Skip to Content

Category Archives: Phong thuỷ Nhà ở

Ngũ hành

Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy . Năm trạng thái này, gọi Ngũ hành, không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật.

Mộc

Chỉ mùa xuân, sự tăng trưởng và đời sống cây cỏ. Thuộc khí Âm: Mộc mềm và dễ uốn; thuộc khí Dương: Mộc rắn như thân sồi. Dùng với mục đích lành, Mộc là cây gậy chống; với mục đích dữ, Mộc là ngọn giáo. Cây tre ở Trung Quốc được ca ngợi về khả năng mềm dẻo trước gió nhưng lại được dùng làm giàn giáo. Được nhìn dưới hình tượng cây, năng lượng của Mộc có tính sinh sôi nẩy nở, nuôi dưỡng và mềm dẻo.

Tính cách người thuộc hành này

Người mạng Mộc có tinh thần vì tha nhân và năng nổ. Là người nhiều ý tưởng, tính cách hướng ngoại của họ được nhiều người thương, giúp. Họ tưởng tượng nhiều hơn thực sự gắn bó với kế hoạch.

Tích cực – có bản tính nghệ sĩ, làm việc nhiệt thành.

Tiêu cực – thiếu kiên nhẫn, dễ nổi giận, thường bỏ ngang công việc.

Vạn vật thuộc hành này:

Các loài thảo mộc, đồ đạc bằng gỗ, giấy, màu xanh lục, cột trụ, sự trang hoàng, tranh phong cảnh.

Hỏa

Chỉ mùa hè, lửa và sức nóng. Có thể đem lại ánh sáng, hơi ấm và hạnh phúc, hoặc có thể tuôn trào, bùng nổ và sự bạo tàn. Ở khía cạnh tích cực, Hỏa tiêu biểu cho danh dự và sự công bằng; ở khía cạnh tiêu cực, Hỏa tượng trưng cho tính gây hấn và chiến tranh.

Tính cách người thuộc hành này

Người mạng Hỏa yêu thích hành động và thường nắm vai trò lãnh đạo. Họ lôi kéo người khác, thường là vào rắc rối, vì họ không ưa luật lệ và bất chấp hậu quả.

Tích cực – người có óc canh tân, khôi hài và đam mê.

Tiêu cực – nóng vội, lợi dụng người khác và không mấy quan tâm đến cảm xúc.

Vạn vật thuộc hành này:

Hình tượng mặt trời, nến đèn các loại tam giác, màu đỏ, vật dụng thủ công, tranh ảnh về mặt trời / lửa.

Thổ

Chỉ về môi trường ươm trồng, nuôi dưỡng và phát triển, nơi ‘sinh ký tử quy’ của mọi sinh vật. Thổ nuôi dưỡng, hỗ trợ và tương tác với từng Hành khác. Khi tích cực, Thổ biểu thị lòng công bằng, trí khôn ngoan và bản năng; khi tiêu cực, Thổ tạo ra sự ngột ngạt hoặc biểu thị tính hay lo về những khó khăn không tồn tại.

Tính cách người thụôc hành này

Người mạng Thổ có tính tương trợ và trung thành. Vì thực tế và kiên trì, họ là chỗ dựa vững chắc trong cơn khủng hoảng. Không những không bị thúc ép bất cứ điều gì nhưng họ lại rất bền bỉ khi giúp người khác. Do kiên nhẫn và vững vàng, họ có một sức mạnh nội tâm.

Tích cực – trung thành, nhẫn nại và có thể cậy dựa.

Tiêu cực – thành kiến và có khuynh hướng “bới lông tìm vết”.

Van vật thuộc hành này:

Đất sét, gạch, sành sứ, bê tông, đá, hình vuông, màu vàng, cam, nâu.

vat-lieu-ngu-hanh-1

Kim

Chỉ về mùa thu và sức mạnh. Đại diện cho thể rắn và khả năng chứa đựng. Mặt khác, Kim còn là vật dẫn. Khi tích cực, Kim là sự truyền đạt thông tin, ý tưởng sắc sảo và sự công minh; khi tiêu cực, Kim có thể là sự hủy hoại, là hiểm họa và phiền muộn. Kim có thể là một món hàng xinh xắn và quý giá mà cũng có thể là đao kiếm.

Tính cách người thuộc hành này

Người mạng Kim có tính độc đoán và cương quyết. Họ dốc lòng dốc sức theo đuổi cao vọng. Là những nhà tổ chức giỏi, họ độc lập và vui sướng với thành quả riêng của họ. Tin vào khả năng bản thân nên họ kém linh động mặc dù họ tăng tiến là nhờ vào sự thay đổi. Đây là loại người nghiêm túc và không dễ nhận sự giúp đỡ.

Tích cực – mạnh mẽ, có trực giác và lôi cuốn

Tiêu cực – cứng nhắc, sầu muộn và nghiêm nghị

Vạn vật thuộc hành này:

Tất cả các kim loại, hình dáng tròn bầu, mái vòm, vật dụng kim khí, cửa và bậc cửa, đồ dùng nhà bếp, màu trắng, xám, bạc và vàng ươm, tiền đồng Đồng hồ.

Thủy

Chỉ về mùa đông và nước nói chung, cơn mưa lất phất hay mưa bão. Chỉ bản ngã, nghệ thuật và vẻ đẹp, Thủy có liên quan đến mọi thứ. Khi tích cực, Thủy thể hiện tính nuôi dưỡng, hỗ trợ một cách hiểu biết; khi tiêu cực, Thủy biểu hiện ở sự hao mòn và kiệt quệ. Kết hợp với cảm xúc, Thủy gợi cho thấy nỗi sợ hãi, sự lo lắng và stress.

Tính cách người thuộc hành này

Người mạng Thủy giao tiếp tốt. Họ có khiếu ngoại giao và tài thuyết phục. Do nhạy cảm với tâm trạng người khác, họ sẵn sàng lắng nghe. Có trực giác tốt và giỏi thương lượng. Uyển chuyển và dễ thích nghi, họ nhìn sự vật theo quan điểm tổng thể.

Vạn vật thụôc hành này:

Sông suối, ao hồ, màu xanh dương và màu đen, gương soi và kính, các đường uốn khúc, đài phun nước.

