Skip to Content

Category Archives: Quy hoạch xây dựng

Ðiều chỉnh tổng thể quy hoạch chung Hà Nội:Tầm nhìn mới

Cùng với quy hoạch vùng Thủ đô do Bộ Xây dựng chủ trì, Ðiều chỉnh quy hoạch chung Hà Nội sẽ có tác động lớn đến định hướng phát triển kinh tế – xã hội của thành phố sắp nghìn năm tuổi cũng như các tỉnh, thành phố lân cận ở trong vùng.

Ðiều chỉnh quy hoạch – “thiên thời, địa lợi”

Do nhiều nguyên nhân, Ðiều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998 (thường được gọi là quy hoạch 108) đã bước sang năm thứ 8 chưa điều chỉnh. Ðến thời điểm này Quy hoạch chung Thủ đô được điều chỉnh trong bối cảnh hết sức thuận lợi. Thứ nhất là, quy hoạch vùng Thủ đô đã được Chính phủ chính thức giao cho Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các bộ, ngành trung ương và các địa phương trong đó có Hà Nội. Theo đánh giá của ông Ðỗ Viết Chiến, Phó giám đốc Sở QH-KT, có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử phát triển đô thị của ta, quy hoạch vùng Thủ đô được Nhà nước chính thức giao để nghiên cứu một cách bài bản, có căn cứ khoa học, có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn. Và khi quy hoạch vùng Thủ đô sẽ xác định được Thủ đô là đô thị hạt nhân với đầy đủ các yếu tố để tạo nên “hạt nhân” đó.

Thuận lợi thứ hai là quá trình nghiên cứu xây dựng quy hoạch vùng Thủ đô trùng với thời điểm Nhà nướcgiao nhiệm vụ rà soát để điều chỉnh chính thành phố trung tâm, chính đô thị hạt nhân của vùng. Hai quy hoạch cùng triển khai một lúc, điều này từ trước đến nay cũng chưa bao giờ có. Các lần điều chỉnh quy hoạch tổng thể Thủ đô từ trước đến nay đều xem xét đến mối quan hệ vùng nhưng mới chỉ ở dưới dạng sơ đồ, quan hệ vùng chứ chưa thành một đồ án vùng Thủ đô.

Thuận lợi thứ ba là việc hợp tác giữa chính phủ Việt Nam với phía Nhật Bản thông qua dự án HAIDEP của JAICA phối hợp với Hà Nội để làm chương trình phát triển tổng thể Thủ đô. Trong đó bao gồm 4 nội dung chính: Nội dung thứ nhất chính là xem xét, rà soát lại quy hoạch tổng thể Thủ đô. Nội dung thứ hai là phát triểngiao thông đô thị, thứ ba là các vấn đề về nước và vệ sinh môi trường, thứ tư là nâng cao chất lượng sống trong khu đô thị, nhà ở. Ðến nay, phía Nhật Bản đã kết thúc, đang hoàn chỉnh báo cáo cuối cùng để trình cấp có thẩm quyền. Báo cáo cuối cùng của HAIDEP đã có sự phối hợp chặt chẽ với quy hoạch vùng Thủ đô, với các quy hoạch chuyên ngành, và các chương trình phát triển lớn kinh tế – xã hội liên quan đến Thủ đô. Lồng ghép được những kế hoạch đầu tư đa ngành. Cộng với phương pháp nghiên cứu mới là phương pháp lập quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng.

Bên cạnh phương pháp nghiên cứu lập quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng, sự đổi mới trong cách làm quy hoạch sẽ được thể hiện rõ nét trong quy hoạch điều chỉnh Thủ đô. Ông Chiến khẳng định, với phương châm lấy đô thị, nuôi đô thị và huy động các thành phần kinh tế tham gia xây đô thị thì quan trọng nhất của quy hoạch phải tạo ra mặt bằng, vị trí, lợi thế để có thể đầu tư và sẽ có người bỏ vốn. Khi bỏ vốn ra quan trọng nhất là khả năng thu hồi vốn, sinh lời, những đòi hỏi này buộc các nhà quy hoạch phải tư duy khác chứ không như trước đây cứ “vẽ”ä rồi Nhà nước sẽ bỏ vốn thực hiện, tạo ra những quy hoạch không có khả năng thực hiện, hay còn được gọi là quy hoạch “treo”. Quy hoạch bây giờ phải đưa vào thực tế, phải chỉ ra được khu vực nào Nhà nước đầu tư, khu vực nào xã hội hóa. khu vực nào Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Tầm nhìn xa hơn

Về định hướng điều chỉnh quy hoạch Thủ đô lần này, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sẽ phải rộng hơn về mặt không gian, xa hơn về mặt thời gian, phải khẳng định cho được vị trí, vai trò của Thủ đô trong những thập kỷ sắp tới. Tầm nhìn có thể tới 2020, 2030, thậm chí 2050, làm sao khẳng định được vai trò, vị trí của Thủ đô như Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, Hà Nội phải là trung tâm đầu não về chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, để khẳng định những chức năng đó trong quy hoạch sẽ phải xác định rõ những khu vực chức năng quan trọng. Ðơn cử như trung tâm đầu não về chính trị, hành chính quốc gia, ngoài trung tâm Ba Ðình thì trung tâm hành chính mới sẽ đặt ở đâu (?). Linh hồn tổ chức tổng thể không gian của Hà Nội trong quy hoạch tổng thể Hà Nội được thống nhất cao là gắn bóba yếu tố cây xanh – mặt nước – văn hóa, vậy quy hoạch phải xác định các khu chức năng cần thiết.

Theo ông Chiến, trong lần điều chỉnh này cần phải xác định vai trò kinh tế của Thủ đô trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, lợi thế cạnh tranh của Hà Nội cần phải được xác định rõ. Tầm vóc của Hà Nội phải tương xứng với một Thủ đô của một nước 100 triệu dân nên quy mô của thành phố là vấn đề lớn cần được xem xét. Quy mô dân số của Thủ đô là 2,5 triệu dân như đã từng dự báo cũng không còn phùhợp, mà phải gấp rưỡi, gấp đôi. Do vậy, một số đô thị của các tỉnh sát với Hà Nội sẽ được xem xét đến trong lần điều chỉnh quy hoạch này. Chọn hướng phát triển của thành phố cũng có những điểm mới. Trước đây Hà Nội xác định hướng phát triển về phía Tây, Tây Nam (Xuân Mai, Ba Vì) là chính thì trong những năm sắp tới sẽ là phía Bắc, Ðông và Ðông Bắc của Hà Nội, hướng về phía cảng biển để phát triển kinh tế. Trên hành lang quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai trục hành lang kinh tế rất quan trọng, hướng cảng biển và cảng hàng không quốc tế phía Bắc. Trong đó đặc biệt là hành lang 18 nối Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hạ Long vừa là trục phát triển kinh tế, vừa là trục không gian phát triển đô thị trong tương lai của vùng.

Một số ngành quan trọng công nghiệp của Hà Nội sẽ phải đi theo hướng đầu tư có chọn lọc, không thể tiếp tục phát triển các loại công nghiệp phổ thông, sử dụng nhiều lao động như hiện nay. Hà Nội sẽ tập trung phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp sử dụng chất xám cao, mang tính cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế. Các ngành công nghiệp sử dụng lao động phổ thông sẽ về các tỉnh, xung quanh vùng Thủ đô. Vừa tạo điều kiện tăng trưởng cho các địa phương, giảm sức ép cho thành phố trung tâm, vừa tạo công ăn việc làm ngay tại địa phương cho người lao động. Ðây cũng chính là tinh thần của đồ án quy hoạch vùng Thủ đô.

