Skip to Content

Category Archives: Kinh nghiệm xây dựng

Khuấy động không gian bằng ánh sáng

 

Ánh sáng khi lung linh huyền ảo, khi ấm áp chan hòa, khi sinh động đầy nhiệt huyết đã cuốn hút nhiều người vào cuộc chơi màu sắc cùng đèn.

 

Bạn có thể chọn màu cho ánh sáng theo công năng của căn phòng, ví dụ: phòng ngủ thư giãn thích hợp với ánh sáng hồng lãng mạn, phòng làm việc cần sự tập trung thích hợp để dùng ánh sáng trắng, phòng khách thích hợp với những ánh sáng nhiều màu sắc để tạo hiệu quả sinh động bất ngờ.

Khuấy động không gian bằng ánh sáng, vũ khí lợi hại nhất của KTS

Khuấy động không gian bằng ánh sáng, vũ khí lợi hại nhất của KTS

Khuấy động không gian bằng ánh sáng, vũ khí lợi hại nhất của KTS

Khuấy động không gian bằng ánh sáng, vũ khí lợi hại nhất của KTS

Khuấy động không gian bằng ánh sáng, vũ khí lợi hại nhất của KTS

Khuấy động không gian bằng ánh sáng, vũ khí lợi hại nhất của KTS

Ngoài ra, nếu muốn lấy vẻ đẹp ánh sáng làm điểm nhấn chủ đạo thì các vật dụng khác trong căn phòng nên đơn giản, ít màu mè để tránh cảm giác “tranh chấp” màu sắc giữa ánh sáng và nội thất.

READ MORE

Định mức cấp phối vật liệu trong bê tông và kỹ thuật đổ bê tông

Với nhà ở dân dụng, mác bê tông thường được sử dụng là #200 và #250. Trong đó, mác #250 được dùng để đổ bê tông móng, cột còn mác #200 là đủ để đổ lanh tô, sàn và mái.

READ MORE

Xây nhà mức giá nào là phù hợp?

Nhiều chủ đầu tư thắc mắc: thông thường các nhà thầu nhận xây dựng nhà xây nhà khung chỉ vào khoảng 1,5 – 1,7 triệu đồng/m 2 bao gồm cả vật liệu và thi công hoàn thiện. Nhưng trong thực tế, nhiều nhà phải “chịu” giá xây dựng đến 2,5 triệu đồng/m2 hay hơn nữa. Sự biến thiên đó do đâu?.

Các kiến trúc sư và kỹ sư cho biết những lý do về sự chênh lệch này và cách khắc phục.

Những yếu tố gây “biến động” giá

Trong xây dựng, có hai khoản chính để tính ra giá thành: phần xây thô và phần hoàn thiện. Xây thô là tạo được hình thù căn nhà nhưng chưa lát nền, cửa nẻo, điện nước, sơn… Phần hoàn thiện, để có thể vào ở và lúc đó nhà đã hoàn chỉnh 100%. Thực tế, cứ nhà lầu đúc thì phần xây thô chiếm từ 1,1-1,4 triệu đồng/m² xây dựng; dù nhà xây với kiều cách nào, nhà lệch tầng, nhà thông tầng… vẫn không biến động giá (có chăng, do nền đất yếu phải gia cố móng nhiều). Nếu xây nhà cấp 4 thì chỉ ở khoảng 700.000đ/m² xây thô. Tuy nhiên, sự chênh và trượt giá nhiều là do phần hoàn thiện.

Vậy theo thắc mắc nêu trên chẳng hạn, thì phần hoàn thiện nhà chỉ còn từ 500 – 600.000đ/m². Trong đó, thường 1/3 số tiền này dành cho nền, còn lại 2/3 sử dụng cho sơn nước, điện+nước, cầu thang, cửa. Khoản 2/3 “ít ỏi” đó lại phải dành cho nhiều hạng mục vừa nêu để hoàn thiện. Mặt khác, khi tính giá xây dựng thường lại tính trên mét vuông nền trong khi thể tích nhà là những khoảng không gian chiếm nhiều nguyên vật liệu và công để hoàn chỉnh căn nhà.

Ví dụ, tính 1,6 triệu đồng/m² thì vật liệu để hoàn thiện nhà là những loại thường như sơn nước chỉ 60.000đ/m² tường. Nếu chọn sơn nước cao cấp hay ốp đá, gỗ… giá thành có thể sẽ tăng gấp đôi cho một mét vuông tường. Và tường là diện tích rộng phải hoàn thiện (4 bức vách), chưa kể nếu làm vách ngăn trong hay chia nhiều phòng thì độ phát sinh thêm nhiều hơn cho công đoạn này. Ngoài ra, nhà ở hiện nay thường tạo nhiều công năng hoặc trang trí như trổ thêm cửa kính, tủ, kệ âm tường, sơn sần… do đó mà giá thành phải tăng. Hoặc mảng trần nhà và phòng cũng tiêu tốn nhiều công và nguyên liệu. Ví dụ như làm trần nổi, trần chìm; bắt nhiều tầng chỉ trang trí; hoặc tạo dàn đèn sáng tản kết hợp với đèn chùm… tất cả đều nâng giá thành xây dựng lên.

