Skip to Content

Category Archives: Kinh nghiệm xây dựng

Cầu thang trong suốt cho nhà thanh thoát

Nhờ khéo léo kết hợp kính với bậc cầu thang gỗ, các kiến trúc sư đã khiến không gian rộng rãi và thoáng đãng hơn.

cau-thang-trong-suot-1

 

cau-thang-trong-suot-2

 

cau-thang-trong-suot-3

 

cau-thang-trong-suot-4

 

cau-thang-trong-suot-5

 

cau-thang-trong-suot-6

 

cau-thang-trong-suot-8

READ MORE

Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ hẹp

Khu vực lên xuống luôn chiếm nhiều diện tích khiến chủ nhân phải tính toán kỹ. Dù việc đi lại không thuận tiện nhưng cầu thang xoắn ốc là một giải pháp hợp lý với nhiều căn nhà nhỏ.

Wedo xin giới thiệu một vài thiết kế cầu thang hợp lý cho khách hàng tham khảo.

thiet-ke-cau-thang-1

Cầu thang màu xám có thiết kế thanh thoát trong căn hộ hẹp dẫn lên gác xép là chỗ ngủ.

thiet-ke-cau-thang-2

Không quá lời khi nói chiếc thang chính là điểm nhấn cho căn phòng. Phần tranh đơn giản treo ở khu vực lên xuống tạo sự liên kết màu sắc với đồ nội thất trong nhà.

thiet-ke-cau-thang-3

Chiếc cầu thang màu đỏ – trắng giúp căn hộ có cá tính.

thiet-ke-cau-thang-4

Thiết kế đơn giản của chiếc cầu thang này có thể áp dụng rộng rãi trong nhiều không gian màu sắc khác nhau.

thiet-ke-cau-thang-5

Chiếc cầu thang chiếm diện tích nhỏ giúp căn phòng rộng rãi hơn, bố trí được nhiều đồ đạc.

thiet-ke-cau-thang-6

Chất liệu kim loại bền vững giúp giảm lượng vật liệu thi công giúp cầu thang thanh mảnh hơn.

READ MORE

Hướng dẫn cách tính toán bố trí đèn hợp lý

Ngày nay, trong hầu hết các công trình xây dựng, ánh sáng nhân tạo luôn gây khó khăn cho các chủ đầu tư. Thường thì họ không biết bao nhiêu đèn là đủ và sử dụng như thế.

Ánh sáng nhân tạo nếu được sử dụng khéo léo tính toán bố trí sẽ làm tôn vẻ đẹp của ngôi nhà và tạo sự thích thú cho người cư ngụ, đồng thời tiết kiệm điện. Chúng ta có thể tự tính toán để thiết kế ánh sáng cho phòng bằng một phương pháp nhanh gọn, dễ hiểu.

bo-tri-den-hop-ly-1

Thị trường có hai loại thông dụng là đèn tim và huỳnh quang. Đèn tim (có loại thường và halogen) cho ánh sáng ấm, màu sắc của vật đúng như thật, nhưng toả nhiệt nhiều và tuổi thọ thấp. Đèn huỳnh quang bên trong chứa hơi thuỷ ngân và bột phospho. Có ba loại thông dụng: loại ống dài từ 30 cm đến 1,2 m (tuýp); loại uốn tròn, đường kính trung bình 30 cm; loại tiết kiệm điện dài khoảng 10 cm. Đèn huỳnh quang cho ánh sáng mát, ít toả nhiệt, không tạo hơi nóng, tuổi thọ cao, giá cả chấp nhận được.

Độ sáng cần thiết cho các phòng:

– Phòng khách: 400 lux

– Phòng ngủ: 100 lux

– Bếp: 600 lux

– Phòng học: 700 lux

– Sân: 100 lux

– Phòng tắm: 400 lux.

Độ toả sáng:

– Đèn huỳnh quang ngắn: 60 lum/watt

– Đèn huỳnh quang dài: 80 lum/watt

– Đèn tim: 20 lum/watt;

– Đèn halogen: 25 lum/watt

(Đơn vị quy đổi:1 lux=1 lumen/m2).

Cách tính và bố trí đèn trong nhà:

Ví dụ: Với một phòng khách 4×4 m thì diện tích phòng là 16 m2; độ sáng là: 16 x 400 = 6.400 lux.

– Số bóng đèn neon (40W x 80lum)

6.400 lux / (40W x 80lum) = 2 bóng

– Số bóng đèn tim (40W x 80lum):

6.400 lux / (40W x 20lum) = 8 bóng

bo-tri-den-hop-ly-2

Một số điều chú ý:

– Để phòng sáng như ban ngày, ánh sáng phải phân bố đều, mạnh, đặc biệt là chiếu mạnh ánh sáng lên đều các vách tường.