Về giao thông, việc hình thành nên vành đai đối ngoại – vành đai 4 – đầu mối giao thông, giảm ách tắc từ xa cho Hà Nội, điều hòa giao thông theo các hướng là vấn đề lớn. Hình thành vành đai này sẽ dựa vào quy hoạch vùng Thủ đô, quy hoạch của HAIDEP, để xác định hướng tuyến. Chính vì vậy, đồng thời với quy hoạch vùng, quy hoạch điều chỉnh Thủ đô cũng phải xác định ngay việc mở rộng địa giới hành chính của Hà Nội.

Trong quy hoạch tổng thể lầnnày, con sông Hồng đoạn qua Hà Nội sẽ được khai thác. Ðây là dự án đặc biệt quan trọng, từ xưa đến nay các nhà quy hoạch rất mong muốn thực hiện nhưng chưa đủ điều kiện. Ðược sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã kết hợp thành phố Seoul để tiến hành đồ án Quy hoạch cơ bản phát triển hai bên sông Hồng đoạn qua Hà Nội.

Tuy nhiên, theo ông Chiến, Hà Nội cũng như các tỉnh muốn phát triển đồng bộ và bền vững phải có những chương trình lớn về hạ tầng kỹ thuật, không chỉ có giao thông mà còn là cấp điện, cấp nước, xử lý rác thải, nước thải, vấn đề nghĩa trang. Ðây là những vấn đề quy hoạch tổng thể Hà Nội không thể giải quyết được mà phải phụ thuộc vào quy hoạch vùng Thủ đô. Tương tự như vậy, các vấn đề khói bụi, ô nhiễm, tiếng ồn phải được xem xét, giải quyết trong mối quan hệ vùng, nếu không sẽ làm triệt tiêu các lợi thế phát triển chung của toàn vùng.

READ MORE

Quy hoạch vùng ngoại thành: Bài toán của đô thị hóa

Từ nay đến năm 2010, theo kế hoạch sử dụng đất, Hà Nội sẽ thực hiện thu hồi, chuyển hơn 5.200ha đất nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đô thị ( Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố Hà Nội cho biết, theo đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến 2025, quy mô đất đai của Hà Nội sẽ được mở rộng lên mức xấp xỉ 1.975km2, rộng hơn gấp đôi so với hiện nay). Quá trình đô thị hóa thể hiện rõ nét ở việc khu vực nông thôn ngoại thành như huyện Từ Liêm, Thanh Trì ngày càng bị thu hẹp. Cùng với đó là 20 vạn lao động nông nghiệp sẽ phải chuyển đổi nghề. Để có được những bước đi phù hợp, hiệu quả, vùng ngoại thành đang rất cần tới những định hướng mang tính quá độ và lâu dài từ quy hoạch.

Đất nông nghiệp còn nhiều biến động

Thời gian qua, công tác quy hoạch của Hà Nội tập trung vào khu vực nội thành, đô thị mới để đáp ứng nhu cầu phát triển, xây dựng. Mặc dù các huyện ngoại thành đều đã có quy hoạch, nhưng còn hạn chế vì chỉ dừng ở tỷ lệ 1/5000. Đến thời điểm hiện tại, công tác nghiên cứu quy hoạch phát triển đô thị nói chung và phục vụ Chương trình phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại nông thôn trên địa bàn được căn cứ vào điều chỉnh quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 108/1998/QĐ-TTg.

Theo quy hoạch được duyệt có thể thấy quỹ đất ổn định dành cho nông thôn, ngoại thành của Hà Nội được hình thành như sau: ở huyện Sóc Sơn là khu vực phía Đông; huyện Đông Anh và Gia Lâm đều tập trung ở khu vực phía đông, huyện Thanh Trì ởphía Nam – Tây Nam và Đông Nam. Riêng huyện Từ Liêm do tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, quỹ đất dành cho nông thôn chỉ là các khu còn lại ở phía tây. Theo tổng hợp của Sở QH-KT, đến nay Hà Nội còn khoảng 40 xã còn vùng đất nông nghiệp ổn định.

Dù diện tích đất nông nghiệp ổn định đã được lên danh sách nhưng với những tác động lớn của quy hoạch vùng Thủ đô đang trong quá trình nghiên cứu và quy hoạch điều chỉnh quy hoạch xây dựng chung của Hà Nội gắn với yếu tố mở rộng ranh giới hành chính đã đặt vùng nông nghiệp, ngoại thành của Hà Nội kể cả những vùng được xem là “ổn định” trước nhiều biến động. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và việc xây dựng hạ tầng nông thôn theo hướng văn minh hiện đại đều đòi hỏi phải có được quy hoạch để có hướng đầu tư cho phù hợp. Đầu tư vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi quy hoạch phải đưa ra được những dự báo về thời gian là tất yếu. Nhưng ngay cả việc đầu tư vào hạ tầng cũng cần có những dự báo dài hơi.

Giải pháp – quá độ và lâu dài

Mới đây, Sở QH-KT đã có phương án đề xuất với Thành phố về những giải pháp theo từng giai đoạn. Trong thời gian quá độ, cần xác định các vùng nông nghiệp tương đối ổn định để xây dựng kế hoạch đầu tư cho phù hợp dựa trên quy hoạch tổng thể 108/1998/QĐ-TTg. Về lâu dài, do nhiều vùng ngoại thành sẽ bị đô thị hóa nên cần xây dựng kế hoạch phù hợp với quá trình nghiên cứu của quy hoạch vùng Thủ đô và điều chỉnh quy hoạch chung Hà Nội, gắn với nghiên cứu mở rộng không gian thành phố. Theo ông Đỗ Viết Chiến, phó giám đốc Sở QH-KT, ngay cả Từ Liêm một huyện có tốc độ đô thị hoá rất nhanh cũng vẫn còn và cần thiết phải giữ những vùng nông nghiệp ổn định, xen kẽ trong khuvực đô thị hoá.

Tại kế hoạch thực hiện Chương trình 05-Ctr/TU về phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hoá nông thôn giai đoạn 2006-2010, những hướng đi khá cụ thể cũng đã được xác định như: Triển khai các dự án vùng hoa tập trung Tây Tựu (Từ Liêm); vùng rau an toàn Yên Mỹ, Duyên Hà (Thanh Trì); Đặng Xá, Văn Đức (Gia Lâm); Vân Nội, Nam Hồng (Đông Anh); Thanh Xuân (Sóc Sơn). Các vùng trũng ở một số huyện ngoại thành cũng có hướng chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản. Hình thành vùng chăn nuôi bò chất lượng cao ở Sóc Sơn, Gia Lâm… Để chuyển dịch cơ cấu lao động, Chương trình 05-Ctr/TU cũng đã xác định việc xây dựng các trung tâm đào tạo nhân lực kết hợp giải quyết việc làm tại 4 huyện ngoại thành. Việc xây dựng các trung tâm được gắn kết với thực hiện đề án dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và xây dựng đề án chuyển đổi nghề, giải quyết lao động cho vùng bị mất đất. Theo ông Chiến, trong 5 năm trở lại đây, các đồ án nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất cho mục đích phát triển đô thị đều không quên dành quỹ đất cho chuyển đổi lao động, việc làm với các chức năng như dạy nghề, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hay thu hút lao động vào các khu công nghiệp, dịch vụ đô thị. Tuy nhiên, trong những quỹ đất mang tính chất “của để dành” này, diện tích được triển khai chưa nhiều, hiệu quả chưa cao.

Bên cạnh việc tìm hướng để hiện đại hoá cho sản xuất và cơ sở hạ tầng, một vấn đề không kém phần quan trọng đó là xác lập và thực hiện quy hoạch kiến trúc không gian nông thôn ngoại thành phù hợp với quá trình đô thị hoá, hài hoà giữa tính truyền thống và hiện đại. Giữ gìn một số làng cổ, làng nghề, khu di tích lịch sử – văn hoá, xây dựng mới làng, xã sinh thái để phát triển du lịch là thế mạnh tiềm năng và quý giá của vùng ngoại thành.