Ðể hoàn thiện nhà có rất nhiều chi tiết và giá thành tăng chủ yếu do hạng mục này. Ðó là chưa kể đến chủng loại vật liệu chọn sử dụng – hàng cao cấp. Chẳng hạn nhà vệ sinh, nhà tắm, thay vì dùng các thiết bị nội địa, lại chọn hàng nhập của Ý, Tây Ban Nha…thì giá sẽ tăng cao. Cũng vậy, để trang trí nhà bếp, có loại đến 20-30 triệu đồng hoặc hơn nữa.

nha-dep-8

Trù liệu kinh phí và chọn vật liệu hoàn thiện theo ý

Ðó là những lý do để nhà tăng giá tính trên m², nhà càng “cầu kỳ” càng có giá cao. “Tôi đã từng thực hiện những căn nhà, giá lên đến hơn 5 triệu đồng/m²”, một kiến kiến trúc sư đã nói vậy. Do vậy, thuận tiện nhất cứ lấy mức chuẩn xây phần thô là 1,1-1,4 triệu đồng/m² để dự trù kinh phí cho ngôi nhà của mình. Ðây là phần phải hội đủ để hoàn thành công đoạn đầu trong xây dựng. Sau đó, minh bạch hơn, để khỏi bận tâm hoài nghi vật liệu này, nguyên liệu kia giá cao/thấp, gia chủ nên trực tiếp đi chợ vật liệu xây dựng, trực tiếp chọn hàng trang bị nhà mình hoặc có thể cùng “đi chợ” với kiến trúc sư để tham khảo.

Bất cứ loại hàng gì đều có nhiều thang giá khác nhau, tùy vào chất lượng, mẫu mã và kiểu dáng. Do đó, chủ đầu tư có thể chủ động toan tính được kinh phí bỏ ra cho phần hoàn thiện ngôi nhà mình. Và như vậy, gia chủ nhận cung cấp nguyên vật liệu cho phần hoàn thiện nhà. Còn phần xây thô, có thể giao cho nhà thầu, công ty xây dựng… đảm trách luôn nguyên liệu như xi măng, sắt, gạch… (không nhiều chủng loại nhưng cũng cần quy định trước).

READ MORE

Chọn nơi đặt đèn trang trí

Những khu vực sinh hoạt chung nên tạo hệ thống chiếu sáng cố định trên cao, chẳng hạn đèn chùm hoặc đèn đặt âm trong trần nhà để có nguồn sáng tỏa rộng. Ngoài ra, để chiếu sáng cho các khu vực bị che khuất, có thể sử dụng đèn ốp vách, đèn đứng…

Phòng khách thường bài trí đèn chùm, tùy không gian lớn, nhỏ hay phong cách kiến trúc mà có những dạng đèn tương hợp. Đèn đứng thường dựng bên ghế sôpha cho ánh sáng ấm tạo không khí thân mật. Ngoài ra, có thể thiết kế đèn chiếu tập trung soi các bức tranh treo, tủ trưng bày, đèn trang trí bên vách hay đèn mắt ếch.

Xem hình


Đèn tạo nét sang trọng cho phòng khách.

Trong phòng ngủ, tùy không gian có thể ứng dụng các dạng đèn trần thấp, đèn gắn tường và đèn đọc sách bên tủ đầu giường chiếu sáng đơn lẻ. Với chỗ trang điểm hay nơi trang trí những đồ vật ưa thích nên sử dụng đèn có nguồn sáng mạnh, độ trung thực cao làm điểm nhấn. Trên lối đi thang lầu có thể sử dụng đèn ốp trần tại các mâm chiếu nghỉ và đèn gắn vách theo các bậc thang.

Mẫu mã đèn hiện nay khá phong phú, có thể chọn tương thích với thiết kế và phong cách của các phòng. Ở hốc tuờng, quầy bar, tủ bếp, bàn rửa mặt… việc bố trí các loại đèn treo tường, đèn downlight, đèn ốp trần và một số chủng loại phù hợp sẽ cho hiệu quả hơn.

Đèn ngoài trời cũng đa dạng, từ đèn trụ sân vườn, đèn pha sân cỏ, đèn ốp trần, hành lang cho đến đèn gắn lên vách đều có một mô-típ riêng. Đặc biệt, các chủng loại này thường có nhiều chỉ số chống thấm riêng, tức độ kín của đèn để chống ẩm, nước, bụi và côn trùng len vào.

