Một sai lầm trầm trọng khác trong ngôi nhà, đó là hệ thống thoát nước luôn ứ nghẹt. Do đường ống ngầm dưới nền quá nhỏ (phi 60 – đường kính 60 mm) nên chỉ sau một năm sử dụng, các chất bẩn bám khiến lòng ống bị thu hẹp lại, dòng chảy bị cản, nước dâng trên mặt nền phòng tắm mỗi khi xả nước nhiều. Trần nhà nước thấm loang lổ rêu mốc trông quá bẩn mắt. Các con về thăm cha mẹ dự định ở lại một tháng, nhưng phải ra đi sớm vì không chịu nổi nóng bức, ngột ngạt khiến mấy đứa cháu rôm sảy nổi đầy người.

Quanh vùng, không chỉ một mình ông Minh bị “dính” trường hợp như thế này. Có nhiều nhà thầu không hề học qua bất kỳ trường lớp chuyên môn nào, nhất là ở nông thôn. Thậm chí văn hóa phổ thông có khi còn chưa qua hết cấp 2. Họ thường khởi đầu công việc là anh thợ nề, nhờ “sống lâu lên lão làng”, có đủ “uy” gom thợ, biết được đầu việc là trở thành thầu. Sau khi quy tụ một số cánh thợ, họ bèn đứng ra nhận thầu. Đã có trường hợp ông thầu không đọc được bản vẽ, không hiểu các ký hiệu ghi trong đó. Đây là một sự thật phũ phàng, vô phúc cho gia chủ khi giao ngôi nhà cho họ thực hiện.

Lại có nhà thầu, vì nhận một lúc vài căn nhà mà thợ thuyền không đủ số nên phải gian lận trong các công đoạn để chạy công. Chính vì thế, nhiều căn nhà chỉ sau vài năm là nứt nẻ, thấm dột, bong tróc… xuống cấp quá nhanh.

Ở các vùng đang đô thị hóa, khi quyết định mua một chiếc xe máy giá trị chỉ mươi triệu, nhiều người hết sức đắn đo, đi dò hỏi nhiều nơi, thậm chí còn nhờ cả thợ sửa xe đi mua cùng. Sự cẩn thận như thế được xem là “khôn ngoan”. Nhưng khi xây ngôi nhà trị giá vài trăm triệu, là sản nghiệp một đời thì có gia chủ lại “ngu ngơ” đem giao phó hoàn toàn cho nhà thầu thi công.

Việc nhờ kiến trúc sư thiết kế, thực hiện bản vẽ cho ngôi nhà dĩ nhiên sẽ phải trả một khoản phí nhất định, nhưng gia chủ sẽ được bảo đảm về kỹ thuật, về giá trị không gian sử dụng và tính thẩm mỹ. Khi bàn bạc với kiến trúc sư, gia chủ cho biết ý định về ngôi nhà của mình, từ ý tưởng ấy, kiến trúc sư sẽ thể hiện ra trên giấy. Những thông số được tính toán, các bố cục không gian, chất liệu, màu sắc được chỉ định cho ngôi nhà… sẽ tránh được sự tùy tiện của nhà thầu, tránh được những sai lầm đáng tiếc về sau.

READ MORE

Khung thay thế tường chịu lực

Với sự phát triển kỹ thuật xây dựng bằng thép và bê tông cốt thép, tường không còn là phần chịu lực chính của công trình. Toàn bộ tải trọng của mái và sàn nhà được truyền vào hệ thống đà, cột và chuyển xuống móng. Khi đó, tường chỉ còn công dụng ngăn chia và bao bọc.

Khi đó, tường không còn bị giới hạn bởi các yếu tố bề dày, vật liệu, cách bố trí và các khoảng trống bị hạn chế như với tường chịu lực. Nhiều người gọi là khung chịu lực và tường xây chèn. Cửa đi, cửa sổ và các khoảng trống khác trên tường được mở rộng tối đa theo cả hai phương đứng và ngang. Mặt bằng bố trí tường hoàn toàn tự do và không bị ràng buộc bởi vật liệu.

