Skip to Content

Blog Archives

Nghệ thuật ghép mảng trong kiến trúc

Mosaic có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại với ý nghĩa nguyên thủy là “loại nghệ thuật xứng đáng với trí tưởng tượng bay bổng và lòng kiên trì vô biên”, thuộc loại nghệ thuật có tuổi đời lâu nhất của loài người.

Biểu hiện tư duy tiền ngôn ngữ của con người bắt đầu bằng những kí hiệu thị giác chứa đựng và truyền tải ký ức, thông tin trong cộng đồng nguyên thủy. Đồ hoạ và ghép mảnh là hai phương tiện nguyên thuỷ về thông tin và mỹ thuật được con người sử dụng đầu tiên.

Khó có thể xác định được nguồn gốc chính xác của nghệ thuật ghép mảnh, bởi vì ở đâu cũng có nhưng những gì còn lại đến nay ở vùng cận Đông, Bắc Phi và Tây Ban Nha dễ dàng cho người ta thấy nghệ thuật ghép mảnh đã phát triển mạnh và đạt đến tầm cao nghệ thuật cũng như có quy mô áp dụng rộng lớn, phổ cập. Từ chốn dân dã đến nơi sang trọng, toát được cái hồn giản dị hay lộng lẫy thâm nghiêm; từ một vật dụng quen thuộc hằng ngày hay cả một lâu đài tráng lệ… Nghệ thuật ghép mảnh được người Ả-rập phát triển từ thời cổ đại, rồi được đế chế đông La Mã và các Vương quốc Hồi giáo phổ biến và nâng cao. Đạt đến cực điểm là các Thánh đường Hồi giáo ở Istanbul (Byzantin) và Thánh đường Corboda, Hồi cung Alhambra ở Tây Ban Nha.

ghep-mang-kien-truc-1

Ngày nay, nghệ thuật ghép mảnh đã lan toả khắp mọi nơi, ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực, nhưng đắc dụng nhất là trang trí nội ngoại thất kiến trúc.

Những đặc tính nổi trội của vật liệu Mosaic như gam màu rộng, bền vững theo thời gian, chuyển tải mọi kỹ thuật thể hiện và nội dung diễn đạt, Mosaic dần thay thế những bề mặt rộng của mặt đứng kiến trúc; làm thành những bức tranh tường lớn trong đô thị, biến những tấm ngăn nội thất bằng bê tông phủ sơn tổng hợp đơn màu thành những tấm ngăn trong nhẹ, lung linh với ánh sáng đa màu, biến những mặt phẳng vô tri, phi hình thành hữu hình mang đầy ý nghĩa thi vị…

Vốn được tạo nên từ vô số phần tử nhỏ bé, nghệ thuật ghép mảnh được cảm nhận với một chút liên tưởng tạo hình về đường nét hình khối. Biểu chất thị giác trong suốt, bóng bẩy hay sần sùi thô nhám đều được các phần tử siêu nhỏ đó tạo nên. Điều kỳ diệu là khi ta đặt các hợp thể siêu nhỏ đó với một góc nghiêng rất bé, các mặt phản quang li ti của Mosaic tạo thành các mảng đốm nhỏ lung linh dưới ánh sáng ban ngày hay ánh sáng điện.

Từ kiến trúc cổ đại, kiến trúc Phục hưng, kiến trúc chiết trung hay hiện đại, kiến trúc kỹ thuật cao hay kiến trúc bản địa, kiến trúc hậu hiện đại hay kiến trúc sinh thái… bạn đều có thể tìm thấy nghệ thuật ghép mảnh – mosaic art. Chúng có mặt ở phòng tắm, nhà bếp, trong nền sảnh hay ngoài vườn, trên tường hay phủ cầu thang. Chúng là một thiết bị đô thị hay một điêu khắc trang trí trên quảng trường hay trong công viên và thực tế nhiều kiến trúc sư đã sử dụng các thủ pháp hay công nghệ ghép mảnh, vấn đề là mỗi tác giả có ý thức và ý đồ để biến các thuật pháp và công nghệ đó thành một thao tác nghệ thuật như thế nào.