– Để làm căn phòng nhìn rộng hơn, cần tập trung ánh sáng chiếu đều lên các vách.

– Để có cảm giác thư giãn, chiếu sáng không đều trong phòng, có nơi mạnh, nơi yếu.

– Để sử dụng riêng tư, thân mật, chiếu sáng không đều, nơi người sử dụng thì ánh sáng yếu. Càng ra xa, ánh sáng càng mạnh.

– Để tạo cảm giác dễ chịu: chiếu sáng không đều, tập trung lên các vách.

READ MORE

Xử lý các sự cố khi thi công ép cọc bê tông

Do cấu tạo địa chất dưới nền đất không đồng nhất nên thi công ép cọc có thể xảy ra các sự cố sau :

– Khi ép đến độ sâu nào đó chưa đến độ sâu thiết kế nhưng áp lực đã đạt, khi đó phải giảm bớt tốc độ, tăng lực ép lên từ từ nhưng không lớn hơn Pép max. Nếu cọc vẫn không xuống thì ngừng ép và báo cáo với bên thiết kế để kiểm tra xử lý.  Nếu nguyên nhân là do lớp cát hạt trung bị ép quá chặt thì dừng ép cọc lại một thời gian chờ cho độ chặt lớp đất giảm dần rồi ép tiếp. Nếu gặp vật cản thì khoan phá, khoan dẫn, ép cọc tạo lỗ.

– Khi việc ép cọc bê tông cũng có lý do gây một số ít tác hại có thể ảnh hưởng tới những căn hộ liền kề vì vậy trong trường hợp này chúng ta phải khoan dẫn trước khi ép cọc bê tông với lý do sau :

1. – Nên móng nhà liền kề yếu, do xây dựng lâu năm.

2. – Tác dụng của công tác khoan dẫn làm giảm sự đùn đất có thể gây lún, nứt, phồng nền nhà bên.
Nhiều người nghĩ rằng chi phí trong khoan dẫn có thể rất đắt, nhưng ngược lại nó tương đối rẻ, khoảng 30-50.000/m tuỳ thuộc vào số lượng md khi khoan.

– Khi ép đến độ sâu thiết kế mà áp lực đầu cọc vẫn chưa đạt đến yêu cầu theo tính toán. Trường hợp này xảy ra thường do khi đó đầu cọc vẫn chưa đến lớp cát hạt trung, hoặc gặp các thấu kính, đất yếu, ta ngừng ép cọc và báo với bên thiết kế để kiểm tra, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý. Biện pháp sử lý trong trường hợp này là nối thêm cọc khi đã kiểm tra và xác định rõ lớp đất bên dưới là lớp đất yếu sau đó ép cho đến khi đạt áp lực thiết kế.

Để việc thi công ép cọc bê tông tránh được các sự cố đáng tiếc thì các bạn nên thực hiện những công việc sau đây:

Kiểm tra thông số kỹ thuật 

Kết thúc công việc ép cọc. Cọc được coi là ép xong khi thoả mãn 2 điều kiện:

Chiều dài cọc đã ép vào đất nền trong khoảng Lmin ≤ Lc ≤ Lmax

Trong đó:

• Lmin , Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực

• Lc là chiều dài cọc đã hạ vào trong đất so với cốt thiết kế;

Lực ép trước khi dừng trong khoảng (Pep) min ≤ (Pep)KT ≤ (Pep)max

Trong đó :

• (Pep) min là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định;

• (Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;

• (Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xuyên không quá 1cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính ( hoặc cạnh) cọc.

Khi lực ép vừa đạt trị số thiết kế mà cọc không xuống được nữa, trong khi đó lực ép tác động lên cọc tiếp tục tăng vượt quá lực ép lớn nhất (Pep)max thì trước khi dừng ép phải dùng van giữ lực duy trì (Pep)max trong thời gian 5 phút.

Trường hợp không đạt 2 điều kiện trên người thi công phải báo cho chủ công trình và thiết kế để sử lý kịp thời khi cần thiết, làm khảo sát đất bổ sung, làm thí nghiệm kiểm tra để có cơ sở lý luận sử lý.

Cọc nghiêng qúa quy định ( lớn hơn 1% ) , cọc ép dở dang do gặp dị vật ổ cát, vỉa sét cứng bất thường, cọc bị vỡ… đều phải xử lý bằng cách nhổ lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới (do thiết kế chỉ định ).

su-co-thuong-gap-khi-ep-coc-be-tong-1

Các điểm cần chú ý trong thời gian ép cọc

Việc ghi chép lực ép theo nhật ký ép cọc nên tiến hành cho từng mét chiều dài cọc cho tới khi đạt tới (Pep)min, bắt đầu từ độ sâu này nên ghi cho từng 20cm cho tới khi kết thúc, hoặc theo yêu cầu cụ thể của Tư vấn, Thiết kế.