READ MORE

Quy hoạch Hà Nội đến 2020

UBND TP Hà Nội và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa tổ chức trưng bày và lấy ý kiến người dân quy hoạch tổng thế phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2020. Dự kiến thành phố sẽ mở rộng về phía Tây – Tây Bắc, ưu tiên phát triển phía bắc sông Hồng.

Tại cuộc trưng bày, JICA đã đưa quy hoạch tổng thể của thủ đô và bản đồ chi tiết về các khu trung tâm đô thị, giao thông, môi trường, hai bờ sông Hồng, cảnh quan của thành phố… đến năm 2020. Đây là kết quả sau gần 2 năm nghiên cứu của nhóm chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam, tập hợp phiếu thăm dò ý kiến của 20.000 người dân Hà Nội.

Các trung tâm đô thị lớn được quy hoạch với vai trò khác nhau, như khu phố cổ sẽ là trung tâm quản lý nhà nước, hành chính, thương mại. Tây Hồ Tây là khu hành chính mới, Mỹ Đình, Mễ Trì sẽ là trung tâm hành chính, thương mại, thể dục thể thao. Khu vực Long Biên, khu đô thị Vân Trì sẽ là trung tâm thương mại, kinh doanh, công nghiệp. Các trung tâm khác như Nhổn, Pháp Vân, Trâu Quỳ, Đông Anh, Sóc Sơn sẽ là trung tâm đô thị các quận, có chức năng hành chính, thương mại, kinh doanh.

Giao thông ở Hà Nội sẽ chú trọng phát triển vận tải hành khách khối lượng lớn như tàu điện ngầm, đường sắt trên cao, xe buýt nhanh với 4 tuyến chính. Tuyến 1 nối khu vực phía đông và nam của thành phố với trung tâm, sử dụng tuyến đường sắt hiện có. Tuyến 2 nối khu vực phía bắc và tây nam thành phố với khu vực trung tâm. Tuyến 3 nối khu phía tây và nam thành phố với khu trung tâm. Tuyến 4 sẽ kết nối các tuyến bằng vành đai.

JICA cũng cảnh báo, nhu cầu giao thông đô thị sẽ tăng mạnh do sự gia tăng dân số và tỷ lệ sở hữu phương tiện, khoảng cách đi lại. Trong đó, xe con sẽ tăng cao khi kinh tế tăng trưởng, ùn tắc giao thông sẽ nghiêm trọng, như đã xảy ra với Bangkok, Manila và Kuala Lumpur. Do vậy, Hà Nội cần xây dựng kế hoạch để đối phó tình trạng này.

Sau khi mở cửa, nhiều người dân thủ đô đã đến xem quy hoạch thành phố. Nghiên cứu kỹ về cảnh quan bên sông Hồng, ông Phan Băng Hải, phố Hàng Buồm, nhận xét: “Tôi tin tưởng rằng thành phố sẽ xây được những khu đô thị mới bên sông, đưa con sông Hồng vào giữa thủ đô. Nếu thành phố xây dựng theo chiều hướng có lợi cho dân thì người dân sẽ đồng tình”.

Nhận xét về quy hoạch Hà Nội trong tương lai, ông Triệu Đình Phúc, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư, đánh giá cao ý tưởng mở rộng không gian xanh của JICA. Phía bắc thành phố sẽ là trung tâm kinh tế, công nghiệp, phía tây sẽ là nơi nghỉ dưỡng, sinh thái.

Về việc thực hiện các dự án theo quy hoạch, ông Phúc cho rằng, Hà Nội sẽ thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, thành phố sẽ đầu tư bằng tiền sử dụng đất, trái phiếu. “Môi trường đầu tư của Hà Nội ngày càng được cải thiện thông thoáng sẽ thu hút các nhà đầu tư”, ông Phúc khẳng định.

READ MORE

Đất ven sông đóng băng vì dự án tỷ đô

Hơn một tuần nay từ khi triển lãm TP sông Hồng mở cửa để người dân vào xem góp ý, hàng nghìn hộ dân ở khu vực Nhật Tân, Quảng An, Quảng Bá, Tứ Liên, Phúc Xá… như ngồi trên đống lửa.

Đây là các phường nằm trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội. có thể nằm trong quy hoạch giải tỏa nếu dự án TP sông Hồng thành hiện thực. Những mảnh đất cách đây nửa tháng vẫn hét giá 20-25 triệu đồng/m2 giờ không còn ai đoái hoài. Người đang tìm mua thì dừng lại nghe ngóng. Người có đất bán thì tiếc hùi hụi vì không kịp bán nhanh từ trước.

Bà Nga ở Tứ Liên có mảnh đất 70 m2 đang rao bán, tiếc hùi hụi: “Tôi nói mà ông nhà tôi không chịu nghe. Mấy hôm trước họ trả 23 triệu đồng/m2 không bán giờ 15 triệu cũng chẳng có ma nào thèm ngó”.

Nhiều nhà lâm vào tình trạng khóc dở mếu dở, như bà Luyến ở Nhật Tân. Bà có mảnh đất 85 m2 định bán một nửa để lấy tiền làm lại căn nhà cấp 4 đang ở. Thỏa thuận xong xuôi đã hẹn người mua 20/9 lên quận làm giấy tờ giao tiền thì thành phố mở triển lãm, người mua gọi điện đán tháo. Nhà cũ đã dỡ xong nhưng không bán được đất nên không có tiền làm. Bà đành ngậm ngùi gom đồng lương hưu tiết kiệm xây lại một căn nhà cấp 4 khác.

Nhà ông Khuê ở Nhật Tân đã xây xong xuôi. “Vợ chồng con cháu vừa dọn đến ở được mấy tháng giờ lại nghe đến dự án này, không biết thực hư ra sao nhưng cả tuần nay tôi không ngủ được”, ông tâm sự. Gia đình ông trước đây ở Nguyễn Lương Bằng phải rời về đây vì dự án đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa. Nhà cửa vừa xây xong còn chưa ráo sơn. Ông sợ rằng chỗ này lại nằm trong quy hoạch, gia đình ông lại đứng trước nguy cơ phải tái định cư lần nữa.

Người muốn bán đất không bán được, người có tiền cũng không dám xây nhà. Nhiều người dự định làm 5-6 tầng đã xây xong phần móng nhưng khi nghe dự án đành lùi lại làm tạm 1-2 tầng để nghe ngóng tình hình. Anh Thành ở Quảng An cho biết gia đình định năm nay xây lại nhà vì hai đứa con anh cũng lớn rồi, căn nhà đang ở trở nên quá chật trội. Nhưng nghe dự án đành phải dừng lại chờ chứ không dám làm. Anh sợ xây xong mà nhà lại nằm trong quy hoạch giải tỏa thì coi như công cốc.

Ông Sinh một thương binh hạng 3/4 ở Nhật Tân cho biết, ông vừa bán được ít đất cộng với tiền bao năm làm ăn tích cóp được từ khi xuất ngũ đổ vào xây được ngôi nhà khang trang. Niềm vui vì có nhà mới chưa được bao lâu, giờ nghe tin này cả nhà ông như ngồi trên đống lửa. Gia đình ông cũng như nhiều hộ khác ở đây đều trông vào nông nghiệp, cái nhà có khi là sản nghiệp cả đời, giờ mà giải tỏa đền bù thì không biết được bao nhiêu.