READ MORE

Bố trí góc làm việc thuận theo Phong Thủy

Giá xăng dầu đã nhiều lần tăng cao và chưa dừng lại. Đường phố mỗi lúc thêm đông đúc, chật chội, kẹt xe. Có phải đây là lúc bạn nghĩ đến không cần đến văn phòng, vẫn có thể ngồi nhà giải quyết được vô số những công việc? Vậy một chỗ làm việc ở nhà cần những gì để tiện lợi và thuận theo Phong Thủy?

Kết nối trong ngoài

Thông thường những góc làm việc ở nhà, yếu tố “nối kết” được ưu tiên tính đến. Một bàn làm việc ở nhà, vị trí thuận lợi là vị trí có thể để được điện thoại, nối kết internet, máy scan, máy in và gần đấy là tủ đựng tài liệu, hồ sơ cá nhân. Nếu rộng rãi hơn, chủ nhân có thể bố trí thêm kệ sách hoặc thư  viện cho riêng mình.

goc-lam-viec-cho-nha-hep-5

Việc trang bị máy tính xách tay khiến cho ngày nay những bàn làm việc gần như không còn chiếm quá nhiều diện tích. Thói quen làm việc, đọc, xem thời sự, nghe đài, tra cứu tài liệu…. và thư giãn sau khi làm việc của một số người khiến cho căn phòng đa chức năng hoàn toàn có thể nằm trong tầm tay của những nhà thiết kế, theo yêu cầu của chủ nhân. Và dĩ nhiên, những ai đã thường xuyên làm việc ở nhà chắc không bao giờ muốn chỗ làm việc của mình quá lạnh lùng khắc khổ như ở văn phòng (có thể treo ảnh gia đình, trang trí tranh, hoặc thậm chí là những vật dụng “độc” và lạ như con chuột, bàn phím, hộp đựng name card, điện thoại … thể hiện sở thích riêng của mình).

Bố trí phòng làm việc theo Phong Thủy

Vị trí chỗ làm việc (hay cả một phòng riêng) cần được cân nhắc sao cho luồng khí tại đây luôn được kích hoạt tốt mà vẫn ổn định, tức là tránh các luồng di chuyển xuyên qua và đảm bảo thông thoáng, chiếu sáng. Vai trò của dương quang (ánh sáng mặt trời) hoặc các nguồn sáng nhân tạo rất cần thiết, do đó góc làm việc (vốn thuộc Dương) nên bố trí ở chỗ yên tĩnh nhưng phải đủ ánh sáng và thông thoáng tự nhiên.

goc-lam-viec-thanh-lich-1

Nhiều máy móc thiết bị sử dụng làm tăng tính Kim của phòng làm việc, gây xung khắc với các không gian thuộc Mộc như phòng ngủ hoặc phòng ăn nếu đặt chỗ làm việc trong các không gian này vừa không hợp vệ sinh vừa gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ và bữa ăn. Thổ sinh Kim nên hình thể lý tưởng của phòng làm việc nên là hình vuông hoặc gần vuông, có thể có góc bo tròn, bầu dục hoặc bát giác, lục giác với nhiều cửa sổ mở ra các tầm nhìn thoáng đãng. Cần tránh bố trí chỗ làm việc tại phòng hình thang hoặc góc nhọn (thuộc Hỏa, khắc Kim).

Cửa phòng làm việc có thể thông sang phòng khách (dễ liên hệ đối ngoại), hoặc sang phòng ngủ và vệ sinh (để tiện cho làm việc về khuya), nhưng tránh gần bếp vì sẽ bị ảnh hưởng khói mùi. Không nên mở nhiều cửa tại phòng làm việc gây nhiễu luồng khí, mất tập trung và khó kê đồ đạc. Nếu kết hợp chỗ làm việc với phòng ngủ lớn thì phải có vách lửng, tủ ngăn hoặc rèm che để tránh làm trường khí của hai phần Kim – Mộc ảnh hưởng lẫn nhau.

Màu sắc và bố trí vật dụng

Theo nguyên tắc Ngũ hành tương sinh thì Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, vì vậy các màu sắc dùng trong phòng làm việc nên là các màu thuộc sắc độ vàng (Thổ), trắng (Kim), có thể thêm các nét màu đen (Thủy) hoặc sắc độ xanh để tạo dáng mạnh mẽ và sự sạch sẽ, dịu mát. Nếu dùng những màu chói lọi dễ gây cảm giác căng thẳng, hoặc màu tối tăm gây u buồn, thụ động. Đối với người trẻ tuổi có thể bổ sung các màu nóng và đường nét vui để kích thích sáng tạo. Trang trí và sắp xếp vật dụng trong phòng làm việc cũng cần dựa theo tương sinh Ngũ Hành, ví dụ bàn ghế phù hợp là dạng tròn (Kim), vuông hoặc chữ nhật (Thổ), có thể bo góc để giảm va chạm khi đi lại.

ban-lam-viec-3

Bố trí thêm bể cá cảnh hay chậu cây cũng rất có ích trong việc tạo không khí sống động cho nơi làm việc. Cần tránh ngồi làm việc dưới quạt trần, đèn chùm hay dầm nhà vì các chỗ này thường hay đóng bụi, thổi gió hoặc ánh sáng gay gắt trên đầu, khuấy động trường khí, tác động xấu tới sức khoẻ và năng lực làm việc.