Ghi chép lực ép đầu tiên khi mũi cọc đã cắm sâu vào lòng đất từ 0,3 – 0,5m thì ghi chỉ số lực ép đầu tiên sau đó cứ mỗi lần cọc xuyên được 1m thì ghi chỉ số lực ép tại thời điểm đó vào nhật lý ép cọc

Nếu thấy đồng hồ đo áp lực tăng lên hoặc giảm xuống 1 cách đột ngột thì phải ghi vào nhật ký ép cọc sự thay đổi đó.

Nhật ký phải đầy đủ các sự kiện ép cọc có sự chứng kiến của các bên có liên quan.

Ghi chép theo dõi lực ép theo chiều dài cọc

Khi mũi cọc cắm sâu vào đatá từ 30- 50cm thì ghi chỉ số lực đầu tiên. Sau đó cứ mỗi lần cọc đi xuống sâu được 1m thì ghi lực ép tại thời điểm đó vào sổ nhật ký ép cọc

Nếu thấy chỉ số trên đồng hồ đo áp lực tăng lên hoặc giảm xuống đột ngột thì phải ghi vào nhật ký cộng độ sâu và giá trị lực ép thay đổi đột ngột nói trên. Nếu thời gian thay đổi lực ép kéo dài thì ngừng ép và tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất phương pháp sử lý.

Sổ nhật ký được ghi một cách liên tục đến hết độ sâu thiết kế, khi lực ép tác dụng lên cọc có giá trị bằng 0,8 .Pép min thì ghi lại dodọ sâu và giá trị đó

Bắt đầu từ độ sâu có áp lực P=0,8 Pép min, ghi chép tương ứng với từng độ saua xuyên 20cm vào nhật lý, tiếp tục ghi như vậy cho đến khi ép xong 1 cọc.

Thời điểm khóa đầu cọc

Mục đích của khóa đầu cọc

– Huy động cọc vào thời điểm thích hợp trong quá trình tăng tải của công trình không chịu những độ lún hoặc lún không đều.

– Đối với cọc ép trước khi thi công đài, việc khóa đầu cọc do CĐT và người thi công quyết định

Thực hiện việc khóa đầu cọc

– Sửa đầu cọc cho đúng cao trình thiết kế

– Đổ bù xung quanh bằng cát hạt trung, đầm chặt cho tới cao độ của lớp bê tông lót

– Đặt lưới thép cho cọc

Báo cáo lý lịch ép cọc

Lý lịch ép cọc phải được ghi chép ngay trong quá trình thi công gồm các nội dung sau :

Ngày đúc cọc .

Số hiệu cọc , vị trí và kích thước cọc .

Chiều sâu ép cọc , số đốt cọc và mối nối cọc .

Thiết bị ép coc, khả năng kích ép, hành trình kích,diện tích pítông, lưu lượng dầu, áp lực bơm dầu lớn nhất.

Áp lực hoặc tải trọng ép cọc trong từng đoạn 1m hoặc trong một đốt cọc -lưu ý khi cọc tiếp xúc với lớp đất lót (áp lực kích hoặc tải trọng nén tăng dần ) thì giảm tốc độ ép cọc , đồng thời đọc áp lực hoặc lực nén cọc trong từng đoạn 20 cm.

Áp lực dừng ép cọc.

Loại đệm đầu cọc.

Trình tự ép cọc trong nhóm.

Những vấn đề kỹ thuật cản trở công tác ép cọc theo thiết kế , các sai số về vị trí và độ nghiêng.

Tên cán bộ giám sát tổ trưởng thi công.

Kiểm tra sức chịu tải của cọc

Sau khi ép xong toàn bộ cọc của công trình phải kiểm tra nén tĩnh cọc bằng cách thuê các cơ quan chuyên kiểm tra

Số cọc phải kiểm tra bằng 1% tổng số cọc công trình, nhưng không nhỏ hơn 3 cọc

Sau khi kiểm tra phải có kết quả đầu đủ về khả năng chịu tải, độ lún cho phép, nếu đạt yêu cầu có thể tiến hành đào móng để thi công bê tông đài.

An toàn lao động khi thi công ép cọc

Phải huấn luyện cho công nhân, trang bị bảo hộ và kiểm tra an toàn thiết bị ép cọc

Chấp hành nghiêm chỉnh quy định trong an toàn lao động về sử dụng vận hành kích thủy lực, động cơ điện cần cẩu,…

Các khối đối trọng phải được xếp theo nguyên tắc tạo thành khối ổn định, không được để khối đối trọng nghiêng và rơi đổ trong quá trình ép cọc

Phải chấp hành nghiêm, chặt chẽ quy trình an toàn lao động trên cao, dây an toàn, thang sắt…

Dây cáp chọn hệ số an toàn > 6

READ MORE

Chọn rèm cửa hợp phong thủy

Rèm cửa không chỉ mang lại sự kín đáo, có tác dụng trang trí mà nó còn hỗ trợ cho phong thủy, có ảnh hưởng đến vận mệnh chủ nhà.