READ MORE

Chuẩn bị xây nhà

Để có một ngôi nhà hoàn hảo, trước khi làm nhà các gia chủ cần phải có một quá trình chuẩn bị chu đáo, từ việc cân nhắc các nhu cầu trong gia đình, tính toán thiết kế cũng như việc lựa chọn nhà thầu… Nhu cầu và thiết kế Việc tính toán các nhu cầu ăn ở cũng như sinh hoạt trong gia đình cần được tính toán hợp lý với diện tích sử dụng. Muốn cân đối tất cả các tiêu chí này, trước tiên phải tùy thuộc vào diện tích (đất) cũng như số tiền dự kiến để xây nhà. Tùy theo chức năng từng phòng mà bạn có thể tính toán số tầng cũng như số phòng cần thiết. Việc tính toán một cách cẩn thận mặt bằng bố trí các tầng, sự liên kết giao thông giữa các phòng sẽ là yếu tố quan trọng để có một tổng thể kiến trúc đẹp. Từ đó, bạn cũng sẽ xác định được kích thước từng căn phòng để thuận tiện bố trí các hệ thống kỹ thuật kèm theo. Để tốt nhất cho việc chuẩn bị, lời khuyên thường được đưa ra vẫn là nên tìm đến kiến trúc sư (KTS) hoặc người thiết kế chuyên nghiệp. Tại VN, công việc này xưa nay thường bị xem nhẹ, chủ nhà theo đó thường giao hết cho chủ thầu hoặc tự tính toán làm theo ý thích của riêng mình.

nha-dep-1

 

Tuy nhiên, những tính toán của nhà tư vấn và thiết kế chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có thể tổng hợp được những phương pháp tối ưu cho từng chi tiết trong bản thiết kế. Bạn có thể tham khảo ý tưởng cho ngôi nhà mình mơ ước từ các sách báo chuyên ngành để có một phác thảo sơ lược về các phòng chức năng cũng như các nhu cầu… sau đó trình bày với người thiết kế để tìm sự đồng cảm cũng như nhận được những lời khuyên có ích nhất. Hơn ai hết, bạn sẽ là người tự biết mình cần gì ở ngôi nhà của chính mình, tuy nhiên bạn cũng cần tỉnh táo và không nên quá tham lam khi đòi hỏi người thiết kế phải “lôi” rất nhiều thứ bạn thích vào trong một ngôi nhà. Bản lĩnh nghề nghiệp của KTS sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kiến trúc của ngôi nhà. Theo nhiều KTS có nghề, rất nhiều KTS, nhất là các KTS trẻ hoặc các nhà thiết kế “tay ngang” đôi khi chỉ vì mục đích kinh tế nên thường sẵn sàng chiều theo ý chủ nhà mà không phân tích thiệt hơn… Chọn nhà thầu Tìm được một nhà thầu tốt là thứ mà ai cũng mong muốn vì đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Nếu có điều kiện, bạn nên tham khảo trong bạn bè, bà con những người đã từng có sự tiếp xúc, làm việc với các nhà thầu để chọn mặt gửi nhà. Nếu không tìm được người đáng tin cậy, hãy chọn các công ty thi công có đầy đủ tư cách pháp lý và chức năng hành nghề. Tốt hơn hết, bạn nên nhờ KTS thiết kế dành thời gian giám sát công trình, vì hơn ai hết họ sẽ hiểu từng ngóc ngách công việc mà nhà thầu phải làm để đạt yêu cầu mà thiết kế đề ra hoặc tìm người quen hiểu biết công việc giám sát hộ. Để tránh những rắc rối về sau, bạn nên có trước những thỏa thuận về việc khoán toàn bộ, khoán từng phần hay tính toán riêng tiền vật liệu, nhân công… Về vật liệu xây dựng, trước khi làm nhà, bạn cũng tham khảo giá cả ở một số đại lý để chọn ra một nơi mua vật liệu thô đáng tin cậy, càng gần địa điểm xây nhà càng tốt. Từ đó, bạn có thể thỏa thuận việc cung ứng vật liệu đúng tiến độ, chủng loại cũng như chất lượng. Hiện tại, rất nhiều đại lý nhận cung ứng đầy đủ vật liệu cần thiết cho ngôi nhà theo yêu cầu hằng ngày của chủ thầu.

Hoàn thiện nhà Để ngôi nhà đẹp và hoàn chỉnh, khi đến khâu hoàn thiện nhà, nếu không nhờ bàn tay KTS thì bạn cũng nên có sự tham khảo ý kiến của một chuyên gia thiết kế nội thất hoặc một bàn tay tương đối “chuyên nghiệp”. Việc chọn màu sơn, gạch – gỗ lát sàn, chọn các trang thiết bị cần thiết cho các phòng ốc như phòng tắm, nhà bếp… cần có sự chuẩn bị chu đáo để mọi thứ trở nên hòa hợp là yếu tố tiên quyết cho thẩm mỹ của công trình. Ít nhất bạn cũng phải xác định được phong cách cho ngôi nhà của mình là cổ điển, hiện đại hay pha trộn những thứ ấy để làm ra sự độc đáo riêng… Một bộ sofa hay bộ bàn ăn cho phòng khách hay nhà bếp cũng cần chọn lựa sao cho thật vừa vặn hài hòa với màu sắc của căn phòng; thậm chí chỉ một bức tranh cũng phải chọn chỗ để treo sao cho thật cân đối, vừa vặn ở một góc tường… Tuy nhiên, không chỉ nhờ đến sự tư vấn của nhà chuyên môn, người chủ nhà cần phải biết mình đã và mong muốn những gì từ ngôi nhà của mình. Nếu bản thân bạn cũng không biết mình muốn tìm điều gì từ kiểu thiết kế nội thất trong căn nhà mà mình sẽ sống thì nhà tư vấn, dù giỏi thế nào, cũng khó lòng giúp bạn đạt được ý nguyện. Một căn nhà không cần chỉ đẹp mà còn cần phải tiện ích và thích hợp cho những người sử dụng hoặc thường xuyên sử dụng. Bạn hãy bàn bạc và tìm hiểu về sở thích của từng thành viên trong gia đình để tìm ra những giải pháp trung hòa cho không gian chung. Sau đó, có thể từng người sẽ tự có ý kiến về việc thiết kế và sắp xếp cho không gian sống – căn phòng riêng theo sở thích của mình…