Việc ra đời của cấu trúc nhà khung chịu lực đã giải phóng hệ thống tường theo phương thức cổ điển, tạo nên một cuộc cách mạng trong kiến trúc. Trường phái kiến trúc hiện đại (modernism) ra đời với cấu trúc điển hình này, đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo kiến trúc công trình trong suốt thế kỷ 19 và kéo dài đến nay. Tuy nhiên ở Việt Nam, trong lĩnh vực kiến trúc – xây dựng, việc áp dụng hệ khung chịu lực một cách phổ biến mới chỉ gần đây, rất chậm so với thế giới.

melbourne 111

Trường trung học Victorian ở Melbourne

Cấu trúc khung chịu lực thay thế tường chịu lực đã tạo nên các không gian nội thất vô cùng linh hoạt. Tường ngăn chia được bố trí rất tự do và hoàn toàn có thể thay đổi vị trí theo yêu cầu. Tại các nước tiên tiến, tường ngăn chia thường không được xây bằng gạch như ở Việt Nam, vì các nhược điểm: tốc độ xây dựng chậm, tải trọng bản thân lớn, khó thay đổi theo yêu cầu và rất phiền phức khi thực hiện (gạch, cát, xi măng…) nhất là trong các tòa nhà công cộng đang được sử dụng. Tường ngăn chia có thể cố định hoặc di động theo các thanh ray, vật liệu rất đa dạng tùy theo ý đồ của người thiết kế.

Tường bao che tuy hiện nay không phải là tường chịu lực, nhưng vẫn phải được cấu tạo bằng loại vật liệu “chịu lực” lớn do yếu tố an toàn. Tường bao che còn phải có được tính cách nhiệt, cách âm tốt.

Tường bao che bằng gạch thường phải dày, nhiều trường hợp phải có lớp cách nhiệt ở giữa. Vật liệu hoàn thiện cho tường gạch phải có tính chống thấm nước, chịu được tác động của nắng, gió và phải có độ co giãn cao để tránh rạn nứt.

London city hall

London City Hall

Kính dùng cho tường bao che phải là kính cường lực có khả năng chịu va đập cao gấp nhiều lần kính bình thường, có hệ số phản xạ nhiệt lớn. Nhiều lúc người ta phải sử dụng kính hai lớp, có khoảng trống ở giữa làm tăng tính cách âm và cách nhiệt cho công trình. Để tăng hiệu quả trong suốt, người ta có thể thực hiện những mảng tường rất lớn bằng kính và có cảm giác không có khung chịu lực. Hiện nay ở Việt Nam, nhiều người thiết kế áp dụng kiểu mặt đứng “curtain wall” cho công trình và quả thật là “đại nạn” cho người sử dụng nếu không dùng kính và khung chịu lực đúng tiêu chuẩn.

Tường ngăn chia ở Việt Nam thường được xây bằng gạch, hoàn thiện bằng sơn nước hoặc các loại vật liệu trang trí. Ở các nước tiên tiến, tường ngăn chia thường bằng thạch cao, gỗ, kính hoặc cả đá tự nhiên… và được lắp ráp trên khung chịu lực bằng kim loại nhẹ. Trong một số trường hợp, tường ngăn chia còn là các tấm di động trên đường ray để tăng khả năng linh hoạt của không gian nội thất.

Do có một vị trí áp đảo trong mỗi công trình nên tường thường được trang điểm bằng nhiều loại vật liệu. Thông thường, người ta hay sử dụng sơn nước. Tuy nhiên, cũng có những vật liệu trang điểm thông dụng khác như gạch ceramic, đá tự nhiên, gỗ, nhôm, thép, kính…

READ MORE

Biện pháp an toàn đối với ngầm cao tầng

Tầng ngầm của những cao ốc là một trong những phần việc rất quan trọng, không chỉ có vai trò với công trình mà còn với những công trình lân cận. Chính vì vậy, khi tiến hành khảo sát địa chất cũng như xác lập quy trình kỹ thuật xây dựng tầng ngầm đòi hỏi phải có những yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt của lĩnh vực xây dựng ngầm.

Trao đổi của SGTT với PGS-TS Nguyễn Bá Kế – chuyên gia xây dựng hầm sâu về những nguyên tắc khi thực hiện các công trình hầm ngầm:

Vai trò của tường vây

Theo TS Kế, tường vây quanh hệ thống ngầm phải có chiều dày cũng như độ sâu tương ứng với độ sâu của tầng ngầm và tuỳ thuộc vào cấu trúc của đất tại khu vực xây dựng. Về mặt lý thuyết, bề dày tường vây của tầng ngầm thường thay đổi từ 40 – 100 cm hoặc hơn. Hầm ngầm càng sâu, độ dày của tường vây càng tăng lên. Ngoài ra, nếu xung quanh là những công trình quan trọng như cao ốc, bảo tàng, đường cáp điện hay khí đốt, những công trình có yêu cầu đặc biệt cần bảo vệ…, độ dày của tường vây phải dày hơn. Những chỉ số tính toán này sẽ được nhà thiết kế công trình ngầm xác định dựa trên những yêu cầu vừa nêu.