Nền hè đường đô thị được ghép từ muôn vàn thành tố nhỏ. Tại sao cái bề mặt rộng và dài ấy không thể là một design ghép mảnh mà chỉ đơn thuần là một diện tích để đi bộ? Các mặt tường trong bếp nhà bạn chẳng được ghép được từ hàng trăm viên gạch men, ta có thể thêm vào đó vài phép biến hình của gốm thuỷ tinh hay gốm nghệ thuật để tạo nên cái riêng của bếp. Các bức tường lớn, các phân vị ngang hay đứng, hộp thang… đều có thể là các địa chỉ hấp dẫn của nghệ thuật ghép mảnh…

Với lợi thế chịu mài mòn, độ cứng cao, chịu nén tốt, chịu nước, chịu axít, kiềm muối, bền màu không bám bụi, bám rêu và cơ chế tự làm sạch và đặc biệt, với kiến trúc sư, là gam màu rộng thỏa mãn mọi yêu cầu tạo hình của kiến trúc sư. Được chế tạo từ những hạt nhỏ cùng với bảng màu phong phú của mình, mosaic giúp cho các nhà thiết kế tự do sáng tạo mà không phụ thuộc vào các nhà sản xuất vật liệu, còn đơn vị thi công thì dễ dàng trong việc ốp lát các mặt cong, gấp khúc, gồ ghề mà không cần đến các trang thiết bị cắt mài đắt tiền.

Màu sắc của gạch luôn tươi sáng và bền vĩnh cửu do được tạo thành từ các oxide kim loại trong quá trình nung chảy thủy tinh ở nhiệt độ cao và sự trong trẻo, sâu thẳm của màu sắc cùng với bề mặt bóng bẩy, lung linh đã làm cho vật liệu này trở nên sang trọng đúng như tên gọi của mình.

READ MORE

Tư vấn thiết kế quầy bar cho bạn Phạm Mạnh Cường

Chào Wedo, mình tên là Phạm Mạnh Cường. Mình đang có dự định mở một quán bar nên rất muốn nhờ Wedo tư vấn cho,kích thước mảnh đất là: 5x12m, mặt đường chính.

Mình dự định sẽ xây 2 tầng, tầng 2 lửng. tầng một có 1 quầy bar va một sân khấu nhỏ dùng để chơi nhạc. Mình muốn phong cách của quán nhẹ nhàng, sang trọng …

Wedo phúc đáp:

Chào bạn Phạm Mạnh Cường,

Wedo rất vui khi nhận được yêu cầu tư vấn của bạn. Theo Wedo, mảnh đất của bạn phù hợp để thiết kế một quán bar nhỏ, có thể phục vụ cùng một lúc khoảng 80 khách. Phương án bố trí có thể tham khảo là:

– Tầng 1: Sảnh vào, cổng phụ phía trong để tạo không gian đệm chuyển tiếp cho khách hàng. Tại khu vực sảnh này có thể bố trí tủ để đồ cho khách hàng.

– Sân khấu nhỏ được bố trí vị trí mà trên gác lửng cũng có thể quan sát được.

– Quầy bar được bố trí ở cuối tầng 1, khu vực kho bar, phục vụ c ó cầu thang riêng lên gác, phục vụ tầng lửng.

– Giao thông được chia riêng cho khách hàng và phục vụ, tránh được sự lẫn lộn luồng giao thông, không gây cản trở khách hàng.

– Khu WC, được bố trí ở cuối tầng 1, ngăn cách với khu khách hàng bằng một bồn cây dạng đứng, đây cũng là một trong những khu vực nên chú trọng vì đây cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng phục vụ của quán.

phuongan0780 1

Ngoài ra, Wedo gửi bạn một số phối cảnh phác hoạ không gian quán bar, bạn có thể tham khảo thêm.

Phương án trên, Wedo đưa ra chỉ là phác hoạ dựa trên những yêu cầu sơ phác của bạn. Để phát triển phương án và có thể tạo dựng được một thiết kế hoàn chỉnh hơn, bạn có thể liên lạc với văn phòng Wedo Hà Nội:

 

Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc & xây dựng Wedo

Địa chỉ: số 22 Liên Trì, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tel: 04. 3942 9652 ; 04. 22 46 79 99; Fax: 04. 3942 9653.

Website: https://wedo.com.vn Email: tuvanthietke@wedo.vn

Cám ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn.

Xin chào và chúc bạn thành công!