READ MORE

Tìm kiến trúc sư thiết kế

Khi bắt tay vào giai đoạn chuẩn bị xây nhà, câu hỏi thường trực đầu tiên sẽ là: Tìm người thiết kế như thế nào? đáp ứng các tiêu chí gì của gia đình hay là tham khảo thiết kế của bạn bè, hàng xóm sửa chữa một chút cho phù hợp với nhà mình rồi xây. …Rồi xây nhà mình làm sao để có được một ngôi nhà đẹp…Câu hỏi thoạt nghe khá đơn giản và dường như ai cũng có thể trả lời, mỗi người một cách. Đại loại như người thiết kế phải có nghề, chủ nhà phải biết chơi và chịu chơi, thầu thi công phải có kinh nghiệm, đặc biệt là phải có tiền…

Tất cả đều đúng. Thế nhưng thực tế tỷ lệ nhà đẹp hiện nay vẫn còn khá khiêm tốn so với con số được xây dựng hằng ngày, hàng giờ ở khắp mọi nơi.

Vai trò của Kiến trúc sư (KTS) thiết kế

Kiến trúc sư thiết kế giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành ngôi nhà. Không cần bàn cãi, vai trò của người KTS thiết kế là cực kỳ quan trọng. KTS chính là người giải bài toán mà chủ nhà đã ra đề. Bản lĩnh người thiết kế sẽ ảnh hưởng rất lớn dến chất lượng sau cùng của ngôi nhà. Nếu không, đứng trước sự nhập nhằng của đề bài và sự khó chịu của chủ nhà hoặc khi gặp phải thầu kém, người thiết kế rất dễ sa vào dễ dãi nghề nghiệp. Nhiều khi, chỉ vì mục đích kinh tế nên nhà thiết kế làm theo ý chủ nhà mà không phân tích thiệt hơn. Trường hợp này đã xảy ra và xảy ra rất nhiều. Khi đó, cái thiệt lớn nhất và trước tiên thuộc về chủ nhà. Người KTS thiết kế cũng bị ảnh hưởng nhưng chỉ là uy tín nghề nghiệp, mà khi đã dễ dãi thì ắt hẳn anh ta ít coi trọng điều này.

nha-dep-4

Mối quan hệ giữa người thiết kế và chủ nhà

Một căn nhà đẹp phải đầu tư cả tiền bạc lẫn công sức. Là người đề ra, hơn ai hết, chủ nhà tự biết mình cần gì ở ngôi nhà của chính mình, ngôi nhà sẽ nói được gì về tính cách chủ nhân… Có nhiều ngôi nhà khi hoàn thiện, chủ nhà mới hay đó là nơi phô diễn những chi tiết loạn mắt, hoặc chỉ biểu hiện được cái tôi ủa người thiết kế còn hình ảnh của chủ nhà rất mờ nhạt. Có nhiều trường hợp, chủ nhà đưa ra lý do “nhà chỉ làm đơn giản” để giải thích cho sự không cần đẹp, đồng thời tiết kiệm chi phí. Cũng có thể chủ nhà không biết phải làm sao mới đẹp, vì chưa từng có cơ hội tiếp xúc với ngôi nhà đẹp theo đúng nghĩa, nhưng khi ngôi nhà hình thành thì họ cảm nhận được đâu là đẹp, đâu là xấu. Trường hợp nếu chủ nhà quá tham sẽ rất dễ chị chắp vá, rối ren. Điều đáng ngại nhất là gặp phải chủ nhà bảo thủ và không có khái niệm gì về thẩm mỹ, công việc của người thiết kế. Khi đó, KTS thiết kế dễ bị biến thành thợ vẽ và hay “lãnh đạn” trong trường hợp ngôi nhà xây xong bị chê.

READ MORE

Kệ trang trí cho nhà đẹp

Không chỉ để cất giữ sách vở và các vật dụng cần thiết, những biến tấu độc đáo này đã biến những chiếc kệ trở thành những đồ trang trí lạ mắt trong nhà…

ke3

Ngoài chức năng chính là cất giữ sách vở, những chiếc kệ treo tường thường được xem là những vật dụng cần thiết để “giải quyết” nhiều thứ đồ vật linh tinh khác trong nhà. Thay vì chỉ xem là nơi cất giữ, bạn cũng có thể thiết kế những chiếc kệ với chức năng trang trí. Những chiếc kệ này được thiết kế theo kiểu đo ni đóng giày phủ kín một mảng tường của căn phòng và cũng là nơi trưng bày lý tưởng. Theo đó, trên những mảng tường trong nhà, bạn có thể bố trí những chiếc kệ với nhiều kiểu dáng độc đáo như một cách tạo điểm nhấn trang trí.

ke5

Chiếc kệ được thiết kế cho bức tường tạo thành một điểm nhấn khá ấn tượng.