Đến đâu trong khu vực này cũng nghe người dân bàn tán xôn xao chuyện quy hoạch đất đai, từ trụ sở UBND phường đến các quán nước, quán cắt tóc; từ những người già đi bộ buổi sáng đến những người trồng hoa ngoài ruộng, nghỉ làm một cái là họ lại túm tụm vào bán tán. Câu hỏi cửa miệng là: “Mất nhà, mất đất thì đi đâu, làm gì bây giờ?”

Các trung tâm môi giới bất động sản trên khu vực đóng cửa im ỉm. Một người chuyên môi giới ở đây cho biết, thỉnh thoảng vẫn có người vào khu vực Quảng An, Quảng Bá hỏi mua, nhưng hỏi rồi để đấy. Người mua không tha thiết mua vì còn nghe ngóng. Người bán cũng không tha thiết bán vì sợ bị ép giá rẻ.

Theo ông Lê Xuân Trường chuyên viên tư vấn Công ty Bất động sản B.D.S, thị trường đóng băng khi nghe tin về dự án là đương nhiên. Người mua không bao giờ mạo hiểm bỏ ra cả tỷ bạc để mua một mảnh đất chưa biết rõ quy hoạch. Nhưng việc đóng băng thị trường ở khu vực này lại kích đẩy thị trường các khu lân cận. Khu Ciputra đã tăng giá 10-20% trong giai đoạn một tháng vừa qua. Giờ đây căn hộ 123 m2 tầng 10 nhìn ra hướng Hồ Tây có giá đến 180.000 USD.

Ông Lê Quang Chính, Chủ tịch UBND phường Nhật Tân, cho biết, phường chưa nhận được một văn bản nào về dự án này. Việc cấp sổ đỏ, sổ hồng hay giao dịch mua bán đất đai vẫn thực hiện bình thường. Nhưng thực tế thì giờ đây mọi giao dịch nhà đất trong địa bàn phường đều ngừng lại. Không chỉ người mua bán đất, những người dân khác ở đây cũng rất hoang mang.

READ MORE

Thông tư hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị

Ngày 20/12/2005 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 20/2005/TT-BXD Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị.

Thông tư này hướng dẫn công tác quản lý cây xanh đô thị nhằm:

– Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đồng thời khuyến khích toàn xã hội tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển cây xanh đô thị trên toàn quốc phù hợp với Định hướng phát triển đô thị Việt Nam và qui hoạch xây dựng đô thị.

– Đáp ứng mục tiêu tăng tỷ lệ diện tích cây xanh, góp phần cải thiện và bảo vệ môi trường đô thị của vùng nhiệt đới, phù hợp và góp phần tạo nên bản sắc riêng của mỗi đô thị.

Nguyên tắc chung quản lý cây xanh đô thị:

– Tất cả các loại cây xanh đô thị đều được xác định chủ sở hữu, do tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý.

– Việc trồng cây xanh đô thị phải thực hiện theo quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch chuyên ngành cây xanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Việc lựa chọn chủng loại và trồng cây xanh phải mang bản sắc địa phương, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, đồng thời đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về sử dụng, mỹ quan, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường đô thị; hạn chế làm hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, dưới mặt đất cũng như trên không.

– Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, chăm sóc cây xanh trước mặt nhà, trong khuôn viên; đồng thời thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng quản lý để giải quyết khi phát hiện cây nguy hiểm và các hành vi gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh đô thị.

Thông tư cũng quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với cây xanh đô thị, quản lý cây xanh , trồng cây xanh đô thị, duy trì và bảo vệ cây xanh đô thị, chặt hạ và dịch chuyển cây xanh đô thị, trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị của chính quyền các cấp.

Thông tư này áp dụng đối với mọi tổ chức và cá nhân có liên quan tới các hoạt động về quản lý, tư vấn, đầu tư phát triển, sử dụng và khai thác cây xanh tại các đô thị trên toàn quốc.

Các tổ chức, cá nhân cần chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về quản lý cây xanh đô thị. Việc vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Thông tư này sẽ bị xử phạt và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 31 và Điều 36 Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà. Trong trường hợp ở những nơi hiện trạng cây xanh đã có chưa phù hợp với các hướng dẫn trong Thông tư này thì khuyến khích lập kế hoạch từng bước thay thế, chỉnh trang cho phù hợp.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

 

READ MORE

Công bố QHCT Khu ÐTM Tây Nam Kim Giang 1

Khu đô thị mới Kim Giang 1 có tổng diện tích 49,89 ha, trong đó đất của xã Tân Triều (huyện Thanh Trì) trên 36 ha (chiếm 72%); phường Ðại Kim (quận Hoàng Mai) hơn 12,5 ha (chiếm 25%); còn lại khoảng 3% là đất của phường Hạ Ðình (quận Thanh Xuân).

2/1/2007, Sở Quy hoạch – Kiến trúc phối hợp với huyện Thanh Trì, các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, TCTy đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD – Bộ Xây dựng) công bố Quyết định số 119/2006/QÐ-UBND của Chủ tịch UBND TP về quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Tây Nam Kim Giang 1, tỉ lệ 1/500.

Khu đô thị mới Kim Giang 1 có tổng diện tích 49,89 ha, trong đó đất của xã Tân Triều (huyện Thanh Trì) trên 36 ha (chiếm 72%); phường Ðại Kim (quận Hoàng Mai) hơn 12,5 ha (chiếm 25%); còn lại khoảng 3% là đất của phường Hạ Ðình (quận Thanh Xuân). Khu đô thị (KÐT) mới được hình thành khang trang, hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc, môi trường, hạ tầng xã hội… nhằm khai thác sử dụng hiệu quả quỹ đất, cải thiện nơi ở và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực; dành một phần quỹ đất thực hiện di dân GPMB cho quận Ðống Ða. Quy hoạch KÐT là cơ sở pháp lý cho việc quản lý xây dựng và khớp nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật các dự án liên quan và khu dân cư hiện có; là cơ sở để thành phố lựa chọn chủ đầu tư triển khai các hạng mục xây dựng đô thị.

Theo quy hoạch, KÐT có nhà trẻ, trường học (cả tiểu học và THCS), công viên cây xanh, trụ sở UBND phường, cơ quan viện nghiên cứu, câu lạc bộ văn hoá, trạm y tế, chợ dân sinh…. Ðất hỗn hợp có 10,92 ha dành tái định cư phục vụ GPMB (trong đó có gần 5 ha đất ở, còn lại bố trí đất cho công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ tại chỗ). 3,1 ha (chiếm 20,64%)quỹ đất ở của TP. Gần 12 ha xây nhà ở chung cư cao từ 9 đến 21 tầng (tầng 1 dành dịch vụ, thương mại). Khoảng 8 ha đất ở thấp tầng (nhà vườn, biệt thự… ). Dự kiến đáp ứng cho trên 9.000 người ở.

Về giao thông, Khu đô thị giáp đường vành đai 3. Ðường khu vực có mặt cắt ngang 25 m đến 30 m, lòng đường rộng 15 m; hè đường mỗi bên từ 5 đến 7 m. Mạng lưới đường nhánh rộng từ 15,5 m đến 21,5 m. Ðường dẫn vào nhà mặt cắt là 11,5 m. Tại đây có 3 bãi đỗ xe, tổng diện tích trên 1,18 ha…

READ MORE

Qui hoạch “treo” đang làm khổ dân

Bộ Tài nguyên – môi trường vừa ra quyết định tổng kiểm tra tình trạng qui hoạch “treo”, dự án “treo” trên cả nước. Trao đổi với Tuổi Trẻ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – môi trường MAI ÁI TRỰC nhấn mạnh việc qui hoạch “treo”, dự án “treo” đang gây khổ sở cho người dân, làm chậm tiến độ dự án, gây lãng phí trong việc sử dụng đất.