Còn về độ sâu của tường vây (phần ngập trong đất), thường từ 0,7 đến 2 lần so với độ cao tổng thể của tầng hầm, tuỳ thuộc vào loại đất và mực nước ngầm. Ví dụ, hầm sâu 12 m (3 tầng, tính từ trần của tầng hầm đầu tiên đến sàn của tầng hầm cuối cùng) thì độ sâu của bức tường vây phải là 8 – 24 m! Tuy nhiên, độ sâu này có thể lớn hơn chỉ số trên nếu địa chất ở khu vực xây dựng thuộc vào dạng yếu. Trong khi xây dựng tường vây, nếu quá sâu phải có những “văng chống hoặc neo” có chức năng giữ tường vây được ổn định trong suốt quá trình thi công.

Nhưng đó chỉ là mặt lý thuyết, còn thực tế xây dựng như thế nào mới là điều quan trọng. Trước hết, khi tiến hành thi công tường vây, nhà xây dựng phải đặt mốc “quan trắc liên tục” để xem thử những bức tường này có bị “lún” cũng như “chuyển vị” hay không khi đào đất ở giữa. Đây là một trong những yếu tố bắt buộc khi thi công các công trình ngầm. Không chỉ quan trắc tường vây mà cần phải quan trắc cả khu vực xung quanh công trình trong phạm vi bán kính “gấp đôi” chiều sâu của bức tường được tính từ mặt đất cho đến mặt sàn của tầng hầm cuối cùng. Ví dụ, bức tường sâu 12 m thì bán kính quan trắc là 24 m.

Quan trắc địa kỹ thuật để làm gì? Những thông số này giúp đơn vị thi công công trình và các cơ quan chức năng biết trước được những tác động xấu sẽ xảy ra để từ đó cân nhắc gia cố thêm tường hay không hoặc thay đổi phương pháp thi công. Việc quan trắc này không chỉ nhằm an toàn cho toàn cao ốc mà còn cả các công trình lân cận, con người và các sinh hoạt bình thường của cư dân.

Địa chất công trình – rất phức tạp

Với những công trình phức tạp như vậy, theo TS Kế, không thể không có việc khoan địa chất để thiết kế công trình nhưng cần làm rõ hồ sơ khảo sát địa chất đó có đúng với thực tế địa chất khu vực đó hay không? Ngoài ra, kết quả đo đạc của nhà thầu trong quá trình thi công ra sao có dấu hiệu nguy hiểm không… cũng phải được tường minh. Những câu hỏi trên cần có được hồ sơ cụ thể, các chuyên gia sẽ không quá khó để xác định trách nhiệm của từng bên.

Một chuyên gia về lĩnh vực cơ học đất nền móng công trình cho biết thêm, có thể khi khoan địa chất công trình cao ốc, họ chỉ khoan ngay tại khu vực xây dựng nên không thể phát hiện ra những “túi đất yếu” hay những “vùng địa chất phức tạp” ở vùng đất lân cận.

Sau này, trong quá trình xây dựng, do biến đổi của thời tiết, địa chất, của việc thi công xây dựng tường vây… mà những “túi đất yếu” đó “bục” ra. Khi những túi nước này bục ra, tạo áp lực nước lớn, gặp những đầu mối bêtông kém chất lượng, đã chảy vào hầm ngầm, kéo theo lượng đất lớn ở nền khu vực toà nhà, tạo nền của toà nhà lân cận bị “hẫng”, tạo ra một “lực trượt” cho nền đất bên cạnh tường vây. Có thể địa chất phức tạp chưa được tìm hiểu hết nhưng nhiệm vụ của người thiết kế và thi công tầng hầm phải dùng mọi biện pháp để sớm phát hiện.

Theo chuyên gia này, việc khảo sát để xây dựng những công trình hầm ngầm cần được giới chuyên môn thảo luận kỹ trước khi cơ quan có trách nhiệm đưa ra những quyết định cuối cùng.

READ MORE

Tính toán chiều cao tầng nhà

Chiều cao nhà, chiều cao tầng và số tầng xây dựng thường phụ thuộc vào quy hoạch chung của khu vực. Đối với nhà ở tư nhân, vấn đề chiều cao tầng hoặc chiều cao phòng là đáng quan tâm và tính toán nhất.

