Không chỉ có Tokyo, ngày càng có nhiều thành phố khác của châu Á, từ Seoul đến Thượng Hải, đang dần trở nên đắt đỏ hơn, ngay cả với mức thu nhập của người Mỹ và Tây Âu.

 

Từ nhiều năm nay, đối với nhiều dân nhập cư và khách du lịch, Nhật Bản vẫn nổi tiếng là có nhiều thành phố thuộc loại đắt đỏ ở châu Á. Do sự mất giá của đồng đôla Mỹ và sự tăng giá của các đồng tiền châu Á, Tokyokhông còn là thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất châu Á nữa. Theo số liệu khảo sát của ECA International, một công ty tư vấn nhân lực ở London, ngôi vị này đang thuộc về thành phố Seoul của Hàn Quốc, do đồng won lên giá 13% so với đồng đôla Mỹ trong 2 năm qua.

 

Hiện nay, chi phí sinh hoạt ở Seoul cao hơn ở Tokyo gần 10%.

Dưới đây là danh sách 10 thành phố đắt đỏ nhất ở châu Á, theo xếp hạng của ECA:

Số 1: Seoul (Hàn Quốc).

Seoul - Thành phố đắt nhất Châu á

Seoul – Thành phố đắt nhất Châu á

Trong số 20 thành phố mà ECA tiến hành khảo sát, thủ đô của Hàn Quốc là nơi đắt đỏ nhất châu Á, và có thể Seoul sẽ giữ ngôi vị này trong một thời gian kha khá. Trước sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu tăng mạnh và sức ép lạm phát gia tăng, Ngân hàng Hàn Quốc phải tăng lãi suất lên mức cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây, khiến đồng won càng lên giá, chi phí sinh hoạt tại đây vì thế cũng tăng chóng mặt.

Giá một vé xem phim: 8,67 USD

Giá một bữa trưa ăn nhanh: 18,09 USD

Giá một máy giặt: 1.096,82 USD

Giá một kg gạo: 5,07 USD

Giá một lon đồ uống: 1,07 USD

 

Số 2: Tokyo (Nhật Bản)

 

Tokyo - Một trong những thành phố đắt nhất Châu á

Tokyo – Một trong những thành phố đắt nhất Châu á

 

Đồng Yên đã tăng giá 3,5% so với đôla Mỹ chỉ trong 1 tháng qua nên việc giá cả tăng vọt là kết quả tất yếu. Khách du lịch Mỹ và phương Tây cũng phải chóng mặt với mức giá 25 USD cho một chiếc Pizza Domino có sốt, hay gần 15 USD cho một vé xem phim.

 

Giá một vé xem phim: 14,59 USD

Giá một bữa trưa ăn nhanh: 12,62 USD

Giá một máy giặt: 839,92 USD

Giá một kg gạo: 6,10 USD

Giá một lon đồ uống: 1,35 USD

 

Số 3: Yokohama (Nhật Bản)

Yokahama - Một trong những thành phố đắt nhất Châu á

Yokahama – Một trong những thành phố đắt nhất Châu á

 

Thành phố cảng Yokohama nằm gần thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Mặc dù còn lâu mới theo kịp Tokyovề độ quyến rũ và nét đẹp hiện đại, nhưng Yokohama cũng là thành phố đắt đỏ thứ 3 ở châu Á.

Giá một vé xem phim: 14,8 USD

Giá một bữa trưa ăn nhanh: 12,51 USD

Giá một máy giặt: 771,80 USD

Giá một kg gạo: 5,36 USD

Giá một lon đồ uống: 1,42 USD

 

Số 4: Kobe (Nhật Bản)

 

Kobe - Một trong những thành phố đắt nhất Châu á

Kobe – Một trong những thành phố đắt nhất Châu á

Thành phố này năm ở tỉnh Kansai, phía tây Nhật Bản, nổi tiếng với sản phẩm bia Kobe rất ngon và cũng rất đắt.

Giá một vé xem phim: 15,01 USD

Giá một bữa trưa ăn nhanh: 11,26 USD

Giá một máy giặt: 665,31 USD

Giá một kg gạo: 5,05 USD

Giá một lon đồ uống: 0,83 USD

 

Số 5: Hồng Kông (Trung Quốc)

 

Hongkong - Một trong những thành phố đắt nhất Châu á

Hongkong – Một trong những thành phố đắt nhất Châu á

Không chỉ có thực phẩm, giá thuê nhà ở Hồng Kông cũng rất đắt đỏ nhất nhì thế giới. Nguyên nhân là do các tập đoàn lớn vẫn không ngừng đổ tới đây.

