Trong quá trình xây dựng các công trình nhà thép tiền chế, sơn chống cháy là vật liệu phổ biến được sử dụng để đảm bảo an toàn. Để sử dụng sơn chống cháy cho kết cấu thép hiệu quả, cần lưu ý đặc điểm của nó, cũng như quy trình sơn chống cháy bao gồm những bước nào.

thiết kế nhà đẹp wedo

Quy định đảm bảo an toàn phòng cháy cho nhà thép tiền chế

Theo nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ, các sản phẩm cấu kiện (cửa ngăn cháy, vách ngăn cháy,…) và kết cấu (thép, dầm, cột,…) được bảo vệ bằng các vật liệu chống cháy như sơn, vữa chống cháy,… đều phải trải qua kiểm định về giới hạn chịu lửa.

sơn chống cháy cho kết cấu thép

Bên cạnh đó, nghị định cũng chỉ ra rằng: Đối với mỗi loại tiết diện, hình dạng (chữ I, chữ H, tròn, hộp, rỗng…) và kích thước của kết cấu thép khác nhau và vị trí bố trí khác nhau (ví dụ: chính giữa công trình, góc công trình hoặc chỉ có một mặt tiếp xúc với mặt lửa…), được bọc bảo vệ bằng các chất hoặc vật liệu chống cháy, thì đều phải thử nghiệm giới hạn chịu lửa để có kết quả cụ thể, tương ứng.

Tìm hiểu chung về sơn chống cháy cho kết cấu thép và nhà thép tiền chế

Điều kiện an toàn về phòng cháy với nhà khung thép, nhà xưởng tiền chế có mái tôn vượt quá diện tích khoang ngăn cháy:

Theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC phải bảo đảm các điều kiện sau:

  • Có giải pháp chống cháy lan bằng kết cấu xây dựng hoặc hệ thống PCCC.
  • Có giải pháp tăng giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng chủ yếu theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC nhằm hạn chế nguy cơ sụp đổ khi xảy ra cháy.

Theo quy định và nghị định của Nhà nước về chống cháy và phòng cháy, các công trình nhà thép tiền chế bắt buộc phải được sơn phủ một lớp sơn chống cháy. Do đó, các thông tin liên quan đến sơn chống cháy cho kết cấu thép là rất quan trọng và được chủ đầu tư quan tâm đến.

sơn chống cháy cho kết cấu thép

Một số thông tin cơ bản về sơn chống cháy

Sơn chống cháy là loại sơn chuyên dụng được sử dụng cho kết cấu thép sau khi đã phủ ngoài 2 lớp sơn chống rỉ. Thành phần của sơn chống cháy bao gồm các hợp chất chống cháy như Acrylic, Epoxy, chất tạo xốp cách nhiệt. phụ gia và các thành phần hóa học đặc biệt khác. Sơn chống cháy có thể bảo vệ kết cấu bên trong với khoảng thời gian từ trong 60 phút, 90 phút, 120 phút, 150 phút, 180 phút tùy theo độ dày màng sơn.

Các đặc điểm của sơn chống cháy bao gồm:

  1. Khả năng chống cháy: Sơn chống cháy được thiết kế để có khả năng chịu được nhiệt độ cao và ngăn chặn lửa lan ra nhanh chóng.
  2. Độ bền: Sơn chống cháy cũng cần có độ bền cao để đảm bảo rằng lớp sơn vẫn giữ được tính năng chống cháy của mình trong một thời gian dài.
  3. Độ dày: Sơn chống cháy cần được sơn đủ độ dày để đảm bảo hiệu quả trong việc chống cháy.
  4. Độ bám dính: Sơn chống cháy cần có độ bám dính cao để dính chặt lên bề mặt thép và không bong tróc sau một thời gian sử dụng.
  5. Khả năng chịu được môi trường khắc nghiệt: Sơn chống cháy cần có khả năng chịu được môi trường khắc nghiệt như mưa, nắng, gió, và các chất hóa học để đảm bảo tính năng chống cháy của nó.
  6. Tính thẩm mỹ: Ngoài các tính năng chống cháy, sơn chống cháy cũng cần có tính thẩm mỹ để đáp ứng yêu cầu về mỹ quan của công trình xây dựng.
sơn chống cháy cho kết cấu thép

Nguyên lý hoạt động

Sơn chống cháy có khả năng hạn chế ảnh hưởng từ nhiệt lượng lửa truyền tải tới bề mặt kết cấu thép. Khi gặp nhiệt độ cao, màng sơn sẽ nở ra và phồng lên. Từ đó, kết cấu thép có thể duy trì thời gian chống chịu mà không bị biến dạng, gãy đổ với trong vòng 3-4 giờ. Nhờ đó, quá trình cứu hộ, di tản người dân, của cải vật chất được kéo dài thời gian hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian khô của sơn chống cháy

Thời gian khô của sơn chống cháy phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Nhiệt độ
  • Độ ẩm trong không khí
  • Thời gian khi thi công sơn
  • Lưu chuyển không khí
  • Độ dày lớp phủ
  • Sử dụng các phương pháp sơn

Vì sao nên sử dụng sơn chống cháy cho kết cấu thép và công trình nhà thép tiền chế?

Kết cấu thép tuy có ưu điểm về khả năng chịu tải, độ bền cao nhưng lại có khả năng chịu nhiệt kém. Khi gặp lửa, dưới tác động của nhiệt độ cao, kết cấu thép sẽ nhanh chóng biến dạng và đổ sập toàn bộ công trình bất kỳ lúc nào.

Chính vì vậy, sử dụng sơn chống cháy cho kết cấu thép chính là giải pháp giúp bảo vệ kết cấu thép, tăng cường khả năng chống chịu. Từ đó có thể kéo dài thời gian cứu hộ, di tản con người, của cải. Nhìn chung, dòng sơn này là vật liệu có thể đảm bảo an toàn cho công trình về lâu dài.

sơn chống cháy cho kết cấu thép

Các bước thi công sơn chống cháy

Bước 1: Xử lý bề mặt khung thép

Các khung thép kích cỡ nhỏ có thể vệ sinh bằng phương pháp thủ công như sử dụng giấy nhám, bàn chải… Với kết cấu thép có kích cỡ lớn thì sử dụng máy phun bi, phun cát để làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ trên bề mặt là giải pháp phù hợp nhất

Bước 2: Phun lớp sơn chống rỉ

Quá trình thi công kết cấu thép yêu cầu phủ 2 lớp sơn chống rỉ trước khi phủ sơn chống cháy. Thời gian để sơn chống rỉ khô là trong khoảng 3 tiếng với lớp sơn đầu tiên và 4-8 tiếng sau với lớp sơn cuối.

Bước 3: Phủ sơn chống cháy

Khi phủ sơn , cần đảm bảo yếu tố độ dày màng sơn theo tiêu chuẩn như sau:

  • Tiêu chuẩn chống cháy 45 phút: 325 micromet
  • Tiêu chuẩn chống cháy 60 phút: 500 micromet
  • Tiêu chuẩn chống cháy 120 phút: 600 micromet
  • Tiêu chuẩn chống cháy 180 phút: 700 micromet

Bước 4: Hoàn thiện lớp sơn phủ và tiến hành nghiệm thu công trình

Quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ gia công kết cấu thép, thi công nhà thép tiền chế, mẫu nhà lắp ghép 2 tầng đẹp của chúng tôi, vui lòng liên hệ số điện thoại hotline 089 888 6767