Chiều cao nhà là khoảng cách từ nền tầng 1 (hoặc nền đất xung quanh) đến đỉnh cao nhất của mái nhà. Chiều cao tầng là khoảng cách giữa hai sàn nhà, được tính từ sàn tầng dưới đến sàn tầng kế tiếp.

h khach

Với một số gia chủ, chiều cao phòng thấp sẽ tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi. Thế nhưng nhiều người lại cho rằng như vậy sẽ bị cảm giác nặng nề, đè nén. Ngược lại, chiều cao phòng lớn có thể tạo cảm giác thoáng đãng, sang trọng, tôn nghiêm, nhưng trong nhiều trường hợp tạo ra cảm giác trống trải, lạnh lẽo… Điều này còn phụ thuộc vào cách trang trí và công năng của phòng. Trong một căn nhà có nhiều không gian sử dụng với mục đích khác nhau, sẽ có cảm giác khác nhau đối với từng không gian sử dụng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của tầng hay từng phòng:

– Chức năng của phòng: Phòng sinh hoạt chung, phòng khách là nơi tiếp khách, tập trung sinh hoạt gia đình nên cần tạo cảm giác rộng rãi và trang trọng. Chiều cao nên cao hơn các phòng khác, đôi khi có thể gấp đôi, nhất là đối với khoảng thông giữa hai tầng có diện tích rộng làm phòng khách, sinh hoạt chung, sảnh… Chiều cao gợi ý từ 3,6 m đến 5 m. Phòng thờ nếu cần cảm giác trang nghiêm, chiều cao không nên thấp hơn các phòng thông dụng. Phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp, phòng làm việc nên tạo cảm giác ấm cúng và tránh sự trống trải. Chiều cao phòng nên ở mức trung bình, khoảng 3 đến 3,3 m. Phòng để xe, phòng tắm, phòng kho là những khu vực có tần suất sử dụng thấp, chỉ nên thiết kế chiều cao vừa đủ để tiết kiệm không gian và tiết kiệm kinh phí xây dựng, khoảng 2,4 đến 2,7 m.

h bep

– Đặc điểm diện tích xây nhà: Nếu xây nhà từ 2 tầng trở lên, chiều cao tầng nhà sẽ tỷ lệ thuận với diện tích xây dựng cầu thang bộ. Đối với nhà có diện tích xây dựng lớn thì rất đơn giản khi quyết định chiều cao phòng. Đối với nhà có diện tích dành cho thang nhỏ thì không nên thiết kế tầng cao quá, sẽ gây nên tình trạng độ dốc thang lớn, gây khó khăn và nguy hiểm cho việc đi lại giữa các tầng. Trong trường hợp nhà nhỏ, mà điển hình là nhà lô nhỏ và hẹp chiều ngang, chiều cao phòng cũng không nên thay đổi nhiều, chỉ nên thống nhất cùng một độ cao, khoảng 3 m là thích hợp.

h bath

– Đặc điểm khí hậu: đối với những nhà ở khu vực khí hậu khắc nghiệt, hướng nhà chịu ảnh hưởng xấu của thời tiết và cần sử dụng điều hoà nhiệt độ nhiều thì chiều cao nhà chỉ nên vừa phải để tiết kiệm năng lượng làm mát hoặc sưởi ấm nhà. Chiều cao thích hợp là 3 m đến 3,3 m. Đối với những nhà ở khu vực khí hậu dễ chịu, cần sự thông thoáng tự nhiên, thì nên thiết kế chiều cao nhà lớn hơn, khoảng 3,6 m đến 4,5 m.

– Điều kiện kinh tế: đương nhiên thiết kế tầng nhà càng cao thì kinh phí xây dựng càng cao, kèm theo chi phí hoạt động, bảo dưỡng nhà cũng lớn hơn.

pk thongtang1

Tóm lại, đối với nhà ở tư nhân, chiều cao tầng (phòng) thông dụng nên phân làm 3 mức cơ bản: phòng thấp (từ 2,4 đến 2,7 m), phòng tiêu chuẩn (từ 3 m đến 3,3 m), phòng cao (3,6 đến 5 m). Căn cứ quy hoạch chung của khu vực, điều kiện khí hậu, đặc điểm của mảnh đất, chức năng sử dụng của từng không gian mà chúng ta sẽ chọn ra được chiều cao cho từng phòng và tầng một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

READ MORE

Nội thất phòng khách hiện đại

Xu hướng thiết kế nội thất hiện đại đã thổi hơi thở mới vào những đồ nội thất thường ngày như giá sách, kệ tivi, tủ bát…làm cho những đồ vật này mang bộ mặt và cảm giác hoàn toàn mới.

