Bê tông thương phẩm hay còn gọi là bê tông tươi (cách gọi khác là bê tông trộn sẵn), là sản phẩm (Bê tông) gồm hỗn hợp cát, đá, xi măng, nước và phụ gia định lượng theo cấp phối cho từng cường độ (mác) bê tông khác nhau được trộn sẵn tại các trạm sản xuất bê tông tươi và vận chuyện đến công trình bằng xe cơ giới.

 

CẤU TẠO HỖN HỢP BÊ TÔNG (định nghĩa kỹ thuật):

Là 1 hỗn hợp bao gồm cốt liệu, chất kết dính và nước, phụ gia (nếu có) được nhào trộn đồng đều, có tính dẻo tính dính nhưng chưa rắn chắc, chưa có cường độ.

– Cốt liệu : là những hạt cát có hình dáng, kích thước, đặc trưng bề mặt, cường độ rất khác nhau. Cốt liệu là đá và cát.

+ Cốt liệu lớn (đá) :  là bộ khung chịu lực của bê tông sau khi hồ bê tông gắn kết lại.

+ Cốt liệu nhỏ (cát): làm tăng độ đặc và giảm khả năng chống co cho bê tông.

– Chất kế dính : được tạo thành từ xi măng tương tác với nước. Chất kết dính bao bọc xung quanh hạt cốt liệu. Nó lấp đầy các lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu, đồng thời làm vai trò là chất bôi trơn tạo đỗ dẻo cho hỗn hợp bê tông tươi. Trong quá trình ngưng kết rắn chắc, hồ chất kết dính làm nhiệm vụ liên kết các hạt cốt liệu với nhau tạo thành 1 khối.

–  Phụ gia: dùng để cải thiện một số tính chất bê tông (xem Các Phụ gia sử dụng trong bê tông)

 

CÁC KHÁI NIỆM KỸ THUẬT VỀ BÊ TÔNG

 

Cường độ bê tông (còn gọi là mác bê tông): Là khả năng chịu lực nén của bê tông trên mỗi cm2.

Để kiểm tra mác bê tông thì bê tông sẽ được đóng thành các khối mẫu hình lập phương 15x15x15cm. Sau khi đủ ngày bê tông sẽ đươch đem đi nén tại các phòng thí nghiệm để kết luận bê tông có đạt chuẩn theo mác thiết kế hay không.

Mác bê tông 7 ngày và mác bê tông 28 ngày: Mác 7 ngày là cường độ bê tông đạt được khi đem nén sau 7 ngày. Mác 28 ngày là cường độ bê tông đạt được khi đem nén sau 28 ngày.

Nếu mẫu được đem đi nén sau khi đúc 28 ngày sẽ là mác 28 ngày. Nhưng hiện này để tiết kiệm thời gian người ta chọn nén mẫu sau 7 ngày, sau đó căn cứ biểu đồ phát triển cường độ bê tông có thể ngoại suy sau 28 ngày bê tông có thể chuẩn đạt mác thiết kế hay không (R7=80%R28).

Khả năng chịu kéo của bê tông: Khả năng chịu kéo của bê tông thường bằng khoảng 1/10 khả năng chịu nén.

Đây là chỉ số phản ánh lực dính kết của Bê tông – Bê tông và Bê tông – Cốt thép.  Nó phụ thuộc nhiều vào độ sạch của cốt liệu thô và chỉ số này thường không được quan tâm đối với bê tông thông thường. Chịu kéo chính trong bê tông cốt thép là Cốt thép.