READ MORE

Phong thuỷ với gương soi

Gương được mệnh danh là “thuốc aspirin” trong thuật phong thủy vì chúng có tác dụng tốt trong rất nhiều trường hợp. Về nguyên tắc, gương được dùng phản chiếu những hình ảnh, đem lại cảm giác dễ chịu, chẳng hạn như một góc vườn để đưa năng lượng vào nhà.

Gương soi hữu dụng trong những không gian chật hẹp vì dường như chúng làm cho những nơi này trở nên rộng gấp đôi. Khi một phần nhà bị hụt hay nói cách khác, căn nhà có hình dáng không bình thường, gương có thể là giải pháp hiệu quả để tái tạo phần hụt làm cho căn nhà trở lại hình dáng bình thường. Để gương ở các góc tối hay khúc quẹo sẽ giúp khí luân chuyển ở khu vực dễ ùn tắc này.

mirror

Trong hành lang dài, khí di chuyển quá gấp, gương là một cách để làm khí chuyển động chậm lại. Treo một vài tấm gương theo hình chữ chi sẽ có tác dụng phản chiếu các hình ảnh nhẹ nhàng gắn ở bức tường đối diện.

Gương lồi được dùng trong thuật phong thủy để làm lệch hướng dòng khí lưu chuyển nhanh hoặc hóa giải các ảnh hưởng bất lợi từ bên ngoài chiếu vào nhà, ví dụ góc nhà cao tầng, trụ điện tín và các cây xanh sừng sững trước mặt tiền. Nó còn hóa giải những tác động ngoài ý muốn xảy ra bên trong nhà. Nhưng do gương lồi làm méo mó hình ảnh cho nên hãy treo nó ở nơi nào gương không phản chiếu người ta. Các vật có tính năng phản chiếu khác có thể dùng tương tự như gương, ví dụ như khung cửa được đánh bóng loáng, ấm nước kim loại, một cái chén thủy tinh…

Để gương phát huy được tác dụng trong không gian nội thất, nên đặt gương trong một khung, luôn giữ giương sạch sẽ, lưu ý thay các gương bị nứt, và vỡ. Tuy nhiên, nên tránh một số trường hợp như gương đặt đối diện nhau biểu thị sự bồn chồn, bất an. Không nên ghép nối các gương lại với nhau và đặt gương chiếu thẳng vào giường ngủ. Cũng nên cẩn thận với gương đối diện cửa ra vào và trực diện với cửa sổ.

READ MORE

Tư vấn thiết kế nội thất nhà bạn Phạm Quang Bình

Hiện tại gia đình em có một căn nhà diện tích 40 m2, hình vuông, mỗi chiều khoảng 6.6 m, 3 tầng. Trước kia phòng khách nhà em chỉ có diện tích bằng 1/4 diện tích tầng 1, như vậy là quá nhỏ.

Vì vậy các anh chị có thể tư vấn giúp em xem là nên thay đổi như thế nào, khi mà tầng 1 nhà em muốn có phòng khách, phòng ăn và bếp (phòng ăn và bếp có thể chung nhau), cầu thang nhà em đã chiếm mất 1/4 diện tích và khó có thể thay đổi được.

Em muốn cho phòng khách rộng một chút, có thể là 1/2 nhà, bếp 1/4 còn lại nhưng chưa biết là nên ngăn giữa phòng khách và phòng ăn như thế nào, xây tường, hay là dùng tủ để ngăn?

Các anh chị có ý kiến nào hay thì tư vấn giúp gia đình em. Cả tầng 1 thì chắc chắn sẽ bị mất 1/4 cho cầu thang, phần còn lại là 3/4 của hình vuông thì có thể thay đổi tuỳ ý. Nhìn từ ngoài vào thì cửa ra vào chính chiếm 1/2 chiều rộng, còn lại 1/2 là cửa sổ.

Cám ơn các Wedo nhiều.

Wedo phúc đáp

Chào bạn Phạm Quang Bình:

Với sự mô tả không gian tầng 1 nhà bạn, Wedo gửi bạn phương án như sau: (lưu ý đây chỉ là phương án minh họa cho ý tưởng tổ chức không gian, vì chúng tôi không có bản vẽ mặt bằng chính xác không gian kiến trúc của nhà bạn)

– Không gian bếp và không gian ăn được tổ chức đối xứng qua khu vực giao thông nội bộ. mặt khác, mặt bàn bếp có thể sử dụng như bàn ăn sáng hoặc bàn ăn nhanh.

