Hà Nội những năm cuối thế kỷ 19 hay là hình ảnh của Việt-Nam vào những năm 1884-1885 được thể hiện rõ qua những tấm hình của Bác Sĩ Hocquard.
“Cám ơn anh Trần Quang Ðông (Na-Uy) đã gửi tặng những tấm hình này.”
Hà Nội những năm cuối thế kỷ 19 hay là hình ảnh của Việt-Nam vào những năm 1884-1885 được thể hiện rõ qua những tấm hình của Bác Sĩ Hocquard.
“Cám ơn anh Trần Quang Ðông (Na-Uy) đã gửi tặng những tấm hình này.”
Một căn nhà với các bức tường là những thác nước chảy, có thể chiếu lên hình ảnh và từ ngữ, đang được thiết kế bởi một nhóm kiến trúc sư và kỹ sư Mỹ.
“Sảnh đường nước số hoá” độc đáo này sẽ được công bố tại Hội chợ quốc tế Zaragoza 2008 tại Tây Ban Nha, với cách bố trí của một khu triển lãm, nơi uống cà phê và nhiều không gian công cộng khác – tất cả đều được bao bọc bởi những màn nước tuần hoàn.Vì nước tuần hoàn khá rẻ và phong phú, nên các bức tường nước có thể được tạo ra trên quy mô lớn trong tương lai.
“Để hiểu về khái niệm nước số hoá, hãy hình dung thứ gì đó giống như máy in mực có kích cỡ lớn, kiểm soát các giọt nước rơi xuống”, Carlo Ratti, giám đốc phòng thí nghiệm SENSEable City của Đại học MIT, thành viên nhóm nghiên cứu, nói.
Hiệu ứng được tạo ra bằng một dãy các van được đặt dọc theo một đường ống nước treo trên cao. Một máy tính sẽ kiểm soát sự mở và đóng các van này. Quá trình tạo ra một màn nước rơi xuống tương tự như thác nước, lấp đầy các vị trí cần thiết. Toàn bộ bề mặt sẽ trở thành một màn trình diễn chất lỏng không ngừng kéo thanh cuộn xuống.
Sự lồng ghép không khí và các giọt nước tương tự như các pixel số được dùng để tạo ra ảnh trên màn hình máy tính hoặc trên các màn quảng cáo khác.
Từ 200 năm nay người ta tin rằng bức tượng điêu khắc lớn nhất thế giới với cái mũi bị vỡ là tượng một con trai của Pharaoh Kheop. Sau một nghiên cứu lâu dài, một nhà khoa học Pháp đưa ra giả thuyết rằng đó có thể chính là gương mặt của Kheop.
Trên cao nguyên Giza, đứng cách xa các Kim tự tháp là một tượng khổng lồ đầu người mình sư tử, đó là pho tượng Sphynx, dài 73m, cao 20m, được khắc vào trong đá từ 4.600 năm trước. Đến nay, tượng đã bị mất gương mặt. Nhưng nói cho chính xác, đó là gương mặt của ai? Từ đầu thế kỷ 19, một giả thuyết đã chiếm ưu thế: đó là pho tượng mang gương mặt của Kefren, con trai của Kheop.
Giờ đây, trong một tạp chí khoa học, một nhà Ai Cập học Va-xin Đô-bi-evr đưa ra một cách giải thích khác: vì tấm choàng che đầu có nếp xếp, vì đôi mắt mở lớn và sâu, vì Pharaoh không để râu, nên cái đầu này chỉ có thể là của chính Kheop. Hơn nữa, tượng của Kheop cũng có nhiều nét giống gương mặt của Sphynx.
Kim tự tháp to và đẹp nhất thế giới và Sphynx dường như đều là các công trình tôn vinh cùng một con người: Kheop. Pharaoh này đã trị vì trong vòng 30 năm.
Đây có thể là kết thúc của một bí ẩn mà câu chuyện đã thu hút trong nền văn minh lịch sử có hơn 5.000 năm tuổi.
