Skip to Content

Category Archives: Wedo Tư vấn

Kiêng kỵ đúng và đủ khi xây nhà

Trước tiên cần xác định rõ về vấn đề thời điểm và kiêng kỵ trong xây nhà. Nhiều gia chủ xem ngày giờ dày đặc mọi công đoạn khi làm nhà, thực ra là không cần thiết. Theo các kiêng kỵ của dân gian và tư liệu phong thuỷ chính thống thì chỉ cần xem xét ngày giờ khởi công và nhập trạch (đầu và cuối) là đủ. Phần còn lại hãy để nhà thầu, đội thợ tuỳ cơ ứng biến, miễn sao hợp với tiến độ đề ra, thuận thời tiết khí hậu, đảm bảo kỹ thuật. Chứ nếu vì ngày giờ tốt mà đúc bêtông lúc nửa đêm, đào móng hôm trời mưa hoặc lợp mái ngày sấm chớp thì không hợp lý, thiếu khoa học, vi phạm an toàn lao động nữa.

Tiếp theo là vấn đề hoàn thiện mức nào thì dọn vào ở, và nếu nhà chưa xong phần nội thất thì có phải là phạm phong thuỷ chăng? Lần ngược lại lịch sử văn hoá ăn ở truyền thống của dân tộc ta sẽ thấy ngôi nhà thời xưa hầu như không tách phần thô và phần hoàn thiện. Nhà bằng khung gỗ là chính, có bổ sung thêm gạch, đá hay ngói… nói chung là các chất liệu tự nhiên và thô mộc, nên hầu như khi cất nóc (lợp mái) xong là nhà đã xong, có thể dọn đồ vào ở, và giữa các ngôi nhà cùng một địa phương nói chung không có sự khác biệt đồ đạc gì nhiều (trừ nhà thuộc dạng dinh thự cầu kỳ hay cung điện vua chúa). Thời nay, tuỳ tiện nghi đa dạng nhưng tính thuần nhất về không gian và vật liệu không như thuở trước, nhà làm xong mà thiếu đồ đạc, thiết bị thì sẽ khó sinh hoạt thoải mái. Do vậy đa phần gia chủ đều muốn làm cho bằng hết các chuyện lớn nhỏ rồi mới vào ở. Nhưng cho dù nhà thiết kế và nhà thầu có chăm chút đến đâu thì ngôi nhà cuối cùng vẫn phải bàn giao cho gia chủ, và từ đây bắt đầu một tiến trình mới có liên quan chặt chẽ đến cuộc sống của người cư ngụ. “Của bền tại người”, nhà ở có an lành và hài hoà phong thuỷ hay không là nhờ vào thực tế sử dụng của gia chủ. Do vậy, hoàn thiện nhà ở nên lưu tâm hai chữ: nhẫn và khiêm.

nha-3-tang-1

Nhẫn là sự nhẫn nhịn, không hơn đua tranh giành với láng giềng và môi trường chung quanh, biết bền bỉ tạo dựng nơi ăn chốn ở hài hoà, không nóng vội. Kinh nghiệm về nhẫn có khá nhiều, ví dụ như làm xong nhà chưa nên vào ở ngay (vì vật liệu đang còn mới, có một số chất độc phải một thời gian sau mới bay hết), hoặc chọn tranh ảnh và vật dụng không nên theo lối lấp đầy cho xong. Cần kiên trì chọn lựa những vật dụng phù hợp với không gian sống của mình, nên đòi hỏi thời gian “chung sống” đủ lâu thì mới vỡ lẽ ra nhiều điều mà ngay cả thiết kế nội thất rất chi tiết cũng không thể lường hết được.

Còn chữ khiêm thể hiện qua sự nhún nhường, tránh phô trương hình thức mà tập trung cho nội dung của góc sống riêng mình, không chịu sự chi phối của bên ngoài mà cũng không đối nghịch với ngoại cảnh. Ta có thể thấy ngôi nhà truyền thống của cha ông ít đặt nặng đến vấn đề “mặt tiền” như hiện nay mà chủ trương hài hoà thiên nhiên, đồng bộ với cảnh quan của cả cộng đồng chung quanh. Đây là điều mà chúng ta cần suy nghĩ bởi hiện nay đang còn rất nhiều gia chủ muốn phô trương mặt tiền, chạy theo hình thức bên ngoài mà thiếu quan tâm đến các giá trị cộng đồng, xâm hại vào cảnh quan chung.

