Bạn có một bức tường trống chưa trang trí gì, một ít ống thép thừa, vài cái thùng không dùng đến… mà chưa biết làm gì? Hãy xem các kiến trúc sư của chúng tôi đã làm gì chúng nhé và tôi tin rằng, các bạn còn nhiều ý tưởng thú vị hơn thế này!
Tuyệt chiêu thiết kế không gian nội thất đẹp lạ với đèn độc đáo (P.4)
Bạn có một không gian nội thất rất đẹp, tuy nhiên, nếu không biết sử dụng ánh sáng tự nhiên, bố trí đèn hợp lý, khoa học thì sẽ không làm toát lên hết vẻ đẹp của nó. Vì vậy, mời các bạn tiếp tục chiêm ngưỡng thêm những mẫu đèn độc đáo để thêm ý tưởng thiết kế nội thất nhà đẹp của mình nhé.
Nhà đẹp lạ với ý tưởng thiết kế nội thất cùng tường 3D (P.4)
Niềm cảm hứng với thiết kế tường 3D có lẽ con đường không có điểm dừng. 50 Mẫu thiết kế tường đẹp tiếp theo bổ sung vào bộ sưu tập những bức tường đẹp nhất năm 2016 cho ngôi nhà của bạn!
Nhà đẹp lạ với ý tưởng thiết kế nội thất cùng tường 3D (P.3)
Những thiết kế tường 3D này tiếp tục là kết quả của sự sáng tạo không mệt mỏi nhằm mang lại cho quý khách hàng những mẫu thiết kế nội thất, không gian nội thất đẹp nhất, sang trọng nhất và đáng sống nhất!
Nhà đẹp lạ với ý tưởng thiết kế nội thất cùng tường 3D (P.1)
Ý tưởng thiết kế nội thất nhà đẹp với tường 3d biến những bức tường trở thành tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất, lạ nhất, độc đáo nhất và thậm chí trở thành trung tâm thu hút sự chú ý của cả không gian.
Thiết kế phòng khách tươi sáng & tinh tế với nội thất màu vàng
25 mẫu thiết kế nội thất phòng khách đẹp với sắc mai vàng tươi sáng, tinh tế kết hợp với đồ nội thất tươi sáng, mịn màng đã tạo thành điểm nhấn táo bạo và hoàn hảo cho không gian sống.
Màu sắc lý tưởng cho nội thất vào mùa hè
Lựa chọn cho căn nhà của bạn những màu sắc hợp lý không chỉ tạo không gian mát mẻ vào mùa hè mà còn giúp căn nhà bạn sang trọng hơn.
Nội thất phòng ngủ cá nhân
Phong cách châu Âu và Á Đông đã hoà quyện trong những thiết kế phòng ngủ dưới đây. Có thể dễ dàng nhận thấy đường nét kiến trúc Nhật ở những chiếc giường thấp. Đồng thời, bạn cũng gặp những màu sắc sinh động, trẻ trung thường thấy ở các phòng ngủ của trẻ em phương Tây.
Nội thất đậm chất Đông Phương
Chất bàng bạc vừa nhuốm màu cổ điển vừa mang nét huyền bí có thể đến từ các vật liệu, màu sắc cùng những họa tiết trang trí trên các vật dụng trong nội thất nhà bạn. Tuy nhiên, cần lựa chọn bởi nếu tập trung quá nhiều yếu tố lại khiến không gian u huyền, nặng nề.
Những nhà thiết kế nội thất ngày nay chỉ mượn lại vài chi tiết để làm nên chất Đông Phương trong những sản phẩm mang hơi thở của nhịp sống hiện đại. Với những sản phẩm ấy, bạn có thể nhận ra đường nét đơn giản, mạnh mẽ nhưng vẫn không thiếu sự quyến rũ và thăng trầm.
Chú trọng vào chi tiết trang trí là điểm mạnh của những không gian này. Bức tranh hoa chuối đỏ ở phòng khách, tác phẩm điêu khắc bằng gốm sử dụng làm chân đế cắm nến, chiếc khung treo với những họa tiết thời Đông Sơn đặt ở góc nhà, những bức tranh khắc 12 con giáp, và giường ngủ với những lá trúc thêu trên gối, màn và rèm cửa… Tất cả góp lại làm nên âm sắc Đông Phương lan tỏa nhẹ nhàng.
Không gian của các bà nội trợ (phần 1)
Không đơn giản chỉ là thế giới riêng của các bà nội trợ mà gian bếp ngày nay còn chiếm một vị trí đặc biệt trong nhà. Sự đầu tư thiết kế cho một căn bếp vì thế trở nên không quá phung phí…
Đây là phần nghiên cứu về bếp (không gian sống và các yếu tố cấu thành nội thất) trong đồ án tốt nghiệp ngành thiết kế nội thất (khoa Mỹ thuật công nghiệp, trường ĐH Kiến trúc TP.HCM) của sinh viên Nguyễn Thị Bảo Trâm với đề tài “Ý tưởng + Đôi tay = Không gian sống”.
Những quan điểm mới về bếp
* Sự thay đổi trong chức năng và vai trò của bếp:
Cuộc sống của chúng ta được duy trì do được đáp ứng một nhu cầu quan trọng nhất là ăn, uống (ẩm thực). Khi mức sống ngày càng tăng trưởng mau chóng, ẩm thực cũng chính thức trở thành một bộ phận của văn hóa sinh hoạt gia đình và xã giao. Ở những vùng xa, khi các phương tiện giao thông và các hình thức giải trí còn hạn chế thì “ẩm thực” còn là nhu cầu văn hóa hàng đầu, và phần lớn các sự kiện gia đình được diễn ra tại bếp.