Chọn rèm cửa có màu sắc hợp với mệnh sẽ có tác dụng hỗ trợ tốt cho sức khỏe, tài vận, sự nghiệp và cả tình duyên của gia chủ. Nếu chủ nhà hợp với kim nên chọn rèm màu trắng; hợp với mộc, chọn rèm màu xanh; hợp với hỏa, chọn màu tím; hợp với thổ nên chọn màu vàng; hợp thủy nên chọn màu xanh lam.

chon-rem-cua-1

Không nên sử dụng rèm cửa có các gam màu đỏ, đen vì chúng khiến thần kinh bị ức chế, gây căng thẳng. Rèm cửa trong phòng ngủ nên tránh dùng màu hồng bởi màu này kích thích tính đào hoa. Đối với người đã có gia đình, rèm cửa hồng có thể dẫn đến sự xuất hiện của người thứ ba, gây ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng.

Ngoài ra, màu sắc rèm cửa nên hài hòa với màu tường và trần nhà. Theo phong thủy, trần nhà đại diện cho trời, sàn nhà đại diện cho đất, tường đại diện cho con người. Màu sắc tường hay rèm cửa có tác dụng kết nối trần và sàn nhà. Tốt nhất màu của tường và rèm cửa nên sẫm hơn trần nhà và nhạt hơn sàn nhà để tạo ra sự hài hòa.

chon-rem-cua-2

Những người có cá tính thường thích lựa chọn rèm cửa với các hình vẽ phá cách và thời thượng. Tuy nhiên nhiều trong số các hình vẽ này có thể ngụ ý về điều không lành, chẳng hạn như các hình thù kỳ quái, đầu lâu hay các loài động vật hung dữ.

Bạn nên lựa chọn họa tiết rèm cửa cẩn thận, đặc biệt là đối với phòng của người già và trẻ em. Tuyệt đối không nên dùng rèm cửa có các hình ảnh xấu, kỳ quái để tránh các ảnh hưởng xấu đến chủ nhân.

chon-rem-cua-3

Rèm cửa với các hình vẽ quá mỹ miều cũng không tốt, nó có thể khiến gia đình bạn ít khách khứa. Lựa chọn họa tiết tối ưu của rèm cửa nên là các hình vẽ hoặc hoa văn đơn giản.

Rèm cửa không nên quá dày bởi chúng sẽ gây ra cảm giác nặng nề, mang lại áp lực, từ đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình.

chon-rem-cua-4

Rèm của dày và nặng cũng ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Thiết kế rèm cửa như vậy trong phòng ngủ cũng khiến chủ nhân thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ, giảm hiệu quả công việc.

Đối với căn phòng có không gian nhỏ, rèm cửa nên thiết kế đơn giản. Ngược lại, một không gian lớn, bạn có thể sử dụng rèm cửa có thiết kế cầu kỳ hơn để mang lại hiệu quả thẩm mỹ cho toàn bộ căn phòng.

 

 

 

READ MORE

Bố trí đèn chiếu sáng trong nhà theo phong thủy

Thiết bị đèn chiếu sáng không chỉ là những vật dụng trang trí làm tăng tính thẩm mỹ  cho nội thất của ngôi nhà. Mà dựa trên các yếu tố về phong thủy người ta bố trí đèn chiếu sáng để tạo ra nguồn năng lượng tốt đem đến may mắn và tài lộc cho gia chủ.

1. Xác định các khu vực của các nguồn năng lượng

Phần lớn việc tính toán phong thủy dựa trên bát quái đồ và tám hướng trong bát quái. Trong đó có bốn hướng chính (Bắc, Nam, Đông và Tây) và bốn hướng phụ (Đông bắc, Tây bắc, Đông nam và Tây nam). Mỗi hướng đại diện cho một khát vọng sống khác nhau.

Bằng cách kích hoạt một hướng cụ thể trong nhà của bạn với ánh sáng, bạn sẽ đánh thức những nguồn năng lượng cũng như những vận may tiềm ẩn trong khu vực đó.

Hướng Bắc tượng trưng cho may mắn trong sự nghiệp.

Hướng Nam đem lại danh tiếng và sự công nhận.

Hướng Đông mang lại sức khỏe tốt.

Hướng Tây mang đến cho con cháu sự may mắn.

Hướng Đông bắc là hướng tốt cho sự phát triền về giáo dục, việc học hành.

Phía Tây bắc là tăng cường việc mở rộng và củng cố quan hệ bạn bè và vận may.

Hướng Đông nam đại diện cho của cải và sự giàu có.