Tổ chức thư phòng theo dạng hành Mộc

Phòng làm việc tại nhà hiện nay xét về Phong Thủy là một không gian dung hợp giữa thư phòng theo kiểu Đông phương (nơi đọc sách, lưu trữ sách vở, đàm dạo…thuộc hành Mộc) và văn phòng theo kiểu Tây phương với các vật dụng tiện nghi (máy tính, trang thiết bị chuyên môn …thuộc hành Kim) ngày càng được hiện đại hóa. Hai hành đối lập này tưởng chừng xung khắc nhau nhưng thực ra mang tính bổ sung tương hỗ lẫn nhau. Nhiều gia chủ hiện nay khi có điều kiện đang quay về cách thức tổ chức thư phòng theo dạng truyền thống để phát huy tốt các thuận lợi cũng như hạn chế những ảnh hưởng xấu đến các không gian khác. Đối với không gian thiên về đọc sách, tra cứu dạng thư phòng thì các bố trí sẽ cần được bổ sung thêm hành Mộc trong sử dụng vật liệu. Ví dụ các tủ sách nên dùng gỗ và kính (Mộc và Thủy) và chạy quanh phòng tạo điểm dựa cho chỗ ngồi; sàn có thể lát gỗ hay thảm để cách âm và tạo sự ấm áp, đồng bộ. Dùng rèm vải, mành sáo hoặc nan chớp để giảm nắng chói đồng thời cũng tránh ảnh hưởng các phòng lân cận. Điểm chú ý đối với thư phòng nói riêng và phòng làm việc nói chung là bàn đọc sách cần thoải mái và có tiểu minh đường trước mặt (tức là khoảng trống thuận lợi để quan sát, tránh ngồi quay lưng ra cửa đi, vừa không thư giãn tốt, lại vừa bị giật mình khi có ai vào phòng từ sau lưng). Có thể bố trí sofa hay ghế dài đọc sách nhưng cần giảm việc đọc nhiều ở tư thế nằm, tốt nhất là đọc sách ngồi bên án thư, bàn rộng có đèn riêng, cạnh cửa sổ, đồng thời bổ sung cây xanh, tranh ảnh, tiểu cảnh trang trí tạo các điểm nhấn để nổi bật khí.

goc-lam-viec-an-tuong-1

Như vậy, về mặt Phong Thủy, không gian làm việc tại nhà không những phải đảm bảo yếu đối nội và riêng tư (tĩnh, âm) mà còn luôn cần sự thông thoáng, bố trí thiết bị hợp lý và khả năng kích thích năng lực làm việc (động, dương). Cách bố trí mang tính tổng hợp truyền thống – hiện đại rất cần quan tâm đúng mức, dù diện tích chiếm chỗ có thể không nhiều.

READ MORE

Ngũ hành cho không gian chức năng

Trong nhà đều mang một (hoặc nhiều) đặc trưng ngũ hành. Nắm được tính chất ngũ hành của các không gian chính sẽ giúp việc bố trí nội thất hài hòa hơn.

Phòng khách: hành Thổ, tính trung hòa, cộng thêm với không gian tiền sảnh có thể mang đặc trưng Thổ hoặc Kim (nếu có vòm tròn).

– Phòng sinh hoạt gia đình: thuộc Thổ và một phần Mộc (nếu như tính chất sinh hoạt là uống trà, nơi đọc sách hoặc trò chuyện). Nếu bạn bố trí thêm chỗ xem TV hoặc các thiết bị nghe nhìn khác… thì tính chất là Thổ cộng Kim. Khi phòng này có bàn thờ thì bổ sung thêm hành Hỏa, tương tự với phòng thờ cũng thuộc hành Hỏa.

– Phòng ăn: Khi chỗ ăn cạnh bếp thì tính Hỏa tăng, ngược lại phòng ăn mang tính Mộc là chính. Nếu có thêm thiết bị nghe nhìn hoặc kết hợp bếp kiểu công nghiệp đơn giản thì hành Kim sẽ xen vào.

noi-that-phong-khach-nha-chung-cu-1

– Gian bếp: đặc trưng hành Hỏa. Nếu bạn nấu bếp theo kiểu truyền thống dùng bếp lò, than, củi… càng nhiều thì tính Hỏa càng tăng. Ngược lại, nếu bếp mang tính công nghiệp, gọn nhẹ và thiết bị tối tân như lò vi ba, bếp điện… thì thêm tính Kim. Nếu bếp có kết hợp chỗ ăn thì bổ sung hành Mộc.

– Phòng làm việc: Chủ yếu là hành Kim (nơi tư duy, có nhiều thiết bị, dụng cụ…) và thêm hành Thổ hoặc Mộc tùy trường hợp. Ví dụ phòng làm việc kết hợp thư viện, tủ sách nhiều thì tăng Mộc, có chỗ tiếp khách thì thêm Thổ.

– Phòng ngủ: Đây là không gian đặc trưng của hành Mộc. Tùy theo tính chất trang trí và vật dụng mà sẽ thêm hành khác. Ví dụ như trong phòng ngủ có bàn làm việc thì hành Kim xuất hiện, có hồ cá, cây cảnh thì thêm hành Thủy…

– Giếng trời: Tuy không phải là không gian để ở nhưng giếng trời đóng vai trò quan trọng để cân bằng và nối tiếp khí trong nhà. Đặc trưng ngũ hành của giếng trời là hành Thổ (nhất là giếng trời có hình vuông) nhưng cũng có thêm tính Mộc (giếng trời hình ống dài và có trồng cây) hoặc hành Thủy (có hồ hoặc thác nước nhân tạo).

READ MORE

Mặt tiền – Xoay nghiêng một chút… tránh nắng – phần 2

Kích thước đất không rộng rãi khiến gia chủ và kiến trúc sư đồng lòng làm một ngôi nhà đơn giản, tránh cảm giác ngăn chia chật chội và cố gắng thoát khỏi cái nhìn về nhà ống quen thuộc lâu nay.

 

Một trệt hai lầu và sân thượng, nhưng sau khi xử lý lệch tầng, đôn nền bếp cao lên so với chỗ để xe và thêm vào một tầng lửng làm chỗ cho người giúp việc, diện tích sử dụng được tăng lên đáng kể cùng với khoảng thông tầng “ăn theo” khu vực cầu thang khá thoáng đãng.

 

Giải pháp xoay nghiêng một chút ở mảng tường mặt tiền để giảm nắng Tây gay gắt, lại xoay một chút nữa ở mảng giếng trời để tận dụng diện tích cho khu vệ sinh khiến cho nội thất thành ra rộng hơn nhờ cảm giác kéo giãn thị giác của đường chéo.

