Skip to Content

Category Archives: Kinh nghiệm xây dựng

Chuẩn bị xây nhà

Để có một ngôi nhà hoàn hảo, trước khi làm nhà các gia chủ cần phải có một quá trình chuẩn bị chu đáo, từ việc cân nhắc các nhu cầu trong gia đình, tính toán thiết kế cũng như việc lựa chọn nhà thầu…

Nhu cầu và thiết kế

Việc tính toán các nhu cầu ăn ở cũng như sinh hoạt trong gia đình cần được tính toán hợp lý với diện tích sử dụng. Muốn cân đối tất cả các tiêu chí này, trước tiên phải tùy thuộc vào diện tích (đất) cũng như số tiền dự kiến để xây nhà. Tùy theo chức năng từng phòng mà bạn có thể tính toán số tầng cũng như số phòng cần thiết.

Việc tính toán một cách cẩn thận mặt bằng bố trí các tầng, sự liên kết giao thông giữa các phòng sẽ là yếu tố quan trọng để có một tổng thể kiến trúc đẹp. Từ đó, bạn cũng sẽ xác định được kích thước từng căn phòng để thuận tiện bố trí các hệ thống kỹ thuật kèm theo.

Để tốt  nhất cho việc chuẩn bị, lời khuyên thường được đưa ra vẫn là nên tìm đến kiến trúc sư (KTS) hoặc người thiết kế chuyên nghiệp. Tại VN, công việc này xưa nay thường bị xem nhẹ, chủ nhà theo đó thường giao hết cho chủ thầu hoặc tự tính toán làm theo ý thích của riêng mình. Tuy nhiên, những tính toán của nhà tư vấn và thiết kế chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có thể tổng hợp được những phương pháp tối ưu cho từng chi tiết trong bản thiết kế.

Bạn có thể tham khảo ý tưởng cho ngôi nhà mình mơ ước từ các sách báo chuyên ngành để có một phác thảo sơ lược về các phòng chức năng cũng như các nhu cầu… sau đó trình bày với người thiết kế để tìm sự đồng cảm cũng như nhận được những lời khuyên có ích nhất. Hơn ai hết, bạn sẽ là người tự biết mình cần gì ở ngôi nhà của chính mình, tuy nhiên bạn cũng cần tỉnh táo và không nên quá tham lam khi đòi hỏi người thiết kế phải “lôi” rất nhiều thứ bạn thích vào trong một ngôi nhà.

Bản lĩnh nghề nghiệp của KTS sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kiến trúc của ngôi nhà. Theo nhiều KTS có nghề, rất nhiều KTS, nhất là các KTS trẻ hoặc các nhà thiết kế “tay ngang” đôi khi chỉ vì mục đích kinh tế nên thường sẵn sàng chiều theo ý chủ nhà mà không phân tích thiệt hơn…

nha-biet-thu-dep-anh-nho-2

Chọn nhà thầu

Tìm được một nhà thầu tốt là thứ mà ai cũng mong muốn vì đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Nếu có điều kiện, bạn nên tham khảo trong bạn bè, bà con những người đã từng có sự tiếp xúc, làm việc với các nhà thầu để chọn mặt gửi nhà. Nếu không tìm được người đáng tin cậy, hãy chọn các công ty thi công có đầy đủ tư cách pháp lý và chức năng hành nghề.

Tốt hơn hết, bạn nên nhờ KTS thiết kế dành thời gian giám sát công trình, vì hơn ai hết họ sẽ hiểu từng ngóc ngách công việc mà nhà thầu phải làm để đạt yêu cầu mà thiết kế đề ra hoặc tìm người quen hiểu biết công việc giám sát hộ. Để tránh những rắc rối về sau, bạn nên có trước những thỏa thuận về việc khoán toàn bộ, khoán từng phần hay tính toán riêng tiền vật liệu, nhân công…

Về vật liệu xây dựng, trước khi làm nhà, bạn cũng tham khảo giá cả ở một số đại lý để chọn ra một nơi mua vật liệu thô đáng tin cậy, càng gần địa điểm xây nhà càng tốt. Từ đó, bạn có thể thỏa thuận việc cung ứng vật liệu đúng tiến độ, chủng loại cũng như chất lượng. Hiện tại, rất nhiều đại lý nhận cung ứng đầy đủ vật liệu cần thiết cho ngôi nhà theo yêu cầu hằng ngày của chủ thầu.

Hoàn thiện nhà

Để ngôi nhà đẹp và hoàn chỉnh, khi đến khâu hoàn thiện nhà, nếu không nhờ bàn tay KTS thì bạn cũng nên có sự tham khảo ý kiến của một chuyên gia thiết kế nội thất hoặc một bàn tay tương đối “chuyên nghiệp”.

