Skip to Content

Category Archives: Công trình kiến trúc đẹp

Căn hộ sinh thái

Với đề bài là thiết kế nội thất cho căn hộ 85 m2 có hai phòng ngủ, nhóm kiến trúc sư Hà Nội gồm Đoàn Đức Việt và Vũ Hoàng Diệu Linh đã đưa ra giải pháp hợp lý. Đây là giải nhất của cuộc thi kiến trúc Bông Mai Vàng.

BMV3N

Khu hồ nước có thể chuyển sang một hình thức khác.

Những xu hướng “sinh thái hóa” căn hộ và ngôi nhà chung cư, “sinh thái hóa” công trình kiến trúc cũng như “tiện nghi hóa” căn hộ đã được các đồ án đặt ra như những nhu cầu thiết yếu. Phối cảnh của đồ án đoạt giải nhất với giải pháp không gian mở và đưa cây xanh vào căn hộ đã đạt tới sự hoàn hảo.

sinh thai

Bếp và phòng ăn liền một không gian.

Ý tưởng của các kiến trúc sư là phòng khách và bếp được bố cục chung trong một không gian. Phòng khách sử dụng một cửa sổ và cây xanh như là view của mình và có sự liên hệ với bếp và phòng ăn với tầm nhìn chính là hồ nước giữa căn hộ.

BMV1N

Cây xanh hiện diện ở khắp mọi nơi.

Theo đánh giá của ban giám khảo, tác giả đã đề xuất được giải pháp công năng tốt nhất cho một đề thi khó: thiết kế nội thất cho căn hộ 85m2 với 2 buồng ngủ. Các phòng được thiết kế vừa vặn, tỷ lệ thích hợp với diện tích. Với đường nét giản dị mà tinh tế, căn phòng được thiết kế thành một không gian sống có cách xử lý khá lạ với những yếu tố gần gũi như đưa hồ nước và khoảng không gian xanh vào căn hộ. Giải pháp cũng mở ra nhiều hướng sử dụng cho chủ đầu tư và khách hàng, nếu không sử dụng hồ nước thì có thể chuyển sang hình thức khác. Đồ án có tính thích dụng cao, thủ pháp điêu luyện, chuyên nghiệp mà đơn giản, dể thực hiện.

READ MORE

London chuẩn bị sân vận động mới cho Olympic 2012

Chiến lược của kế họach này là lọai bỏ việc xây dựng những tiện ích mà không còn sử dụng một khi cuộc tranh tài kết thúc và mở ra một khỏang không gian lớn cho sự phát triển rộng hơn bao gồm 5400 đơn vị nhà ở và những quảng trường thương mại ở Lower Lae Vallwey – nơi thế vận hội được tổ chức.

Ít nhất 3 khu thi đấu trong nhà – bao gồm 12000 chỗ ngồi cho bóng chuyền và bóng rổ ờ công viên Olympic London, và một sân vận động 6000 chỗ cho bóng ném toạ lạc gần mái vòm Thiên niên kỷ – dự kiến là những nơi sẽ di chuyển tới sau mỗi trận thi đấu. Người phát ngôn của London 2012 nói rằng những kiến trúc cho thi đấu kiếm thuật và bơi lội cũng có thể là kết cấu di động.

stadium cover

Những kết cấu có thể tái sử dụng được làm bằng thép, chỗ ngồi từ thép định hình, theo lời của David Henderson , thành viên của công ty thiết kế đang tiến hành dự án Laing O’Rourke (Anh). Cấu trúc khung thép nhìn tựa như cái kén sẽ được bắt xuống mặt bằng, chỗ ngồi được treo bằng cần cẩu. Tương tự như vậy, phòng vệ sinh và phòng thay quần áo sẽ được chế tạo trước và sau đó đặt vào trong khung. Tòan bộ SVĐ được che phủ bởi mái teflon (vật liệu tổng hợp bền, nhẹ), có khả năng chịu trong lượng của dàn ánh sáng, bảng ghi điểm và cà tuyết.

Cuối cùng, James Bulley, giám đốc họat động London 2012 phát biểu “Dự án này cung cấp một cơ hội để thực hiện một dự án khả thi mà có lẽ chưa bao giờ khả thi trước đây”.

READ MORE

Nhà hát Opera Sydney

Nhà hát Opera Sydney – niềm tự hào của đất nước Australia – tọa lạc trên cảng Sydney, kế bên chiếc cầu Cảng nổi tiếng, thuộc bang New South Wales. Đây là một trong những công trình đặc biệt nhất của thế kỷ 20, là một trong những khu biểu diễn nghệ thuật ấn tượng nhất thế giới.

Nhà hát Opera Sydney đặt trên mũi đảo Benelon Point của thành phố Sydney. Miền đất này là trung tâm văn hoá đẹp nhất và gây nhiều cảm xúc nhất của châu Úc. Từ tháp Sydney cao 325m, bạn phóng tầm mắt về phía các toà nhà chọc trời, vô số công viên, hải cảng, biển và những dãy núi xanh chạy dọc theo đường chân trời. Do có kiến trúc độc đáo, nhà hát Sydney là một trong những biểu tượng không thể nhầm lẫn của trung tâm văn hoá Úc.

SO5

Sydney Opera House – niềm kiêu hãnh của người Australia.

Tòa nhà, cùng với cảnh vật xung quanh đã tạo nên một hình ảnh tượng trưng cho đất nước Australia. Đây cũng là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Với một số người, hình ảnh những chiếc vỏ sò (mái của nhà hát) còn là sự tượng trưng cho những chiếc thuyền buồm qua lại tấp nập nơi đây.

SO4

Nhà hát Opera Sydney kiêu hãnh bên chiếc cầu Cảng nổi tiếng.

Kế hoạch xây dựng nhà hát được khởi đầu từ những năm cuối thập kỷ 40 của thế kỷ trước khi nhu cầu về một địa điểm thật rộng để dành cho các buổi biểu diễn âm nhạc trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Và cuối cùng, đến năm 1954 thì kế hoạch được thông qua và chiến dịch tìm kiếm thiết kế được bắt đầu.