 

Giá một vé xem phim: 8,64 USD

Giá một bữa trưa ăn nhanh: 12,43 USD

Giá một máy giặt: 531,48 USD

Giá một kg gạo: 1,70 USD

Giá một lon đồ uống: 0,83 USD

 

Số 6: Đài Bắc (Đài Loan)

 

Đài Loan - Một trong những thành phố đắt nhất Châu á

Đài Loan – Một trong những thành phố đắt nhất Châu á

Hiện nay, Đài Bắc là thành phố sở hữu một số khu giải trí xa hoa nhất châu Á, cũng là nơi có tòa nhà cao nhất thế giới – Taipei 101.

Giá một vé xem phim: 8,35 USD

Giá một bữa trưa ăn nhanh: 9,65 USD

Giá một máy giặt: 852,91 USD

Giá một kg gạo: 2,34 USD

Giá một lon đồ uống: 0,81 USD

 

Số 7: Bắc Kinh (Trung Quốc)

 

Bắc Kinh - Một trong những thành phố đắt nhất Châu á

Bắc Kinh – Một trong những thành phố đắt nhất Châu á

Hai năm qua, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã tăng giá 7% so với đôla Mỹ , khiến chi phí sinh hoạt ở Bắc Kinh và nhiều thành phố khác của Trung Quốc trở nên quá đắt đỏ so với thu nhập của người Mỹ và Tây Âu.
Giá một vé xem phim: 8,39 USD

Giá một bữa trưa ăn nhanh: 14,78 USD

Giá một máy giặt: 627,81 USD

Giá một kg gạo: 2,38 USD

Giá một lon đồ uống: 0,67 USD

 

Số 8: Thượng Hải (Trung Quốc)

 

Thượng Hải - Một trong những thành phố đắt nhất Châu á

Thượng Hải – Một trong những thành phố đắt nhất Châu á

Hơn 150 tập đoàn đa quốc qua đã chọn thành phố Thượng Hải làm nơi đặt “đại bản doanh”, khiến những cái tên như khu trung tâm thương mại Phố Đông dần trở nên quen thuộc với giới kinh doanh và khách du lịch quốc tế. Tình trạng này đã khiến giá nhà đất ở đây tăng cao. Bên cạnh đó, Thượng Hải cũng là nơi tọa lạc của những quán bar và nhà hàng đắt đỏ nhất Trung Quốc.

Giá một vé xem phim: 9,06 USD

Giá một bữa trưa ăn nhanh: 13,48 USD

Giá một máy giặt: 564,28 USD

Giá một kg gạo: 2,08 USD

Giá một lon đồ uống: 0,60 USD

 

Số 9: Singapore (Singapore)

 

Singapour - Một trong những thành phố đắt nhất Châu á

Singapour – Một trong những thành phố đắt nhất Châu á

Đợt tăng thuế doanh thu gần đây (từ 5% lên 7%) đang khiến thành phố Singapore của Quốc đảo Sư tử có mức sinh hoạt ngày càng đắt đỏ.
Giá một vé xem phim: 5,78 USD

Giá một bữa trưa ăn nhanh: 11,44 USD

Giá một máy giặt: 427,13 USD

Giá một kg gạo: 1,61 USD

Giá một lon đồ uống: 0,81 USD

 

Số 10: Jakarta (Inđônesia)

 

Jakarta - Một trong những thành phố đắt nhất Châu á
Jakarta – Một trong những thành phố đắt nhất Châu á

 Một thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, nền kinh tế Inđônesia đang tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, lạm phát đang là một vấn đề nan giản của quốc gia này, khi giá cả đã tăng hơn 6% chỉ trong tháng trước.

Giá một vé xem phim: 6,29 USD

Giá một bữa trưa ăn nhanh: 11,57 USD

Giá một máy giặt: 661,76 USD

Giá một kg gạo: 2,3 USD

Giá một lon đồ uống: 0,91 USD

 

Phòng Tư vấn thiết kế Kiến trúc & thi công Xây dựng Wedo