Việc chọn màu sơn, gạch – gỗ lát sàn, chọn các trang thiết bị cần thiết cho các phòng ốc như phòng tắm, nhà bếp… cần có sự chuẩn bị chu đáo để mọi thứ trở nên hòa hợp là yếu tố tiên quyết cho thẩm mỹ của công trình. Ít nhất bạn cũng phải xác định được phong cách cho ngôi nhà của mình là cổ điển, hiện đại hay pha trộn những thứ ấy để làm ra sự độc đáo riêng…

Một bộ sofa hay bộ bàn ăn cho phòng khách hay nhà bếp cũng cần chọn lựa sao cho thật vừa vặn hài hòa với màu sắc của căn phòng; thậm chí chỉ một bức tranh cũng phải chọn chỗ để treo sao cho thật cân đối, vừa vặn ở một góc tường…

Tuy nhiên, không chỉ nhờ đến sự tư vấn của nhà chuyên môn, người chủ nhà cần phải biết mình đã và mong muốn những gì từ ngôi nhà của mình. Nếu bản thân bạn cũng không biết mình muốn tìm điều gì từ kiểu thiết kế nội thất trong căn nhà mà mình sẽ sống thì nhà tư vấn, dù giỏi thế nào, cũng khó lòng giúp bạn đạt được ý nguyện. Một căn nhà không cần chỉ đẹp mà còn cần phải tiện ích và thích hợp cho những người sử dụng hoặc thường xuyên sử dụng.

Bạn hãy bàn bạc và tìm hiểu về sở thích của từng thành viên trong gia đình để tìm ra những giải pháp trung hòa cho không gian chung. Sau đó, có thể từng người sẽ tự có ý kiến về việc thiết kế và sắp xếp cho không gian sống – căn phòng riêng theo sở thích của mình…

READ MORE

Nội thất gỗ sồi – Vẻ lịch lãm cho căn nhà bạn

Vốn nổi bật bởi gam màu tươi sáng tự nhiên cùng với các đường vân nền nã, nội thất gỗ sồi càng làm tôn thêm vẻ lịch lãm và quý phái cho căn nhà của bạn.

Gỗ sồi (oak) được nhập khẩu hoàn toàn từ Mỹ. Đây là loại gỗ cứng cao cấp với ưu điểm nổi bật là có những đường vân uốn lượn rất trang nhã. Các sản phẩm nội thất được làm bằng gỗ sồi luôn tạo cảm giác ngôi nhà hài hòa với ánh sáng tự nhiên, trẻ trung, ấm cúng và hiện đại.

soi4

Phòng khách tao nhã với kệ gỗ thanh thoát.

Hiện nay, tại TP HCM, Công ty chuyên sản xuất đồ gỗ Savimex cung cấp nội thất trọn gói cho chung cư cao cấp Indochina Park Tower số 4 Bis Nguyễn Đình Chiểu quận 1, TP HCM. Tòa nhà cao cấp này đang được trang bị toàn bộ nội thất bằng gỗ sồi cho tất cả các phòng trong nhà như phòng khách, phòng ngủ và phòng ăn. Với phòng khách, nội thất bao gồm bộ salon, kệ TV, tủ và kệ giày. Phòng ngủ phong phú hơn với nội thất gỗ cho giường, bàn trang điểm, kệ đầu giường, tủ áo âm tường và tủ rời. Phòng ăn gói gọn bộ bàn ăn, ghế, tủ và kệ bếp.

soi3

Gian bếp và phòng ăn được thiết kế hài hòa với các nội thất gỗ.

Trung bình, nội thất cho phòng ngủ dao động từ 13 đến 16 triệu đồng, phòng khách vào khoảng 7,5 triệu đồng và phòng ăn gồm bộ bàn ghế và các khung kệ cho gian bếp thấp nhất là 10 triệu. Tuy nhiên, khung giá này sẽ tăng lên hay giảm xuống tùy thuộc vào diện tích của căn hộ và đơn đặt hàng của chủ nhà.

Theo ông Đỗ Trọng Chí, Giám đốc Savidecor, Công ty đang trang bị nội thất cho 100 căn hộ chung cư Indochina Park Tower với tổng số tiền đầu tư trong giai đoạn 1 là 2,5 tỷ đồng. Khách hàng khi mua hoặc thuê chung cư này sẽ được tự lựa chọn việc trang trí nội thất gỗ sồi với giá trọn gói cho mỗi căn từ 55 đến 90 triệu đồng.

Địa chỉ tham khảo:

743 Hậu Giang, quận 6, TP HCM

37 Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp, TP HCM

READ MORE

Nhưng mảng tường vui nhộn

Trong trang trí tường nội thất, ngoài việc dùng màu trơn thông thường, bạn còn có thể phối hợp, tạo nên những mảng sọc trang trí. Đây là cách làm hiện đại, đưa lại cảm giác độ thông thuỷ cao với sọc đứng và hiệu ứng ngược lại với sọc ngang.

soc4

Không tạo sọc ở toàn bộ bức tường mà chỉ một mảng nhỏ.

Sọc trên nền tường đem đến cảm giác của sự chuyển động, lạ và tạo những mảng nhấn trong không gian. Trên một bức tường, có thể chia ra mảng lớn và nhỏ hoặc đều, để sơn các màu khác nhau. Dùng màu liên kết các bức tường, kéo những mảng màu từ bức này qua bức khác. Bạn cũng có thể dùng màu liên kết tường với trần, kéo màu từ tường lên hẳn trần…

soc5

Những mảng tường với sọc dọc làm cho căn phòng trở nên cao hơn, và vui mắt hơn.