– Không gian ăn được ngăn cách với không gian phòng khách bởi kệ để đồ trang trí, tivi thấp. Trong trường hợp nhà có việc, bạn có thể linh hoạt di chuyển kệ để này để mở rộng không gian. Đồng thời với cách chia không gian này, phòng khách của bạn luôn luôn rộng vì nó được hưởng cả phần không gian giao thông và khu ăn.

– Mặt bằng nhà bạn hình vuông mà trong đó cầu thang đã chiếm hết ¼ diện tích, do vậy để tận dụng được không gian bạn không nên xây tường ngăn cách mà chỉ nên sử dụng “vách chia không gian ảo”, chính là kệ, tủ thấp làm phương tiện ngăn chia không gian.

– Để tận dụng diện tích, dưới gầm cầu thang, bạn nên ốp tủ vừa với không gian này, chú ý đặt đèn chiếu sáng trong tủ để khu vực này luôn sáng, mất cảm giác góc hep.

phuongan0520 1

bản vẽ thiết kế

phuongan0520 2

Minh họa phương án thiết kế

Đây là cách phân chia không gian giả định của Wedo, do vậy bạn nên gửi bản vẽ chi tiết mặt bằng kiến trúc, Wedo sẽ có những tư vấn tốt nhất dành cho bạn.

Mong nhận được hồi âm của bạn.

Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc – xây dựng Wedo.

 

READ MORE

Lưu ý khi thiết kế bar tại gia

Quầy bar trong nhà hàng, quán rượu, cafe là hình ảnh rất quen thuộc, thể hiện sự thư giãn và thưởng thức, thậm trí là nơi giải toả stress. Bar trong nhà ở ngoài những chức năng trên còn có nhiều công dụng khác.

READ MORE

Những lỗi khi tự sơn nhà

Bạn có thể gặp phải một vài trục trặc trong quá trình sơn nhà. Đôi khi chúng xảy ra cùng lúc và có thể gây phiền toái. Biết cách để giải quyết các vần đề phát sinh này sẽ giúp bạn cảm thấy sơn nhà là một việc dễ thực hiện hơn.

1. Sơn bị chảy

Sơn võng xuống hay chảy sau khi sơn xong. Nguyên nhân của việc này là bột tạo màu sơn bị lắng xuống đáy thùng hay tách biệt khỏi lớp sơn do không khuấy kỹ trước khi sử dụng, sơn để quá lâu hết hạn bảo quản, sơn bị để dưới nhiệt độ quá cao hay lỗi do pha loãng.

Giải pháp: Tránh để sơn ở khu vực quá nóng trong thời gian dài, lưu trữ theo đúng như sự yêu cầu của nhà sản xuất, pha loãng với tỷ lệ dung môi phù hợp.

2. Màng sơn bị nhăn

Bề mặt sơn nhấp nhô gợn sóng. Nguyên nhân là do sơn quá dày, sơn trên bề mặt khi nhiệt độ quá cao, sơn lớp sau cùng khi các lớp trong chưa hoàn toàn khô hẳn.

Giải pháp: Tránh sơn quá nhiều sơn, đợi lớp sơn bên trong khô hẳn mới bắt sơn lớp ngoài, sơn nhiều lớp mỏng thay vì sơn một lớp dày.

3. Phai màu sơn

Sau khi sơn, sơn có biểu hiện bị phai hay mất màu. Nguyên nhân là do các phân tử bên trong tường phản ứng với sơn khi khô, do bị thấm nước hay do các chất gây ô nhiễm bên trong…

Giải pháp: Bảo đảm bề mặt tường luôn khô ráo khi sơn, chống thấm bằng dung dịch chống thấm hay kiềm hóa

tu-son-nha-1

4. Sơn bong tróc

Bề mặt sơn có hiện tượng bong tróc. Nguyên nhân là do bị thấm nước, xử lý bề mặt ban đầu quá kém hay sử dụng không đúng hệ thống sơn.

Giải pháp: Kiểm tra và xử lý hiện tượng thấm nước, che phủ khuyết điểm bề mặt bằng bột trét tường, chắc chắn là bề mặt luôn khô ráo trước khi sơn, sử dụng dung dịch chống bị kiềm hóa.

