Bạn không biết nên chọn các loại cây trồng giếng trời trong nhà như thế nào? Liệu việc chăm sóc cây trồng ở giếng trời có tốn nhiều thời gian và công sức không? Theo dõi bài viết để có góc giếng trời xanh mát mà vẫn “nhàn tênh” các bạn nhé.
Vì sao nên trồng cây ở giếng trời trong nhà?
Giếng trời có vai trò đón nhận và phân bổ ánh sáng tới các khu vực trong nhà. Do đó, khu vực giếng cũng là nơi thích hợp nhất trong nhà để trồng cây xanh. Với phần tiểu cảnh sân vườn này, ngôi nhà cũng được kết nối gần gũi hơn với thiên nhiên.
Đặc biệt trong các mô hình nhà ống đẹp với đặc điểm hẹp ngang, sâu về sau, trồng cây như vậy sẽ giúp không khí trong nhà thoáng mát, tạo cảnh quan “xanh”.
Ngoài ra, phần lớn giếng trời trong nhà sẽ được bố trí ở vị trí trung tâm. Đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ. Theo phong thủy, nó cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc: Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung hoặc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa.
Khi kết hợp giếng trời với tiểu cảnh cây xanh sẽ kích thích luồng sinh khí trong nhà. Nếu vị trí giếng đặt ở nơi phòng ăn thuộc hành Mộc, gia chủ có thể lắp đặt thêm hồ nước cùng với cây cảnh. Như vậy sẽ tạo ra Thủy – Mộc tương sinh, rất tốt cho vận khí.
Tùy diện tích giếng trời để bạn lựa chọn số lượng cây trồng phù hợp. Nếu giếng lớn thì cũng chỉ nên dành một phần đất để trồng cây, phần còn lại có thể lát đá hoặc sỏi. Bạn cũng cần chú ý, tuy giếng trời là nơi cung cấp ánh sáng và gió. Nhưng môi trường trong nhà vẫn sẽ gây những khó khăn nhất định cho việc sinh trưởng của cây. Do đó cần xem xét để chọn những cây có khả năng chịu hạn, sức sống tốt để trồng ở giếng trời.
Lưu ý khi chọn các loại cây trồng giếng trời trong nhà
Khi bố trí cây ở giếng trời, lưu ý không nên sắp đặt quá phức tạp hay rậm rạp. Điều này có thể ảnh hưởng đến vai trò lấy sáng và thông gió của giếng trời. Cách thiết kế tiểu cảnh cây xanh phổ biến nhất là trồng cây theo nhà ống 3 tầng. Một cây cao, thường chọn cây thân gỗ làm chủ đạo, các cây bên dưới thấp dần tạo thành tầng trung và tầng cây tô điểm.
Chúng có tác dụng phủ nền để khu vực đáy giếng trời trở thành mảng xanh mát. Các tầng cây như vậy cũng giúp tiểu cảnh trông tự nhiên, tăng vẻ thẩm mỹ.
Kích thước cây trồng ở giếng trời cũng phụ thuộc vào kích thước giếng. Bạn cũng cần phải lưu ý để có cách xử lý phù hợp mối quan hệ tương phản của quần thể cây. Ví dụ như giữa thưa và rậm, giữa cây to và cây nhỏ, giữa tranh giành và nhường nhịn,…Có như vậy mới cân bằng giữa yếu tố công năng và thẩm mỹ. Dưới đây là một số gợi ý về cây cảnh phù hợp trồng ở giếng trời.
Tuyển chọn các loại cây trồng giếng trời trong nhà tuyệt nhất
Cây khế
Cây khế là loại cây gỗ nhỏ, cao từ 3 – 7m, tiết diện tròn. Nó chia ra thành hai loại: Cây khế ngọt và khế chua. Tùy vào nhu cầu và sở thích để bạn chọn giống cây khế trồng tại giếng trời trong nhà. Chúng đều rất dễ trồng và dễ chăm, có sức sống cao và thích nghi tốt với bóng râm.
Do đó dù bạn bận rộn, không có thời gian chăm bón cây thường xuyên thì nó cũng không dễ bị héo hay chết. Chúng chỉ có một vài điểm khác biệt như khế chua có tán lá rộng hơn so với khế ngọt. Hoa của cây khế chua thì có màu đỏ sẫm bắt mắt, còn khế ngọt cho những bông hoa mang sắc hồng tím mộng mơ.
>> Xem thêm: Bản vẽ thiết kế nhà ống có giếng trời đẹp thoáng khí
Cây lộc vừng
Cây lộc vừng thuộc bộ tứ cây phong thủy “sanh, sung, tùng lộc” rất được người Việt Nam yêu thích. Đúng như cái tên của mình, khi trồng lộc vừng người ta mong muốn đem lại nhiều may mắn, tài lộc dồi dào, hưng thịnh cho gia chủ.
Giống cây này là cây thân gỗ sống lâu năm, có chiều cao trung binh từ 2 – 5m. Có loại có thể lên đến 10m. Cây có thân thẳng, lá dày, hoa mọc thành từng chuỗi dài và rủ xuống, mùi hương dịu nhẹ.
Cây đào tiên
Cây đào tiên thuộc dòng thân gỗ, còn có tên gọi khác là cây trường sinh (hoặc trường thọ). Trong Đông y, loại cây này được coi là cây thuốc quý chữa nhiều bệnh. Dáng cây thẳng, đẹp, chia thành nhiều nhánh nhỏ và dài nhưng không quá cao nên rất thích hợp để trồng ở khu vực giếng trời.
Tán lá rộng, chiều cao trung bình từ 5 – 7m, đường kính trung bình khoảng 3 – 6cm. Lá cây đào tiên mọc dọc theo thân, thuôn dài, nhẵn bóng và có màu xanh đậm. Loại cây này còn gây thu hút bởi hoa nở có độ xòe to rất đẹp, màu trắng nhẹ nhàng.
Cây phát tài núi
Cây phát tài núi còn được biết đến qua nhiều tên gọi khác như cây đại lộc, cây huyết rồng,…Cái tên “phát tài núi” được cho là bởi loại cây này có nguồn gốc sinh trưởng từ những vùng núi cao rồi mới được đem về dưới xuôi. Đây cũng là một giống cây thân gốc với nhiều phân cành, thân cây mọc ra nhiều rễ phụ.
Cây có chiều cao trung bình khoảng 1 – 1,7m. Chúng cũng có thể bị hạn chế ở mức 1,5m nếu được trồng trong chậu cảnh. Vì vậy phát tài núi rất thích hợp để trồng ở những giếng trời có diện tích không lớn. Mà vẫn đảm bảo mang lại màu xanh tươi mát, tạo thành điểm nhấn trong không gian bởi hình dạng cây đẹp uyển chuyển.
Hy vọng qua các loại cây trồng giếng trời trong nhà mà WEDO chia sẻ trên đây, bạn đã chọn ra loại cây phù hợp với sở thích và nhu cầu. Hẹn gặp bạn trong bài viết sau.