Sự kết hợp giữa màu sắc, chất cảm của vật liệu cùng sự giảm thiểu những chi tiết trang trí cầu kỳ mà chỉ nhấn mạnh vào những chi tiết đơn giản nhưng lại là điểm nhấn của toàn bộ tác phẩm cũng như hình khối thiết kế thiên về những khối hình học cơ bản đã làm tăng giá trị thẩm mỹ của chúng.

fb48f2bb b8a3 49d8 af43 756

HMS – HORIZONT REOL SYSTEM

 

33

Day Collection

 

77

 

66

Jesper Holm

Trích từ thư viện của mình, WEDO gửi tới các bạn một số bộ sưu tập nôị thất theo phong cách design nội thất mới

READ MORE

Mành rèm tự động

Hệ thống mành rèm tự động thích hợp với những căn phòng diện tích lớn, có hệ thống khung cửa sổ rộng như các khu văn phòng, các căn hộ penthouse… Thay vì phải dùng sức và phải ra tận nơi để kéo từng chiếc rèm, người sử dụng chỉ cần một chiếc điều khiển từ xa.

Sản phẩm được nhập hoàn toàn từ Trung Quốc hoặc cao cấp hơn là Pháp, bao gồm cả vật liệu làm rèm (vải hoặc polyme), động cơ cho tới các loại phụ kiện khác.

rem 4

Rèm điện sử dụng hai loại động cơ. Với rèm kéo ngang, động cơ hình trụ, được lắp ở một bên của đường ray treo rèm. Công suất từ 30 đến 45 W. Còn với rèm cuốn, động cơ hình ống, nằm gọn ở phía trong ống cuộn rèm. Bộ điều khiển rèm gồm hai phần. Thứ nhất là một bộ nguồn điện kiêm thu nhận tín hiệu được gắn với động cơ. Bộ phận này giúp người dùng có thể trực tiếp điều khiển rèm bằng tay giống như cửa cuốn. Ngoài ra, nó còn là bộ thu tín hiệu điều khiển từ xa. Thứ hai là chiếc điều khiển cầm tay, có thể điều khiển trong phạm vi hàng trăm mét và xuyên tường.

rem 2

Nếu nhà bạn trang trí theo kiểu cổ điển, hệ rèm mở ngang sẽ rất hợp vì sử dụng vải rèm thông thường, cho phép bạn thay đổi tuỳ thích. Còn nếu nhà bạn thiết kế theo kiểu hiện đại, các loại rèm cuốn điện sẽ là l‎ý tưởng. Khi muốn che khung cửa, chỉ cần bấm nút, rèm sẽ từ từ buông xuống. Nếu bạn muốn ánh sáng vào, chỉ cần bấm nút cuộn rèm, tấm rèm sẽ được cuốn gọn lên phía trên bậu cửa. Không chỉ giới hạn ở các khung cửa sổ và mặt tiền, rèm điện còn có thể được ứng dụng để che các giếng trời, mái vòm kính…

Ưu thế rõ rệt nhất của sản phẩm là tạo sự tiện dụng cho người sử dụng. Dù một căn nhà có đến 10 bộ rèm thì cũng vẫn chỉ cần một chiếc điều khiển từ xa. Người dùng có thể cùng lúc mở hoặc đóng nhiều rèm, hoặc đóng mở từng chiếc theo ý ‎thích. Do điều khiển bằng sóng vô tuyến nên dù đứng ở chỗ nào trong nhà, bạn cũng vẫn có thể đóng mở rèm mà không lo bị vật cản như điều khiển TV.

rem 1

Về chất liệu rèm, bạn có thể chọn vải thường cho các loại rèm mở ngang, hoặc chọn vải dệt bằng polyme cho các loại rèm cuốn. Với vải polyme, không cần giặt mà chỉ cần lau bằng nước xà phòng loãng khi cần. Thời gian bảo hành thông thường cho một hệ thống là 5 năm. Tùy từng trường hợp, bạn cũng có thể sử dụng hệ thống rèm đã có sẵn trong nhà, chỉ cần lắp thêm động cơ.