Về mua sắm đồ nội thất, phong thuỷ xác định nên tránh chi phí tốn kém vào những vật dụng trang trí đắt tiền nhưng bố trí thiếu phù hợp, cụ thể như một vài vấn đề thường gặp sau:

– Treo gương không đúng cách: gương (kính thuỷ) hướng vào giường ngủ, vào bàn làm việc, vào các không gian riêng tư trong khi mục đích chính của gương là để phản chiếu xung sát, nhà ở không phải là tiệm vàng hay tiệm hớt tóc.

– Dùng tranh, ảnh, tượng không phù hợp: quá nhiều kích cỡ, chủ đề lộn xộn, không phân biệt chính phụ, nội dung tranh ảnh gây tác động tâm lý xấu.

– Vật dụng thiếu tương thích: vật dụng có thể đắt tiền nhưng lại không phù hợp như đặt quá nhiều máy móc thiết bị trong không gian ngủ, để xe cộ lẫn vào nơi sinh hoạt.

– Dùng đèn sai lệch: đèn là nguồn năng lượng dương cho ban đêm, nếu không đủ sáng hoặc ngược lại, thừa sáng, sẽ ảnh hưởng đến thị giác và tâm lý người cư ngụ. Một số nhà ở thiết kế đèn theo phong cách quán xá hoặc gallery, không phù hợp với sinh hoạt hàng ngày.

Tóm lại, biết kiêng kỵ đúng và đủ, không thái quá trong làm nhà cũng giống như biết phòng bệnh, sinh hoạt, ăn uống điều độ. Khi hiểu rõ nhu cầu bản thân và gia đình thì không phải lo ngại trước các truyền tụng thiếu cơ sở, tự chọn lựa được cách thức làm nhà hợp với bản thân và gia đình.

READ MORE

Lưu ý thiết kế nội thất cho căn hộ chung cư nhỏ

Trang trí nội thất nhà chung cư diện tích nhỏ. Bài toán đặt ra một vấn đề cho chúng ta là “làm thế nào để có một không gian sống như mong muốn? Làm sao để có một căn hộ tuy nhỏ mà vẫn đầy đủ tiện nghi mà vẫn mang đậm phong cách cá nhân của gia chủ “.

READ MORE

Ý tưởng mới: Rèm xanh thân thiện với môi trường

Ngăn mà không cách, những bức rèm thân thiện, gần gũi tự nhiên này sẽ giúp căn nhà bạn trở nên xanh mát, rộng thoáng. Hãy vẫn dụng những ý tưởng mới trong việc sử dụng “Rèm xanh”.

READ MORE

Bố trí hợp lý phòng ngủ rộng 10-12 m2

Với những phòng ngủ chỉ khoảng 10-12 m2, để thông thoáng và gọn gàng, bạn cần tạo sự đơn giản về màu sắc và đường nét, tránh sắp xếp nhiều đồ vật không cần thiết.

Màu sắc tươi sáng giúp căn phòng trông lớn và rộng rãi hơn. Do đó, bạn nên sơn tường và trần màu sáng hoặc trắng. Bên cạnh đó, phòng ngủ tạo cảm giác thoáng đãng nếu được bố trí gương.

Những kệ nhỏ và giá treo đồ trên tường là một lựa chọn tốt cho phòng ngủ hẹp. Bạn không nên sử dụng những vật dụng cồng kềnh, rườm rà, thay vào đó là các đồ nội thất có tính chất liên hoàn, như bàn ghế, giường tủ đồng bộ về chất liệu, màu sắc. Một chiếc giường ngủ với ngăn kéo là lựa chọn thông minh cho căn phòng diện tích nhỏ.

Nếu phòng có quá nhiều đồ, chủ nhân nên dùng loại giường có ngăn kéo phía dưới, tủ đứng để chứa góc học tập, bàn trang điểm có thể kết hợp làm bàn làm việc…

10 ý tưởng thiết kế nội thất phòng ngủ nhỏ:

bo_tri_hop_ly_phong_ngu-1

 

bo_tri_hop_ly_phong_ngu-2

 

bo_tri_hop_ly_phong_ngu-3

 

bo_tri_hop_ly_phong_ngu-4

 

bo_tri_hop_ly_phong_ngu-5

 

bo_tri_hop_ly_phong_ngu-6

 

bo_tri_hop_ly_phong_ngu-7

 

 

READ MORE

Phong thủy giếng trời giúp cân bằng sinh khí

Không gian giếng trời, nếu khéo léo vận dụng ngũ hành trong khoa học phong thủy, sẽ đem lại sự hài hòa và cân bằng về trường khí nội thất.

