Skip to Content

Blog Archives

Vị trí bàn thờ trong không gian kiến trúc hiện đại

Xu hướng thiết kế hiện nay thiên về chức năng sống tiện nghi, linh hoạt phần nào gây khó khăn cho việc dụng hợp hài hòa giữa không gian sinh hoạt và yếu tố tâm linh trong gia đình.

Việc tìm vị trí thích hợp cho nơi thờ cúng sao cho ý nghĩa và không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ là điều được nhiều gia chủ quan tâm. Nhiều gia đình dành hẳn một phòng riêng cho ban thờ, nhiều nhà lại thích đặt ở phòng khách, không gian sinh hoạt chính để tiện lợi hơn.

Một vài gợi ý sau sẽ giúp bạn phần nào:

Vị trí có thể bố trí ban thờ:

Không gian giữa nhà là nơi thích hợp nhất theo quan niệm truyền thống để tạo thành một không gian mở, có thể gần khu vực thư giãn như giếng trời, tiểu cảnh và cũng có thể là khu vực trang trọng và linh thiêng. Khu vực này không nhất thiết phải rộng nhưng cần thể hiện được yếu tố tâm linh, tưởng nhớ người thân của gia đình và cần hài hòa với không gian trong nhà.

ban-tho-1

Nếu đặt ban thờ ở phòng khách thì sự kết hợp này cần có những vật dụng, họa tiết trang trí tương đồng, có đường nét chứ không đơn điệu là tấm gỗ phẳng lì. Muốn tạo được sự riêng tư, kín đáo, gia đình có thể sử dụng tấm màn che thích hợp nhất hoặc bố trí cửa lùa ở góc phòng, khi làm lễ có thể kéo cửa lại.

Ở nhà phố hiện nay, ban thờ thường được đặt ở tầng trên cùng của ngôi nhà, một căn phòng rộng và riêng biệt bởi việc đặt ban thờ ở giữa nhà không còn hợp với phong thủy vì hướng khói nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe các thành viên trong gia đình. Đặt ban thờ trên cao, gia đình có thể bài trí theo tín ngưỡng, không bị bó hẹp về diện tích, không gian kiến trúc xung quanh. Vị trí ban thờ cao thì thể hiện sự trang trọng, ở thấp thì tạo cảm giác ấm cúng, gắn bó.

Bài trí ban thờ thế nào?

So với các vật liệu khác, gỗ là đồ thích hợp nhất trong phòng thờ, màu sậm mang tính tôn nghiêm, trang trọng. Đối với nền của căn phòng, cần phải sử dụng màu nhẹ, tránh tương phản mạnh làm “khuấy động” không gian vốn cần sự tĩnh lặng.

READ MORE

Khung thay thế tường chịu lực

Với sự phát triển kỹ thuật xây dựng bằng thép và bê tông cốt thép, tường không còn là phần chịu lực chính của công trình. Toàn bộ tải trọng của mái và sàn nhà được truyền vào hệ thống đà, cột và chuyển xuống móng. Khi đó, tường chỉ còn công dụng ngăn chia và bao bọc.

Khi đó, tường không còn bị giới hạn bởi các yếu tố bề dày, vật liệu, cách bố trí và các khoảng trống bị hạn chế như với tường chịu lực. Nhiều người gọi là khung chịu lực và tường xây chèn. Cửa đi, cửa sổ và các khoảng trống khác trên tường được mở rộng tối đa theo cả hai phương đứng và ngang. Mặt bằng bố trí tường hoàn toàn tự do và không bị ràng buộc bởi vật liệu.

Việc ra đời của cấu trúc nhà khung chịu lực đã giải phóng hệ thống tường theo phương thức cổ điển, tạo nên một cuộc cách mạng trong kiến trúc. Trường phái kiến trúc hiện đại (modernism) ra đời với cấu trúc điển hình này, đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo kiến trúc công trình trong suốt thế kỷ 19 và kéo dài đến nay. Tuy nhiên ở Việt Nam, trong lĩnh vực kiến trúc – xây dựng, việc áp dụng hệ khung chịu lực một cách phổ biến mới chỉ gần đây, rất chậm so với thế giới.

melbourne 111

Trường trung học Victorian ở Melbourne

Cấu trúc khung chịu lực thay thế tường chịu lực đã tạo nên các không gian nội thất vô cùng linh hoạt. Tường ngăn chia được bố trí rất tự do và hoàn toàn có thể thay đổi vị trí theo yêu cầu. Tại các nước tiên tiến, tường ngăn chia thường không được xây bằng gạch như ở Việt Nam, vì các nhược điểm: tốc độ xây dựng chậm, tải trọng bản thân lớn, khó thay đổi theo yêu cầu và rất phiền phức khi thực hiện (gạch, cát, xi măng…) nhất là trong các tòa nhà công cộng đang được sử dụng. Tường ngăn chia có thể cố định hoặc di động theo các thanh ray, vật liệu rất đa dạng tùy theo ý đồ của người thiết kế.