Đưa phòng khách và sinh hoạt lên lầu giúp giải được bài toán tìm chỗ để xe cho tầng trệt, đồng thời có thêm một không gian cho gia đình quây quần và em bé chơi đùa rộng rãi. Được tạo dựng bởi những người trẻ – cả chủ nhân lẫn người thiết kế – ngôi nhà có được sắc thái năng động và hiện đại qua cách xử lý hình khối mạnh, đơn giản và những màu sắc tươi sáng, gần gũi thiên nhiên.

 

Mặt cắt - Nhà xoay nghiêng mặt tiền tránh nắng

Mặt cắt – Nhà xoay nghiêng mặt tiền tránh nắng

Mặt bằng tầng 2  - Nhà xoay nghiêng mặt tiền tránh nắng

Mặt bằng tầng 2 – Nhà xoay nghiêng mặt tiền tránh nắng

Mặt bằng tầng 3  - Nhà xoay nghiêng mặt tiền tránh nắng

Mặt bằng tầng 3 – Nhà xoay nghiêng mặt tiền tránh nắng

mb-lau3-copy

Mặt bằng sân thượng  - Nhà xoay nghiêng mặt tiền tránh nắng

Mặt bằng sân thượng – Nhà xoay nghiêng mặt tiền tránh nắng

Mặt bằng tầng 1 - Nhà xoay nghiêng mặt tiền tránh nắng

Mặt bằng tầng 1 – Nhà xoay nghiêng mặt tiền tránh nắng

 

Công ty Tư vấn thiết kế Kiến trúc & Xây dựng Wedo

READ MORE

Xoay ban công – giải pháp tránh năng cho nhà hướng Tây Nam, Tây Bắc

Vừa bị nắng gắt vừa không hợp tuổi mệnh Trạch khiến gia chủ và nhà thiết kế quyết định làm một “cú xoay” hình khối trên mặt tiền đúng 45 độ để giúp hướng cửa chính và cửa ra ban công,

READ MORE

Những lưu ý về phong thủy khi thiết kế cầu thang nhà biệt thự

Cầu thang là phần kiến trúc không thể thiếu được của một ngôi biệt thự. Theo phong thủy, cầu thang được coi là khúc ruột của một ngôi nhà, đóng vai trò quyết định trong việc mang lại sinh khí cho gia đình chủ nhân. Có những bí quyết phong thủy áp dụng cho khu vực cầu thang mang lại nhiều may mắn cho gia chủ như sau:

Hãy dành khoảng không gian xứng đáng trong ngôi nhà của bạn để thiết kế cầu thang, sao cho đảm bảo được sự rộng rãi và độ sáng sủa của mỗi bậc thang. Thông thường, kích thước chuẩn cho cầu thang một ngôi biệt thự có chiều rộng xấp xỉ 1m, độ dày tối thiểu 30cm, độ cao mỗi bậc 15cm. Tuy nhiên, tùy theo diện tích mà bố trí kích thước của cầu thang cho phù hợp: cầu thang mảnh, đơn giản phù hợp với không gian nhà phố hạn hẹp, ngược lại, cầu thang kích thước lớn, xây kiên cố bằng đá – gỗ hợp với nhà có diện tích nền lớn. Dù không gian hạn chế cũng cần chú ý tránh để cầu thang quá dốc và hẹp, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình mỗi lần di chuyển.

phong-thuy-cau-thang-1

Bậc đầu tiên của cầu thang trong nhà phải được đặt ở chỗ thông thoáng, hướng tốt so với tuổi gia chủ. Tránh thiết kế cầu thang ở giữa nhà, trường hợp bất khả kháng thì cũng không được để bậc đầu tiên ở giữa nhà.

phong-thuy-cau-thang-2
Hướng cầu thang không nên đi thẳng ra hướng cửa chính, dễ khiến hao tổn tiền tài, tránh hướng thẳng vào bếp hay cửa nhà vệ sinh, làm nảy sinh mâu thuẫn trong gia đình. Cũng tránh để cầu thang đè lên trên giường ngủ hay ghế ngồi phòng khách, phòng đọc sách,  làm giảm sự vân động của dòng sinh khí trong gia đình.

Các nhịp cầu thang cần liền mạch, điều này sẽ đảm bảo sự  suôn  sẻ trong đường công danh của gia chủ. Chiếu nghỉ của cầu thang cần đảm bảo chiều rộng ngang hoặc lớn hơn chiều rộng thân thang, bề mặt trơn nhẵn, thuận tiện cho việc đi lại.

phong-thuy-cau-thang-3

Tổng số bậc cầu thang nên là số lẻ, theo quan niệm phong thủy là mang lại dương khí cho không gian. Với những ngôi nhà nhỏ hẹp, nên thiết kế những chiếc cầu thang nhỏ gọn theo dạng góc hoặc xoắn ốc để tiết kiệm tối đa diện tích sàn. Phần không gian dưới gầm cầu thang cũng có thể được tận dụng để kê kệ tủ, giá sách…, hoặc làm các tiểu cảnh kết hợp các yếu tố phong thủy tích cực khác. Cây trồng dưới gầm cầu thang chọn cây thấp, ít cần sáng như hồng môn, vạn niên thanh, ngũ gia bì…Tiểu cảnh là sự kết hợp giữa cây xanh, đá, sỏi cuội, thác nước hoặc những yếu tố thiên nhiên khác mang lại sự sinh động và may mắn cho ngôi nhà. Cũng có thể trang trí gốm sứ hoặc tượng tại chân cầu thang để tăng thêm tính nghệ thuật, góp phần che đi những khuyết điểm của cầu thang.

Cũng có thể kết hợp thiết kế cầu thang với giếng trời giúp cầu thang thêm thông thoáng, rộng rãi và tăng sự lưu chuyển của nguồn khí tốt.

READ MORE

Thiết kế bể cá theo phong thủy

Không chỉ là thú vui, nhiều người còn tin rằng nuôi cá cảnh trong nhà sẽ đem lại nhiều điều may mắn và sự an lành, thịnh vượng cho gia chủ nếu thuận theo phong thủy.

Tức là sắp xếp thế nào để trong nhà có nhiều ánh sáng, khí trời, màu xanh cây cối, có cả nước, lửa và làm sao để khoảng cách di chuyển thoải mái, cửa ra vào thông thoáng, mọi người dễ tiếp xúc với nhau để tránh va chạm, lan truyền bệnh tật… Những gợi ý vui vui dưới đây sẽ giúp bạn được một bể cá cảnh phù hợp với không gian sinh hoạt chung.