Một cuộc thi được phát động ngày 13/9/1955 với 233 thiết kế từ 32 quốc gia gửi đến cuộc thi. Tiêu chí được đưa ra rất cụ thể, đó phải có một hội trường lớn với 3.000 chỗ và một hội trường nhỏ hơn 1.200 chỗ. Mỗi không gian phải được thiết kế đáp ứng những mục đích sử dụng khác nhau như opera, hòa nhạc, hợp xướng, các cuộc hội họp lớn, các bài giảng, biểu diễn ballet và các buổi gặp mặt khác. Và cuối cùng, công trình của kiến trúc sư người Đan Mạch, Jorn Utzon, đã được chọn. Năm 1957, ông Utzon đã đến Sydney để bắt tay triển khai dự án.

SO4 %28concert hall%29

Phòng hòa nhạc có sức chứa 3.000 người.

Và công trình thế kỷ – Nhà hát Opera Sydney – đã chính thức khởi công tháng 3 năm 1959. Dự án được thiết kế theo ba giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ 1959 đến 1963) gồm có phần bục của nhà hát. Giai đoạn 2 (từ 1963 đến 1967) dành cho việc xây dựng hệ thống mái hình vỏ sò bên ngoài. Giai đoạn 3 (từ 1967 đến 1973) bao gồm những phần xây dựng cơ bản khác và trang trí nội thất. Nhưng ở nhiều thời điểm, công trình đã không thể diễn ra đúng tiến độ, thậm chí chậm tới 47 tuần (vào đầu năm 1961) vì những khó khăn bất khả kháng liên quan đến thời tiết.

Nhà hát Opera Sydney mang thiết kế hiện đại, với hàng loạt những tấm bê tông đúc sẵn rất lớn hình vỏ sò tạo thành hệ mái rất đặc biệt của nhà hát. Opera House tọa lạc trên diện tích 1,8 ha, có chiều dài tổng 183 m, rộng 120 m. Theo kết cấu, công trình được cố định bởi chân móng gồm 580 tấn bê tông đào sâu 25 m dưới mực nước biển. Hệ thống điện cung cấp riêng cho nơi đây tương đương cho một thị trấn có 25.000 người. Hệ thống cáp truyền tải điện dài tới 645 km.

SO7

Phần mái lát gạch rất ấn tượng của nhà hát Opera Sydney.

Phần mái của nhà hát sử dụng tới 1.056 triệu viên gạch trắng bóng và những viên gạch màu kem được sản xuất tại Thụy Điển, mặc dù nhìn từ xa, những viên gạch này đều chỉ có màu trắng. Cho dù sản phẩm có khả năng tự làm sạch, nhưng vẫn có một hệ thống bảo dưỡng và thay thế thường xuyên. Nội thất của nhà hát hầu hết đều sử dụng đá granite màu hồng lấy từ vùng Tarana (bang New South Wales), ngoài ra còn có rất nhiều gỗ tự nhiên và gỗ dán.

Giai đoạn làm nội thất gặp nhiều vấn đề nhất, đặc biệt từ sau khi ông Utzon đột ngột rời bỏ công trình, tháng 2/1963, vì có một vài bất đồng với Chính phủ mới của Australia. Ông ra đi một cách cương quyết, thậm chí ngay sau đó còn đóng cửa văn phòng để đi du lịch và không liên hệ với bất kỳ ai. Trước khi làm Nhà hát Opera tại Sydney, Utzon đã thắng 7 trong số 18 các dự án mà ông tham gia đấu thầu, nhưng như đã trở thành một thói quen, chưa một lần, ông được nhìn thấy công trình của mình hoàn thiện. Và lần này cũng vậy.

Nhiều thay đổi về thiết kế đã được thực hiện, nhất là phần nội thất. Ban đầu chỉ có 2 khán phòng lớn, nhưng cuối cùng thiết kế đã bổ sung thêm 2. Các thiết kế cho sân khấu, chỗ ngồi, hành lang… cũng được yêu cầu làm lại. Rất nhiều các hạng mục mới cũng được bổ sung, và tất nhiên, chi phí bị “đội” lên tới mức không thể tin nổi, tổng cộng khoảng 102 triệu USD, trong khi tính toán ban đầu (năm 1957) chỉ là 7 triệu USD. Cũng vì sự cố Utzon mà công trình hoàn thiện chậm 10 năm – 1973 – thay vì đúng vào ngày quốc khánh 26/1/1963. Buổi lễ khánh thành được tổ chức rất “hoành tráng” với sự có mặt của Nữ hoàng Anh, Elizabeth II, hàng triệu người tham dự, được truyền hình trực tiếp, pháo hoa tưng bừng trên nền nhạc bản giao hưởng số 9 của Beethoven.

READ MORE

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999.

Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, 5.

Hội An, Haisfo, Haiso, Cotam, Faifo hay Đô Thị – Thương cảng, lâu đã đi vào lịch sử Việt Nam và đã được nhắc đến trong tư liệu nhiều nước Đông á, Đông nam á và một số nước phương Tây.

Đô thị – Thương cảng Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Đông Nam. Phía Đông Đô thị cổ Hội An nối với biển Đông qua cửa Đại. Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Tây giáp huyện Điện Bàn. Vào các thế kỷ trước, Hội An còn thông thương với Đà Nẵng bằng con sông Cổ Cờ. Thông qua sông Thu Bồn, Đô thị cổ Hội An nối với Kinh đô Trà Kiệu, với khu thờ tự Mỹ Sơn ở thượng lưu, và thông qua các đường sông, đường bộ, nối với núi rừng giầu lâm thổ sản miền Tây, cũng như với Kinh đô Phú Xuân – Huế ở phía Bắc và các Dinh trấn phía Nam. Hội An ở giữa vùng đồng bằng giầu có của xứ Quảng và giữ một vị trí đầu mối giao thông thuận lợi với các thị trường trong nước và với hệ thống hàng hải quốc tế.