Tường bao che tuy hiện nay không phải là tường chịu lực, nhưng vẫn phải được cấu tạo bằng loại vật liệu “chịu lực” lớn do yếu tố an toàn. Tường bao che còn phải có được tính cách nhiệt, cách âm tốt.

Tường bao che bằng gạch thường phải dày, nhiều trường hợp phải có lớp cách nhiệt ở giữa. Vật liệu hoàn thiện cho tường gạch phải có tính chống thấm nước, chịu được tác động của nắng, gió và phải có độ co giãn cao để tránh rạn nứt.

London city hall

London City Hall

Kính dùng cho tường bao che phải là kính cường lực có khả năng chịu va đập cao gấp nhiều lần kính bình thường, có hệ số phản xạ nhiệt lớn. Nhiều lúc người ta phải sử dụng kính hai lớp, có khoảng trống ở giữa làm tăng tính cách âm và cách nhiệt cho công trình. Để tăng hiệu quả trong suốt, người ta có thể thực hiện những mảng tường rất lớn bằng kính và có cảm giác không có khung chịu lực. Hiện nay ở Việt Nam, nhiều người thiết kế áp dụng kiểu mặt đứng “curtain wall” cho công trình và quả thật là “đại nạn” cho người sử dụng nếu không dùng kính và khung chịu lực đúng tiêu chuẩn.

Tường ngăn chia ở Việt Nam thường được xây bằng gạch, hoàn thiện bằng sơn nước hoặc các loại vật liệu trang trí. Ở các nước tiên tiến, tường ngăn chia thường bằng thạch cao, gỗ, kính hoặc cả đá tự nhiên… và được lắp ráp trên khung chịu lực bằng kim loại nhẹ. Trong một số trường hợp, tường ngăn chia còn là các tấm di động trên đường ray để tăng khả năng linh hoạt của không gian nội thất.

Do có một vị trí áp đảo trong mỗi công trình nên tường thường được trang điểm bằng nhiều loại vật liệu. Thông thường, người ta hay sử dụng sơn nước. Tuy nhiên, cũng có những vật liệu trang điểm thông dụng khác như gạch ceramic, đá tự nhiên, gỗ, nhôm, thép, kính…

READ MORE

Xu hướng cầu thang hiện đại

Xu hướng thiết kế và trang trí cầu thang hiện nay là đơn giản, tiện dụng và an toàn. Cầu thang càng ít chi tiết rườm rà càng hiện đại và càng không bị lỗi mốt.

READ MORE

Thang lắp ghép cho nhà hiện đại

Với ưu điểm lớn nhất là đẹp, có thể áp dụng với nhiều phong cách kiến trúc và kết cấu ngôi nhà nên loại cầu thang dạng lắp ghép với lan can và mặt bậc bằng kính hoặc gỗ, tay vịn inox, PVC… đang được nhiều chủ đầu tư tin dùng.

Sản phẩm này mới phổ biến ở Việt Nam chừng một năm trở lại đây khi các công ty trong nước bắt đầu mạnh dạn nhập khẩu từ Đức, Trung Quốc… chi tiết đồng bộ của sản phẩm gồm bậc, chân, tay vịn, trụ cầu thang, nan hoặc kính và các phụ kiện để hoàn thiện như cút, tai bắt kính, bulông, vít, đai ốc… Theo đại diện của Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Bách Lộc, một trong những đơn vị nhập khẩu các chi tiết của cầu thang ghép, các vật liệu như gỗ và kính có thể sử dụng nguồn cung cấp ở trong nước.