Theo ông, các dạng qui hoạch “treo”, dự án “treo” phổ biến hiện nay là gì và nơi nào “treo” nhiều nhất

– Bộ trưởng Mai Ái Trực: Có ba dạng “treo” chính. Thứ nhất, địa phương công bố qui hoạch một khu đất để xây dựng công trình, dự án nhưng sau đó không làm gì để thực hiện qui hoạch trong khi người dân sống trong khu qui hoạch muốn xây dựng, sửa chữa, chuyển nhượng lại gặp khó khăn.

Thứ hai, đã có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án nhưng việc thu hồi không dứt điểm, kéo dài từ năm này sang năm khác, có khi chỉ vướng một vài thửa đất, trong khi nhà đầu tư mỏi mắt chờ giao đất. Tình trạng “treo” này làm chậm trễ tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Thứ ba, đất đã giao nhưng chủ đầu tư không đầu tư gì hoặc đầu tư một ít rồi bỏ đó gây lãng phí.

Đến bây giờ chúng tôi chưa có con số chính xác để đánh giá, nhưng TP.HCM là nơi có nhiều đơn thư phản ảnh nhất về tình trạng qui hoạch “treo”, dự án “treo”.

* Tình trạng qui hoạch “treo”, dự án “treo” tới đây sẽ được kiểm tra, xử lý như thế nào?

Tỉnh Bình Định vừa quyết định thu hồi khu đất D3 trên đường Nguyễn Lữ thuộc dự án chung cư cao tầng do Công ty Xây dựng và phát triển đô thị Bình Định làm chủ đầu tư. Sau hai năm khởi công dự án, công trình chỉ có bảng sơ đồ – Ảnh: TTXVN

– Bộ trưởng Mai Ái Trực: Chúng tôi chỉ kiểm tra việc sử dụng đất trong các qui hoạch chứ không kiểm tra qui hoạch chung chung. Hiện nay, bên cạnh những qui hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo đúng qui định, cũng có những trường hợp xác định khu qui hoạch chỉ bằng một công văn, một thông báo. Vì vậy lần này chúng tôi sẽ xem xét về tính pháp lý của các qui hoạch. Nếu qui hoạch không đúng qui định thì phải hủy.

Đối với những trường hợp qui hoạch theo đúng pháp luật thì sẽ xem tính khả thi của qui hoạch đó. Nếu qui hoạch không có tính khả thi hoặc không hợp lý, cơ quan đã phê duyệt qui hoạch phải hủy quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh qui hoạch cho phù hợp. Trong trường hợp qui hoạch có tính khả thi mà chưa được thực hiện thì phải đề ra biện pháp để thực hiện.

Đối với các trường hợp đã có quyết định thu hồi đất nhưng giải tỏa nhùng nhằng, không dứt điểm, cũng cần có biện pháp để khắc phục. Những dự án đã được giao, cho thuê đất mà không sử dụng hoặc sử dụng không theo tiến độ qui định phải thu hồi đất hoặc gia hạn thời gian hoàn thành dự án trong trường hợp cần thiết.

“Lý do chúng tôi quyết định kiểm tra trên địa bàn cả nước tình trạng qui hoạch “treo”, dự án “treo” bởi đây là vấn đề đang tồn tại ở hầu hết các địa phương và gây bất bình trong nhân dân ở nhiều nơi. Chúng tôi tiến hành kiểm tra để qua đó thúc đẩy việc xử lý của các địa phương”

Trong báo cáo gửi về bộ, các địa phương phải báo cáo rõ ngày ra quyết định qui hoạch, hình thức văn bản, hiện trạng khu đất (đã sử dụng hay chưa sử dụng), lý do chưa sử dụng, những biện pháp đã tác động để giảm qui hoạch “treo”, hướng xử lý trong thời gian tới… Những khu qui hoạch trái qui định, không hợp lý, không có tính khả thi đã bị hủy qui hoạch thì đương nhiên việc sử dụng đất ở đó tiếp tục theo hiện trạng. Còn đất dự án giao cho chủ đầu tư mà không làm thì thu hồi giao cho nhà đầu tư khác.

* Nhiều nơi chính quyền cấm người dân trong khu qui hoạch sửa chữa nhà cửa, chuyển nhượng đất đai. Vấn đề này có được xem xét khi kiểm tra các khu qui hoạch “treo”?

– Chúng tôi sẽ kiểm tra nội dung này. Luật đất đai đã có qui định về việc sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình trong khu qui hoạch nhưng một số nơi lại cấm tiệt, không quan tâm gì đến điều kiện nhà ở của người dân trong khu qui hoạch. Có nơi còn đề ra các qui định thành văn hoặc bất thành văn để hạn chế quyền của người sử dụng đất như không cho chuyển nhượng… Những cấm đoán đó rất phiền hà cho người dân, nơi nào qui định như vậy là vi phạm pháp luật.

* Thưa ông, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng qui hoạch “treo”, dự án “treo” tại các địa phương?

– Nói chung là xuất phát từ động cơ tốt của chính quyền các cấp, muốn cho địa phương mình nhiều công trình, dự án, muốn công nghiệp, dịch vụ phát triển, muốn đô thị được hoành tráng hơn. Động cơ tốt nhưng dự báo không tốt, khâu lập qui hoạch chưa thật sự khoa học, qui hoạch nhưng không tính đến các điều kiện để thực hiện qui hoạch… ví dụ khả năng thu hút đầu tư thấp, đáng lẽ qui hoạch chừng một vài khu công nghiệp là đủ thì lại mở rộng quá nhiều dẫn tới tình trạng khu công nghiệp để cỏ mọc.

* Xin cảm ơn ông.

READ MORE

Quy hoạch một phần Khu dân cư phường Phú Mỹ, quận 7

1-   Giới thiệu chung:

Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 một phần khu dân cư phường Phú Mỹ, quận 7 đã được Ủy ban nhân dân quận 7 phê duyệt  theo Quyết định số 58/2005/QĐ-UBND-QLĐT ngày 26/08/2005. Đây là khu dân cư xây dựng mới kết hợp cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện hữu. Nội dung quy hoạch nhằm xây dựng một khu dân hoàn chỉnh, tạo điều kiện để kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ tạo môi trường sống tốt, đáp ứng nhu cầu cư trú của cư dân trong khu vực.

2-   Vị trí:

Khu dân cư phường Phú Mỹ được giới hạn như sau:

+ Phía đông giáp đường Huỳnh Tấn Phát

+ Phía Tây và Nam giáp sông Phú Xuân

+ Phía Bắc giáp rạch Ông Đội

Nằm trên đường Huỳnh Tấn Phát và có 2 mặt tiếp giáp sông Phú Xuân-là tuyến giao thông thủy quan trọng nên đây là vị trí rất thuận lợi cho khu dân cư kết hợp các dự án thương mại dịch vụ phát triển.

 

3-   Quy mô:

Tổng diện tích khu quy hoạch khoảng 216ha, cơ cấu sử dụng đất được chia thành: khu ở, khu công trình công cộng, trụ sở quản lý hành chính quận 7, còn lại là đất công viên cây xanh – TDTT – mặt nước và đất giao thông được thể hiện qua bảng cân bằng đất đai dưới đây.

