Khi đề bài được ra khá chặt chẽ, cụ thể, người “giải bài” có đầy đủ bản lĩnh và có nghề thì coi như ngôi nhà đã đẹp được hơn 70% (không tính yếu tố tài chính). Vấn đề còn lại là chọn thầu thi công.

Thầu thi công là người “giải mã” ngôn ngữ  của giấy bút bằng chất liệu, hình thể, công năng… Gặp trường hợp thi công không đúng thiết kế do thầu kém tay nghề… thì chủ nhà rất nên áp dụng giải pháp xấu nhất là đổi thầu thi công, thậm chí phải đổi nhiều lần dể di đến đích cuối cùng là tạo ra ngôi nhà đẹp.

phong-khach-dep1-22fjk5zzfbez9h9

Vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất… cũng là những yếu tố góp phần ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng kết cấu, thẩm mỹ ngôi nhà. Công việc xây dựng ở một tỉnh lẻ có những hạn chế nhất định, từ phương pháp thi công đến sử dụng chủng loại vật liệu. Song tôi nghĩ, mỗi vật liệu có ngôn ngữ riêng mà nếu được sử dụng hợp lý sẽ tạo hiệu quả tốt. Ngày nay có không ít vật liệu trang trí đảm bảo cho ngôi nhà sang trọng hay lạ mắt. Tuy nhiên, vật liệu rẻ tiền mà được sử dụng bởi một bàn tay có nghề giúp nó “nói lên” đầy đủ ngôn ngữ của chính nó thì công trình chưa chắc đã “rẻ tiền”. Ngược lại, nếu vật liệu đắt tiền bị lạm dụng thì ngôi nhà vẫn có nguy cơ trở nên “rẻ tiền”.

Theo như những phân tích ở trên thì yếu tố nào cũng quan trọng cả. Nhưng cái nào là quan trọng nhất. Theo kinh nghiệm của những người từng xây nhà truyền lại thì tất cả mọi nguồn gốc của vấn đề đều nằm ở chủ nhà. Trong mọi trường hợp, để có nhà đẹp, chủ nhà cần được “khai thị”, tức là cần có khái niệm về thẩm mỹ, công việc thiết kế, thi công và phải biết “chọn mặt gửi vàng”.