Hướng Tây nam là dành cho tình yêu.

Ví dụ nếu bạn đang tìm kiếm tình yêu, hãy lắp đặt một hệ thống ánh sáng trong khu vực Tây Nam của ngôi nhà và giữ nó luôn hoạt động trong ít nhất 3 tiếng một ngày. Điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội và thu hút một người bạn đời vào cuộc sống của bạn.

bo-tri-den-chieu-sang-1

2. Lựa chọn màu sắc cho ánh sáng

Khi bạn đã tìm thấy những khu vực mà bạn muốn củng cố năng lượng, bạn cần phải xác định loại ánh sáng để sử dụng. Loại ánh sáng an toàn thường được lựa chọn để sử dụng là ánh sáng không màu hoặc màu trắng. Màu trắng tiêu biểu cho toàn bộ quang phổ màu sắc cuộn thành một.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn phát huy hơn trí tưởng tượng của bạn, hoặc bạn muốn được tập trung hơn vào việc kích hoạt không gian, hãy chọn một màu mà hài hòa với năng lượng của từng khu vực.

Các nguồn năng lượng được đặc trưng bởi các yếu tố 5 – lửa, đất, kim loại, nước và gỗ.

Đại diện cho yếu tố lửa là màu đỏ và liên kết với hướng Nam.

Đất là màu vàng và được gắn với Tây nam, Đông bắc và trung tâm.

Kim loại có màu trắng, và kết hợp với hướng Tây và Tây bắc.

Nước là màu xanh và kết hợp với hướng Bắc.

Gỗ là màu xanh lá cây, và được liên kết với phía Đông và Đông nam.

Màu trắng có chứa các nguồn năng lượng của tất cả 5 yếu tố này.

bo-tri-den-chieu-sang-2

3. Ánh sáng “cứng” và ánh sáng “mềm”

Ánh sáng được phân loại thành “cứng” và “mềm”. Những loại ánh sáng chiếu trực tiếp hoặc ánh sáng đèn huỳnh quang được xem là “cứng”, còn những ánh sáng gián tiếp và ánh sáng vàng là “mềm”.

Ánh sáng cứng phù hợp hơn cho văn phòng và làm việc/ phòng học tập. Hành lang, đầu cầu thang và các cổng vòm đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng ánh sáng này.

Các phòng ngủ và các khu vực còn lại của nhà, sử dụng đèn quá sáng sẽ khiến năng lượng của các phòng này quá mạnh, không phù hợp với việc nghỉ ngơi.

Do đó, điều quan trọng khi chọn ánh sáng là phải phân biệt giữa hai hiệu ứng ánh sáng này, vì chúng có những tác động rất khác nhau về mặt cảm giác cho cùng một không gian.

Nếu bạn chỉ muốn kích hoạt một góc trong căn phòng, cách tốt nhất là sử dụng ánh sáng mềm mại dưới hình thức đèn bàn hoặc đèn lava.

Đèn sáng chỉ nên dành riêng cho các khu vực rất công cộng, hoặc khi được sử dụng để mở rộng không gian ví dụ như muốn tạo cảm giác rộng rãi cho một hành lang hẹp.

READ MORE

Kinh nghiệm chọn gạch ốp lát

Khi chọn lựa vật liệu ốp lát cho công trình, cần  căn cứ vào một số nguyên tắc nhất định,như vậy  bạn sẽ không bị “hoa mắt” giữa các chủng loại vật liệu trên thị trường.

Tính năng sử dụng là yếu tố quan trọng đầu tiên cần được quan tâm, cho dù là hình thức, màu sắc thế nào. Tuỳ theo yêu cầu công năng đặc thù của không gian, khu vực đó mà chọn vật liệu phù hợp. Chẳng hạn, ốp tường vệ sinh phải đảm bảo yêu cầu chống thấm, dễ cọ rửa; sàn vệ sinh phải chống thấm, chống trơn – trượt, sân phải có khả năng chịu lực tốt, chống trơn…

chon-gach-op-lat-1

Tương đồng với không gian kiến trúc cũng là yếu tố cần nhắc đến. Kiến trúc sư là người nắm rõ nhất điều này để đề xuất những loại vật liệu phù hợp, đưa ra giải pháp ốp lát tốt về hướng nhìn, nội dung, ý tưởng thể hiện trên bề mặt. Một loại gạch đẹp nhưng đưa vào bề mặt, vào không gian cụ thể chưa chắc đã đẹp.