Thiết kế bể cả theo phong thủy - sẽ mang lại tài lộc

Thiết kế bể cả theo phong thủy – sẽ mang lại tài lộc

 

Hướng tốt nhất cho một bể cá là Bắc hoặc Đông Nam. Hướng Bắc thuộc cung Quan Lộc, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Đông Nam thuộc cung Phú Quý, tượng trưng cho sự giàu có. Cá là tài nguyên của nước. Vì thế, đặt bể cá theo hai hướng này sẽ làm cho tài nguyên sinh sôi, nảy nở. Gia chủ nhờ vậy cũng gặp nhiều may mắn.

Nếu đặt bể cá theo hướng Bắc, bạn nên chọn cá có màu ánh kim như ngân long, mã giáp, ánh trăng… Vì hướng Bắc thuộc hành Thủy. Theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì Kim sinh Thuỷ. Nếu bạn đặt bể cá ở hướng Đông Nam thuộc hành Mộc thì nên thả cá có màu đỏ, hồng, cam… Những màu này thuộc hành Hỏa, Mộc sinh Hỏa sẽ đem lại thịnh vượng cho gia đình.

 

Chơi cá theo phong thủy -  Thiết kế bể cả hợp phong thủy để mang lại tài lộc

Chơi cá theo phong thủy – Thiết kế bể cả hợp phong thủy để mang lại tài lộc

 

Nếu bạn làm kinh doanh, tốt nhất đặt bể cá ở hướng Đông Nam nên thả tám con cá màu đỏ và một con màu đen. Vì theo quan niệm của người phương Đông, số 8 tượng trưng cho sự mạnh mẽ. Ngoài ra, thả cá theo nguyên tắc này, bạn còn đạt được sự hài hoà âm dương (màu đen là âm, màu đỏ là dương). Ở không gian rộng như phòng khách, chúng ta nên chọn nuôi cá kích thước lớn như cá rồng, tai tượng, la hán…

Các loại cá này có dáng vẻ hùng dũng, thể hiện sự sang trọng, quyền uy. Còn không gian hẹp hơn như phòng giải trí, phòng ăn nên nuôi cá nhỏ như cá đuôi én. Ngoài ra, ở nơi cần sự yên tĩnh, bạn nên nuôi loại cá bơi chậm, thong dong như cá ông tiên. Hồ cá không nên để trong phòng ngủ hay làm mình giật mình mất giấc ngủ, chưa kể mùi nước cá, máy sủi bọt, máy bơm kêu liên tục, do vậy không tốt.

Cá có màu đen tượng trưng cho sự an lành. Cá vàng tượng trưng cho sự may mắn. Sự kết hợp tốt nhất là hai chú cá vàng (tượng trưng cho sự may mắn và giàu năng lượng) và một chú cá đen ( tượng trưng cho sự an lành). Một chậu cá đặt ở bên trái cửa ra vào (khi từ trong phòng bạn nhìn trực diện với cửa ra vào) sẽ mang lại tài lộc.

 

Công ty Tư vấn thiết kế Kiến trúc & thi công Xây dựng Wedo

READ MORE

Chọn màu sắc phòng ngủ hợp cung mệnh

Mỗi cung mệnh khác nhau trong ngũ hành tương hợp với một màu sắc nhất định và xung khắc với các màu còn lại. Do đó, việc bố trí màu sắc trong phòng ngủ có ý nghĩa rất quan trọng tới vận mệnh và tài lộc của chủ nhân căn phòng.

Theo các quy tắc trong phong thủy, mỗi một mệnh trong ngũ hành đều có màu sắc tiêu biểu độc đáo khác nhau. Màu xanh tượng trưng mộc, đỏ tượng trưng cho hỏa, vàng tượng trưng cho thổ, trắng tượng trưng cho kim và màu đen tượng trưng cho thủy.

Do đó, màu trong phòng ngủ phải được phối một cách hài hòa, tương sinh, tương hợp với môi trường xung quanh, tâm lý tình cảm và quan trọng là phải hợp với trạch mệnh của chủ nhân căn phòng đó.

phong-thuy-phong-ngu-1

Nghĩa là nếu bạn thuộc mệnh Mộc trong ngũ hành, thì phòng ngủ nên sơn màu xanh (màu lục nhạt) là chính, vì màu xanh là bản sắc của Mộc. Còn nếu bạn thuộc mệnh Hỏa trong ngũ hành, phòng ngủ nên là màu hồng (màu hồng nhạt) là chính vì màu hồng là bản sắc của Hoả…

phong-thuy-phong-ngu-2
Nắm bắt được điều này, bạn có thể lựa chọn được màu sắc hợp với ngũ hành của mình, giúp bản thân và gia đình thêm hưng vượng.

Không chỉ liên quan đến mệnh trong ngũ hành, màu sắc và phương vị phòng ngủ cũng nên phù hợp với nhau theo cách sau:

Phòng ngủ hướng Đông, Đông Nam nên chọn màu xanh lục, xanh lam là chính; hướng Nam nên chọn màu vàng; hướng Tây chọn màu trắng, hồng phấn, vàng nhạt, hướng Bắc chọn màu vàng nhạt, hồng phấn, đỏ nhạt; hướng Tây Bắc chọn màu trắng, vàng, xanh lá cọ; hướng Đông Bắc chọn màu vàng nhạt, màu nâu đỏ và hướng Tây Nam chọn màu vàng, màu lá cọ…

phong-thuy-phong-ngu-3

Ngoài việc lựa chọn phù hợp với cung mệnh, màu sắc của phòng ngủ cũng cần được điều hòa để giảm bớt sắc độ, tránh quá sặc sỡ hay u ám.