Cách phối màu cũng đơn giản, chọn cùng tông hoặc tương phản. Xử lý màu cùng tông thường được sử dụng với những dải từ đậm đến nhạt. Màu tương phản cần chú ý tới tỷ lệ màu chính và phụ. Chọn màu tương phản trang trí nên bố trí ở nơi có các khoảng lùi để đủ khoảng cách nhìn. Thông thường dùng sơn pha để trang trí vì khi pha sẽ cho nhiều màu phong phú hơn.

soc3

Tạo vạch sơn trên đồ dùng cũng là cách trang trí.

Không gian thường sử dụng sọc màu là nơi có nhiều hoạt động như phòng khách, phòng ăn, phòng trẻ em. Hạn chế dùng sọc trong phòng ngủ nhưng vẫn có thể chọn các màu thư giãn với các dải màu lớn cùng tông, tạo sự êm dịu. Nên lưu ý, khi dùng cách sơn này thì cách bố trí nội thất tương đối khó, chính vậy trong thiết kế, ngay từ ban đầu phải tính toán. Dùng những sọc màu không đúng chỗ sẽ tạo cảm giác rối.

READ MORE

Rèm cửa cho căn hộ diện tích nhỏ

Không chỉ có tác dụng che nắng, chắn sáng, rèm cửa còn tạo dáng và làm tăng vẻ thanh thoát cho căn nhà của bạn. Những ngày Tết, rèm cửa có gam màu nhẹ, tươi trẻ rất được chuộng.

1%5B1%5D

Kiểu rèm đơn giản nhưng không kém phần trang nhã

Xuất hiện khắp nơi trong nhà, từ phòng khách, phòng làm việc đến phòng ngủ, rèm trên khung cửa luôn tạo không gian ấm cúng và sinh động. Đặc biệt trong những căn hộ vừa và nhỏ, rèm cửa khắc phục được nhược điểm ngột ngạt giữa những bức tường vuông vức. Nếu chủ nhân phối hợp hài hoà màu sắc của rèm và nội thất sẽ tạo nên không gian sống động và mới mẻ.

2%5B2%5D

Như bức bình phong, khung rèm đứng thể hiện sự lịch lãm

Ngày tết, rèm cửa có gam màu nhạt và tươi như vàng, cam, trắng, màu kem…được chọn treo để tạo không khí mát dịu, trẻ trung của mùa xuân . Kiểu rèm đứng thường được bố trí ở phòng khách, tạo thành vách ngăn biệt lập với bên ngoài. Các loại rèm kéo thường được treo bên cửa sổ hoặc trong những phòng nối liền nhau mà không có phân chia rõ rệt. Thậm chí, nếu thích chia một phòng lớn ra thành nhiều ngăn, chủ nhân có thể đóng những giá nhỏ bằng sắt hoặc nhôm để căng rèm, tiện lợi hơn là dựng vách gỗ hay xây tường.

3%5B3%5D

Gam màu tươi trẻ kết hợp với chất liệu cotton làm tăng sự thanh thoát.

Những loại rèm cửa này được nhập khẩu hoàn toàn từ châu Âu với chất liệu đa dạng như: vải, cotton, polyester, voan, gấm… Tuỳ từng loại chất liệu, kiểu dáng và kích thước mà giá cả có thể dao động từ 300.000 đến 640.000 đồng/bộ. Tại TP HCM, các kiểu rèm này rất được chủ nhân các căn hộ nhỏ yêu thích.

4%5B3%5D

Rèm cửa màu trắng phối hợp với nội thất đên tạo vẻ sang trọng.

Trung bình căn hộ cho cặp vợ chồng trẻ thường treo từ 3 đến 5 bộ rèm cho phòng khách, hai cửa sổ, phòng ngủ và phòng làm việc. Theo các chuyên gia nội thất, rèm cửa cho phòng khách và phòng làm việc là cần thiết nhất vì đây là không gian hội họp và quây quần, cần treo rèm để làm tăng sự uyển chuyển và duyên dáng của căn hộ.

READ MORE

Tấm 3D – Công nghệ xây dựng sàn tường bằng vật liệu nhẹ

Hiện nay, công nghệ xây dựng nhà sử dụng tấm panel-3D tường, sàn, trần, cầu thang…bắt đầu được người xây dựng quan tâm vì chất lượng vượt trội, khả năng tiết kiệm thời gian thi công nhanh hơn so với thi công bằng các vật liệu truyền thống.

READ MORE

Nội thất theo phong cách Nhật truyền thống

Cho dù xu hướng trang trí nội thất có thay đổi như thế nào, người Nhật vẫn luôn tự hào với nét đặc trưng riêng của mình trong lĩnh vực này. Đơn giản về đường nét và màu sắc, nội thất Nhật Bản ngày nay còn được nhiều quốc gia ưa chuộng.

Nhat1

Nhat2

Bộ phòng khách và phòng ngủ với cùng phong cách.

Nhat3

Nhat4

Bàn tiếp khách của người Nhật theo hai phong cách khác nhau.

Nhat5

Đèn trang trí truyền thống.

Nhat6

Vách ngăn bằng vải và gỗ.

Nhat7

Bàn và ghế bằng gỗ theo phong cách Zen đặc trưng của Nhật Bản.

READ MORE

Những lỗi khi tự sơn nhà

Bạn có thể gặp phải một vài trục trặc trong quá trình sơn nhà. Đôi khi chúng xảy ra cùng lúc và có thể gây phiền toái. Biết cách để giải quyết các vần đề phát sinh này sẽ giúp bạn cảm thấy sơn nhà là một việc dễ thực hiện hơn.