Gạch đắt tiền cũng không làm nên cái đẹp. Chẳng hạn, các không gian, các khu vực cần sáng sủa, hoặc thiếu sáng không nên dùng gạch tối màu, không gian trang nghiêm như phòng thờ nên lát với màu trầm, không gian phòng trẻ em có thể lát tự do, màu sắc trẻ trung… Các không gian ngoại thất như sân vườn nên sử dụng các loại vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, màu trung tính như đá, gạch gốm…

Khi ốp lát cũng cần lưu ý đến tỷ lệ, phải hài hòa với không gian và diện tích. Với những không gian nhỏ như phòng vệ sinh, không nên chọn những loại gạch có kích thước quá lớn. Gạch có kích thước lớn gây cảm giác không thuận về thị giác mà còn khiến phải cắt nhiều gạch, gây mất thẩm mỹ. Với những diện lớn thì không nên dùng gạch – đá có kích thước nhỏ, gây nát bề mặt và khó làm phẳng do có quá nhiều mạch.

Mỗi loại vật liệu có những đặc tính, cấu trúc khác nhau. Hiểu và khai thác đúng những đặc tính đó sẽ làm những khu vực ốp lát có chất lượng và thẩm mỹ. Vì vậy, cần khai thác những ưu điểm, tránh được nhược điểm của mỗi loại vật liệu.

chon-gach-op-lat-2

Ví dụ, đá granite có tính đồng chất cao, kết cấu chắc, không có thớ nên ưu tiên sử dụng chỗ nền, sàn, mặt thao tác dễ va đập, chịu lực như bệ cửa, mặt bếp… Các loại đá có vân thớ, dễ nứt vỡ chỉ nên ốp tường, không nên lát sàn. Gỗ không nên lát ở sàn tầng trệt và các khu vực có nguy cơ ngấm nước… Các khu vực ngoài trời phải sử dụng những loại vật liệu bền trước tác động môi trường hơn là ở trong nhà…

Phù hợp phong thuỷ và tâm lý của chủ nhà là nguyên tắc khá linh hoạt và đòi hỏi kiến trúc sư phải có kiến thức tổng hợp, ngoài các kiến thức mang tính kỹ thuật. Mỗi loại vật liệu có một ảnh hưởng nhất định tới không gian và tâm lý con người. Chọn vật liệu phù hợp dẫu theo nguyên tắc nào cũng vẫn phải hướng tới sự thoải mái cho người sử dụng.

Không phải ngẫu nhiên mà gỗ luôn là ưu tiên số một cho vật liệu sàn nhà ở, bởi gỗ (thuộc hành mộc) có tính dương so với các loại vật liệu gạch đá (thuộc hành thổ) khác. Gỗ cho cảm giác ôn hoà, ấm áp, rất phù hợp với nhà ở. Cũng tương tự, trong nội thất không nên sử dụng quá nhiều đá, vì đá cho cảm giác lạnh lẽo.

READ MORE

Một số cách chống mối hiệu quả cho đồ gỗ

Gỗ luôn là loại vật liệu được ưu tiên sử dụng hàng đầu trong thiết kế nội thất vì tính thẩm mỹ cũng như sự tiện dụng .Nhưng việc bảo quản, bảo dưỡng nó thế nào cho bền lâu, không phai màu và tránh được mối một là điều chẳng hề đơn giản.

Phơi nắng, đánh véc-ni, quét sơn… là một số biện pháp đơn giản giúp bạn chống mối rất tốt cho đồ gỗ.

chong-moi-3

1. Phơi nắng

Bạn nên phơi đồ gỗ trong nhà dưới ánh nắng mặt trời để kiểm soát mối thường xuyên hoặc tối thiểu 2 – 3 tháng/lần. Chỉ cần đặt đồ gỗ ở ngoài sân hoặc ban công, nơi đón được ánh nắng nhiều nhất. Ánh nắng mặt trời là cách tốt nhất để kiểm soát các loại côn trùng có hại và bảo vệ đồ gỗ.

2. Nói “Không” với nước

Không bao giờ làm ướt đồ gỗ trong nhà vì nó sẽ thu hút lũ mối. Nếu bạn tìm thấy dấu vết của cuộc xâm lược của mối trên đồ nội thất bằng gỗ, chỉ cần phơi chúng ở ngoài nắng liên tục vài ngày, lũ mối hoặc sẽ chết hoặc sẽ tự động bỏ đi.

chong-moi-1

3. Đánh véc-ni

Để bảo vệ đồ nội thất bằng gỗ khỏi mối, sử dụng véc-ni là một phương pháp kiểm soát hiệu quả. Chỉ cần quét 2 – 3 lớp véc-ni lên đồ nội thất, nó không chỉ ngăn lũ mối ăn mòn gỗ mà còn mang lại một vẻ ngoài bóng bẩy như mới.

4. Quét/phun sơn

Bạn có thể sử dụng sơn để chống mối cho đồ nội thất. Thực tế, những đồ nội thất được quét/phun sơn thường ít bị bị mối mọt hơn so với bình thường

5. Sử dụng axit boric

Đây là một phương pháp trị mối và bảo vệ nội thất gỗ rất hiệu quả. Chỉ cần đổ dung dịch axit boric với nước vào trong một ống kim tiêm và bơm dung dịch trực tiếp lên những vị trí xuất hiện dấu vết xâm lược của mối. Axit boric có khả năng giết chết lũ mối ngay lập tức.