Không cần quá cầu kỳ, trước khi thiết kế một chiếc kệ, ngoài việc nhắm đến nhu cầu cần giải quyết, bạn cần phải quan tâm hơn đến vị trí thích hợp cho từng chiếc kệ ở trong nhà và sự thuận tiện cho việc sử dụng cũng như yếu tố trang trí. Một chiếc kệ đẹp không chỉ có kiểu dáng đẹp mà còn phụ thuộc vào chất liệu cũng như sự hòa hợp của nó với không gian ở quanh mình.

Và để làm đẹp cho căn phòng, bạn cũng đừng quên bản thân những chiếc kệ này cũng có thể là một thứ trang trí đắc dụng. Ngoài một chiếc kệ được đóng thật đẹp thì việc bày biện trang trí kệ cũng là một yếu tố không nhỏ.

ke2

Những chiếc kệ đồng thời cũng làm nên một mảng trang trí ấn tượng cho bức tường phòng khách.

Bạn hãy tham khảo để sắp xếp sách vở và các vật kỷ niệm một cách thật khoa học nhưng cũng thật ngẫu hứng. Nhưng hãy nhớ, đừng lạm dụng quá mức. Đôi khi, chỉ cần thêm vài pho tượng, chai lọ hoặc vài cành hoa cũng làm cho chúng trở nên sang trọng và quyến rũ…

READ MORE

5 Gợi ý treo tranh đẹp trong nhà

Ngày càng có nhiều người sử dụng tranh trang trí trong nhà. Nhưng treo tranh như thế nào cho đẹp lại là điều ít người biết rõ. Kiến trúc sư Trương Vũ Quang Huy tư vấn về 5 cách treo tranh cơ bản, dễ áp dụng.

Trang trí bằng tranh có ưu điểm là thường ít bị lỗi thời và dễ thay đổi khi cần thiết. Hơn nữa, bức tranh không những chỉ làm đẹp nhà mà còn nói lên được phần nào “gu” thẩm mỹ của chủ nhân.

Cách chọn tranh và treo tranh trong một không gian phụ thuộc nhiều vào phong cách nhà theo kiểu châu Âu hay châu Á, hiện đại hay cổ điển. Tranh cũng phải phù hợp với công năng sử dụng của căn phòng nơi treo tranh. Bài này không nói đến vấn đề chọn tranh mà chỉ nêu ra 5 cách treo tranh dễ ứng dụng:

tranh-treo-tuong-1

– Treo tranh tạo bố cục trọng tâm: Cách này thường hay sử dụng ở phòng khách, sảnh. Tranh được treo nơi trung tâm, theo kiểu đăng đối. Tranh thường có khổ lớn và ấn định trọng tâm cho không gian nội thất đó.

– Treo tranh theo bố cục tự do: Có thể treo đủ các loại khung khác nhau, nhiều loại hình ảnh hoặc theo dạng một bộ sưu tập. Cách treo này thích hợp với phòng trẻ em, thư viện, phòng ăn.

– Treo tranh với bố cục theo dạng xếp đặt kết hợp với đồ nội thất khác: Dạng này đang được những người trẻ tuổi ưa chuộng với phong cách nhà hiện đại. Dạng xếp đặt có thể gây ấn tượng với những bức tranh lớn để dưới sàn dọc lối đi, ở góc phòng. Tranh có thể làm phông cho bình cây khô. Tranh được xếp đặt kết hợp với đồ trang trí nội thất khác, thường tạo thành điểm nhìn thu hút trong một không gian.

– Treo theo bố cục tranh: Một bức tranh có thể được chia ra làm nhiều mảnh và khi treo lên, tranh là những mảnh ghép. Lúc này tranh đã có một bố cục khác một bức tranh thông thường. Ví dụ như bức tranh bộ ba cái, mỗi cái một màu khác nhau được treo dọc hoặc ngang sẽ tạo bố cục khác lạ.

– Cách tạo bố cục theo dạng tranh sống: Trong nhà có thể treo gương lớn để ở những góc khác nhau, có thể thấy các khung cảnh khác nhau tạo nên những khung hình đẹp. Hoặc trên tường khoét một khung và bo bằng khung tranh. Nhìn qua khung này, cảnh vật thiên nhiên sẽ tạo thành bức tranh thật sống động.