Thương cảng Hội An hình thành trong khoảng thế kỷ 15-16, thịnh đạt trong thế kỷ 17-18, nhưng trước đó rất lâu (từ thế kỷ 2 SCN trở về trước), vùng đất Hội An đã nằm trong địa bàn phân bố của văn hoá tiền Sa Huỳnh – đến Sa Huỳnh và còn là một cảng thị trọng yếu của Champa (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15). Cửa Đại Chiêm, Cù Lao Chàm cùng nhiều di tích văn hoá Champa cổ được phát hiện trong thời gian gần đây đã chứng minh về giai đoạn tiền đề trong lịch sử phát triển của đô thị – Thương cảng Hội An.

images288169 hoian1

Đô thị cổ Hội An – Chùa cầu

Trong thời thịnh đạt, đặc biệt trong nửa đầu thế kỷ 17, Hội An là trung tâm mậu dịch lớn nhất của Đàng Trong và cả nước Đại Việt, là một trong những thương cảng sầm uất của vùng biển Đông nam á. Trung tâm hoạt động của thương cảng là vùng bến cảng cùng phố chợ buôn bán nằm trên bờ biển Bắc sông Thu Bồn, nay là vùng nội thị của Thị xã Hội An gồm các phường Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô. Nhưng phạm vi thương cảng lúc đó còn mở rộng ra cả hai bên bờ Bắc, bờ Nam dòng sông bao gồm những nơi neo đậu tầu thuyền như đầm Trà Nhiêu, Trung Phường, Trà Quế…Cảng Sông Hàn ở phía Bắc và có thể coi đó chính là các vệ tinh của Đô thị – Thương cảng Hội An. Phía trên sông Thu Bồn là Dinh trấn Thanh Chiêm của Quảng Nam, nơi các tàu thuyền ngoại quốc muốn hoạt động buôn bán ở Hội An phải đến trình báo, là các thủ tục hải quan. Có thể hình dung Đô thị Hội An với không gian hoạt động rộng lớn như vậy.

Nhờ ở vào vị trí địa lý thuận lợi nên hàng hoá từ bốn phương trong nước tụ về Thương cảng Hội An. Rồi lại chính từ thương cảng này, hàng hoá trong nước với những sản phẩm nổi tiếng như tơ, tằm, gốm, sứ, trầm hương, yến sào…được thuyền buôn các nước chuyển tải đến nhiều nước Đông á, Nam á, Đông nam á và một số nước phương Tây. Hàng hoá nước ngoài cũng từ Hội An được toả khắp mọi miền đất nước.

Hội An là cửa ngõ của Đàng Trong – Việt Nam thông thương với thế giới bên ngoài. Tầu thuyền của Nhật Bản, Trung Quốc, các nước vùng biển Đông nam á như Thái Lan Philippin, Indonesia, Malaysia, ấn độ…và một số nước Châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp…hàng năm cập bến mở hội chợ từ 4 đến 6 thàng liền. Nhiều kiều dân nước ngoài, nhất là người Hoa, người Nhật đã được Chúa Nguyễn cho phép ở lại lập phố, mở cửa hàng buôn bán, được sống theo phong tục riêng. Thế kỷ 17, Hội An có “phố Nhật”, “phố Khách”, có thương điếm Hà lan…và đó là một trung tâm giao lưu kinh tế rộng lớn, một Đô thị- Thương cảng có tầm cỡ quốc tế. Đó cũng là kết quả của một thời kỳ đất nước mở cửa trong bối cảnh phát triển của hệ thống buôn bán với khu vực và thế giới. Trong thời kỳ này, Hội An còn là trung tâm giao lưu văn hoá Đông – Tây, là một trong những cái nôi chính hình thành chữ Quốc ngữ, là trung tâm truyền bá đạo Thiên chúa, đạo Phật ở Đàng Trong.

Sang thế kỷ 19, do nhiều nguyên nhân bên trong và bên ngoài, do cả những biến đổi của địa hình sông nước, hoạt động kinh tế và vai trò của Hội An suy giảm dần kết thúc thời kỳ thương cảng thuyền buồm và nhường chỗ cho thương cảng thuyền máy Đà Nẵng phát triển (từ cuối thế kỷ 19). Nhưng cũng nhờ đó, Hội An tránh được những biến dạng của một đo thị cận đại để bảo tồn cho đén ngày nay – một quần thể Đô thị – Thương cảng cổ tương đối nguyên vẹn. Đó là di tích của các bến cảng, các phố cổ, các nhà ở kết hợp cửa hàng của nhân dân, các hệ thống nhà thờ tộc họ, các đình chùa, đền miếu, các hội quán của người Hoa, những mộ người Nhật, người Hoa và chiếc cầu mang tên cầu Nhật Bản…Những loại hình kiến trúc phong phú đa dạng đó, cùng với lối sống, phong tục tập quán, lễ hội…của cộng đồng dân cư Hội An còn như tấm gương phản ánh chặng đường dài của quá trình giao thoa, hội nhập, tiếp biến văn hoá, tạo nên một sắc thái văn hoá riêng Hội An vừa mang tình dân tộc, bản địa, vừa có sự hài hoà giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh.

Đô thi – Thương cảng Hội An với hạt nhân Phố cổ là di tích lịch sử, là di sản văn hóa vô giá thuộc loại quý hiếm trên thế giới đã được Chính phủ CHXHCN Việt Nam công nhận và xếp hạng di tích Quốc gia (năm 1985), được dư luận trong nước và thế giới trân trọng đánh giá cao. Năm 1985, Hội thảo Khoa học Quốc gia và năm 1990, Hội thảo Khoa học Quốc tế về Đô thị cổ Hội An đã được tổ chức ở ngay tại Hội An, tại Đà Nẵng với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Năm 1995, Hội Bảo trợ Di sản Văn hoá – Kiến trúc Hội An được thành lập nhằm vận động những cá nhân và tổ chức trợ giúp cho công việc bảo tồn, tôn tạo khu di tích Phố cổ Hội An. Đặc biệt, ngày 01-12-1999, UNESCO công nhận Khu Phố cổ Hội An là Di sản Văn hoá Thế giới đã là khẳng định vị trí và sự góp mặt của Di sản Văn hoá Hội An trong kho tàng Di sản Văn hoá nhân loại.

READ MORE

Nhà thờ Ðức Bà (Chartres)

Thời cổ, Chartres là kinh đô của người Goloe(Pháp). Sau các lần xâm chiếm của người Norman, Chartres chính thức trở thành thái ấp của Hoàng Gia. Là một công trình kiến trúc rất lớn mang phong cách Gotique, nhà thờ Chartres còn được biết dưới cái tên khác mà cả thế giới đều ngưỡng mộ: Nhà thờ Ðức Bà Paris – Notre Dame. Ði vào kiệt tác văn học vĩ đại của Alecxandr Dumas “Nhà thờ Ðức Bà”…

Ngôi Thánh đường có vẻ đẹp hoành tráng này được chính thức xây vào khoảng năm 30 thế kỷ XIII, nhưng trụ hành lang phía Tây là các tháp còn lại của một công trình được dựng trước thế kỷ XII. Chính vì thế nó thể hiện một sự phong phú táo bạo trong quan niệm kiến trúc.