1. Sơn bị chảy

Sơn võng xuống hay chảy sau khi sơn xong. Nguyên nhân của việc này là bột tạo màu sơn bị lắng xuống đáy thùng hay tách biệt khỏi lớp sơn do không khuấy kỹ trước khi sử dụng, sơn để quá lâu hết hạn bảo quản, sơn bị để dưới nhiệt độ quá cao hay lỗi do pha loãng.

Giải pháp: Tránh để sơn ở khu vực quá nóng trong thời gian dài, lưu trữ theo đúng như sự yêu cầu của nhà sản xuất, pha loãng với tỷ lệ dung môi phù hợp.

2. Màng sơn bị nhăn

Bề mặt sơn nhấp nhô gợn sóng. Nguyên nhân là do sơn quá dày, sơn trên bề mặt khi nhiệt độ quá cao, sơn lớp sau cùng khi các lớp trong chưa hoàn toàn khô hẳn.

Giải pháp: Tránh sơn quá nhiều sơn, đợi lớp sơn bên trong khô hẳn mới bắt sơn lớp ngoài, sơn nhiều lớp mỏng thay vì sơn một lớp dày.

3. Phai màu sơn

Sau khi sơn, sơn có biểu hiện bị phai hay mất màu. Nguyên nhân là do các phân tử bên trong tường phản ứng với sơn khi khô, do bị thấm nước hay do các chất gây ô nhiễm bên trong…

Giải pháp: Bảo đảm bề mặt tường luôn khô ráo khi sơn, chống thấm bằng dung dịch chống thấm hay kiềm hóa

tu-son-nha-1

4. Sơn bong tróc

Bề mặt sơn có hiện tượng bong tróc. Nguyên nhân là do bị thấm nước, xử lý bề mặt ban đầu quá kém hay sử dụng không đúng hệ thống sơn.

Giải pháp: Kiểm tra và xử lý hiện tượng thấm nước, che phủ khuyết điểm bề mặt bằng bột trét tường, chắc chắn là bề mặt luôn khô ráo trước khi sơn, sử dụng dung dịch chống bị kiềm hóa.

5. Sơn bị phấn hóa

Trên bề mặt sơn xuất hiện lớp muối hay bột phía trên. Nguyên nhân là do sử ảnh hưởng của tia cực tím làm ảnh hưởng hay phân hủy đến độ kết dính của sơn, sử dụng sai sơn nội thất thành sơn nội thất.

Giải pháp: Loại bỏ những lớp bột hay muối trên bề mặt sơn, giữ bề mặt khô ráo hoàn toàn và sơn lại bằng sơn phù hợp.

6. Sơn bị giộp

Lớp sơn bị giộp lên do những bị thấm nước từ bên trong tường ra bề ngoài bề mặt.

Giải pháp: Loại bỏ lớp sơn hư trên bề mặt, giữ bề mặt khô ráo hoàn toàn và sơn lại bằng sơn phù hợp

7. Tường bị nấm mốc

Nấm mốc tăng trưởng khi bề mặt dơ bẩn và ẩm thấp. Trong một vài trường hợp, sử dụng không đúng dung dịch diệt nấm mốc và rong rêu có thể đem lại kết quả xấu hơn

Giải pháp: Diệt nấm mốc và rong rêu bằng các chà rửa sạch và bằng dung dịch diệt nấm mốc, rong rêu.

 

READ MORE

Kinh nghiệm tìm người thiết kế nội thất

Tìm đến sự giúp đỡ, tư vấn của một chuyên gia, một nhà thiết kế chuyên nghiệp trước khi đặt nền móng cho ngôi nhà luôn là một việc nên và cần phải thực hiện đối với những người chuẩn bị xây nhà mới. Tuy nhiên, cũng không phải đơn giản chỉ là cố gắng tìm cho được một chuyên gia giỏi…

Nếu là lần đầu tiên xây nhà, bạn nên tham khảo trong bạn bè, bà con những người đã từng có sự tiếp xúc, làm việc với các chuyên gia thiết kế nội thất để có thể được giới thiệu một người chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và có uy tín.

13 640

Việc tham quan một vài kiểu thiết kế của những người ở cùng địa phương có thể cho bạn một ý tưởng về kiểu thiết kế phù hợp với tập quán cũng như những điều kiện tự nhiên của nơi mà mình sẽ ở.

Nếu bạn chưa từng có ý tưởng nào về ngôi nhà của mình thì nên tìm đọc những cuốn sách chuyên môn, từ các kiểu thiết kế trong sách bạn có thể tổng hợp cho mình một kiểu riêng. Trước khi tìm đến sự tư vấn của nhà chuyên môn, người chủ nhà cần phải có một ý tưởng phác thảo về các khu, mục đích của việc sắp đặt… trong ngôi nhà. Nếu bản thân bạn cũng không biết mình muốn tìm điều gì từ kiểu thiết kế nội thất trong căn nhà mà mình sẽ sống, nhà tư vấn dù giỏi thế nào cũng khó lòng giúp bạn đạt được ý nguyện.