READ MORE

Lấy sáng tự nhiên cho nhà lô hẹp

Trong điều kiện đất đai chật hẹp hiện nay, trường hợp những căn nhà lô phố chỉ có một mặt thoáng rất phổ biến. Khi đó, việc thông gió và chiếu sáng tự nhiên cho ngôi nhà rất khó khăn, thậm chí đối với nhiều nơi là không thể.

kinh5

Cầu thang, hành lang là nơi mang lại hơi thở, hướng cho ánh sáng vào nhà. Phía trên hành lang kính là cửa sổ mái, nguồn lấy sáng cho căn nhà. Những tấm kính cường lực hình chữ nhật đươc đặt trong những khung thép cài cố định trên tường tạo nên một hành lang trong suốt. Và tất cả các bậc thang đều được làm từ gỗ sồi Tasmania rắn chắc.

kinh3

Nhu cầu sử dụng mặt bằng quá cao so với diện tích eo hẹp của lô đất đã dẫn tới những giải pháp lấy sáng khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay như tạo giếng trời, khe thông gió, sân trong hoặc sân sau… Nhưng KTS Tom Rivard (Australia) đã có một giải pháp thông gió rất hay cho ngôi nhà dạng chia lô 3 tầng không có giếng trời. Ông đã sử dụng vật liệu kính trong thiết kế hành lang và cửa sổ mái, kết hợp với các khe hở của những bậc thang để làm nơi thông gió và truyền ánh sáng tự nhiện vào trong nhà.

kinh6

Kiến trúc sư đã thiết kế thang và hành lang vào trung tâm của ngôi nhà và là nơi thiếu sáng nhất. Đó cũng chính là nơi tính toán để lấy ánh sáng và thông gió tự nhiên. Sàn hành lang ở giữa bằng kính cường lực và cửa sổ mái nhà ở vị trí cao cho phép ánh nắng mặt trời và ánh sáng tự nhiên trải dài vào giữa ngôi nhà.

Ánh sáng và không gian trong phòng bếp cũng được cải thiện bởi việc dùng lưới nhôm thoáng để tạo thành mảng trần trong bếp và sàn nhà phòng học ở phía trên. Bức tường bằng gạch kính cũng góp phần đem lại hiệu quả ánh sáng như vậy.

READ MORE

Làm đẹp giếng trời

Một góc sân trong nhà tuy nhỏ hẹp nhưng cũng có thể làm không gian sống của bạn trở cân bằng và thú vị nếu biết tận dụng thế mạnh của thiên nhiên và cây cỏ.

Theo các quy định về quy chuẩn xây dựng mới thì phía sau nhà phố phải chừa lại tối thiểu 1m (chiều sâu diện tích) “giếng trời”. Khoảng không gian này giữ vai trò như là sân sau và có tác dụng làm thông thoáng một căn nhà. Trong quy chuẩn xây dựng cũng bắt buộc phải chừa diện tích thông thoáng lớn hơn hoặc bằng10% trên diện tích xây dựng (theo trục đứng).

lam-dep-gieng-troi-1

Ngoài “sân sau”, theo nhiều KTS, tốt nhất các gia chủ vẫn nên dành ra những khoảng diện tích cần thiết trong nhà khác như khu vực buồng thang ở khoảng giữa nhà để bố trí thêm những giếng trời và làm họng hút khí để cân bằng “hệ sinh thái” trong nhà.

Để nhấn mạnh không gian bạn có thể thay những mảng tường đơn điệu thường thấy bằng cách sử dụng một số vật liệu ốp lát từ đá thiên nhiên hoặc sử dụng những màu sắc, những hình vẽ hoa văn trang trí sống động cho bức vách.

Để đưa thiên nhiên vào nhà, dù diện tích không lớn lắm bạn vẫn có thể biến những khoảng giếng trời này thành những mảng xanh cho nhà với chậu treo hoặc dây leo xanh trên bờ tường. Dưới sàn nhà, xen với cây cảnh bạn có thể làm những hồ nước nhỏ, thả hoa hoặc cá để tạo sự cân bằng về mặt phong thủy. Nếu không đủ diện tích thì cũng chỉ cần rải sỏi, đặt thêm vài bình lọ gốm hoặc các vật trang trí…

Từ những khu vườn thiên nhiên hiện diện ngay trong nhà này, gian bếp, phòng ăn hoặc các khu sinh hoạt lân cận có thể tận hưởng được ánh sáng trời đầy đủ trong ngày, có được sự thoáng mát nhờ sự đối lưu không khí tốt. Để tranh thủ không gian, với một chiếc ghế tựa nhỏ hoặc thêm vài chiếc đôn bạn cũng có thể biến khu vực giếng trời thành chỗ ngồi thư giãn, đọc sách hay trò chuyện hoặc làm nên một “sân chơi” thoáng mát cho trẻ…

READ MORE

Trang trí nhà bằng ‘dải lụa’ cầu thang

Nét đặc biệt nhất của ngôi nhà này là cầu thang. Cầu thang lượn tròn như một dải lụa thả dài từ trên cao xuống qua các tầng lầu. Bốn góc buồng thang thông tầng đem đến những vệt sáng luôn biến đổi, nhảy múa trên tường.

Ưu điểm của giải pháp này là không cần thiết kế lệch tầng vẫn tạo ra các góc nhìn đẹp. Từ trên xuống, dưới lên hay ở bất cứ vị trí nào, cầu thang đều cho cảm giác về đường cong mềm mại, phá đi vẻ vuông vức hình hộp của một ngôi nhà ống.

cau-thang-1

Nhà có hai phòng khách, một ngay cửa vào, tiếp khách xã giao và một ở tầng hai vừa đón khách thân của gia đình vừa là phòng sinh hoạt chung. Ở tầng 1, ngoài phòng khách còn có quầy bar và kế đó là bếp, phòng ăn. Phòng khách thứ hai được bài trí với đường nét đặc biệt, vách ngăn khoét ô vuông như khung tranh mà bức tranh bên trong là những hình ảnh chuyển động trên một phần của cầu thang uốn lượn.

