Theo phong thủy bát trạch, ngôi nhà có 8 phương vị tương ứng với 8 cung: càn, khảm, tốn, chấn, cấn, ly, khôn, đoài đại diện cho ngũ hành và các năng lượng trong vũ trụ. Nhà bị khuyết ở phương vị nào cũng gây mất cân bằng năng lượng, điều rất tối kỵ trong phong thủy. Với bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích khái niệm “nhà vát góc” là gì, cách xác định nhà bị khuyết góc nào, các hình thái nhà khuyết góc thường gặp và cách hóa giải.

Nhà vát góc là gì?

Nhà vát góc là nhà bị thiếu hoặc lõm một góc nào đó khiến mặt bằng không vuông vắn. Trong phong thủy nhà ở, nhà dạng hình vuông, hình chữ nhật là lý tưởng nhất, vừa đầy đặn về trường khí, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và thuận tiện trong thiết kế, bài trí.

Nha vat goc

>>> Xem thêm: Mẫu nhà 5 gian 4 phòng ngủ

Nhà vát góc không được coi là tốt trong phong thủy. Những ngôi nhà khuyết góc sẽ mất cân bằng trường khí, ảnh hưởng không tốt đến tài vận, sự nghiệp và gia đạo. Tuy nhiên, tùy vào từng kiểu dáng nhà cụ thể, có cách bổ sung năng lượng cho góc khuyết để hóa giải tác động xấu.

Để xác định nhà khuyết góc, khi lên bản vẽ thiết kế, gia chủ tìm tâm nhà rồi dùng bảng 8 phương vị áp lên mặt bằng để xem ngôi nhà bị khuyết ở phương vị nào. Nếu phần bị khuyết chiếm trên 10% diện tích mặt bằng thì ngôi nhà bị khuyết góc, phần khuyết rơi vào phương vị nào thì nhà bị khuyết ở phương vị đó. Nếu phần bị khuyết nhỏ hơn 10% thì ngôi nhà được coi là không bị khuyết góc.

Nha vat goc 3

Có một số hình thái Nhà vát góc thường gặp như sau:

  1. Nhà khuyết hậu: Nhà bị khuyết lõm mặt phía lưng nhà, gọi là nhà thóp hậu.
  2. Nhà vát một góc: Nhà không có hình dáng cụ thể, bị lõm vào một góc bất kỳ.
  3. Nhà chữ L: Ngôi nhà có hình dáng mặt bằng giống chữ L.
  4. Nhà chữ U: Ngôi nhà có hình dáng hai chái nhà kề vào nhau, hình chữ U.
  5. Nhà chữ T: Ngôi nhà có dạng hai khối chữ nhật kề vào nhau hình chữ T.

Để hóa giải Nhà vát góc, có thể thực hiện các biện pháp như:

  1. Thiết kế nhà khuyết góc hợp lý để lấp đầy các góc chết, tạo cảm giác không gian sống vuông vức, hài hòa.
  2. Sử dụng vật phẩm phong thủy như bình gốm, thủy tinh, tượng chó, gà, ngựa, rắn… để bổ khuyết năng lượng và hóa giải tác động xấu.
  3. Bố trí nội thất và vật trang trí phù hợp để che hết các góc chết, vị trí góc cạnh do nhà khuyết góc tạo ra.
  4. Trồng cây xanh, treo tranh, đặt đèn chiếu sáng, mở thêm cửa… tăng năng lượng và hài hòa trong ngôi nhà.

Nếu đất bị khuyết góc, gia chủ nên trồng cây tại những khu vực có phần đất thừa ra do chỗ khuyết tạo thành, cũng như sử dụng vật phẩm phong thủy phù hợp để hóa giải tác động xấu.