Hôm nay, tỉnh Bình Định sẽ khánh thành cây cầu Thị Nại và khởi công các dự án thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội. Thị Nại dài gần 2,5 km, được xem là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 300 năm hình thành, Bình Đình bắt đầu công cuộc chinh phục biển cả, mở không gian đô thị ra tận Phước Hoà, Phước Sơn, Cát Tiến, Cát Hải; khi Bình Định, với điểm nhấn là Khu kinh tế Nhơn Hội và tổ hợp cầu đường Thị Nại.
Chưa đầy 2 năm, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập, Khu kinh tế Nhơn Hội đã thu hút tới 40 dự án với tổng vốn đăng ký 3,3 tỷ USD.
Tổ hợp cầu đường Thị Nại khởi công tháng 11/2002, quy mô 6.960 m gồm đường dẫn, 5 cầu ngắn và cầu Thị Nại 2.477 m, chi phí 582 tỷ đồng (chưa tính nút giao thông Hang Dơi). Riêng cầu Thị Nại dài bắc qua đầm Thị Nại, nối thành phố Quy Nhơn với Khu kinh tế Nhơn Hội thuộc bán đảo Phương Mai, mở ra một giai đoạn mới phát triển Khu kinh tế tổng hợp Nhơn Hội.
Thị Nại hiện hữu hôm nay chính là nhờ Khu kinh tế Nhơn Hội ra đời gần 3 năm sau đó. Theo Quyết định 141, Nhơn Hội là khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, là hạt nhân tăng trưởng, trung tâm đô thị-công nghiệp-du lịch-dịch vụ của Nam Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đây cũng là đầu mối giao lưu quốc tế, góp phần mở rộng thị trường Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; làm cầu nối với thị trường Đông Bắc Campuchia, Nam Lào, Trung Thái Lan và tiểu vùng sông Mê Kông.
Hiện, ngoài việc bắt tay với TP HCM, Hà Nội, Bình Định đã ký kết hợp tác toàn diện với Phú Yên, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum nhằm hỗ trợ nhau thế mạnh. Với Lào, Bình Định đạt được cam kết trồng 90.000 ha caosu tại Attapư, Sêkông, Chămpasak cùng vai trò một đầu mối, một cửa ngõ xuất, nhập khẩu hàng hoá thông qua cảng Quy Nhơn và cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
Mới đây, danh sách các nhà đầu tư còn được bổ sung bằng tập đoàn tài chính và công nghiệp hàng đầu của Kazakhstan BTA với dự định đầu tư xây dựng tại Khu kinh tế Nhơn Hội nhà máy lọc dầu công suất từ 3-5 triệu tấn/năm. Khởi động Nhơn Hội, do vậy, còn là khởi động cho một quá trình liên kết.
Khu kinh tế Nhơn Hội có tổng diện tích 12.000 ha, gồm các xã Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải, một phần phường Hải Cảng (thành phố Quy Nhơn) và một phần các xã Phước Hoà, Phước Sơn, Cát Tiến, Cát Hải, Cát Chánh thuộc 2 huyện Tuy Phước, Phù Cát.
Các dự án khởi công dịp này gồm:
1. Dự án xây dựng-kinh doanh hạ tầng Nhơn Hội A: Quy mô 630 ha, vốn đầu tư 678 tỷ đồng do Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn-Nhơn Hội làm chủ đầu tư.
2. Dự án khu du lịch Rainbow resort Trung Lương-Phù Cát: 16 ha, 80 tỷ đồng, Công ty TNHH Mỹ Tài làm chủ đầu tư.
3. Dự án khu trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch Nhơn Hội: 75 ha, 181 tỷ đồng, của Công ty TNHH Quốc Thắng.
4. Dự án hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông của Công ty thông tin viễn thông điện lực: 105 tỷ đồng.
5. Dự án đường trục chính khu kinh tế 394 tỷ đồng. Ban quản lý Khu Kinh tế Nhơn Hội làm chủ đầu tư.
6.Dự án cấp nước Khu kinh tế Nhơn Hội giai đoạn 1 của Công ty cấp thoát nước Bình Định: 12.000 m3/ngày, 45,6 tỷ đồng.
7. Dự án cấp điện Khu kinh tế Nhơn Hội (Điện lực Bình Định): 213 tỷ đồng.