Bữa ăn ngày càng có giá trị thưởng thức hơn là thuần túy để duy trì cuộc sống nên vai trò của hình thức sinh hoạt ẩm thực trở nên là hình thức sinh hoạt đặc trưng của văn hóa gia đình. Chuyện bếp núc vì vậy vốn được coi là một thành phần của khối phục vụ nay thường được xếp vào khối sinh hoạt chung và điều này ảnh hưởng khá lớn đến quan điểm thiết kế khối bếp (vị trí, bố trí, hình thức trang trí, vật liệu trang trí, thiết bị, quan hệ không gian với các bộ phận khác). Phòng ăn chính thức (phòng ăn lớn) nay chỉ dành cho các nghi thức lễ tân chính thức (tiệc, giỗ,…) hay để lo đãi khách.
Việc xuất hiện rộng rãi các trang thiết bị mới (như bếp gas, bếp điện, lò viba, máy giặt, máy hút khói… ) phục vụ gia đình cũng nâng cao vai trò của bếp và tạo điều kiện kỹ thuật để thay đổi vai trò và tính thẩm mỹ của bếp.
* Những thay đổi đáng kể trong quan điểm thiết kế bếp:
– Bếp nên gắn liền hoặc chan hòa với phòng sinh hoạt chung gia đình theo hình thức trực tiếp (với hai không gian gắn liền nhau) hoặc gián tiếp (sử dụng sân trong (patio) làm trung gian).
– Bếp phải có bàn ăn ngay tại chỗ (phương Tây quan niệm đó là bàn ăn sáng). Trong khi các hoạt động giao tiếp xã hội tăng lên thì sự đoàn tụ gia đình lại giảm xuống, bữa ăn ngày càng không nhất thiết phải tề tựu đủ thành viên trong gia đình. Vì vậy một chỗ ăn gọn lại trở nên đắc dụng. Có hai cách bố trí chỗ ăn này:
+ Kiểu độc lập hay kiểu đảo (island)
+ Kiểu bán đảo (peninsula) kiểu này được ưa thích hơn vì được gắn liền với bếp làm cho việc dọn ăn dễ dàng và an toàn hơn.
– Khối bếp và sinh hoạt chung thường được bố trí sao cho có thể tự kiểm soát ngôi nhà từ bên ngoài và sân vườn. Nếu kiểm soát được cả vườn trước lẫn vườn sau thì càng tốt vì như vậy sẽ kiểm soát được lối ra vào nhà. Nhưng nếu tình hình an ninh bảo đảm thì việc quan tâm nhiều về phía sân sau tạo sự riêng tư tốt hơn.
* Chất lượng thẩm mỹ của bếp được đề cao:
Bếp là thành phần khó thiết kế nhất trong nhà. Từ chỗ là một bộ phận của khối phục vụ, bếp trở nên là một thành phần của khối sinh hoạt chung.
Việc thay đổi này khiến bếp không còn là nơi kín đáo với các tủ đựng thức ăn, chén bát lỉnh kỉnh, mắm muối hôi hám mà trở nên là niềm tự hào của căn hộ. Và một căn nhà đẹp cần trình diễn (chứ không cần phải che chắn) vẻ đẹp duyên dáng của bếp cho người trong và người ngoài gia đình thưởng ngoạn.
Mẫu Lavabo
Không chỉ được thiết kế và làm bằng sứ như thông thường, bồn rửa mặt (lavabo) hiện nay được thiết kế từ rất nhiều chất liệu, từ nhôm, đồng, cho tới thủy tinh, gốm… Kiểu cách và hình dáng của những sản phẩm này cũng rất đa dạng và độc đáo, bởi ngoài chức năng sử dụng bình thường, các lavabo còn có thêm chức năng trang trí và khẳng định đẳng cấp của người sử dụng.
Trang trí nhà với sỏi
Với sỏi, bạn có thể có rất nhiều cách để làm đẹp lên căn nhà của mình. Để hoàn thiện cho một căn nhà, ngày càng có nhiều kiến trúc sư và các nhà thiết kế đã tìm tới một loại vật liệu xưa nay tưởng chừng như không ăn nhập gì với nội thất căn nhà, đó là sỏi.
Không chỉ có mặt ở các khoảng sân nhà, trên sân thượng, sân sau… sỏi còn thường được dùng để làm đẹp thêm cho những khu vườn trong nhà, dưới những giếng trời hoặc đơn giản hơn là những góc trang trí sinh động ở một góc nhà, dưới gầm cầu thang… thậm chí cả ở khu vực các phòng tắm, nhà vệ sinh…
Phục vụ cho xu hướng kiến trúc và nhu cầu làm đẹp này, ngoài các loại sỏi tự nhiên hiện các nhà cung cấp vật liệu cũng có rất nhiều sản phẩm sỏi đa dạng để tung ra thị trường như các loại sỏi màu, sỏi trong, sỏi trắng… với nhiều kích cỡ khác nhau.
Để có những góc nhà đẹp, “đi” với sỏi vẫn là những loại vật liệu trang trí thô và gần gũi, thân thiện với thiên nhiên như gạch, đá, gỗ, đồ gốm, cây cỏ và nước…
Để làm mới căn nhà và để có thêm một góc nhìn, nếu không có nhiều diện tích rộng rãi và khả năng tài chánh, có thể bạn chỉ cần khoanh gọn một góc nhỏ trong nhà bằng một sợi dây thừng, trong rải sỏi và đặt thêm vài bình gốm một chậu hoa khô… Cũng tương tự như vậy, với sự sáng tạo của riêng mình, bạn có thể tự tay tạo ra những góc thư giãn và làm đẹp nên không gian sống ở quanh mình.