Để đạt được kết quả tối ưu, bạn nên có sự gặp gỡ, trao đổi, bày tỏ rõ suy nghĩ, mong muốn của mình với các nhà chuyên môn. Càng hiểu rõ bạn, nhà thiết kế sẽ càng đưa được những ý tưởng thiết kế tốt nhất với bạn. Khi gặp các nhà thiết kế, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Cần thông tin đúng

Sử dụng dịch vụ trang trí nội thất chuyên nghiệp có thể là một kinh nghiệm tốt. Nó sẽ giúp cho căn nhà của bạn có tính liền lạc, công năng rõ ràng và đẹp. Có thể bạn sẽ hoài nghi về sự tốn kém nhưng làm việc với một nhà chuyên nghiệp giúp bạn trong nhiều trường hợp, tiết kiệm tiền bạc trong cách sử dụng vật liệu thông minh, sử dụng nhân công hợp lý cũng như sẽ tránh được những sai lầm có thể mắc phải, gia tăng tính sáng tạo của dự án. Việc tìm kiếm một nhà thiết kế nội thất sẽ dễ hơn nhiều một khi ta có những thông tin đúng về họ và sau nữa là những chiến lược đúng khi làm việc với họ.

1a-minimalist-living

Hãy nói điều mình muốn

Hãy thu thập những mẫu màu mà bạn thích, giữ những bức ảnh để minh họa những gì bạn thích và không thích. Nghĩ về những kiểu bày biện mà bạn muốn… Hãy lắng nghe tất cả những ý kiến nhưng đừng bao giờ đi ngược lại những điều nằm trong trái tim của bạn.

Lắng nghe và lắng nghe

Hãy lắng nghe, trao đổi và… lắng nghe. Làm một bảng tóm tắt ngắn gọn. Nhà thiết kế sẽ nói với bạn cách mà họ làm việc, họ sẽ chịu trách nhiệm điều gì và thời gian tiến hành dự án. Bạn nên giải thích đầy đủ ý tưởng của mình và công khai ngân sách.

Tài chính: phải cụ thể

Vạch ra dự án với mục tiêu và những khoản chi trả theo từng giai đoạn nếu thấy cần thiết. Mỗi nhà thiết kế có những cách tính phí khác nhau: theo mét vuông sàn, theo giờ hay theo số phần trăm giá trị đầu tư. Ngay cả khi bạn không muốn tốn quá nhiều tiền cho việc này, vẫn có cách để sử dụng thiết kế chuyên nghiệp với chi phí thấp.

Khai thác thiết kế

Cung cấp thông tin cho chuyên gia thiết kế những nhu cầu, sở thích của bạn càng nhiều càng tốt, có thể trình bày bằng cả lời nói và hình ảnh. Ðiều này sẽ cho phép nhà thiết kế khởi đầu việc sáng tạo ra không gian ấn tượng dành riêng cho bạn.

Và cuối cùng, chớ nên tin vào và làm theo những ý tưởng mang tính “đột biến”. Một người thiết kế chuyên nghiệp, trước khi thực hiện bản vẽ nhất thiết phải biết rõ mục đích sử dụng, ý thích cá nhân và những điều kiện tự nhiên xung quanh ngôi nhà, căn phòng mà mình sẽ thiết kế. Có như vậy thì “sản phẩm” mới đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng: vừa mang lại sự thoải mái cho người sử dụng, vừa thực sự là một tác phẩm nghệ thuật – nghệ thuật thiết kế nội thất.

READ MORE

Tính ưu việt của cửa nhựa trong không gian kiến trúc nhà

Với tính năng vượt trội, cửa nhựa đã dần chiếm lĩnh trong khâu thiết kế, kiến trúc xây dựng nhà. Điều dễ nhận thấy là khả năng chịu đựng va đập tốt, có tác dụng cách âm và không bị cong vênh do nhiệt…

Nhựa dùng làm cửa cho nhà ở là loại nhựa uPVC có tính năng tốt hơn hẳn so với nhựa PVC. Theo kiến trúc sư Võ Hữu Trung đánh giá thì : ” Tính chất của nhựa uPVC khác với các loại nhựa cũ ở chỗ loại nhựa này có thêm chất độn tạo màu, nó kéo dài tuổi thọ, chống lão hoá của nhựa cũng như kéo dài độ bền màu của nhựa…”. Thực chất, uPVC là một hỗn hợp nhựa, trong đó có chất tạo bền, chắc, chịu được sự va đập mạnh. Nó được kết hợp với chất ổn định giúp cho nhựa chịu được tác động của nhiệt độ cao và tia cực tím. Chất tạo màu được đưa vào hỗn hợp nhựa nhằm tránh khả năng bạc màu hay biến màu. Sáp o­ng trong hỗn hợp là thành phần tương đối quan trọng giúp nhựa uPVC định dạng một chất liệu nhựa hoàn chỉnh có khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết cao.

danang12

Trong ứng dụng, cửa nhựa với nguyên lý vừa đẩy vừa mở nhằm tạo khoảng thoáng nhiều hay ít tuỳ theo người sử dụng. Theo KTS Trần Duy Bình: “Với những kỹ thuật hiện đại thì cửa nhựa có thể thích ứng tương đối tốt với điều kiện nhiệt đới như thông gió để lấy sáng, cách sử dụng và bảo dưỡng cũng đơn giản hơn rất nhiều. Quy cách làm cửa nhựa cũng dễ dàng áp dụng cho những vật liệu khác. Có thể nói, ưu điểm lớn nhất của cửa nhựa là không bị cong vênh, co giãn nên không xảy ra tình trạng sệ cánh hay kẹt các phụ kiện. Điều này chỉ riêng cửa nhựa mới đáp ứng được. Trên thực tế, đa phần cửa nhựa mang cấu trúc dạng hộp có nhiều rãnh thoát nước và hộp kim loại tạo khung xương trong lòng cửa đi kèm hộp kính khí trơ có khả năng cách âm, cách nhiệt. Với cấu trúc này,được thiết kế theo nhiều kiểu xoay, gập, chớp đứng ngang dọc khác nhau.