5. Sơn bị phấn hóa

Trên bề mặt sơn xuất hiện lớp muối hay bột phía trên. Nguyên nhân là do sử ảnh hưởng của tia cực tím làm ảnh hưởng hay phân hủy đến độ kết dính của sơn, sử dụng sai sơn nội thất thành sơn nội thất.

Giải pháp: Loại bỏ những lớp bột hay muối trên bề mặt sơn, giữ bề mặt khô ráo hoàn toàn và sơn lại bằng sơn phù hợp.

6. Sơn bị giộp

Lớp sơn bị giộp lên do những bị thấm nước từ bên trong tường ra bề ngoài bề mặt.

Giải pháp: Loại bỏ lớp sơn hư trên bề mặt, giữ bề mặt khô ráo hoàn toàn và sơn lại bằng sơn phù hợp

7. Tường bị nấm mốc

Nấm mốc tăng trưởng khi bề mặt dơ bẩn và ẩm thấp. Trong một vài trường hợp, sử dụng không đúng dung dịch diệt nấm mốc và rong rêu có thể đem lại kết quả xấu hơn

Giải pháp: Diệt nấm mốc và rong rêu bằng các chà rửa sạch và bằng dung dịch diệt nấm mốc, rong rêu.

 

READ MORE

Những mảng tường xinh

Giấy dán tường khá phổ biến ở phương Tây, nhưng ở Việt Nam lại chỉ có “đất sống” trong các khách sạn lớn. Tuy nhiên, với sự cải tiến vượt trội về chất liệu, màu sắc, kiểu dáng và thị trường tiêu thụ mở rộng, đây là loại vật liệu sẽ được ưa chuộng trong tương lai.

Đế giấy có giá thành thấp nhưng chủng loại đa dạng hơn. Tuy nhiên, loại giấy này dễ mốc bề mặt, không bền, không dai và khi bóc ra khỏi tường thì không thể sử dụng lại. Còn loại đế vải là loại sản phẩm có thể tái sử dụng vì không bị tách rời giữa lớp mặt và đế, nhưng có giá thành cao gấp đôi. Khi sử dụng, bề mặt tường phải được xử lý tốt, bằng phẳng, sơn một lớp lót bằng những loại sơn chống nấm mốc. Sau đó, sử dụng keo chuyên dùng quết trực tiếp lên giấy và miết lên tường. Loại giấy này có thể cháy khi gặp lửa, nhưng không bùng lên mà mủn ra thành tro.

Wallpaper

Ở Mỹ và một số nước phương Tây, giấy dán tường từ lâu đã trở nên rất phổ biến. Trong nhiều ngôi nhà, họ dán giấy ở hầu hết các phòng và thay đổi mẫu mã khá thường xuyên. Khi chuyển đến một nơi ở mới, việc đầu tiên của họ là mua giấy và tự mang về nhà dán. Tại một số quốc gia láng giềng trong khu vực Đông Nam Á như Singapore hay Brunei, giấy dán tường cũng rất được ưa dùng. Ở khách sạn Fullerton tại Singapore và Cung điện Hoàng gia Brunei, giấy dán tường còn được dát vàng.

Sử dụng giấy dán tường tại Việt Nam

Ở Việt Nam, giấy dán tường đã xuất hiện chừng hơn 10 năm. Những nơi sử dụng loại vật liệu này chủ yếu là các khách sạn lớn và gần đây là lác đác một số khách sạn tư nhân, nhà dân. Tại TP HCM, giấy dán tường được sử dụng nhiều hơn Hà Nội do khí hậu khá khô ráo. Theo quan niệm của nhiều người, điều kiện thời tiết ẩm sẽ ảnh hưởng đến độ bền của giấy dán tường. Thế nhưng trên thực tế, việc xử lý bề mặt không tốt, tường bị ngấm… ảnh hưởng nhiều hơn đến tuổi thọ của giấy.

Giấy dán tường tại Việt Nam chủ yếu nhập từ Mỹ và Nhật, tiêu chuẩn 120 gram/m2. Đế vải khổ rộng 137 cm có giá dao động từ 80.000 đến 150.000 đồng/m2, còn đế giấy khổ 95 cm, giá từ 40.000 đến 80.000 đồng/m2. Giấy dán tường của Trung Quốc cũng có nhiều mẫu mã, nhưng những sản phẩm này không được tiêu thụ nhiều vì chất lượng không đảm bảo, không được tráng plastic trên bề mặt nên rất dễ hỏng. Ngoài ra, khổ của giấy Trung Quốc cũng rất hẹp, chỉ từ 40 đến 50 cm nên khi dán sẽ tạo nhiều đường mép.