Ngoài các ứng dụng cho gia đình, hệ thống mành rèm điện (màn sáo ngang, màn sáo dọc và rèm cuốn điện) cũng rất hợp với các văn phòng, công sở hiện đại. Đồng thời, các không gian cũng được sử dụng linh hoạt hơn với các tấm rèm hoạt động như các vách ngăn ảo, chỉ xuất hiện khi cần thiết.

Hiện sản phẩm này có giá thành tương đối đắt, gấp gần 3 lần so với sản phẩm thông thường, khoảng hơn 500.000 đồng/m2. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng với diện tích rộng, giá thành sẽ giảm bớt, chỉ khoảng hơn 300.000 đồng/m2 vì diện tích rộng hay hẹp cũng chỉ cần một động cơ.

 

READ MORE

Thành phố sông Hồng – bài toán chỉnh trị khó khăn

Dự án TP sông Hồng được đánh giá cao về mặt ý tưởng. Nhưng nhiều người vẫn băn khoăn trước bài toán khó là làm sao có thể chỉnh trị con sông Hồng vốn nổi tiếng “bất trị”, làm sao di dời được hàng chục vạn dân.

Chỉnh trị sông tức là phải làm được ba việc, chống ngập lụt, tăng khả năng thoát lũ và chống xói mòn đất trong khu vực sông. Việc này quyết định bởi các phương án xác định dòng chảy chính của sông và đắp đê mới.

song hong11

Sơ đồ vị trí đường chỉnh trị và vị trí tương đối giữa đê mới và đê cũ

Theo đề án mới công bố của Tổ dự án TP sông Hồng, đoạn sông qua Hà Nội sẽ có một tuyến đê mới, thay thế tuyến đê hiện nay. Tuyến đê này về cơ bản sẽ thu hẹp lại so với đê cũ. Lòng dẫn của sông sẽ được thu hẹp tại bốn điểm là khu vực thượng lưu cầu Thăng Long, khu vực ngã ba sông Đuống, khu vực cầu Vĩnh Tuy và khu vực Bát Tràng. Riêng khu vực chân cầu Chương Dương lòng dẫn được mở rộng hơn so với trước đây (chi tiết trong sơ đồ trên).

Theo GS, TS Ngô Đình Tuấn, ĐH Thủy Lợi Hà Nội, cần một dự án tổng thể và có quy mô như dự án sông Hồng, nhưng để làm một tuyến đê mới thì phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Dự án chưa đưa ra được cơ sở khoa học vững chắc cho những điều chỉnh của mình.

Dự án đề xuất một tuyến đê mới, với một phương án nắn dòng chảy dựa trên các kết quả đã nghiên cứu trước đây của Viện Khoa học Thủy Lợi. Nhưng theo ông Tuấn, bản thân kết quả này vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi. Để xác định được dòng chảy chính của sông làm cơ sở cho việc xây dựng tuyến đê mới cần phải có sự nghiên cứu các nhà khoa học, cần phải được thử nghiệm trên các mô hình toán học và vật lý cụ thể. Những thử nghiệm này sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc nhưng hết sức cần thiết.

Để thông thoáng dòng chảy, dự án đưa ra kế hoạch nạo vét sông hằng năm. Ông Tuấn cho rằng việc nạo vét hàng triệu m3 bùn cát ở đây cũng phải có kế hoạch cụ thể. Giáo sư cũng đề xuất phương án tạo dòng chảy có tốc độ lớn ở một số điểm làm xói mòn, tạo độ sâu cần thiết. “Chỉnh trị sông Hồng là việc hết sức quan trọng, cần phải có một hội đồng khoa học, nghiên cứu kỹ lưỡng và bài bản. Việc này có thể mất nhiều thời gian chứ không thể là chuyện một sớm, một chiều”, ông Tuấn nói.

Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc cho biết, việc chỉnh trị sông Hồng không hề đơn giản. Nó vẫn được mệnh danh là con sông “bất trị”. Trong thời gian đô hộ nước ta thực dân Pháp đã cử những kỹ sư giỏi nhất sang để nghiên cứu chỉnh trị con sông tuy nhiên vẫn không thành công. Khoa học thời đó và ngày nay đã khác nhiều, nhưng việc chỉnh trị sông vẫn cần phải được nghiên cứu kỹ và làm thật cẩn trọng.

Bài toán di dân

Theo dự tính sẽ có khoảng 39.100 hộ, tương đương với khoảng 180.000 dân phải di dời cho dự án. Tức là gần như toàn bộ dân đang sống ở khu vực ven sông và bãi sông trên địa bàn huyện Từ Liêm, quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng phía hữu ngạn và huyện Đông Anh, Gia Lâm, quận Long Biên phía tả ngạn sẽ phải di dời.