noname2

Ở các tỉnh phía Nam nước ta, do khí hậu phân làm hai mùa rõ rệt nên việc sử dụng cửa nhựa được coi là giải pháp tối ưu nhất. Hệ thống rãnh thoát nước mưa kèm hàng zoăngôm khít kính với khuôn cửa có tác dụng làm cho nước mưa không đọng lại, cùng với tính năng cách âm, cách nhiệt thích ứng với cả những điều kiện thời tiết phức tạp.

Để cửa nhựa có thể phát huy hết ưu điểm vốn có của mình, khi ứng dụng cần lưu ý thiết kế đặt cửa theo kiến trúc nhà ở, xác định rõ nhu cầu và mục đích sử dụng. Đảm bảo nhà có thể thông gió tốt, tạo không khí thoáng đãng , đạt hiệu quả đúng như mong muốn.

 

READ MORE

Chủ đầu tư – Bạn là ai?

“Trong khoảng 10 năm qua đã có nhiều thay đổi đáng kể về nhận thức, nhu cầu và cách ứng xử của Chủ đầu tư xây dựng công trình nhà ở tư nhân (mà tôi xin dùng đại từ Bạn để bắt đầu câu chuyện của mình). Chính Bạn đã góp phần thúc đẩy những người làm công tác chuyên môn như Nhà Tư vấn thiết kế, nhà thầu, nhà cung cấp dịch vụ và vật liệu…cũng phải chuyển mình theo, năng động hơn và cạnh tranh hơn để có thể đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của Bạn.”

Thực ra vẫn có nhiều người làm nhà khoẻ re, nhiều người làm nhà xong đã trở thành tri kỷ với người thiết kế vì đã biết làm chủ nhà một cách chuyên nghiệp và gặp đúng người chuyên nghiệp.

Chân dung những người Bạn!

Bạn khá già và cũng khá trẻ, bằng chứng là khá nhiều các cô cậu chủ nhà thuộc thế hệ 8x, ra riêng sớm và được chủ động về chuyên môn lẫn tài chính suốt quá trình xây nhà. Cũng lại có rất nhiều chủ nhà ở lứa tuổi U80 còn khá tráng kiện, gạt hết con cháu ra để tự mình làm việc với Kiến trúc sư và Nhà thầu, tự mua vật tư và chạy giấy phép, hoàn công…mà lớp trung niên cũng phải nể.

Một chủ nhà khác mà tôi muốn nói đến là dạng chủ đầu tư xây dựng công trình kiểu “cha chung không ai khóc” hoặc chủ đầu tư xây nhà qua loa để bán hoặc chủ đầu tư ảo, thích thì tìm hiểu cho vui vì chưa biết lúc nào sẽ xây.

Bạn cần gì?

Phần lớn Bạn rất kỳ vọng về ngôi nhà của mình. Bạn lên mạng download ào ào các mẫu nhà Tây Tàu đủ cả. Cũng may là Bạn chỉ thường tham khảo mà thôi! Nhưng Bạn cũng “pressing” cho giới hành nghề kiến trúc như Tôi phải vận động nhiều hơn để chiều được ý Bạn.

Cũng có khi nhu cầu của Bạn rất bình thường hoặc hời hợt theo kiểu cho gì nhận nấy, song, cũng có khi Bạn…thay đổi xoành xoạch “sáng nắng chiều mưa” đến nỗi nhiều nhà chuyên môn phải thốt lên rằng sao làm nhà ở tư nhân bây giờ khó chiều quá! Có những nhu cầu của bạn là xác thực, có nhu cầu ở thì tương lai xa (mà cũng gần) như xe hơi, phòng spa tại gia…Lại có nhiều nhu cầu khá mơ hồ, nếu nhà chuyên môn không tỉnh táo sẽ rất dễ bị lạc lối mê cung. Do đó có không ít ngôi nhà đã được làm theo lối …tới đâu hay tới đó khá tuỳ tiện và dễ phát sinh.

Bạn đã từng đi đây đi đó. Bạn thu thập cũng không ít đồ đạc, kiểu dáng, vật liệu…và Bạn quyết tâm đưa chúng vào nhà của Bạn. Nếu có điểm dừng, đó là một lợi thế không nhỏ, nhưng tiếc thay, hình như có nhiều Bạn cũng chưa chuyên nghiệp trong vấn đề này. Kết quả là lắm khi nhà Bạn trở thành một dạng tủ kính trưng bày kiểu…đa quốc gia, khiến người làm chuyên môn phải than trời. Một thời, những “củ hành củ tỏi” mọc lên như nấm, một thời, báo chí đã phải kêu trời: Em ơi, Hà nội chóp!

biet-thu-pho-dep-anh-nho-1

Bạn cũng cần chuyên nghiệp!