Cấp phối bê tông: Là tỉ lệ thiết kế thành phần Cát/Đá/Xi/Nước/Phụ gia do các phòng thí nghiệm thực hiện để đảm bảo sản xuất ra bê tông đúng chất lượng yêu cầu với giá thành rẻ nhất. Đối với công trình nhỏ, để giảm chi phí, các trạm sẽ sử dụng thiết kế cấp phối tương tự từ các công trình khác. (Xem Bảng Tra cứu cấp phối bê tông online)

Độ sụt của bê tông tươi: Là chỉ số đo độ linh động ( lưu động) của bê tông. Xác định theo TCVN 3105-93 hoặc ASTM C143-90A. Ký hiệu là SN (cm). (là chỉ số rất quan trong để kiểm tra sơ bộ chất lượng của bê tông ngay lúc đầu khi trước khi đổ bê tông)

Sau khi bê tông được đổ đầy vào một phễu hình côn úp ngược. Sau đó nhấc nhanh phễu lên để bê tông sụt suống. Chênh lệch chiều cao của khối bê tông sau khi sụt so với chiều cao ban đầu gọi là độ sụt. Bê tông có độ sụt càng lớn thì càng dễ thi công, giảm lỗ rỗng trong khối bê tông tuy nhiên lượng ximăng và phụ gia yêu cầu lớn hơn và sẽ có giá thành đắt hơn. (Xem Cách kiểm tra độ đụt của bê tông)

Hệ số hao hụt: Là hệ số tính đế bê tông bị mất đi trong quá trình sản xuất, vận chuyển, thi công. Chỉ số này hằm đảm bảo bê tông cấp đến công trình đủ theo thiết kế. Hệ số này phụ thuộc vào công nghệ thi công, phương tiện vận chuyển trong đó chủ yếu phụ thuộc độ kín khít và vững trắc của côp pha, độ thấm mất nước của nền, nhiệt độ khi thi công…

Cách đúc mẫu và bảo dưỡng mẫu: Mẫu bê tông phải được đúc bằng khuôn tiêu chuẩn, bảo dưỡng theo đúng quy trình và đảm bảo phản ánh đúng chất lượng của bê tông. Thông thường nhà sản xuất sẽ phải cử chuyên gia thực hiện công việc này khi đổ bê tông tại công trình. (Xem Cách kiểm tra độ đụt của bê tông và quy định đúc mẫu thí nghiệm)

 

– Hàm lượng nước / Xi măng: Là yếu tố quan trọng nhất và quyết định nhiều nhất đến chất lượng và cường độ bê tông. Về nguyên lý, khi thay đổi lượng nước trong hỗn hợp bê tông thì phải thay đổi lượng xi măng trong hỗn hợp đố để đảm bảo cường độ bê tông đã định.

Ngoài ra chất lượng bê tông phụ thuộc vào thiết kế cấp phối, nguyên vật liệu đầu vào và phương pháp trộn. Công tác thử độ sụt, lấy mẫu được thực hiện tại hiện trường, được bảo dưỡng theo qui trình. Mấu được thí nghiệm tại đơn vị trung gian để đảm bảo tính khách quan về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm bê tông.

 

Sản phẩm bê tông tươi được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ tự động và bán tự động, chất lượng sản phẩm được quản lý theo “Qui trình quản lý chất lượng sản phẩm bê tông thương phẩm” đã được đăng ký và các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn được Nhà nước ban hành.

 

QUI TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM

* Đánh giá lựa chọn nhà cung cấp vật liệu đầu vào
* Lấy mẫu thí nghiệm vật liệu đầu vào
* Thiết kế cấp phối , trộn thử & kiểm tra kết quả
* Trộn bê tông và giao sản phẩm cho khách hàng
* Lấy mẫu , bảo dưỡng, nén mẫu
* An toàn lao động & môi trường
* Kiểm tra, bảo dưỡng & hiệu chỉnh thiết bị

 

Trước đây, bê tông tươi chủ yếu sử dụng cho các công trình cao tầng do nhiều ưu điềm đáp ứng được như: tiết kiệm thời gian, an toàn, chất lượng đồng đều và khả năng cung cấp cùng lúc số lượng lớn, không cần tập kết vật tư. Hiện nay, nhà dân dụng cũng bắt đầu làm quen với sản phẩm bê tông tươi chính bởi những ưu điểm đó.

 

Tham khảo thêm: Quy định về sản xuất, cung cấp và sử dụng bê tông thương phẩm trong xây dựng công trình tại Hà Nội.