Ngoài cầu thang, một yếu tố nữa cũng rất gây ấn tượng cho căn nhà là những màu sắc rất gần gũi với thiên nhiên. Điểm xuất phát là màu xanh cốm, thêm màu vàng và trắng để làm nên bảng màu xuyên suốt trong nhà.

READ MORE

Những nguyên tắc lắp điện trong nhà

Các hệ thống điện thường do kỹ sư điện có chuyên môn thiết kế, nhưng với tư cách là chủ nhà cũng nên tìm hiểu các vị trí lắp đặt thiết bị điện, trên bản vẽ xem có phù hợp với mục đích sử dụng và bố trí nội thất trong nhà mình hay không.

Bạn nên bàn bạc với các kỹ sư điện để chọn kiểu bóng đèn. Thông thường người ta hay căn cứ vào nhiệt độ, mầu sắc, tuổi thọ bóng đèn, hiệu suất sáng và tần suất sử dụng liên tục hay gián đoạn của những bóng đèn đó. Khi đã chọn những loại bóng đèn phù hợp với ngôi nhà, thì bạn cũng nên cân nhắc đến kiểu chiếu sáng.

Kiểu chiếu sáng trực tiếp cho ánh sáng rọi thẳng từ nguồn sáng đến đối tượng cần chiếu sáng hay kiểu chiếu sáng gián tiếp cho ánh sáng chiếu lên tấm phản quang rồi mới phản xạ với đối tượng cần chiếu sáng là những phương án mà các kỹ sư điện đưa ra giới thiệu với bạn. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng các phương án trên đều có mặt mạnh mặt yếu, chúng vừa có thể đem lại hiệu quả chiếu sáng nhưng cũng đồng thời hạn chế độ sáng của bóng đèn. Vì thế, bạn nên xem xét kỹ các không gian chức năng trong nhà mình để lựa chọn được các kiểu chiếu sáng phù hợp.

Chọn độ cao treo đèn cũng là một việc làm cần thiết khi lập bản thiết kế đường đến. Độ cao treo đèn liên quan trực tiếp đến độ rọi sáng của đèn và kinh tế khi sử dụng. Hãy nghiên cứu kỹ vấn đề này dựa trên các bước chọn loại đèn vị trí chiếu sáng. Điều bạn nên nhớ là mắc đèn làm sao tránh đèn rọi thẳng vào tầm mắt. Còn nếu treo đèn ở vị trí thấp nhất thiết đèn phải có chụp bảo vệ hoặc chao mờ để hạn chế hướng chiếu sáng. Xác định số lượng đèn cần thiết để lắp trong nhà cũng là cách để tránh sự lãng phí về tiền bạc cũng như đạt được độ chuẩn cho ánh sáng. Thí dụ như ở những nơi cần độ sáng điều hòa, không phải chỉ sử dụng 1 đèn có công suất lớn là đủ mà nên dùng nhiều đèn nhỏ tạo độ sáng đồng đều tránh khu vực gần đèn quá sáng, các khu vực khác lại tối.

Khi có bản thiết kế đường điện trong tay, bạn cần phải tìm hiểu các ký hiệu đến hình trên bản vẽ để biết được vị trí các thiết bị có phù hợp không. Một thiết kế chiếu sáng tốt sẽ phù hợp với công năng nhằm đảm bảo đủ sáng cho các công việc cụ thể, các chức năng nội thất, tạo ấn tượng đẹp, tôn được đường nét kiến trúc công trình và tiết kiệm tài chính. Đối với đường dây điện, tốt nhất hãy yêu cầu kỹ sư điện nên chia nhiều đường dây để hệ thống hoạt động độc lập như đường dây dành cho ổ cắm, cho các đèn và cho các thiết bị điện năng lớn như điều hòa, bình nước nóng, lò sấy.

Trong mỗi phòng có ít nhất một ổ cắm, kể cả bếp và khu vệ sinh. Công tắc đèn nên gần cửa ra vào, trong phòng ngủ phải có công tắc đèn đầu giường. Có thể sử dụng công tắc hai chiều cho một đèn chính của phòng ngủ, một bố trí gần cửa, một bố trí đầu giường. Công tắc nên đặt ở phía tay nắm của cánh cửa, nên gắn cách mặt đất 1,2 m còn ổ cắm chìm cách mặt đất 0,3 m. Bếp điện nên dùng một ổ cắm riêng, không chung với các thiết bị khác.