XomThuyenChai11

Khu vực này chiếm đa phần là dân làm nông nghiệp. Cự Khối, Long Biên là khu trồng rau sạch của Hà Nội, còn Nhật Tân, Quảng Bá, Tứ Liên thì vẫn nổi tiếng xưa nay với nghề trồng hoa, trồng quất…

Ở Nhật Tân có khoảng 40% hộ thuần nông, 65% hộ bán nông nghiệp. Còn ở phường Tứ Liên số dân nông nghiệp chiếm đến khoảng 50%. Ông Chu Văn Sinh, đảng viên 40 năm tuổi đảng ở Nhật Tân, nói: “Gia đình tôi cũng như đa số những người ở đây, mảnh đất nếp nhà là cả sản nghiệp, lấy nghề trồng rau, trồng hoa là kế sinh nhai. Giờ phải di dời, không biết việc đền bù ra sao, gia đình ông sẽ phải chuyển đi đâu? Sẽ sống bằng nghề gì?”. Những băn khoăn, lo lắng của ông Sinh cũng là của hầu hết những hộ dân nằm trong diện phải di dời.

Ông Nguyễn Vinh Phúc cho rằng việc di dời một số lượng lớn người dân như vậy sẽ tạo nên một sự biến động xã hội lớn. Nếp sống của người dân từ bao đời qua sẽ bị thay đổi. Cần phải tính được những vấn đề nảy sinh khi những người xưa nay chỉ biết đến vườn tược, sông nước chuyển lên ở chung cư cao tầng sẽ như thế nào. Cần phải có thời gian nghiên cứu đưa ra được phương án giải quyết thỏa đáng, tránh “dục tốc, bất đạt”.

 

READ MORE

Quy hoạch thành phố sông Hồng

Nếu dự án được Quốc hội và Chính phủ thông qua, việc quy hoạch hai bờ sông Hồng sẽ tiến hành từ năm 2009 với 4 khu vực sông và đô thị tương ứng.

Theo dự án, Hà Nội sẽ kè đê dọc theo phần sông Hồng chạy qua thành phố, với chiều dài mỗi bên sông trên 40 km. Đồng thời, thành phố xây dựng đường ven sông Hồng theo đê hiện có và đê mới, liên kết với mạng lưới đường vành đai 2, 3 và 4 và mở rộng thêm đường bộ trên trục Nam – Bắc. Hệ thống đường bộ này cũng sẽ được liên kết với đường thủy và đảm bảo tiếp cận sông dễ dàng.

Hà Nội dự kiến sẽ có 4 đường vành đai, 8 đường hướng tâm và 5 cây cầu, trong đó một cầu đang xây dựng (cầu Vĩnh Tuy) và 4 cầu khác có kế hoạch xây dựng. Các tuyến đường huyết mạch đô thị đều có tốc độ thiết kế 60 km/g.

Theo các chuyên gia Hàn Quốc, các tuyến đường đê bên hữu ngạn (phía Hà Nội) sẽ có 2-8 làn xe, đường phía tả ngạn là 2-4 làn xe và thêm 2 đường chui.

Hai bên bờ sông sẽ là các công trình giúp người dân tiếp cận sông, trong đó sẽ có các tuyến đường đi bộ và các bậc thang. Gần bờ sông cũng có những bãi đỗ xe và điểm dừng xe buýt để hạn chế xe hơi cá nhân vào bãi sông.

Phát triển các đô thị ven sông Hồng

q11

Phân bố 4 khu vực ven sông. Ảnh: DOHWA

Nhờ phần đê mới kè, thành phố sẽ có thêm khoảng 2.050 ha đất phát sinh trong đó khoảng 1.500 ha sẽ dành để phát triển đô thị. Theo kế hoạch, sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội cùng phần đất trên bờ sẽ được phân chia thành 4 khu vực có chức năng khác nhau, lần lượt gồm các đoạn từ Chèm đến cầu Thăng Long, từ cầu Thăng Long đến cầu Chương Dương, từ cầu Chương Dương đến cầu Thanh Trì, và từ cầu Thanh Trì đến làng Bát Tràng.