BẢNG CÂN BẰNG ĐẤT ĐAI:

STT

Nội dung

Đơn vị

Diện tích

Tỷ lệ %

1 Tổng diện tích khu quy hoạch

ha

216

100

2 Đất ở

94,43

41,87

3 Đất công trình công cộng

ha

15,86

7,25

4 Đất trụ sở quản lý hành chánh quận

ha

4,15

1,92

5 Đất cây xanh – TDTT và mặt nước

ha

25,17

11,65

6 Diện tích mặt nước

ha

20,37

9,43

7 Đất giao thông

ha

35,81

16,58

8 Đất ngoài dân dụng

ha

24,41

11,3

Quy hoạch khu dân cư được chia làm hai phần:

a) Phần dân cư xây dựng mới: bao gồm các khu đất thuộc các dự án xây dựng nhà ở của Công ty Vạn Phát Hưng, Công ty kinh doanh nhà Sài Gòn, Công ty kinh doanh nhà Chợ Lớn, Công ty ADC, Công ích quận 4, Báo Pháp luật, Công ty Tân Lập Thành, Khu tái định cư Liên cảng A5,  Đơn vị 115 Hải quân và khu tái định cư của UBND quận 7.

b) Phần nhà ở hiện hữu: bao gồm phần dân cư dọc phía Tây đường Huỳnh Tấn Phát và hai bên đường Phạm Hữu Lầu. Khu vực này sẽ được chỉnh trang, nâng cấp thông qua các giải pháp chỉnh trang kết hợp xây dựng mới.

Khu công trình công cộng: có diện tích 15,66 ha bố trí các khu hành chánh – văn hóa, công trình thương mại – dịch vụ, và công trình giáo dục. Đặc biệt, trong khu quy hoạch này giữ nguyên hiện trạng khuôn viên và các công trình tôn giáo hiện có.

Theo quyết định, UBND quận 7 dự kiến xây dựng 10 công viên vườn hoa với quy mô diện tích khác nhau nằm xen lẫn trong khu dân cư, ngoài ra còn trồng cây xanh trong hành lang cách ly của kênh rạch và cây xanh, thảm cỏ và bồn hoa trong khu dân cư để tăng thêm điều kiện hoàn thiện môi trường sống đẹp và sạch thoáng cho khu dân cư.

CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH KIẾN TRÚC

STT

Nội dung

Đơn vị Chỉ tiêu
1 Tổng diện tích khu vực quy hoạch

216 ha

 
2 Dân số dự kiến

người

20.000

3 Đất dân dụng

          Đất ở

          Đất CTCC

          Đất cây xanh –TDTT

          Đất giao thông nội bộ

m2/người

m2/người

m2/người

m2/người

m2/người

85,63

45,22

7,83

12,59

17,91

4 Đất ngoài dân dụng

ha

24,41

5 Mật độ xây dựng chung toàn khu

%

30

6 Tầng cao trung bình của khu dân cư

tầng

2-3

7 Mật độ dân số

ng./ha

100 – 150

Sau khi các dự án thành phần trong khu quy hoạch được xây dựng hoàn tất, đây sẽ là khu dân mới hiện đại, kiến trúc cảnh quan và hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, môi trường sống tốt nằm gần trung tâm hành chính của quận 7 sẽ có điều kiện phát triển nhanh các mặt kinh tế văn hóa và xã hội  cho khu vực và quận 7.

Quy hoạch giao thông:

Tuyến đường 15B dự phóng có lộ giới 40m (mỗi bên còn có thêm khoảng lùi sau lộ giới là 4m2). Đường Huỳnh Tấn Phát và đường Phạm Hữu Lầu có lộ giới là 30m. Các đường giao thông nội bộ có lộ giới từ 12-20m.

READ MORE

Quy hoạch khu đô thị mới Tứ Hiệp

Ngày 13/10/2005, tại huyện Thanh Trì, Sở Quy hoạch- kiến trúc công bố Quyết định của Chủ tịch UBND TP về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu đô thị mới Tứ Hiệp và bàn giao cho huyện, chủ đầu tư để tổ chức triển khai thực hiện.

KÐTM Tứ Hiệp nằm tại xã Tứ Hiệp, phía bắc giáp nam sông Tô Lịch; đông giáp đường gom đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ; phía tây giáp thôn Văn Ðiển; phía nam gồm toàn bộ tuyến đường phân khu vực (trục đông-tây) ở phía bắc trường tiểu học và THCS xã Tứ Hiệp; có tổng diện tích 16,7607 ha, quy mô dân ở cho khoảng 3.620 người.

KÐTM này có quy hoạch đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Tại đây, có đất xây các trường học: tiểu học cho; trường THCS; trường mẫu giáo và nhà trẻ; khu đất chuyển đổi ngành nghề là 9.570 m2; đất ở mới diện tích 7,5460 ha (bao gồm đất xây nhà chung cư cao tầng, thấp tầng,), trong đó có 3,4740 ha làm nhà ở phục vụ GPMB, chủ yếu phục vụ di dân là nơi tái định cư phục vụ GPMB dự án Công viên Yên Sở; đất nhà ở để bán, cho thuê diện tích 4,0720 ha, trong đó dành 8.145 m2 để bổ sung quỹ đất nhà ở của thành phố theo Quyết định 123 (ngày 6/1/2001). Ðể bảo đảm cảnh quan chung, nên chung cư nhà ở chỉ được xây cao từ 3 đến 7 tầng; cách đường gom cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ 60 đến 70 thì được xây nhà cao 9 đến 11 tầng.

Từ KÐTM có các tuyến đường nhánh, mặt cắt 13,5 m (lòng đường 7,5 m, còn lại vỉa hè 3mx2); đường vào nhà ở, mặt cắt 11,5 m (lòng đường 5,5 m cho 2 làn xe, vỉa hè 3mx2); có bãi đỗ xe rộng 2.000 m2 (chứa 35-50 xe ô tô các loại); nước sinh hoạt do nhà máy nước Văn Ðiển cấp, công suất 5.000 m3/ngày đêm; bưu điện có tổng đài với 7.000 thuê bao… ngoài ra còn có các hạng mục bảo đảm thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, điện sinh hoạt và chiếu sáng công cộng; cây xanh trồng tỉ lệ cao với diện tích hơn 4nghìn m2.

READ MORE

Thành phố Sông Hồng bị copy?

Lại một vụ nghi án vi phạm bản quyền nữa. Lần này không phải là tranh, ảnh, thơ, nhạc; mà liên quan đến cả một dự án khoa học về quy hoạch sông Hồng, hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang triển khai. Người lên tiếng cho rằng ý tưởng của mình có thể đã bị “copy” chính là một…họa sỹ Việt Nam, một người ngoại đạo về quy hoạch. Ông tên là Văn Thơ.

Chuyện này tưởng như là chuyện đùa (vì gần đây có quá nhiều những lời tố cáo giật gân tương tự và không chính xác), nhưng trong tuần qua đã đủ làm xôn xao dư luận với sự vào cuộc của một số báo, và kết quả là ông Lee Won Chan (Hàn Quốc), đại diện cho cả trăm cán bộ, kỹ sư của dự án đã phải gửi thư trả lời đến một số cơ quan chức năng Việt Nam…

* Cứ dùng giải pháp “bỏ đê” là copy?

2 năm nay, người ta đã phong thanh biết đến ý tưởng dự án “Thành phố sông Hồng” của họa sỹ Văn Thơ. Dĩ nhiên, dư luận cũng chỉ biết như sáng kiến của một người yêu Hà Nội- một họa sỹ giàu có và mơ mộng, đã tỉ mỉ vẽ ra một bản vẽ phối cảnh rộng bằng nửa gian nhà, trên đó sông Hồng giống như một góc của thành phố New York với 600 cao ốc chọc trời.