Phòng khách gia đình phải tạo được không khí ấm cúng gần gũi chứ không thể lạnh lẽo như công sở hay sáng rực như ở quảng trường. Đèn chính của phòng khách nên là những loại đèn mang đến sự sang trọng như đèn chùm, quạt trần gắn đèn chùm… Tường có thể dùng đèn trang trí để chiếu sáng phụ cho các phòng rộng hay nếu tường nhà bạn dùng gạch thẻ trang trí thì có thể dùng đến đèn góc chiếu hắt vào bức tường tạo chiều sâu, nổi bật các mạch vữa với nhiều cung bậc mầu sắc khác nhau. Tường có treo tranh nên bố trí hai đèn âm tường cân xứng hai bên bức tranh. Bộ ghế salon nên có đèn để bàn hoặc đèn sàn. Phòng khách nhỏ, hoặc trần thấp không thích hợp với đèn chùm, bạn nên thay bằng ngọn đèn treo có công tắc giật thấp gần bàn khách. Nhớ là không để ánh sáng chiếu thẳng vào mặt khách.

Đối với các loại đèn âm trần nên bố trí các loại đèn bóng tròn, halogen, neon, compact để cho một ánh sáng nền vừa phải. Còn các đèn rọi tranh, đèn nơi tủ tường nên bố trí chiếu sáng trực tiếp làm nổi bật các chi tiết trang trí. Gian phòng khách có sofa mầu ấm hay sáng nên dùng những cây đèn nhỏ chiếu sáng từng góc để tạo nên sự ấm cúng. Nếu tường sơn sáng mầu và có lắp gương lớn thì không cần mắc nhiều bóng đèn vì hệ số phản xạ cao mức hấp thụ ánh sáng.

Đối với đèn cây, bạn nên nhớ nhất thiết phải có chao vải hoặc chao kim loại hắt ngược lên trần cho ánh sáng dịu phản quang. Chỉ nên dùng một loại sợi đốt vàng, tránh dùng đèn neon cho phòng khách. Phòng khách có chiều cao khoảng 3,6 m chỉ nên dùng bộ đèn chùm một tầng từ 4 đến 6 bóng. Còn những bộ đèn chùm nhiều tầng nên dành cho các đại sảnh hoặc các kiến trúc cổ chiều cao trần từ 4 m trở lên.

bo-tri-anh-sang-2

Phòng làm việc nào cũng cần cường độ ánh sáng ổn định và nên là ánh sáng trắng của đèn huỳnh quang. Tất cả các đèn phải có chao để người ngồi với tư thế nhìn ngang không bị lóa mắt bởi ánh sáng trực tiếp từ bóng, đồng thời ánh đèn không chiếu vào màn hình máy vi tính. Bàn làm việc tối thiểu cũng cần có nguồn sáng trực tiếp để không bị thức căng mắt nên dùng đèn bàn bóng tròn. Nơi để ngồi viết, hay đọc sách báo tốt nhất là dùng đèn rọi từ trên cao khoảng 40 – 70 cm.

Nếu như ở phòng khách cần tạo nên những góc sáng góc tối khác nhau thì ở khu phụ lại đòi hỏi ánh sáng khuếch tán đều để tạo sự êm dịu thư giãn. Bạn nên dùng bóng quả lê mờ 60 -75W. Gương cũng cần dùng đèn chiếu sáng riêng và tốt nhất là mắc đèn phía trên treo gương để chiếu sáng vào vị trí mặt người đứng soi. Tủ treo quần áo to thiết kế kiểu âm tường cũng nên có mắc đèn để thuận tiện sử dụng. Những bóng đèn halogen nhỏ gắn trên mỗi ô tủ sẽ rất tiện cho sử dụng. Ngoài ra những ô tủ bầy đồ trang trí được chiếu đèn ngoài tác dụng chiếu sáng còn làm nổi bật đồ vật trưng bày.

Phòng ngủ không cần ánh sáng rực rỡ mà nên tập trung vào những điểm chủ yếu như phía trên đầu giường hay bàn trang điểm. Nếu trong phòng ngủ bạn có kê ti-vi thì cũng đừng quên lắp một bóng đèn nhỏ phía sau hoặc gần với ti-vi để giảm sự chói mắt do cường độ sáng thay đổi liên tục phát ra từ bóng hình. Phòng ngủ nên dùng thêm rèm vải dầy vì đây sẽ là công cụ khuếch tán hữu hiệu ánh sáng, nhất là ánh sáng ban ngày. Thứ ánh sáng trong vắt tinh lọc qua lớp rèm cửa sẽ góp phần thư giãn nghỉ ngơi.

Bếp cần được tận dụng tối đa ánh sáng thiên nhiên để có cảm giác trung thực về mầu sắc của thực phẩm chế biến. Đèn nên được bố trí tại các khu vực bàn ăn và các vị trí quan trọng khác như bếp đun, tủ lạnh.

Để lấy thêm ánh sáng, phòng bếp có thể tận dụng ngay ánh sáng trực tiếp từ khu vực nấu qua hệ thống khử mùi (máy hút mùi bán trên thị trường đa số lắp bóng đèn chiếu sáng). Nếu bếp nhà bạn không dùng máy hút mùi có thể lắp thêm loại đèn neon ngắn hoặc bóng halogen nhỏ phía trên tủ bếp. Khu vực bàn ăn nên dùng đèn thả công tắc giật có thể điều chỉnh độ chiếu sáng, không những không chói mắt người ngồi mà còn tập trung làm nổi bật vẻ hấp dẫn của thức ăn.

READ MORE