Canadian Wallpaper

Theo KTS Nguyễn Dũng, Trung tâm tư vấn thiết kế và xây dựng CCDC, ở Việt Nam, gia chủ nên sử dụng loại giấy dán tường đế vải. Ưu điểm chính của loại này là đẹp, có thể dễ dàng lau chùi, nhiều mẫu mã, thay đổi thuận tiện và nhờ đó mà bạn sẽ có những căn phòng độc đáo. Thế nhưng, nhược điểm của loại vật liệu này là khả năng thích ứng với thời tiết. Tâm lý của người Việt thích ăn chắc mặc bền nên xu thế sơn tường vẫn được ưa chuộng hơn cả. Tuy nhiên, nếu nhà bạn có sử dụng điều hòa không khí và máy hút ẩm, giấy dán tường sẽ rất bền, có thể từ 7 đến 10 năm trong khi sơn chỉ từ 2 đến 3 năm là đã có thể phải sơn lại”.

Để khắc phục nhược điểm kém thích ứng với thời tiết, khi thi công phải làm phẳng, sạch và khô bề mặt tường, đồng thời sơn một lớp lót bằng sơn chống nấm mốc và không dùng giấy dán tường cho các mảng tường có nguy cơ thấm dột. Nếu nhà có máy điều hòa và máy hút ẩm, giấy dán tường có thể bền từ 6 -7 năm, còn không cũng “thọ” 2 -3 năm, ngang với sơn nước.

Canadian Wallpaper1

Ưu điểm lớn nhất của giấy dán tường là dễ thay đổi, kỹ thuật không phức tạp nên bạn có thể tự làm được. Do đó, bạn dễ dàng thay đổi cách trang trí nhà cửa theo các dịp lễ. Đặc biệt, giấy dán tường rất thích hợp để trang trí phòng trẻ nhỏ vì có thể thay đổi kiểu giấy tùy theo lứa tuổi của trẻ.

Để khắc phục nhược điểm kém thích ứng với thời tiết, khi thi công phải làm phẳng, sạch và khô bề mặt tường, đồng thời sơn một lớp lót bằng sơn chống nấm mốc và không dùng giấy dán tường cho các mảng tường có nguy cơ thấm dột. Nếu nhà có máy điều hòa và máy hút ẩm, giấy dán tường có thể bền từ 6 -7 năm, còn không cũng “thọ” 2 -3 năm, ngang với sơn nước.

CÁC BƯỚC CƠ BẢN CẦN LƯU Ý KHI THI CÔNG DÁN GIẤY DÁN TƯỜNG

Phương pháp nhúng nguyên một cuộn giấy dán tường vào trong nước là phương pháp sai. Lý do: Sau khi nhúng cuộn giấy vào trong nước giấy sẽ thấm hút nhiều nước nên không dính dễ dính keo, vì thế lượng keo để dán giấy lên tường không đủ không những làm cho chất lượng giấy sau khi thi công bị xấu đi mà còn không phẳng và mép giấy bị hở.

Bảo lưu kỹ mã số “lot”: Nhớ phải bảo lưu kỹ mã số “lot” của giấy dán tường đề phòng khi số lượng giấy dán không đủ ta có thể đặt thêm hàng có cùng một kiểu và cùng một màu giấy.

Công dụng của BỌT BIỂN: Sau khi thi công xong, những chỗ dơ dính ở kẽ khó lau sạch được bằng vải lau, ta có thể dùng bọt biển để xử lý.

Xử lý tường sơn nước và tường quét vôi trước khi thi công: Muốn dán giấy lên tường sao có keo dính và thẫm mỹ (không bị bong và hở) thì ta phải xử lý tường trứớc bằng cách chà giấy nhám. Có như vậy thì tường mới nhám, nhẵn và thi công mới mang lại hiệu quả cao.

Ngắt điện trước khi thi công dán giấy có lớp giấy bề mặt bằng kim loại: Giấy dán tường tường có lớp bề mặt giấy bằng kim loại nên là vật dẫn điện, vì thế trước khi thi công nhớ phải lưu ý ngắt hết điện.