Với các kích cỡ 16,4 m rộng, 30 m dài, 32 m cao, các bậc thầy xây dựng đã dám bỏ dàn thuyết giáo thay bằng hồi lang, các trụ xây hình cung để đỡ tường. Gian phủ giáo đường kéo dài đến chỗ hát kinh bởi một hồi lang kép quanh Thánh đường.

Chính điện mở ra mặt tiền bằng 3 cửa chính trên có hình những quãng đời của Chúa Jesus.Cửa phía bắc, nam được trang trí bằng các bức tượng đặc sắc thể hiện Kinh Cựu ước và Kinh Thánh truyền thống. Trên cao cùng với những đỉnh đá mũi nhọn có mái, là hai gác chuông cổ nhưng một cái thì được xây vào thế kỷ XII, cái còn lại ở thế kỷ XVI. Có thể nói toàn bộ Nhà thờ là một bảo tàng, một bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật cổ, đẹp và phong phú nhất thế giới, tiêu biểu nhất là tượng Ðức Mẹ Ðồng Trinh – kiệt tác được rất nhiều du khách cúi mình chiêm ngưỡng.

READ MORE

Bhuvanesvar – thành phố thánh của Ấn Độ giáo

Được xây dựng trên vùng đầm lầy ven biển Orissa, thành phố thánh Bhuvanesvar được nhắc đến như là một trong những kỳ quan của Ấn Độ.

Thành phố của những ngôi đền này được so sánh như một “toà thánh” của Ấn Độ bởi sự hùng vĩ của những ngôi đền tượng trưng cho núi vũ trụ Mêru, dù tầm quan trọng của nó về mặt tôn giáo không bằng các thánh địa khác của Ấn Độ giáo trên đất nước này.

Những di chỉ khảo cổ cho thấy thánh địa này đại diện cho toàn bộ nền văn hóa và nghệ thuật Orissan, một nền nghệ thuật có chiều dài lịch sử từ thế kỷ III trước công nguyên, đến thế kỷ XVI với bốn giai đoạn phát triển.

lingaraja 3v

Thời kỳ xây dựng rầm rộ nhất vào thế kỷ VII với hàng ngàn ngôi đền được dựng lên. Tuy nhiên, những ngôi đền đẹp nhất của ngôi đền này còn nguyên vẹn quy mô và dạng thức kiến trúc hiện nay chỉ còn khoảng 30 công trình. Hầu hết những công trình này được xây dựng xung quanh hồ Bindu Sagar, nơi mà theo truyền thuyết của Ấn Độ giáo, hội tụ và chứa đựng các dòng nước thánh ở Ấn Độ.

Các ngôi đền này dù khác nhau về kiểu dáng nhưng kiến trúc của chúng như thể một hòn núi nhô lên từ lòng đất với hai dạng chính: Rekha – hình nón dạng tổ o­ng với chóp hình nón và Bhadra giống như dạng kim tự tháp được đắp cao.

gour govinda 1v

Phía trước nhiều ngôi đền đựơc đánh dấu bằng một cổng dẫn bằng đá trang trí rất hoa lệ và chỗ để thắp đuốc trong các buổi lễ tế. Cấu trúc của các đền thờ này được xây bằng những vòm khung với tay đỡ, những tảng đá lớn được xếp như những kim tự tháp lõm chồng lên nhau.

Một ngôi đền là một tuyệt tác của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trang trí. Trong khi những trang trí bên trong đền thường đơn giản thì trang trí bên ngoài rất cầu kỳ với những hình chạm khắc rườm rà thể hiện và phản ánh tất cả các khía cạnh của tôn giáo cũng như đời sống, tạo nên một không khí vừa linh thiêng vừa thế tục.

ganesa01

Nếu như đền Parashurameshwar, ngôi đền cổ nhất ở Bhuvanesvar, được tạo hình với mái vòm nổi tiếng với các cửa sổ mắt cấp bằng đá và những chú lùn nhảy múa thì cách đó vài trăm mét, ngôi đền Muktesvak được gọi là “giấc mơ trên đá sa thạch” với bề mặt được tạo hình bởi hình ảnh các vị thần, các đôi nam nữ khoả thân.

Hay đó là đền Kedaresvar đắp nổi hình tượng thần khỉ Hanuman và nữ thần Dugar oai nghi đứng trên lưng voi… Tuy nhiên ngôi đền nổi tiếng nhất là Lingaraja được xây khoảng năm 1000 với ngọn tháp chính cao hơn 54m. Phần nền của ngôi đền này được xây phức tạp hơn những ngôi đền khác với một nhóm hành lang đối xứng để tiến hành các nghi lễ tôn giáo và lễ hội.

Với những gì còn lại sau những xâm thực của thiên nhiên, bằng sự huy hoàng và tráng lệ vẫn đang hiện diện và sống động như cuộc sống hiện tại, Bhuvanesvar được xem là niềm tự hào của kiến trúc Ấn Độ giáo. Và như đại thi hào Tagor đã viết, Bhuvanesvar là “nơi ở của Thượng đế được bao phủ bởi những cái thiện và cái ác, cái vĩ đại cũng như cái tầm thường và những hoạt động của con người… Cuộc sống này là đền thánh đời đời của ngài”.

READ MORE

Nhà hát Esplanade (sầu riêng) ở Singapore

Nhà hát Esplanade trên vịnh Marina là niềm tự hào của người dân đảo quốc sư tử Singapore. Họ gọi nhà hát với cái tên thân mật “Quả sầu riêng” vì thiết kế độc đáo. Tên gọi này cũng tự nhiên trở thành “ngôn ngữ quốc tế”.

E1

Esplanade Theatre nhìn từ trên cao.