Theo thuật phong thủy, phòng ngủ sơn màu sắc sặc sỡ như đỏ đậm, da cam, nõn chuối hay phối quá nhiều màu với nhau… sẽ khiến tinh thần người ở trong phòng luôn bị kích động, căng thẳng. Về lâu dài, người này sẽ bị suy sụp tinh thần, sinh ra tâm lý bực dọc, nóng nảy. Ngược lại, nếu phòng ngủ có màu sắc u ám, nặng nề sẽ khiến tinh thần chủ nhân căn phòng trầm cảm, u uất…

Do đó, khi thiết kế phòng ngủ, các màu như đỏ tươi, cam, màu quá kích thích mắt hay các màu đen, tro xám quá nặng nề… cần phải tránh dùng. Một số màu thường được mọi người lựa chọn cho phòng ngủ như phớt hồng, vàng chanh, màu lục nhạt, lam nhạt, màu vàng marông…

READ MORE

Trồng cây cảnh theo phong thủy

Không chỉ tận hưởng thiên nhiên, việc sử dụng những loại cây trồng khác nhau còn đem đến sức khỏe, tiền tài, công danh cho tất cả thành viên trong gia đình bạn.

Có nhiều cách để tạo nên phong thủy cho không gian sống nhà bạn, với cây trồng cũng vậy, hãy thử tham khảo một số cách trồng cây cảnh theo phong thủy để cải thiện chất lượng không gian sống của mình.

Tre

Tre là một loại cây cảnh được lựa chọn nhiều nhất khi dùng để trang trí trước cửa nhà. Theo thuyết phong thủy đây là loại cây đem lại nhiều may mắn nhất cho gia chủ, giúp chủ nhân làm ăn phát đạt. Tre cũng là biểu tượng của loại cây phú quý, mang lại sự no đủ. Bên cạnh đó cũng có thể trồng tre xung quanh hàng rào, trước hiên nhà hoặc trong vườn.

cay-canh-phong-thuy-1

Hiện có nhiều giống tre cảnh khác nhau, tùy thuộc diện tích và không gian nhà rộng hay hẹp bạn có thể lựa chọn loại tre phù hợp.

Cây cảnh và hoa

Theo nguyên tắc phong thủy, trồng hoa trước hiên nhà sẽ đem lại sự thịnh vượng và sức khỏe cho gia chủ. Đặc biệt, hoa trồng ở hướng đông nam góc vườn còn đem lại may mắn.

Theo thuyết phong thủy, hai loại cây chanh và cam trồng trước nhà sẽ đem lại nhiều cơ hội làm ăn và lợi nhuận. Cũng có thể lựa chọn cây táo để cải thiện những mối quan hệ, giúp gia đình luôn giữ được hòa khí; cây lựu thể hiện tình cảm yêu thương và mong muốn những đứa con khôn ngoan, khỏe mạnh. Trồng ở hướng nam, lựu và táo sẽ mang lại may mắn cho gia chủ.

cay-canh-2

Ngoài ra, nếu mong muốn các thành viên trong gia đình luôn có sức khỏe dồi dào, phòng tránh bệnh tật thì có thể trồng cây ở hướng đông nhà. Khi chọn cây trồng bên cạnh nhà kiểu này hãy chọn loại thân cứng, tán rộng. Trồng cây đào ở hướng tây rất tốt cho trẻ nhỏ, giúp trẻ luôn gặp may mắn và gia đình hạnh phúc.

Cây thông giúp kéo dài tuổi thọ

Thông có sức sống mãnh liệt, không cần chăm bón nhiều nhưng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển. Chính vì thế theo thuyết phong thủy, thông giúp gia đình gia chủ kéo dài tuổi thọ, thích hợp với những gia đình có người già, lớn tuổi.

Không trồng cây chính giữa cửa nhà

Điều này vi phạm thuyết phong thủy. Trước hết là việc cản trở đi lại, ra vào ngôi nhà, sau đó là vật cản cản trở vận may và những điều tốt đẹp đến với gia chủ. Thậm chí có thể gây nên những rắc rối về tài chính hoặc trên đường công danh.

cay-canh-3

Loại bỏ những cây chết hoặc sâu

Cây cối đem lại phong thủy cho ngôi nhà của bạn, vì thế những loại cây được chọn trồng phải là những cây khỏe mạnh, không bị sâu hoặc không có dấu hiệu chết yểu mới phát huy tốt vai trò phong thủy.

Nếu không may cây cảnh bị sâu đục thân hoặc khô héo, hãy nhanh chóng thay thế ngay cây khác. Điều này càng tối kỵ hơn nếu trong gia đình bạn đang có người ốm hoặc có người già.

Trồng liễu bên cạnh ao, bể, hồ nước

Nếu trong nhà bạn có một chiếc ao, hồ hay bể nước nhỏ thì lời khuyên dành cho bạn là nên trồng liễu xung quanh khu vực đó. Điều này rất có lợi cho phong thủy, mang đến sự thịnh vượng và tiền của, vật chất cho gia chủ.

READ MORE

Quy tắc phong thủy khi trang trí trần nhà

Trong ngôi nhà, nếu cửa chính thể giống như cửa khẩu quyết định tài lộc, cửa sổ như đôi mắt quyết định tầm nhìn và mối quan hệ với làng xóm thì trần nhà tượng trưng cho phần bầu trời thu nhỏ. Nó sẽ quyết định lối sống phóng khoáng, cởi mở của cả gia đình và mang đến nhiều cơ hội mới về công việc, tình cảm cho gia chủ.

Việc trang trí trần nhà cần phải xem xét trong không gian của mỗi ngôi nhà. Có một số điều cần chú ý như sau để kiến trúc trần nhà mang lại nhiều may mắn cho chủ nhân.

Trần nhà không nên có xà ngang vì thế nên xây chìm xà ngang ở bất cứ loại trần nhà nào. Nếu xà nhà bắt buộc phải để lộ thì gia chủ cần tính toán không để xà ngang cắt ghế trường kỷ, giường ngủ, bàn ăn.

45240255-5

Trần nhà chỗ ở vị trí chính giữa ngôi nhà không nên quá thấp, sẽ có cảm giác bị đè nén, cái hại của nó cũng như bị xà ngang đè nên đỉnh đầu, trong phong thuỷ cần phải tránh. Sơn trần nhà khu vực này không được dùng màu nâu sậm, gây ức chế, bí bức, ảnh hưởng đến công danh và tiền bạc.