Các cầu thang lắp ghép dùng cho nội thất thông thường có hai loại. Một loại sử dụng 100% các chi tiết thang của nhà cung cấp gồm bậc, chân cầu thang, tay vịn, nan hoặc kính và các phụ kiện. Loại còn lại, phần mặt bậc thuộc về phần xây dựng cơ bản, chỉ thực hiện giai đoạn lắp ghép phần chân, tay vịn kính hoặc nan… Những loại thang này được dựng theo các hình dáng như xoắn ốc, thang khớp, xương cá…

kinh1

Ưu điểm của những loại thang này (lắp ghép toàn bộ hoặc một phần) là đa dạng với các phong cách kiến trúc (Âu hay Á…), kết cấu ngôi nhà (hẹp hay rộng), đẹp, sang trọng, tạo tầm nhìn thông thoáng. Ngoài ra, sản phẩm thông thường cũng được bảo hành vĩnh viễn. Tuy nhiên, nhược điểm của những sản phẩm này là giá thành tương đối cao. Theo ý kiến của các nhà nhập khẩu, đây là trở ngại lớn nhất trong việc đưa sản phẩm tới đa số người tiêu dùng. Thang ghép được bán theo thiết kế, tính toán dựa trên việc bóc tách từng chi tiết nhỏ nhất của bản vẽ. Thông thường, với một căn nhà phố 4 tầng, chi phí khoảng từ 15 đến 40 triệu đồng cho loại thang có mặt bậc được dựng sẵn. Nhưng đối với những căn nhà sử dụng loại thang 100% chi tiết của nhà cung cấp, giá thành có thể từ 100 đến 200 triệu đồng, tùy theo thiết kế.

kinh2

Kính được sử dụng trong các thiết kế thang (chủ yếu là lan can) thường có hai loại. Loại thứ nhất là kính cường lực. Đây là những loại kính có độ cứng, đàn hồi rất cao, đảm bảo độ an toàn, đặc biệt với các công trình cao tầng hoặc nơi có mật độ người qua lại lớn. Tùy theo hệ số an toàn, kính có thể chọn loại dày, mỏng khác nhau. Thông thường, kích thước dao động trong khoảng từ 4 đến 12 mm. Loại thứ hai là kính hai lớp. Đây là sản phẩm được tạo nên từ hai tấm kính một lớp nhờ keo đặc chủng. Loại này rất phổ biến cho các công trình dân dụng, độ an toàn khá cao vì khi có sự cố va đập mạnh gây vỡ thì các phần kính sẽ được dính lại, không văng ra như kính một lớp. Vách lan can cũng có thể dùng loại nan là những ống inox có đường kính nhỏ dùng để xuyên qua các lỗ cọc dọc trên chiều cao của thân. Còn tay vịn có thể bằng các chất liệu như PVC, gỗ, inox với hình dáng và kích thước khá phong phú.

Địa chỉ tham khảo

– Showroom Bách Lộc – số 10 tòa nhà A1, Trung tâm VLXD Melinh Plaza, km 8 đường cao tốc Thăng Long, Nội Bài – ĐT: 04-6420597

– Đại siêu thị Melinh Plaza, tầng 1, tòa nhà Trung tâm Melinh Plaza.

– Các cửa hàng VLXD tại phố Cát Linh, Hà Nội.

READ MORE

Nhà xây bằng… nước

Một căn nhà với các bức tường là những thác nước chảy, có thể chiếu lên hình ảnh và từ ngữ, đang được thiết kế bởi một nhóm kiến trúc sư và kỹ sư Mỹ.

“Sảnh đường nước số hoá” độc đáo này sẽ được công bố tại Hội chợ quốc tế Zaragoza 2008 tại Tây Ban Nha, với cách bố trí của một khu triển lãm, nơi uống cà phê và nhiều không gian công cộng khác – tất cả đều được bao bọc bởi những màn nước tuần hoàn.Vì nước tuần hoàn khá rẻ và phong phú, nên các bức tường nước có thể được tạo ra trên quy mô lớn trong tương lai.

mo-hinh-nha-nuoc-1

“Để hiểu về khái niệm nước số hoá, hãy hình dung thứ gì đó giống như máy in mực có kích cỡ lớn, kiểm soát các giọt nước rơi xuống”, Carlo Ratti, giám đốc phòng thí nghiệm SENSEable City của Đại học MIT, thành viên nhóm nghiên cứu, nói.

Hiệu ứng được tạo ra bằng một dãy các van được đặt dọc theo một đường ống nước treo trên cao. Một máy tính sẽ kiểm soát sự mở và đóng các van này. Quá trình tạo ra một màn nước rơi xuống tương tự như thác nước, lấp đầy các vị trí cần thiết. Toàn bộ bề mặt sẽ trở thành một màn trình diễn chất lỏng không ngừng kéo thanh cuộn xuống.

Sự lồng ghép không khí và các giọt nước tương tự như các pixel số được dùng để tạo ra ảnh trên màn hình máy tính hoặc trên các màn quảng cáo khác.

READ MORE