“Nhà hát sầu riêng” là một trung tâm biểu diễn nghệ thuật “hoành tráng” nhất của đảo quốc Singapore, tọa lạc trên diện tích rộng 6 ha. Nhà hát chính có sức chứa 2.000 chỗ. Ngoài ra còn có một phòng hòa nhạc 1.600 khách. Esplanade có cả studio, thư viện, trung tâm nghệ thuật ngoài trời dành cho những buổi biểu diễn cuối tuần (chứa được khoảng 1.000 người trong đó có 200 chỗ ngồi), bãi đỗ xe ngầm, trung tâm thương mại, ẩm thực, khách sạn và trung tâm hội nghị quốc tế…

E10

Hành lang trong nhà hát.

Công trình được thực hiện bởi hai công ty kiến trúc là Michael Wilford & Partners (có trụ sở chính tại London) và DP Architects (Singapore). Trong bản thiết kế đầu tiên được giới thiệu trước công chúng năm 1994, tòa nhà có những lớp kính trang trí xung quanh. Thiết kế này đã bị chê bai vì dễ gây hiệu ứng nhà kính, nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tại Singapore. Chính vì vậy, Giám đốc DP Architects đã áp dụng một vài thay đổi. Giải pháp tạo “bóng mát” đã được sử dụng, đó là dùng vật liệu nhôm có sơn phủ, cách điệu thành những hệ mái nhỏ. Nhờ thế, nhà hát có dáng vẻ tương tự như quả sầu riêng. Và cái tên “Nhà hát sầu riêng” bắt nguồn từ đó.

E5

Nhà hát 4 tầng nhưng dù ngồi ở đâu cũng ông bị che tầm nhìn.

E4

Phòng hòa nhạc với 1.600 chỗ ngồi.

“Nhà hát sầu riêng” mở cửa ngày 12/10/2002. Kinh phí đầu tư xây dựng ước tính khoảng 1 tỷ đô la Singapore. Nhà hát chính có sân khấu lớn nhất Singapore với kích thước 39 x 23 m. Với 4 tầng, gần 2.000 chỗ ngồi, nhưng tầm nhìn của khán giả sẽ không bị ảnh hưởng bởi hàng ghế xa nhất chỉ cách sân khấu khoảng 40 m. Phòng hòa nhạc có thể chứa được chừng 120 nhạc công một lúc. Nơi đây thường xuyên tổ chức những buổi biểu diễn mang tầm cỡ quốc tế. 84 máy tính được huy động để điều khiển hệ thống cửa ra vào. Mỗi cánh cửa có trọng lượng từ 3 đến 11 tấn, cánh lớn nhất có chiều cao 10,5 m, cánh nhỏ nhất là 2,2 m. Để phục vụ cho hoạt động, nhà hát có 4.470 ống kỹ thuật, với 610 điểm nối khác nhau.

E9

Một tác phẩm nghệ thuật trong nhà hát.

Một studio nhỏ có thể chứa được 250 người là không gian lý tưởng cho những màn trình diễn phạm vi nhỏ, cũng như các buổi thuyết trình và gặp gỡ thân mật. Ngoài ra, còn có một sân khấu nhỏ khác, dành cho hơn 200 người, thích hợp cho các buổi tập của những nghệ sĩ sẽ biểu diễn trong sân khấu chính.

E8

Hệ thống mái vòm và cửa ra vào hoành tráng.

Khách du lịch đến Singapore hầu như đều không bỏ qua cơ hội thăm Esplanade vào tất cả các ngày trong tuần. Mỗi tour kéo dài 45 phút với giá vé cho người lớn là 8 đô la Singapore và trẻ em là 5 đô la Singapore.

 

READ MORE

Công trình cầu Goden gate – Sanfrancisco

Là biểu tượng của San Francisco, cầu lớn Golden Gate tạo hình màu vàng quýt sẫm làm tôn vẻ đẹp của cả nước Mỹ, là một trong những cầu kéo nghiêng dài nhất thế giới.

Ngày 27/5/1937, khi chiếc cầu lớn Golden Gate nối liền San Francisco và huyện Malin thông xe, những người từng tuyên bố cây cầu không thể hình thành đều đồng loạt im lặng.

2%20%283%29

Cầu lớn Goden gate

Để xây dựng xong công trình dài 2,7 km này, người ta đã phải hoạt động cật lực trong vòng 4 năm, với đủ gian nan vất vả, chiến thắng sóng lớn, nước chảy xiết và sương mù dày đặc cùng hàng nghìn người thương vong.

2%20%284%29

Cây cầu do công trình sư Joseph Strauss thiết kế, cố vấn kiến trúc là giáo sư Oven Noro. Trong thời gian 20 năm, khẩu độ của cầu Golden Gate được coi là lớn nhất thế giới. Thân cầu giữa hai tháo cầu có khoảng cách 1.280 m, tháp cầu cách mặt nước cao 227 m. Nến tháp cầu phía Nam là bộ phận nguy hiểm nhất của công trình này. Khi xây dựng đệm chạm bê tông khổng lồ, để thiết kế cửa ụ kiểu hòm nổi chìm xuống, công nhân phải bắc cầu trên xà lan, sóng lớn nâng họ lên, rồi ném họ xuống không thương tiếc.

1

Khi hai tháp cầu đã định vị, công nhân lại phải trèo lên đường thông hẹp treo lơ lửng giữa khoảng hai tháp cầu, cố định đường dây treo. Mỗi dây bằng thép đường kính 93 cm, do gần 30.000 sợi dây thép quấn thành. Cường độ cầu khiến người ta phải kinh sợ. Mỗi tháp cầu trên sợi dây thép phải chịu phụ tải vuông góc nặng 9,5 tấn. Mỗi gối thả neo ở bờ biển phải chịu sức chịu lực kéo khoảng 29.000 tấn.

2%20%288%29

Khi mới xây dựng cầu Golden Gate đã được sơn màu da cam quốc tế. Màu đỏ và màu da cam được coi là màu truyền thống của vật kết cấu thép, phòng gỉ truyền thống. San Francisco thường bị sương mù bao phủ, màu da cam giúp cho người đi đường nhìn rõ hơn hình ảnh cầu. Tuy nhiên, sương mù dày đặc nơi đây không ngừng phá hủy màu sơn truyền thống này. Các kiến trúc sư đã nghiên cứu siêng năng không mỏi mệt, phát minh ra cách pha chế sơn dầu vô hại, bảo lưu được màu da cam không bị tàn phai.