Chú ý khi sử dụng giấy dán tường có lớp bề mặt giấy băng vải: Không được để dung dịch keo chảy thấm dính lên lớp vải, vì khi lau lớp keo đi sẽ làm cho vải ố vàng làm xấu mặt vải.

Cách dán keo: Mặt sau (đế) giấy dán tường thông thường có hai loại: Loại đế là lớp giấy và đế là lớp vải.

1. Giấy là loại vật liệu rất dễ thấm nước nên hay phồng vì thế khi thi công nhất định phải lăn keo trực tiếp lên lớp đế bằng giấy, để khoảng năm phút rồi mới dán. Như thế đế giấy mới thấm keo đều.

2. Vải thì không bị phồng nên không nhất thiết lăn lớp keo trực tiếp lên đế bằng vải mà chỉ cần lăn lên tường chỗ muốn dán.

Cách kiểm tra độ dính của hỗn hợp keo dán: Sau khi pha keo với hỗn hợp hồ và nước theo tỉ lệ như đã hướng dẫn, ta thử độ dính bằng cách thả một  cây viết hoặc một chiếc đũa tre vào trong dung dịch keo. Nếu cây đũa tre ngã tức là dung dịch keo đã đặt về độ dính.

Sau khi lăn lớp keo lên giấy muốn dán ta xếp giấy lại theo phương pháp mặt đối mặt. đế dối đế: Keo sẽ không chảy lêm sang mặt dính.

Xử lý tường kỹ nhẵn và nhám có ba tiện ích:

1. Vì mặt đế giấy có hai lớp nên khi ta thay mẫu giấy mới không cần phải xử lý lại mặt tường.

2. Tường không bị ẩm mốc vì không có độ ẩm.

3. Tạp chất không bị thẩm thấu chảy lem ra ngoài tường.

 

READ MORE

Đèn chiếu sáng NVC

Các sản phẩm đèn chiếu sáng của NVC sang trọng, phong phú, đặc biệt phù hợp với các công trình kiến trúc hiện đại. Với hơn 2.000 mẫu mã, đèn NVC được sử dụng ở nhiều dạng công trình.

NVC có các sản phẩm như đèn thương mại, nội thất, ngoài trời, các thiết bị điện… trong đó, đèn thương mại là sản phẩm số một với các dạng như đèn trần, đèn tường, đèn rọi, đèn trưng bày, đèn multiple… Hiện một số công trình tại Việt Nam đã sử dụng đèn chiếu sáng của NVC như toà nhà thương vụ (Đại sứ quán Pháp), hệ thống nhà hàng kem Italy tại Hà Nội, hệ thống cửa hàng phân phối điện thoại di động FPT trên toàn quốc, khu biệt thự  Ciputra, khu chung cư The Manor, TD Plaza Hải Phòng…

Mục tiêu của NVC tại Việt Nam là không chỉ cung cấp đèn mà còn tư vấn để người tiêu dùng sử dụng đèn. Ngoài ra, hiện đơn vị phân phối sản phẩm NVC tại Việt Nam, Công ty Thành Long, còn cung cấp đến các đại lý phần mềm thiết kế ánh sáng, giúp người tiêu dùng bố trí các loại đèn chiếu sáng trong ngôi nhà, văn phòng, công trình xây dựng… một cách hợp lý nhất.

Một số công trình sử dụng sản phẩm của NVC:

nvc1

Đèn trần (downlight) có trọng lượng nhẹ, thể tích nhỏ, thích hợp cho những căn phòng lớn như phòng tiệc hay đại sảnh như thế này.

NVC2

Đèn tường được lắp nổi hoặc chìm, thích hợp với các không gian quầy bar, nhà hàng, trung tâm hội nghị, những khu vực cần dẫn đường…

NVC3

Đèn rọi chiếu sáng những điểm nhấn cục bộ.

nvc4

Đèn multiple được bố trí chiếu sáng theo cụm từ hai bóng trở lên. Loại đèn này chủ yếu dành cho cửa hàng kinh doanh, một phần nhỏ dành cho gia đình.

NVC5

Đèn ngoại thất đặt dưới nước, thường dùng cho các đài phun nước, trang trí những khu vực công cộng.

READ MORE