Trần nhà phòng khách không nên quá hẹp: phòng khách là vị trí “hoàng cực”, do vậy trần nhà trong phòng khách giống như bầu trời trên đỉnh của ngôi nhà, nếu bầu trời không khoáng đạt, sự nghiệp sẽ không thuận lợi. Trần phòng khách có thể sử dụng bạc lá dát trần, trang trí với đèn chùm/quạt trần. Tuy nhiên, cần chú ý đến vấn đề cố định vật trang trí tạo cảm giác cân đối cho trần nhà.

Trần nhà trong phòng ngủ cần thoáng đạt vì khi chúng ta nằm xuống thì mắt chúng ta nhìn lên trần nhà, do đó trần nhà trong phòng ngủ phải thoáng đãng, có màu sâu lạnh như xanh lam, tím.

1289813139-image007
Cách ưu việt nhất với trần nhà có chiều cao tương đối là chọn loại trần ốp thạch cao, để lại mảng giữa cao hơn phần khung viền xung quanh. Cách thiết kế này thuận lợi trong việc bố trí các loại đèn âm trần kiểu dáng đẹp, quạt trần trang trí cỡ nhỏ hay tranh vẽ bầu trời theo phong cách phục hưng. Việc tạo mảng sâu trên trần nhà cũng tạo ra hình ảnh giống như cái ao, theo phong thủy sẽ có lợi về mặt danh đạo, ít tiếng xấu, tăng quyền lực. Nếu được gắn thêm đèn chùm pha lê có màu vàng sẽ tăng tác dụng “họa long điểm nhãn” cho vận khí của ngôi nhà, rất tốt cho gia chủ.

Bề mặt trần nhà cần điểm xuyết vài họa tiết văn hoa tinh tế hoặc màu sắc dịu mát. Nếu muốn cảm giác nhẹ nhàng hãy chọn màu sơn cùng tông nhưng nhẹ hơn màu tường. Nếu muốn tạo cảm giác cho trần nhà cao hơn thì chọn sắc độ sẫm hơn.

READ MORE

Những lưu ý về phong thủy khi thiết kế phòng ngủ

Một phần ba cuộc sống của con người là giấc ngủ. Do vậy, phòng ngủ cũng là một nơi quan trọng trong ngôi nhà. Ở đó, chúng ta có thể nghỉ ngơi, chìm lắng êm ái trong giấc ngủ sau những giờ làm việc ban ngày. Vì thế, người ta càng chú ý đầu tư thiết kế cho phòng ngủ sao cho vừa tiện dụng lại vừa tạo được một không gian thư giãn mang đầy tính lãng mạn nghệ thuật. Tuy nhiên, người Trung Hoa cho rằng khi thiết kế phòng ngủ nên tránh 16 điều sau.

phong-thuy-phong-ngu-1

– Phòng ngủ không nên đặt trực tiếp phía trên các phòng bếp hoặc toilet.

– Cửa phòng ngủ không nên đối diện với cầu thang, toilet hoặc bếp.

– Không nên đặt những cây cảnh nhỏ, bể cá hoặc những tranh phong cảnh có cảnh hồ, ao, sông ngòi trong phòng ngủ vì những vật thể đó sẽ khuấy động không gian yên tĩnh mang tính “âm” của phòng ngủ.

– Tránh đặt giường ngủ ngay dưới xà nhà vì sẽ tạo cảm giác bất an cho người ngủ.

– Tránh đặt những vật dụng hoặc kiến trúc có dạng mũi tên chĩa vào phòng ngủ.

– Không nên để một chiếc gương đối diện với giường ngủ bất kể là từ hướng nào.

– Không đặt những cửa sổ dạng tròn trong phòng ngủ.

– Không nên có cửa sổ trần.

– Sàn phòng ngủ phải bằng hoặc cao hơn sàn toilet.

– Phòng ngủ nên có ít góc cạnh.

– Không nên đặt gương đối diện cửa phòng ngủ.

– Tránh tạo hình phòng ngủ theo dạng có góc nhọn hoặc dạng tròn.

– Không nên đặt giường ngủ ở phía bức tường có cửa ra vào.

– Không nên có cửa sổ nhìn ra một ống khói.

– Không nên di chuyển giường ngủ dành cho đôi vợ chồng khi người vợ đang có mang.

– Không nên ghép hai giường làm một mà nên mua nguyên một chiếc giường khổ lớn.

READ MORE

Ngôi nhà vận động và ứng xử theo nh­ững bước chân

Sàn nhà và các vật dụng bố trí trên sàn là những điểm tiếp xúc thường xuyên nhất với mỗi người trong ngôi nhà của mình. Thế nhưng có lúc chúng ta lại ít quan tâm xem từng bước chân của mình khi di chuyển từ ngoài vào trong, từ nội thất ra đến sân vườn có gặp trở ngại gì không. Câu châm ngôn “ Hãy bắt đầu ngay từ nơi bạn đang đứng “ rất phù hợp với các quan điểm Phong Thủy hiện đại, trong đó việc đảm bảo một ngôi nhà ứng xử tốt liên quan chặt chẽ đến những bước chân của gia chủ.

 

Cảm nhận từ mặt sàn

Các gia chủ hay có sẵn tâm lý phải chất đầy đồ đạc vào các không gian sống của mình mà quên rằng những khoảng trống mới có ý nghĩa quan trọng cả về thẩm mỹ lẫn môi trường sống. Nếu ta xem xét ngôi nhà truyền thống Việt Nam hay Nhật Bản, yếu tố khoảng trống có nghĩa rất quan trọng. Việc đảm bảo khoảng trống trên sàn giúp giảm thiểu các vùng đọng bụi và tù hãm khí, đồng thời do con người có thể đi đến được (đồng thời cũng lau chùi dọn dẹp được) nên đa phần các khu vực trên sàn sẽ luôn có Sinh Khí.