Rất nhiều đạo diễn điện ảnh đã chọn cảnh cầu Golden Gate cho bộ phim của mình. Golden Gate – một trong những bến cảng thiên nhiên an toàn nhất – mãi là niềm tự hào của thành phố San Francisco xinh đẹp.

READ MORE

10 điểm nên đến khi tham quan Paris

Paris – kinh đô ánh sáng – luôn là niềm mơ ước đỗi với mỗi người khi có dịp đặt chân tới. Mỗi viên gạch, mỗi công trình đều khiến ta phải trầm trồ và thán phục bàn tay tài hoa của con người. Nói đến Paris là ta nhớ đến Khải hoàn môn với đại lộ Champs Elysées rộng lớn, tháp Eiffel, nhà thờ Đức bà Parisvới câu chuyện về chàng Quasimodo và nàng Exmeralda xinh đẹp….

1. Thời Napoleon đệ tam, với tinh thần “đế chế”, nam tước Haussmann mở hàng loạt các quảng trường và trục đường lớn: 100km đường đô thị, 70km đường nông thôn. Việc chiếu sáng công cộng bằng khí đốt ở 32.320 điểm đã thực sự đem lại cho Parismỹ danh: Kinh đô ánh sáng. Công trình tiêu biểu nhất cho tình thần: hoành tráng – quyền uy – vinh quang của Parisđế chế là tổ hợp: trục đường Champs Elysées, quảng trường Ngôi sao và Khải hoàn môn. Cho đến nay, trên thế giới, chưa có đô thị nào có được một trục cảnh quan hoành tráng đến như vậy. Ý tưởng “đưa rừng Boulognevào Paris” của Nam tước Haussmann đã được thực thi. Quảng trường Ngôi sao do KTS Jacques Ignace Hittorff thiết kế với đường kính 240m, với 12 nhánh đại lộ toả ra như mặt đồng hồ, mà tâm điểm là Khải hoàn môn. Trục chính là đại lộ Champs Elysées rộng 70m. Các KTS cảnh quan Barillet-Deschamps, Jean-Charles Alphand là những người đã góp phần tạo nên một hình thức đại lộ tiêu biểu cho các đô thị hiện đại: đại lộ có dãy cây xanh lớn ở giữa và hai tuyến xe chạy 2 bên. Vào nă m 1806, Napoleon dự kiến đặt tại đây một Khải hoàn môn tôn vinh quân đội vĩ đại của mình. Đồ án được chọn là của KTS Jean Francois Chalgrin, theo tinh thần của Khải hoàn môn Titus ở Roma. Khải hoàn môn cao 50m, rộng 47m, dày 21m được dựng lên sừng sững. Tuy chưa bước chân qua cổng bao giờ, nhưng ông đã để lại cho Parismột công trình vĩ đại mà từ đó con người không dựng lại chiếc cổng nào lớn hơn nó. Đó là nơi mọi du khách đều đến chụp ảnh kỷ niệm, ngắm rồi mua sắm (đừng bỏ qua cơ hội chọn mua dầu thơm trong cửa hàng Sephora), nhâm nhi ly giải khát, tách cà phê hay ăn món nghêu luộc với khoai tây chiên trên đại lộ Champs – Elysées.

place%20des%20etoile

Quảng trường Ngôi sao với Khải hoàn môn

2. Nhà thờ Sacré Coeur, xây dựng từ 1876 đến 1914 theo kiểu thức La Mã – Byzantine, tuyệt đẹp nhờ tọa lạc trên ngọn đồi Montmartre, vòm cao 273 feet, là điểm cao thứ hai của thủ đô Paris sau tháp Eiffel. Đây là nhà thờ có lối kiến trúc đẹp mắt và rất vững chắc.

sacre%20coeur

3. Trung tâm văn hóa Georges Pompidou (còn được gọi là Beaubourg) (1971-1978) được xem là nơi cất giữ nhiều kho tàng nghệ phẩm thế kỷ 20-21 do còn là “ngôi nhà của Bảo tàng nghệ thuật hiện đại” (40.000 tác phẩm nhưng chỉ trưng bày 850). Công trình giống như một nhà máy công nghiệp với các lồng kính trong suốt bao quanh các thang tự hành và thang bộ, cấu kiện kiến trúc phơi bày, không gian kiến trúc đa năng và uyển chuyển, khỏe khoắn, tinh gọn, chính xác và thôi thúc khám phá. Bước vào đây ta không chỉ có cảm giác đứng trong một tòa nhà văn hóa mà còn chứng kiến cỗ máy văn hóa đang hoạt động và sản xuất các sản phẩm văn hóa cho nước Pháp và thế giới. Công trình là tác phẩm của 2 KTS lớn: Richard Roger và Renzo Piano.

pompidou1

4. Tháp Eiffel được xây dựng nhân triển lãm Paris1889, 100 năm Cách mạng Pháp. Tháp mang tên Gustave Eiffel, người đã cùng Etienne Sauvestre, KTS Maurice Koechlin vượt qua sự phản đối của dư luận lúc bấy giờ để dựng nên một tòa tháp 3 tầng, có hai nhà hàng Altitude 95 (tầng 1) và Le Jules Verne (tầng hai), cao 320,755m (kể đến đỉnh anten vô tuyến truyền hình); chân đế rộng 124,906m. Ngày quang mây có thể phóng tầm nhìn ra xa 90km. Với 22.000 ngọn đèn, ban đêm, tháp Eifel rực sáng như một sao chổi, gởi những thông điệp văn hóa của người dân Paris đương thời cho các thế hệ mai sau. Mua vé leo lên tầng cao chót vót, bạn nhớ tìm nơi chỉ dẫn nhìn về hướng Sài Gòn ở cách đó gần 10.000km.

tour%20eiffel

5. Hotel des Invalides được xây dựng để làm bệnh viện quân đội nhưng rồi đã là “chúng cư” của 4.000 gia đình, nhưng từ 1840 trở đi thì chuyển thành lăng tẩm của Napoléon.