Điều gì khiến tác giả Văn Thơ tin rằng ý tưởng của mình đã bị “copy”

… Và tôi hết sức ngạc nhiên, khi ông Văn Thơ chỉ lấy ra “tang chứng” là một phác đồ quy hoạch cỡ trang A4 do phía Hàn Quốc trình bày vào tháng 11 vừa rồi. Phác đồ đó còn sơ sài đến mức đã đánh lộn giữa Cầu Thanh Trì và cầu Chương Dương, trong đó họ phác ra hướng tuyến cho hai bờ đê mới (sẽ xây dựng) thay cho đê cũ, nhằm mục đích chỉnh trị sông Hồng. Hướng tuyến đê mới trong bản vẽ, còn rất chung chung, nhưng chỉ vào đó, họa sỹ Văn Thơ nhấn mạnh: “Đây là điều chứng tỏ ý tưởng và giải pháp chỉnh trị sông Hồng của họ là giống của tôi. Từ trước đến nay, có rất nhiều phương án chỉnh trị sông Hông nhưng chưa có phương án nào là có ý tưởng bỏ đê cũ, làm thành hệ thống đê mới. Đã thế, hướng tuyến của đê mới lại có rất nhiều phần trùng với dự án của tôi- họa sỹ vừa nói vừa lấy dự án của mình ra để đối chiếu- khó mà tin rằng người làm cái nọ lại không biết cái kia”.

Và dự án của ông, thì như đã biết, đã được công bố từ tháng 5/2005, và đã đăng ký bản quyền từ tháng 4/2006. Trong khi phía Hàn Quốc đến tháng 7/2006 mới bắt tay vào làm, và tháng 11 vừa qua mới công bố…

Như tôi đã nói, với hướng tuyến của đê mới chỉ phác ra một cách hết sức sơ sài của cả hai dự án, thì khó có thể so sánh với nhau xem trùng bao nhiêu %. Họa sỹ Văn Thơ cũng nhận thấy điều này, song ông khăng khăng cho rằng ý tưởng bỏ đê cũ, xây dựng đê mới chính là một phát minh độc đáo của ông vào giây phút lóe sáng. Và phát minh đó đã được bảo hộ!

 

* Cái lý, cái tình đằng sau một dự án

Và thế là, tất cả những ai coi ý tưởng bỏ đê cũ, xây đê mới của họa sỹ Văn Thơ là một sáng kiến độc đáo, một phát minh, thì đều cho rằng ở đây có sự copy hoặc “thất thoát” ý tưởng, hoặc ý tưởng lớn gặp nhau!

Quan điểm này cũng có lý ở chỗ, các quy hoạch trước đây và tới đây hầu hết đều tôn trọng hệ thống đê cũ như một ranh giới bất khả xâm phạm theo quy định của pháp luật (mới nhất là dự án Quy hoạch Hà Nội đến 2020 do tổ chức JICA- Nhật Bản đang thực hiện cũng nhìn nhận đê sông Hồng như vậy). Trong bối cảnh đó, ý tưởng của họa sỹ Văn Thơ là “phá đê”cũ, thay vào đó là xây đê mới, “tịnh tiến” ra phía dòng sông, để vừa nắn dòng chảy, và tận dụng quỹ đất dôi ra (lên tới 2000ha) để phát triển đô thị (đủ để xây dựng thành phố sông Hồng) . Đó có thể coi là một bước đột phá trong tư duy quy hoạch sông Hồng.

Không dừng ở đó, ông Văn Thơ còn tự nghiên cứu qua sách vở và thực địa để xây dựng cơ sở khoa học cho dự án này.

Tuy nhiên, về lý mà nói, khó có thể khẳng định rằng việc bỏ đê cũ chính là một phát minh. Nếu bỏ đê chỉ là giải pháp trị thủy thông thường (nhất là trong cách tư duy của người nước ngoài) thì sao? Vấn đề có vi phạm hay không phải xét cả đến cách bỏ đê như thế nào: có áp dụng các lập luận, các thông số kỹ thuật, những kết quả nghiên cứu của ông Văn Thao hay không?

Và chúng ta cũng có thể thấy ngay rằng, chưa có bằng chứng nào về điều này.

Vậy thì tại sao lại có những phản ứng nặng nề như vừa rồi? Có một chuyện là, UBND TP. Hà Nội khi xem xét dự án của ông năm 2005, tuy chối không dùng với lý do (bằng văn bản) là “hiện tại Hà Nội chưa đủ điều kiện để triển khai”, nhưng lại có chua thêm rằng, “trong tương lai ý tưởng của ông có thể được áp dụng”, đồng thời “yêu cầu Sở Quy hoạch Kiến trúc phải mời họa sỹ Văn Thơ tham gia đóng góp ý kiến cho các chương trình nghiên cứu quy hoạch hai bên bờ sông.

Nói tóm lại, ban đầu TP. Hà Nội tỏ ra muốn hợp tác và phát huy ý tưởng của ông Văn Thơ, nhưng đến khi có dự án 4,3 triệu USD hợp tác với Hàn Quốc thì lại chẳng nhớ đến ai. Đương nhiên, những người có tâm huyết thấy lời nói trước sau không thống nhất thì không vui; lại thấy người ta lập dự án to như thế, mà xem ra ý tưởng chính cũng không khác mình bao nhiêu, thì cho rằng có thể đã bị xâm phạm bản quyền…

s.hong

* “Bắt tay” nhau chưa muộn

Chúng tôi đã xem Quy hoạch phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội của Tổ dự án, và quả thực thấy rằng, trừ việc bỏ đê cũ xây đê mới như đã nói, , thì các hạng mục quy hoạch khác theo dự kiến của họ cũng rất hay và tôi tin rằng, nếu đưa ra trưng cầu sẽ được người dân ủng hộ.

Bởi lẽ, việc sử dụng đất kẹp giữa 2 đê không hoàn toàn vào việc phát triển đô thị “chọc trời” như họa sỹ Văn Thơ mà thiên về tự nhiên, sinh thái. Có thể nói họ cũng muốn “nhân bản” sông Hàn từ bên Seoul sang. Hai bên sông Hồng (theo đề xuất của dự án) sẽ là các khu công viên, cây xanh, sinh thái, và đặc biệt với bãi giữa sông Hồng, họ định biến thành khu bảo tồn sinh thái giống như đảo Bam sông Hàn (thiên đường của các loài chim nước, lập khu bảo tồn bãi cát, nhóm thực vật…) …Đương nhiên như thế sẽ dễ chịu hơn nhiều so với việc “bê tông hóa” sông Hồng và bãi giữa …

Vấn đề là hợp tác như thế nào cho phải đạo!

“Nhìn vào bản quy hoạch của hoạ sĩ Văn Thơ và “Kế hoạch xử lý sông Hồng…” của NAMWONKEONSEOL ENGINEERING CO,. LTD- một công ty của Hàn Quốc- tôi ngỡ ngàng bởi sự trùng hợp về ý tưởng đến kỳ lạ.

Từ giữa năm 2005, HS Văn Thơ đã đưa ra ý tưởng này gửi đến các cơ quan có trách nhiệm của Hà Nội. Đây là một ý tưởng sáng tạo mang tính khoa học cao song rất táo bạo, mới mẻ, chưa từng xuất hiện từ trước đến nay. Trong đó ông nhấn mạnh:” Đầu tiên là điều chỉnh dòng chảy của sông Hồng. Cụ thể là mở rộng dòng chảy mùa cạn của sông Hồng sang cả hai phía. Nạo vét dòng sông. Đồng thời kiên cố hoá tuyến đê mới hai bên bờ sông bằng kè bê tông kiêm đại lộ… Song song với việc bê tông hoá kè và nắn dòng, mở rộng dòng chảy là xây dựng khu đô thị hai bên bờ sông. Và có thể cả bãi giữa sông “. Từ quan điểm này dẫn đến các bản quy hoạch thể hiện ý tưởng được Viện Khoa học Thuỷ lợi đánh giá cao. Viện Quy hoạch Đô thị- Nông thôn ( Bộ Xây dựng) cũng có ý kiến: “Chúng tôi những nhà quy hoạch hoan nghênh ý tưởng của tác giả và cũng mong ý tưởng đó trở thành hiện thực trong dự án” Quy hoạch đô thị hai bên bờ sông Hồng”- Dự án hợp tác giữa UBND thành phố Hà Nội và Hàn Quốc” (Công văn số 392/VQH- NCKHQHXD ngày 18/8/2006 ).