Sàn nhà vốn là kết cấu Tĩnh nhưng lại luôn luôn bị Động do tiếp xúc hàng ngày, là phần Âm (thấp dưới chân người) nhưng bề mặt đón Dương quang và nâng đỡ mọi hoạt động trong ngôi nhà. Những yếu tố Âm Dương tác động qua lại với nhau cộng với quy luật Trọng lực khiến việc bố trí trên sàn nhà cũng quyết định luôn đến tính chất của toàn không gian nhà. Trong khi trần hay tường đóng vai trò giới hạn, bao che và trang trí nhiều hơn. Hãy thử dạo bước quanh nhà mình (đi giày hoặc đi chân trần sẽ mang lại các hiệu quả kiểm nghiệm khác nhau), bạn sẽ nhận diện được những bất an tiềm ẩn từ sàn nhà và các vật dụng bố trí trên đó.

–  Đầu tiên là kiểm tra cảm giác bề mặt, trơn hay nhám, bóng hay mờ, bằng phẳng hay nghiêng dốc, có những gờ và bậc lên xuống hay không … đều sẽ là nguyên nhân gây trơn trượt, lỡ bước, va vấp mà khi thiết kế và thi công rất cần lưu ý bên cạnh vẻ đẹp hay kiểu cách của vật liệu lót sàn. Những vị trí tiếp nối giữa các sàn nhà lát vật liệu khác nhau cũng cần quan tâm để đảm bảo tính thống nhất, chuyển tiếp hay nhấn mạnh về không gian (Hình 2)

–  Thứ nhì, bạn có thể kiểm tra tính cân bằng về Âm Dương của sàn nhà với cơ thể bạn, cụ thể là phần chân của con người vốn thuộc Âm nên cần sàn nhà phải luôn ấm áp (ví dụ sàn gỗ, thảm hay gạch đất nung là những sàn ấm còn đá granite là sàn lạnh nên chỉ nên dùng ở sảnh đông người – (Hình 3).

– Thứ ba là kiểm tra chiều hướng hay quy luật của lối đi trong nhà. Ví dụ, như quy luật của cầu thang (thuận hay nghịch chiều kim đồng hồ, tỷ lệ chiều cao và chiều rộng bậc, các tầng cầu thang có cao thấp khác nhau không…), quy luật sảnh trước cầu thang (có hay không khoảng đệm an toàn, các trang trí định hướng). Nếu cầu thang mỗi tầng mỗi khác sẽ dẫn đến việc phải điều chỉnh liên tục hướng nhìn, hướng đi và bước chân có thể va vấp khó chịu. Việc đặt nhiều vật trang trí trên các trục giao thông trong nhà cũng làm cho khả năng định hướng bị giảm sút, phân tâm khi di chuyển (vì bận nhìn ngắm tranh ảnh !) không an toàn nhất là với trẻ nhỏ hay người cao tuổi.

 

Các giải pháp cụ thể

Việc tạo nên một sàn nhà an toàn và dễ chịu thực ra không khó. Những tiêu chí cơ bản của kiến trúc cần đạt đến như thích dụng, bền vững, kinh tế và thẩm mỹ đều có thể áp dụng như những giải pháp Phong Thủy hiệu quả. Cụ thể là :

 

-Thích dụng : đừng bao giờ chọn một vật liệu lát sàn chỉ vì nó đẹp. hãy nghĩ đến vị trí sẽ ốp lát, ai sẽ đi lại trên sàn ấy và các sinh hoạt diễn ra thường xuyên(ví dụ sàn bếp không thể nào giống như sàn phòng ngủ được. Các đồ vật bố trí trên sàn cũng vậy (nếu có thể bỏ đi mà vẫn không ảnh hưởng gì thì … nên bỏ đi, tương tự như quan điểm của chủ nghĩa tối thiểu (minimalism) là không thể thêm vào gì cũng như bớt được gì, Nên nhớ sàn nhà cũng là một thành phần trang trí tốt nên những đồ vật trang trí khác có thể sẽ không cần thiết (Hình 4).

-Bền vững : yếu tố này đặc biệt cần thiết bởi sàn nhà chịu nhiều áp lực nhất trong nhà. Nếu bề mặt sàn mau xuống cấp, trầy trụa, chịu lực yếu (gác gỗ chẳng hạn) thì chắc chắn đó không phải là một sàn nhà an lành cho bước chân của bạn.Tường hay trần có thể dễ thay đổi hơn là sàn, vì thế cần chọn những vật liệu có tính bền vững cao cũng như độ “ bền vững “ về hình thức để không phải thay đổi nhiều, ví dụ sàn gỗ là một dạng sàn dễ phối hợp với các vật dụng (Hình 4) trong khi sàn gạch thì phong phú về mẫu mã nhưng cũng đòi hỏi phải lựa chọn kỹ càng vật dụng và không gian tương ứng.

-Kinh tế : khoan nói đến giá thành, về mặt Phong Thủy, sàn nhà kinh tế là sàn nhà ít làm gia chủ hao công tốn của trong quá trình sử dụng và bảo trì, giảm thiểu thời gian chăm sóc, ít ngóc ngách, ít các khe nối hay “ lên bờ xuống ruộng “ gây trở ngại cho người sử dụng. Sàn nhà còn phải “ quan hệ “ tốt với các thành phần khác trong không gian như ví dụ hình 5: một gian bếp có sàn nhà gạch nhám khổ lớn, màu sậm với giàn tủ bếp không chân để dễ dàng lau chùi

-Thẩm mỹ : sự hài hòa về Âm Dương, Ngũ hành và cảm nhận của người sử dụng. Ví dụ phòng ngủ dùng sàn gỗ hay gạch màu ấm, màu thuộc hành Mộc, Thổ hay Thủy (các dải màu của vàng, xanh lá cây, xanh dương), tránh dùng nhiều hành Hỏa gây nóng nực hay hành Kim gây cảm giác lạnh lẽo. Mặc dù sàn nhà thuộc Âm và luôn là màu đậm hơn so với tường hay trần nhưng vẫn phải đảm bảo độ sáng nhất định. Sàn đá màu đen hay đỏ sậm hầu như chỉ dùng ở không gian công cộng. Yếu tố phản chiếu Dương quang cũng cần chú ý, nếu sàn nhà bóng quá có thể gây lấp lánh, tạo ảo giác không tốt trong nhà ở.

Công ty Tư vấn thiết kế Kiến trúc & Xây dựng Wedo

 

READ MORE