Hotel%20des%20invalis

6. Cung điện Louvre được xây dựng trong nhiều giai đoạn, nhưng chủ yếu theo phong cách cổ điển Pháp thịnh hành nhất dưới triều đại Louis XIV (1643-1715). Louvre cổ gồm các công trình bao quanh Sân Vuông, là tác phẩm của các KTS Pierre Lescot, Lemercier, Claude Perrault. Louvre mới được xây dựng dưới thời đệ nhất đế chế, mà tác giả là các KTS Percier và Fontaine, dưới thời đệ nhị đế chế là các KTS Visconti và Lefuel. Khải hoàn môn Carrousel là một cổng chào không lớn nhưng rất đẹp, giúp cho Louvre thêm trang trọng. Đứng ở vườn Louvre bên cạnh Khải hoàn môn, ta thấy tháp Eiffel ở bên trái. Còn đứng ở giữa cổng Khải hoàn môn này, ta nhìn thấy Trụ biểu (Obélisque) Ai Cập trên quảng trường Concorde và Khải hoàn môn ở quảng trường Ngôi sao, cả ba công trình này cùng nằm trên một đường thẳng.

Một công trình kiến trúc độc đáo mà ta không thể bỏ qua là Kim tự tháp thủy tinh của KTS người Mỹ gốc Hoa Ieoh Ming Pei. Với kích thước mỗi cạnh 35.40m; cao 21.65m; kim tự tháp thủy tinh có kích thước rất vừa phải và tỷ lệ thích hợp với không gian của tổng thể cung điện Louvre. Những kích thước này đã được tính toán kỹ lưỡng theo các quy luật tỷ lệ vàng được áp dụng từ xa xưa mà Leonardo da Vinci tổng kết.

Cung điện Louvre là nơi du khách nên dành ít nhất trọn một ngày tham quan vì có đến 400.000 nghệ phẩm, cổ vật (chỉ thường xuyên trưng bày 35.000 trong đó có tượng vệ nữ Milo, tranh Mona Lisa của Leonardo da Vinci, tượng nữ thần chiến thắng…).

louvre

7. Bảo tàng Cluny, xây dựng vào thế kỷ 15 để làm nơi ăn nghỉ, nay là một nơi cất giữ nhiều cổ vật La Mã, nghệ phẩm giá trị.

Cluny%20museum

8. Bảo tàng Orsay cất giữ nhiều nghệ phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng trong thời gian từ 1848 đến 1914 như Monet, Delacroix, Manet, Courbet, Cézanne, Van Gogh, Renoir, Matisse…

orsay%20museum

9. Bảo tàng Picasso có 203 bức tranh, 191 bức tượng, 85 đồ sành sứ cổ và hơn 3.000 bản thảo, bức phác hoạ của nghệ nhân nổi tiếng nhất thế giới.

Picasso%20museum

 

10. Nhà thờ Đức bà Paris, một kiệt tác và điển hình của kiến trúc gô-tích Paris, khởi công xây dựng năm 1163 và chỉ hoàn tất sau đó hai thế kỷ, là đại giáo đường Công giáo La Mã nổi tiếng nhất sau đền thờ Thánh Phêrô ở Roma. Nhà thờ cũng gắn liền với tác phẩm nổi tiếng “Thằng gù nhà thờ Đức bà” của đại văn hào Pháp Victor Hugo. Nhà thờ được xây trên nền 2 nhà thờ cũ: Saint Etienne và thánh đường Đức bà. Việc khởi công được tiến hành bằng buổi lễ đặt viên đá đầu tiên của giáo hoàng Alexandre III. Thánh đường gồm một sảnh chính với 10 gian; mỗi cánh bên gồm 2 tay, mỗi tay có 3 gian; một điện gồm 4 gian và hậu cung được vây quanh bởi hai dãy hành lang. Chiều cao tính đến đỉnh tháp là 63m.

notre dame orig

READ MORE

Cafe Gió và Nước

Khoảng 1 năm trở lại đây, công trình cafe Gió và Nước (wNw) tại số 6/28T khu 3 Phú Thọ, Thủ Dầu Một, Bình Dương đã trở nên nổi tiếng khắp giới kiến trúc, bởi thiết kế độc đáo. Chủ nhân của công trình này là KTS Võ Trọng Nghĩa và các cộng sự.

Kiến trúc cafe gió và nước

Kiến trúc cafe gió và nước

 

Ý tưởng đặc biệt nhất của công trình là ứng dụng nguyên tắc khí động học. Công trình sử dụng năng lượng gió và khả năng làm mát của nước để tạo thành máy điều hòa tự nhiên, tiết kiệm được chi phí mua máy điều hòa, chi phí vận hành máy điều hòa và năng lượng điện sử dụng.

Kiến trúc cafe gió và nước

Kiến trúc cafe gió và nước

Toàn bộ nguyên liệu xây dựng quán là từ 7.000 cây tầm vông – vật liệu truyền thống, thân thiện với con người Việt Nam. Không sử dụng nhiều năng lượng khi xây dựng nhờ những vật liệu tự nhiên nên năng lượng được giảm tối đa. Cây tầm vông sinh trưởng nhanh, nhiều, 5 năm là thu hoạch do đó dẫn đến giá thành công trình rẻ (10.000 đồng/cây).

Kiến trúc cafe gió và nước

Kiến trúc cafe gió và nước

Cây tầm vông được xử lý theo phương pháp truyền thống, ngâm sình, hun khói, đảm bảo thẩm mỹ và không gây độc hại, chi phí thấp, độ bền cao… nên không gian được mở rộng. Cả kiến trúc đều không có cột bê tông, hay trụ chống mà chỉ đỡ nhau bằng những dây giằng vững chắc nhưng không kém phần mềm mại, nhờ những đường cong kỹ thuật. Mái hình chữ V được liên kết bởi hàng nghìn cây nên tạo được không gian thoáng và có khẩu độ lớn (lớn nhất là 12 m).

Kiến trúc cafe gió và nước

Kiến trúc cafe gió và nước

Giữa không gian sàn uống cà phê là một hồ nước nhân tạo. Thoạt nhìn đáy hồ sâu thăm thẳm, nhưng thực ra hồ chỉ cạn chưa đến gối, chính cách tận dụng màu sắc đá đen tạc dưới đáy hồ mang đến cảm giác rất sâu. Nơi khách ngồi uống cà phê thấp hơn mặt hồ. Theo lý giải của kiến trúc sư thì cách bố trí mặt bằng như vậy giúp khách tận hưởng được luồng gió nước mát đưa từ mặt hồ sang.