Bản quy hoạch của công ty Hàn Quốc công bố vào tháng 11-2006 giống hệt bản quy hoạch của ông Văn Thơ công bố cách đây hơn một năm, nhất là tuyến đê mới dọc hai bên bờ sông Hồng đoạn qua Hà Nội. Chỉ khác là diện tích khai thác đất để xây dựng thành phố hẹp hơn do phía bạn không sử dụng các bãi giữa sông…

Công ty của Hàn Quốc thực hiện dự án này với mấy chục nhà chuyên môn gồm những giáo sư, tiến sĩ không thể đặt vấn đề với một hoạ sĩ Việt Nam một cách thách thức:” Dự án này có những phần cần đòi hỏi về mặt kỹ thuật cao, nên phía tổ dự án chúng tôi cũng muốn hỏi ông Văn Thơ về đề án của ông có những căn cứ khoa học không?” . Câu hỏi này của người đi sau mà dự án của mình không khác dự án của người đi trước thì quả là kỳ lạ. Sao không đặt vấn đề nên hợp tác như thế nào cho phải đạo?

READ MORE

Quy hoạch nghĩa trang ở Hà Nội

Ở Hà Nội có nhiều nghĩa trang nằm sát hoặc lọt giữa khu dân cư. Người dân ráng chịu đựng, chính quyền quận, phường kiến nghị thành phố giải quyết nhưng đã nhiều năm qua vẫn chưa có hồi âm.

Nước có mùi tanh

Thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình (huyện Từ Liêm) có một người vừa qua đời. Gia chủ cùng bà con trong thôn đưa người chết ra khu nghĩa trang cạnh đó để mai táng. Nghĩa trang nằm bên đường Lê Đức Thọ, dẫn đến sân vận động quốc gia Mỹ Đình.

Ông Lê Văn Tiến, chủ tịch UBND xã Mỹ Đình, cho biết mỗi năm nghĩa trang này vẫn nhận chôn 40-50 mộ. Đây là nghĩa trang đã có từ mấy trăm năm. Một phần nghĩa trang thuộc thôn Đình Thôn, đã xây dựng thành công viên nghĩa trang, là nơi qui tập mộ đã cải táng của ba thôn Phú Mỹ, Nhân Mỹ và Đình Thôn.

Nghĩa trang Bồ Đề (phường Bồ Đề, quận Long Biên) chỉ cách khu nhà tập thể 319 Bộ Quốc phòng một bức tường bao và một con đường rộng chưa đầy 2m. Người dân ở đây nói họ đã chung sống với nghĩa trang từ mấy chục năm nay, hằng ngày hít thở đủ các mùi khó chịu từ nghĩa trang đưa sang, ảnh hưởng từ hàng chục nghìn xác người dưới mộ phân hủy, thẩm thấu vào lòng đất.

Chị Hương, tổ 1 phường Bồ Đề, nói hằng ngày chị phải mua nước máy về ăn. Nước giếng khoan ở đây rất trong nhưng chỉ để 5 phút là chuyển màu vàng khè, nổi váng. Những lớp cặn lắng lại rất khó đánh rửa. Nước có mùi tanh kỳ lạ, áo quần giặt xong, ngâm hàng giờ bằng nước xả thơm, phơi nắng to mà vẫn còn mùi tanh.

Theo bà Nguyễn Thị Hoài, cán bộ tư pháp phường Ngọc Lâm, nghĩa trang Bồ Đề là chung của hai phường Bồ Đề và Ngọc Lâm (thị trấn Gia Lâm cũ). Tổng diện tích khoảng trên 8.000m2 với gần 5.000 ngôi mộ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, 14 phường của quận Long Biên đều có nghĩa trang xen lẫn khu dân cư. Nhiều khu do quá trình giãn dân, đô thị hóa, nhà dân ngày càng tiến sát đến nghĩa trang (tổ 25 phường Ngọc Thụy). Có những khu nghĩa trang nằm lọt trong khu dân cư (tổ 7, tổ 8 phường Đức Giang).

Tương tự như quận Long Biên, các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Tây Hồ vẫn đang tồn tại những quần cư người chết lẫn người sống. Ngay giữa làng đào Nhật Tân, quận Tây Hồ vẫn có những ngôi mộ nằm rải rác giữa những khu biệt thự nguy nga. Thậm chí quận Đống Đa, một trong bốn quận nội thành cũ vẫn tồn tại nghĩa trang Chùa Láng.

Không qui hoạch đất nghĩa trang

Ông Đàm Văn Huân, trưởng Phòng Xây dựng đô thị quận Long Biên, nói trong bản đồ qui hoạch quận đến năm 2020 không có đất cho nghĩa trang. Trước mắt, các phường vẫn phải tự giải quyết bằng cách chôn cất tại chỗ.

Theo ông Lê Văn Tiến, phần đất nghĩa trang xã đang sử dụng nằm trong dự án khu liên hợp thể thao quốc gia. Hiện nay, một số hạng mục của dự án này chưa thể hoàn thành, phần đất nghĩa trang vì thế chưa được đền bù và cũng chưa có định hướng di dời đi nơi khác. Vì vậy, xã vẫn tạo điều kiện cho người qua đời được chôn cất tại đây. Từ năm 2000 đến nay, xã đã nhiều lần kiến nghị cấp trên tìm một giải pháp cho nghĩa trang Mỹ Đình nhưng tình hình chưa có gì mới.

Ông Nguyễn Cao Chí, chủ tịch UBND huyện Từ Liêm, khẳng định huyện chưa nhận được một văn bản nào của thành phố hướng dẫn về việc chôn cất cũng như qui hoạch lại các nghĩa trang. Do đó, việc chôn cất của những người dân ở đây vẫn tiến hành một cách tự nhiên như cha ông họ vẫn làm.

UBND huyện Từ Liêm cũng đã gửi kiến nghị đến UBND thành phố nhưng hơn một năm vẫn chưa có hồi âm. Giải pháp tình thế của huyện là nếu gặp nghĩa trang dù rơi vào bất kỳ dự án nào, sẽ cho khoanh vùng xây tường rào, mọi thủ tục chôn cất vẫn chịu sự quản lý của chính quyền xã sở tại.

READ MORE

Qui hoạch trung tâm hành chính quận Hoàng Mai

TT – UBND TP Hà Nội đã công bố qui hoạch chi tiết trung tâm hành chính quận Hoàng Mai, tỉ lệ 1/500. Theo đó, trung tâm hành chính quận nằm ở phía nam thành phố, thuộc địa phận phường Thịnh Liệt và Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai.

Về ranh giới, phía bắc giáp kênh Linh Đàm; phía nam giáp đường vành đai III và Công ty TNHH Thiên Hà; phía đông giáp công viên hồ Yên Sở; phía tây giáp khu đất di dân giải phóng mặt bằng đường vành đai 3, cầu Thanh Trì. Tổng diện tích khu vực qui hoạch chi tiết khoảng 103.000m2. Trong đó, đất xây dựng các khối cơ quan chiếm khoảng 52.460 m2 (50,6%).

Về giao thông, đường vành đai 3 (đoạn Pháp Vân – Khuyến Lương) giáp phía nam trung tâm hành chính, đang được xây dựng với mặt cắt ngang rộng 68m. Tuyến đường khu vực có bề rộng mặt cắt ngang 40m ở phía đông, tuyến đường phân khu vực có bề rộng 30m ở phía tây nối với đường vành đai 3.

READ MORE