6. Sử dụng tinh dầu cam

Tinh dầu cam là một sản phẩm diệt mối hữu hiệu. Bôi tinh dầu cam lên đồ gỗ để xóa sổ và ngăn chặn cuộc xâm lược của mối. Bạn có thể tìm mua tinh dầu cam ở các cửa hàng bán đồ xây dựng, diệt côn trùng hoặc siêu thị…

7. Sử dụng bột hàn the

Pha trộn bột hàn the với nước theo chỉ dẫn trên bao bì. Phun dung dịch hàn the vào gỗ và để khô hoàn toàn. Lặp lại một vài lần sau những trận mưa lớn để duy trì hiệu quả chống mối của bột hàn the.

8. Sử dụng keo trám kẽ hở

Niêm phong các vết nứt trên đồ gỗ xung quanh nhà cũng như ở bất cứ vị trí tiếp xúc nào giữa bề mặt bê tông với gỗ bằng các loại keo trám kẽ hở.

chong-moi-2

9. Sử dụng dầu hỏa

Nếu chúng ta dùng dầu hoả vẩy vào những chỗ bị mối xông thì không chỉ giúp diệt mối mà các loài côn trùng khác cũng sẽ phải tránh xa. Tuy nhiên, dầu hỏa thường lưu lại mùi khó chịu. Vì thế, trước khi thực hiện, bạn cần xếp gọn đồ đạc để tránh bị dây mùi và nhớ cách ly chúng với trẻ nhỏ.

10. Sử dụng ớt tươi

Bạn có thể xắt nhỏ ớt tươi ra, cho vào một cái bát nhỏ và để gần những nơi có mối mọt hay xuất hiện. Như vậy bạn sẽ tránh được mối mọt xuất hiện ở những nơi mà bạn không mong muốn.

11. Lập hàng rào cát

Thay thế đất xung quanh nền nhà bằng một hàng rào cát vì mối không thể đào đường hầm qua cát. Hàng rào cát nên có chiều rộng tối thiểu 40 cm và cao 10 – 15 cm.

12. Gọi cho dịch vụ diệt mối

Cách cuối cùng để thoát khỏi lũ mối đáng ghét là gọi điện cho các dịch vụ diệt mối. Các công ty dịch vụ có thể áp dụng phương pháp xử lý nhiệt hoặc xông hơi để tiêu diệt mối hoàn toàn khỏi đồ gỗ của bạn.

READ MORE

Tiêu chuẩn thiết kế cầu thang

Cầu thang được coi là phương tiện giao thông thẳng đứng của ngôi nhà, là biện pháp chuyển tiếp từ độ cao này đến độ cao khác. Thiết kế cầu thang phải được làm bằng vật liệu bền vững, có khả năng chống cháy cao. Vị trí cầu thang quyết định bố trí mặt bằng ngôi nhà.

Trong thiết kế nhà kiểu Pháp trước đây thường bố trí cầu thang thành một buồng riêng. Ngày nay, người ta quan niệm cầu thang cũng là một yếu tố trang trí mang tính thẩm mỹ cao nên bố trí như một tiêu điểm của ngôi nhà. Khi kết hợp với khu vực hành lang thông thoáng, cầu thang – xương sống của ngôi nhà lại là nơi ” khoe” tất cả vẻ đẹp của ngôi nhà.

Phân loại cầu thang

Có thể phân loại cầu thang theo hai loại: thang thẳng và thang tròn. Thang thẳng có thể là loại 1 đợt, 2 đợt hay 3 đợt. Thang tròn là kiểu cầu thang mà các bậc thang xoay quanh một trục. Lựa chọn kiểu thang nào phụ thuộc vào vị trí và thế đất, nhưng cần chú ý đến một số đặc điểm sau:

Thang 1 đợt làm rộng diện tích sử dụng cho tầng trệt nhưng lại tốn diện tích cho các tầng trên vì phải tạo hành lang đi bên cạnh.

Thang 2 đợt diện tích chiếm đất ít hơn nhưng các đợt dưới thường tối và bí.

Thang 3 đợt thông thoáng, giao thông tốt, kết hợp chiếu sáng nếu tum thang làm mái kính, mái nhựa trong, diện tích chiếm đất nhiều nhất.

Trong điều kiện đất rộng rãi, nên bố trí thang 3 đợt kết hợp làm khoảng không gian thông thoáng chung của ngôi nhà. Các bậc thang có thể bố trí kiểu đợt nhiều đợt ít để tạo chiếu nghỉ ở những vị trí hẹp.