Kiến trúc cafe gió và nước

Kiến trúc cafe gió và nước

Thời gian từ khi thiết kế đến thi công mất 1 năm, với tổng chi phí là 1,5 tỷ đồng cho khuôn viên quán rộng 1.403 m2 (1.070.000 đồng/m2).

READ MORE

Nhà mẫu The EverRich

Dự án The EverRich vừa khai trương nhà mẫu ngay tại vị trí dự kiến sẽ xây dựng 2 cao ốc cao 25 tầng với 300 căn hộ cao cấp. Giá bán chưa chính thức 18,5 triệu đồng/m2, căn hộ có diện tích 110-500 m2.

Đây là một dự án bất động sản lớn tại khu vực Phú Thọ (quận 11, TP HCM), trên diện tích 3,55 ha dự kiến sẽ mọc lên một khu trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ cao cấp… Theo thiết kế, sẽ có 7 cao ốc lần lượt được xây dựng trong dự án này.

Một loạt các dịch vụ tiện ích khác như quầy bar, sân chơi của trẻ, phòng tập Gym, hồ bơi, khu chăm sóc sắc đẹp – spa, nhà hàng, cà phê, phối hợp với sân tennis Phú Thọ ưu đãi cho những thành viên của The EverRich… cũng được chủ đầu tư là Công ty Phát Đạt đưa vào thiết kế với tham vọng trở thành dự án cao cấp cỡ 5 sao.

1

Phòng khách nhà mẫu.

Điểm nhấn đặc biệt của dự án là hồ bơi bằng kính trong suốt nối giữa 2 tòa tháp ở tầng 6. Đứng phía dưới nhìn lên, hồ bơi như một khối nước khổng lồ treo lơ lửng trên không. Ý tưởng này được xem như một thiết kế độc đáo của Công ty o­ng & o­ng, Singapore, đơn vị design The EverRich.

Một điểm khác với nhiều cao ốc đang được xây dựng tại TP HCM là The EverRich có thiết kế khu vực dịch vụ, với lối đi riêng dành cho người khuyết tật.

Dự án có khoảng không và tầm nhìn không bị hạn chế do phía trước giáp các đường lớn, phía sau nhìn ra trung tâm thể thao, trường đua Phú Thọ.Mạng lưới giao thông chính quanh khu vực này gồm các đường 3 tháng 2, Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt – những đầu mối giao thông huyết mạch, thuận lợi cho việc đi lại, liên lạc với các quận 1, 3, 10, 5, Tân Bình và vùng xung quanh.

Đây cũng là khu vực có nhiều trung tâm bán sỉ lớn, các trường đại học, bệnh viện như Bách Khoa, Đại học Y, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chợ Thiếc, chợ Lớn, chợ An Đông…

READ MORE

Khởi công xây dựng Bệnh xá Đặng Thùy Trâm

Bệnh xá Đặng Thùy Trâm mang một chút kiến trúc Tây Nguyên hòa quyện với cảnh quan dãy núi Trường Sơn, nông thôn Trung Bộ. Đây là nơi được thiết kế vừa để khám, chữa bệnh cho người dân, vừa có khu triển lãm, tưởng niệm, thư giãn để thu hút khách du lịch.

Thiết kế: KTS Nguyễn Ngọc Dũng và cộng sự.

DTT6

Bệnh xá Đặng Thùy Trâm trong quang cảnh buổi tối.

DTT1

Tổng thể công trình nhìn từ đường quốc lộ.

Công trình được xây dựng tại xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi do KTS Nguyễn Ngọc Dũng và các cộng sự thực hiện trong năm 2006. Khu đất xây dựng có diện tích 2.600 m2, với diện tích sử dụng chia cho từng tầng gồm có (tầng 1: 505 m2; tầng lửng: 144 m2; và tầng 2: 397 m2). Sân vườn và hồ nước cũng chiếm một diện tích khá lớn, khoảng hơn 1.500 m2 và 300 m2 đất dành cho giao thông.

DTT2

Lối vào khu truyền thống.

DTT3

Những bức tượng điêu khắc là điểm nhấn của công trình.

Khu bệnh xá có lối đi riêng, mái che với nhiều chỗ nghỉ ngơi, thư giãn, các tầng với các khu khám bệnh, xét nghiệm… được bố trí hợp lý. Khu truyền thống có lối đi riêng. Toàn bộ mặt tiền được che kính trong suốt, bố trí tượng, hình ảnh, kỷ vật… để tái tạo không gian khu bệnh xá xưa. Những bức tượng điêu khắc trong khuôn viên là các điểm nhấn thú vị của công trình. Khu thư giãn được bao bọc bởi cây xanh, hồ sen, tạo nét đặc trưng cho công trình. Kết cấu chịu lực chính của công trình là bê tông cốt thép, phù hợp với miền trung quanh năm chịu nhiều thiên tai.

Sáng 24/3/2006, tại xã Phổ Cường (Đức Phổ), Báo Tuổi Trẻ phối hợp với huyện Đức Phổ tổ chức lễ khởi công xây dựng Bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm. Công trình Bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm được xây dựng trên diện tích 4.200 m2, tổng kinh phí xây dựng trên 6,1 tỷ đồng, do bạn đọc cả nước đóng góp. Ngoài số tiền trên, rất nhiều đơn vị và tổ chức còn đóng góp các trang thiết bị y tế, nội thất công trình và vật liệu xây dựng…

Phát biểu tại buổi lễ khởi công, đồng chí Hoàng Văn Thái cho rằng: Công trình Bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm là công trình của hàng triệu triệu tấm lòng bạn đọc cả nước, với mong muốn đóng góp một điều gì đó cho mảnh đất vốn chịu nhiều đau thương, mất mát trong chiến tranh và cũng chính là nơi chị Trâm sống, chiến đấu và hy sinh. Chúng ta hãy xây dựng công trình này bằng những trái tim.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Kim Hiệu thay mặt Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân tỉnh nhà cảm ơn Báo Tuổi Trẻ đã phát động đợt quyên góp xây dựng bệnh xá đầy ý nghĩa này; tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để công trình hoàn thành đúng tiến độ, sớm đưa vào hoạt động, phục vụ khám chữa bệnh cho cán bộ và nhân dân địa phương.

READ MORE