Vì Bạn có nhiều nhu cầu nên Tôi đành phải kêu lên: làm chủ nhà cũng cần phải chuyên nghiệp! Chắc Bạn sẽ ngạc nhiên: xây nhà đời người có một hai lần, làm gì mà chuyên nghiệp được?

Ồ không Bạn ạ! Có phải cứ trải qua chuyện gì rồi là chuyên nghiệp được ngay đâu? Vấn đề nằm ở quan niệm, ý thức, cung cách của Bạn khi làm việc với những nhà chuyên nghiệp khác, để Bạn trở thành chuyên nghiệp hơn, cũng là có lợi cho Bạn hơn. Tức là Bạn chỉ cần ý thức Bạn luôn là chủ nhà – Vai trò thật cao cả và quan trọng, không hơn mà cũng không kém – chứ Bạn không phải là nhà thiết kế hoặc nhà thầu. Niềm hạnh phúc của Bạn chính là chỗ đó, vì Tôi đã từng thấy nhiều khổ chủ là Kiến trúc sư xây nhà cho mình cũng dằn vặt thâu đêm và bơ phờ râu tóc lắm, Bạn ạ!

Bạn cũng là người có thể biết khá rành hoặc không biết chút gì về Kiến trúc – xây dựng và trang trí nội thất. Không sao! Bởi không biết thì Bạn mới cần tìm hiểu. Yếu tố cốt lõi Bạn cần có thêm chính là lòng tin vào người chuyên môn, biết cách tôn trọng giá trị thiết kế, có quan điểm rõ ràng và minh bạch về công việc cũng như chi phí xứng đáng phải trả cho người làm chuyên môn. Khi đó, Bạn sẽ nhận thức lại được rất nhiều, chứ không phải chỉ là “có mấy bản vẽ sao mà đắt thế?” như một số người hay kêu! (Tất nhiên, nếu Bạn gặp những “gương mặt thiết kế” có vấn đề thì Bạn vẫn có quyền kêu, và chúng ta sẽ bàn về chuyện kêu ca chính đáng đó ở một bài viết khác).

Đừng đảo ngược vai trò!

Ở một thái cực khác, Bạn lại quá tin tưởng nhà chuyên môn, đem con bỏ chợ, phó thác hoàn toàn cho những người sẽ không hề ở trong ngôi nhà mà họ xây cho Bạn. Kết quả tuỳ chọn: Một là Bạn có được ngôi nhà như ý…của họ vì Bạn không quyết được gì cả. Hai là Bạn được những bản sao nhạt nhoà của các thể nghiệm bất thành. Ba là Bạn không nhận ra nổi những “ự do sáng tác” trong nhà mình. Bốn là Bạn tiền mất tật mang và tệ hơn cả là lôi nhau ra toà, mà thiệt thòi trước tiên về thời gian, tiền bạc vẫn luôn là …Bạn. Cứ thế, Bạn được gọi chung là những “khổ chủ”.

Lúc đầu trước khi xây nhà, Bạn là người có tiền và nhà thầu có kinh nghiệm. Còn khi xây nhà xong thì vai trò đổi ngược lại, Bạn là người có kinh nghiệm còn nhà thầu thì có tiền

Ngôi nhà dù xây dựng hoàn hảo đến đâu vẫn chưa hề có phần hồn mang đậm hơi thở cuộc sống của Bạn, chưa có màu của những kỷ niệm hay sắc của những dấu ấn thời gian mà tự tay Bạn cùng những người thân phải góp phần chăm chút nên. Nghĩa là ngôi nhà ấy vẫn cần sáng tạo thêm một lần nữa, sáng tạo bởi chính chủ nhân của nó. Có như thế, đó mới là Nhà Bạn chứ!

Hình như chân dung Tôi vẽ Bạn không được tươi tắn lắm Bạn nhỉ? Thực ra vẫn có nhiều người làm nhà khoẻ re, nhiều người làm nhà xong đã trở thnàh tri kỷ với người thiết kế vì đã biết làm chủ nhà một cách chuyên nghiệp và gặp đúng người chuyên nghiệp. Tất nhiên, không có lửa làm sao có khói? Nhà thiết kế – tức là Tôi đây – cũng góp mặt khá nhiều. Và Tôi sẽ phác hoạ chân dung tự hoạ mình trong bài viết sau, Bạn nhé!

READ MORE

Nghệ thuật trang trí bằng ánh sáng

Yêú tố không thể thiếu trong trang trí nội thất là trang trí bằng ánh sáng. Thiết kế ánh sáng, bố trí các loại đèn trong nội thất nhà một cách hợp lý sẽ đem lại cảm nhận mới về không gian nội thất. Mùa giáng sinh sắp đến, bạn có ý định thay đổi lại ánh sáng trong nhà mình không? Một đề xuất nho nhỏ của kiến trúc sư  WEDO là: hãy sử dụng ánh sáng và các loại đèn chiếu sáng kết hợp trang trí để làm mới lại nhà bạn.

Chúng ta sẽ cùng tưởng tượng: một lọ hoa bày trên kệ mà mỗi bông hoa là một bóng đèn làm từ pha lê và thủy tinh với công nghệ tinh xảo đồng thời bạn có thể thay đổi hình dáng của những “hoa đèn” này mỗi ngày sẽ đem lại cảm giác mới mẻ về ánh sáng và không gian phòng của bạn:

131313

eee

ffff

Mỗi bóng đèn là một bông hoa pha lê tinh xảo đem lại ánh sáng và sức sống mới cho góc phòng khách.