Khu vực Diện tích (ha) Định hướng phát triển
KV1 220 Cư trú, thương mại phân phối hàng đa chức năng
KV2 600 Khu tổng hợp quốc tế, tổ chức các hoạt động quốc tế
KV3 170 Cư trú, công cộng, phân phối hàng đa chức năng
KV4 980 Cư trú, nghỉ ngơi, sản xuất
Tổng 2.050 Bao gồm diện tích giữ lại (80 ha)

Khu vực 1

KV1

Theo kế hoạch, khu vực 1 sẽ xây dựng thêm một cây cầu tại Chèm và phát triển khu dân cư lân cận khu công nghiệp hiện hữu. Tại đây cũng sẽ hình thành khu phân phối hàng đa chức năng được liên kết với sân bay và khu công nghiệp, đồng thời phục vụ thu hút dân di dời đợt một.

Khu vực 2

KV2 huu ngan

Khu vực hữu ngạn sông Hồng. Ảnh: DOHWA

Khu vực 2 là phần quan trọng nhất của dự án chỉnh trị và phát triển sông Hồng. Tại hữu ngạn (phía Hà Nội) hiện có diện tích 280 ha, sẽ phát triển khu đa chức năng quốc tế liên kết trên cơ sở các khu phố tập trung các công ty chứng khoán, tài chính, kinh doanh hiện hữu. Tại đây cũng sẽ có các khu dân cư cao cấp có liên kết với hồ Tây và vùng ven sông.

KV2 ta ngan

Khu vực tả ngạn sông Hồng. Ảnh: DOHWA

Khu vực tả ngạn (phía Đông Anh, Cổ Loa, diện tích 320 ha) sẽ có 2 chức năng chính: khu phức hợp phục vụ Olympic (Olympic Complex) và các sự kiện thể thao lớn như làng Olympic, làng báo chí… nhằm tạo đông lực phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.

Phần thứ hai phía tả ngạn là khu phức hợp triển lãm (Expo Complex) phục vụ các lễ hội, triển lãm lớn.

Khu vực 3

KV3

Khu vực kéo dài từ cầu Chương Dương đến cầu Thanh Trì (170 ha) sẽ là khu dân cư, đồng thời là khu phân phối hàng đa chức năng bao gồm các chợ đầu mối, trung tâm phân phối hàng và công trình phụ trợ.

Khu vực 4

KV4

Khu vực này có diện tích lớn nhất dự án (980 ha), có chức năng một khu cư trú, nghỉ ngơi kết hợp làm khu sản xuất của thành phố. Tại đây cũng sẽ hình thành một du lịch có liên kết với không gian văn hóa, lịch sử của làng Bát Tràng, một sân golf và khu công nghệ cao. Theo các chuyên gia Hàn Quốc, sân golf sẽ được đặt tại phía bắc khu vực 4, nhưng hiện Hà Nội đã chấp thuận cho Vincom lập quy hoạch sân golf tại phía nam. Vì thế, khu vực này có thể còn có điều chỉnh.

Phân chia chức năng các khu vực cụ thể

ên khu vực Phương án
Võng La Khu bảo tồn sinh thái ven sông
Đông Anh Công viên thể thao tổng hợp
Ngọc Thụy Nơi nghỉ ngơi
Long Biên Nơi học tập, sinh thái
Gia Lâm Vùng tinh lọc thực vật tự nhiên ven sông
Từ Liêm Khu phục hồi sinh thái ven nước
Tây Hồ Công viên mở
Hoàn Kiếm Công viên sinh thái lịch sử
Hoàng Mai Gate Park
Vùng bãi bồi Khu bảo tồn sinh thái đảo tự nhiên
Tứ Liên Vườn thực vật (Hanoi World Class Garden) 

Kinh phí khổng lồ

Theo ước tính của các chuyên gia Hàn Quốc, đầu tư cho “thành phố sông Hồng” sẽ lên tới 27.240 tỷ đồng, tương đương gần 2 tỷ USD, trong vòng 12 năm. Như vậy trung bình mỗi năm Hà Nội sẽ cần đến 2.400 tỷ đồng để thực hiện dự án.

Công việc Khối lượng Kinh phí (tỷ đồng)
Chỉnh trị sông Đắp đê: 75,1 km
Chỉnh trị lòng dẫn: 13,1 triệu m3
Bến phà: 6 bến
9.360
Công viên ven sông Tổng 4.200 ha
Vùng trung tâm sử dụng: 1.350 ha
Vùng bảo tồn và sử dụng: 2.850 ha
4.260
Đường đê Tổng chiều dài 80 km
6 cầu
2 đường chui
7.660
Phí dự phòng 5.960
Tổng cộng 27.240
READ MORE