Trang tròn tiết kiệm không gian hơn thang thẳng, nhưng khó đi và khó mang vác đồ đạc. Thang tròn không nên sử dụng cho những tầng nhà quá cao, thường là 3m trở xuống là thích hợp để đỡ cảm giác chóng mặt khi đi lại. Thang tròn còn là điểm nhấn đẹp cho công trình, thường hay sử dụng ngoài trời làm thang phụ dẫn lên sân các tầng trên.

ctgo (27)

Tiêu chuẩn khi thiết kế cầu thang

Có nhiều nhà xây cầu thang rất cầu kỳ, toàn bộ cầu thang uốn thành một đường cong lượn rất mềm mại, vật liệu sang trọng, nhưng khi bước lên, vẫn có cảm giác khó chịu, dễ vấp. Ngược lại, nhiều cầu thang không rộng, lại chỉ đơn giản hai đợt lên xuống nhưng vẫn tạo cho con người cảm giác thoải mái, thích thú khi bước lên. Đó là nhờ bậc thang được thiết kế phù hợp với chiều dài bước đi trung bình của mỗi người.

Khi thiết kế cầu thang cần lưu ý đến độ dốc thang được quyết định bởi chiều cao và chiều rộng bậc thang. Chiều cao cổ bậc 17cm, rộng bậc 26cm tạo góc thang 33 độ được coi là độ dốc chuẩn. Trên cơ sở đó có thể gia giảm đôi chút tùy thuộc theo ngôi nhà bạn. Độ cao bậc chỉ cần nâng lên một chút ( đến 19, 20cm) là người đi lên dễ cảm thấy vấp váp mỏi mệt. Độ cao này tỷ lệ thuận với đợt dốc toàn đợt thang, gây nên tâm lý ngần ngại ” mỏi gối, chùn chân, chẳng muốn trèo”. Nhiều người thích làm nhà cao, tầng 1 trung bình phải đạt 3,9m – 4,2m. Trong khi đó, phần diện tích làm cầu thang lại muốn giảm thiểu để tiết kiệm đất, nên cầu thang bị thu hẹp, phải cao, dốc, chật chội là điều dễ hiểu. Nếu vị trí thang quá chật không đảm bảo chiều rộng tối thiểu 24cm, cần làm loại bậc thang xương cá giúp cho việc lên xuống dễ dàng, không bị vấp vì kích thước mặt bậc nhỏ sẽ dễ hụt chân khi bước xuống. Chiều rộng bản thang từ 0,9m đến 1,0m trong nhà ở 4,5 tầng là phù hợp, không nên nhỏ hơn 0,8m.

Chiều cao tay vịn cầu thang cũng là yếu tố cần lưu tâm. Thông thường tay vịn không được thấp hơn 90cm. Cầu thang cho nhà có trẻ con, tay vịn phải cao và tránh để khoảng cách lơn giữa các thanh đứng của tay vịn. Lưu ý khe giữa hai thanh đứng không quá 14cm. Trẻ hiếu động rất dễ bị lọt qua các cột đứng nếu không cẩn thận. Nhưng nếu bạn không muốn có những thanh lan can dày đặc, bạn vẫn có thể làm thưa thoáng và thêm các thanh ngang, dọc theo các bậc thang ở vị trí 1/3 từ dưới lên. Thanh này hâu như đóng vai trò tay vịn riêng cho trẻ nhỏ.

Mỗi đợt thang không bố trí quá 16 bậc vì nhiều bậc  sẽ  gây mỏi cho người đi. Khoảng trống phía trên mỗi bậc thang ít nhất là 2,0m để người đi lên không bị đụng đầu. Cần hết sức lưu ý điểm này khi thiết kế cầu thang một đợt và thang tròn.

READ MORE

Chọn vật liệu lát sàn bếp

Tùy vào điều kiện kinh tế và gu thẩm mỹ, bạn có thể chọn lựa trong số đa dạng các loại vật liệu để tìm ra sản phẩm ưng ý lát sàn bếp nhà mình. Tham khảo một số mẫu mã dưới đây để có thể áp dụng vào căn hộ nhà bạn.

READ MORE

Hướng dẫn xây nhà – Chuẩn bị mặt bằng, làm nền móng

Từ bước này, công việc sẽ là trách nhiệm của nhà thầu xây dựng, chủ nhà sẽ không cần phải lo toan nhiều, tuy nhiên cũng cần biết rõ về các giai đoạn chủ yếu để có thể kiểm soát được về công việc, chất lượng và thời gian thi công.

READ MORE

Học cách sử dụng la bàn theo phong thủy học

Sử dụng la bàn theo phong thủy học là một thao tác đơn giản nhưng thấu hiểu về nó lại là cả một vấn đề khi sử dụng và tìm hiểu.

READ MORE