READ MORE

Mẫu tủ bếp hiện đại

Khoảng 10 năm trước đây, chỉ những gia đình khá giả mới nghĩ đến chuyện lắp một hệ thống tủ bếp hoàn thiện. Vào thời điểm đó, tủ bếp thường có hai loại. Loại thứ nhất nhập khẩu nguyên khối từ các nước châu Âu với giá khá đắt.

Loại thứ hai nhập nguyên vật liệu rồi lắp ráp ở Việt Nam, nhưng vẫn theo thiết kế và kích thước từ phương tây, giá thành rẻ hơn một chút. Nhưng cả hai loại này đều có nhược điểm là không phù hợp với căn nhà, khí hậu và thói quen ăn uống của người Việt. Độ ẩm cao có thể khiến những bộ tủ bếp cả chục nghìn USD chỉ “thọ” được chừng 3 năm.

kitchen cabinets catalog 13

Vì những nhược điểm trên, tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều nơi kinh doanh tủ bếp, hoặc làm thiết kế xây dựng kiêm đồ nội thất trong đó có tủ bếp… Tủ bếp hiện nay hoàn toàn sản xuất trong nước, từ nguyên vật liệu và phụ kiện, được thiết kế và lắp đặt riêng theo yêu cầu của khách hàng. Bề mặt gỗ được nhiệt đới hóa và hoàn toàn sử dụng các chất liệu của Việt Nam, thiết kế theo thói quen của người Việt, thích hợp với nhu cầu sử dụng nhiều nước, mỡ… Vật liệu chủ yếu được sử dụng làm bề mặt là gỗ tự nhiên như dổi, xoan đào, sồi hoặc gỗ ép, ocan, MDF được sấy công nghiệp và có khả năng hạn chế ẩm mốc, mối mọt và cong vênh, phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Chủ nhân có thể chọn màu sơn tủ theo phong cách của riêng mình.

kitchen cabinets catalog 15

Để thi công tủ bếp, thời điểm thích hợp nhất là khi công trình đang ở giai đoạn hoàn thiện. Vào thời điểm này, người thiết kế sẽ tư vấn cho gia chủ vị trí đặt đồ dùng trong bếp, gạch ốp tường, hệ thống ống kỹ thuật như nước, điện, thoát mùi… do đó sẽ hạn chế được nguy cơ phải sửa chữa, thay đổi về sau. Ngoài ra, ở Việt Nam, vị trí đặt bếp cũng phải tuân theo những quy tắc về phong thủy một cách nghiêm ngặt. Chính vì vậy, có tư vấn trước khi thực hiện rất cần thiết. Thậm chí, có nhà đã phải đặt bếp nấu ở góc tủ chỉ vì yêu cầu phong thủy.

kitchen cabinets catalog 53

Để phù hợp với khí hậu Việt Nam, tủ bếp không đặt trực tiếp lên sàn mà được thiết kế đặt trên hệ thống chân tủ có thể điều chỉnh được độ cao. Tủ treo thường được thiết kế để phần hậu tủ không ốp sát vào tường để tránh sự ẩm mốc. Như vậy trên thực tế, có khoảng lưu thông tương đối so với hệ thống tủ treo, tủ đáy và gầm bếp. Các ngăn tủ cũng được lắp hệ miếng lót nhôm thoát mùi nên khá thông thoáng, hạn chế tối đa nguy cơ ẩm mốc, mối mọt.

kitchen cabinets catalog 55

Hiện nay, người tiêu dùng thường lắp đặt tủ bếp theo hai dạng, hoàn toàn bằng gỗ hoặc xây khung gạch sau đó mới lắp phần cánh gỗ bên ngoài. Mỗi cách xử lý đều có ưu, nhược điểm riêng. Loại xây gạch có thể tiết kiệm chi phí và bền hơn, nhưng sẽ tốn nhiều diện tích. Ngoài ra, khi lắp đặt hệ thống cửa vào khung gạch cũng khá khó khăn và có thể không khít. Mặt khác, do điều kiện khí hậu đặc biệt ở miền Bắc, độ ẩm cao, tủ bếp xây gạch thường bị ẩm bề mặt và không thoát được mùi ẩm mốc. Trong khi đó, loại tủ gỗ toàn bộ có thể độ bền sẽ không bằng, giá thành lại đắt hơn, nhưng nếu trong điều kiện khí hậu Việt Nam, việc một hệ thống tủ bếp với các khung cửa sát vào phần “xương” sẽ phù hợp hơn. Ngoài ra, theo quan niệm của nhiều người hiện nay, yếu tố đẹp vẫn được đặt lên hàng đầu, nên họ không để ý đến công năng và sự tiện dụng.

Để phù hợp với hình dáng người Việt Nam, kích thước lý tưởng nhất hiện nay là 80 đến 91 cm (thông dụng là 84 cm) với phần tủ đáy, phần tủ treo trung bình 58 cm, sâu khoảng 32 cm. Xu hướng mới còn thiết kế thêm cả đảo bếp, có thể cố định hoặc di động, có tác dụng như một bàn soạn thức ăn sau khi chế biến xong.

 

READ MORE