READ MORE

Vị trí bàn thờ trong không gian kiến trúc hiện đại

Xu hướng thiết kế hiện nay thiên về chức năng sống tiện nghi, linh hoạt phần nào gây khó khăn cho việc dụng hợp hài hòa giữa không gian sinh hoạt và yếu tố tâm linh trong gia đình.

Việc tìm vị trí thích hợp cho nơi thờ cúng sao cho ý nghĩa và không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ là điều được nhiều gia chủ quan tâm. Nhiều gia đình dành hẳn một phòng riêng cho ban thờ, nhiều nhà lại thích đặt ở phòng khách, không gian sinh hoạt chính để tiện lợi hơn.

Một vài gợi ý sau sẽ giúp bạn phần nào:

Vị trí có thể bố trí ban thờ:

Không gian giữa nhà là nơi thích hợp nhất theo quan niệm truyền thống để tạo thành một không gian mở, có thể gần khu vực thư giãn như giếng trời, tiểu cảnh và cũng có thể là khu vực trang trọng và linh thiêng. Khu vực này không nhất thiết phải rộng nhưng cần thể hiện được yếu tố tâm linh, tưởng nhớ người thân của gia đình và cần hài hòa với không gian trong nhà.

ban-tho-1

Nếu đặt ban thờ ở phòng khách thì sự kết hợp này cần có những vật dụng, họa tiết trang trí tương đồng, có đường nét chứ không đơn điệu là tấm gỗ phẳng lì. Muốn tạo được sự riêng tư, kín đáo, gia đình có thể sử dụng tấm màn che thích hợp nhất hoặc bố trí cửa lùa ở góc phòng, khi làm lễ có thể kéo cửa lại.

Ở nhà phố hiện nay, ban thờ thường được đặt ở tầng trên cùng của ngôi nhà, một căn phòng rộng và riêng biệt bởi việc đặt ban thờ ở giữa nhà không còn hợp với phong thủy vì hướng khói nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe các thành viên trong gia đình. Đặt ban thờ trên cao, gia đình có thể bài trí theo tín ngưỡng, không bị bó hẹp về diện tích, không gian kiến trúc xung quanh. Vị trí ban thờ cao thì thể hiện sự trang trọng, ở thấp thì tạo cảm giác ấm cúng, gắn bó.

Bài trí ban thờ thế nào?

So với các vật liệu khác, gỗ là đồ thích hợp nhất trong phòng thờ, màu sậm mang tính tôn nghiêm, trang trọng. Đối với nền của căn phòng, cần phải sử dụng màu nhẹ, tránh tương phản mạnh làm “khuấy động” không gian vốn cần sự tĩnh lặng.

READ MORE

Nguyên tắc chọn và trồng cây hợp phong thủy

Xưa nay, việc trồng cây xanh luôn được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường sinh khí cho nhà ở. Cỏ cây tươi nhuận biểu hiện cho sinh khí thịnh vượng, dồi dào.

Dựa vào thiên nhiên khi sắp xếp nhà cửa thông qua dùng cây xanh (Mộc pháp) và mặt nước (Thủy pháp) là cách ứng xử chủ đạo giúp phong thủy dương trạch được hài hòa.

Mộc pháp là cách chọn và trồng cây sao cho phù hợp phong thủy (từ toàn cục đến chi tiết của nhà ở). Đối với vùng nông thôn hay biệt thự nhà vườn, cây xanh là vành đai ngăn khí độc, giữ khí lành, cùng với mặt nước điều hòa vi khí hậu.

Tác dụng về phong thủy của cây cối là Tàng Phong Tụ Khí, một mặt ngăn che gió lạnh (đối với Việt Nam là từ các hướng bắc, đông bắc thổi xuống) và tạo bóng râm chống nắng gắt (từ các hướng tây, tây bắc), một mặt lọc bụi và giữ lại hơi nước, không ngăn cản gió lành từ hướng nam, đông nam thổi lên.

vuon-nhat-9

Do vậy, kinh nghiệm “trước cau, sau chuối” của ông cha để lại chính là cách trồng cây hợp khí hậu và phương vị, trong đó mối quan hệ giữa ngôi nhà với vườn trước, vườn sau, vườn bên, ao cá… khá chặt chẽ và hài hòa. Tuy nhiên, dù có đất rộng thì cũng không thể trồng cây tùy tiện lan tràn mà cần tuân thủ theo các quy luật về thực vật và phong thủy.

Ví dụ không nên trồng cây to rễ rộng trước cửa và sát tường, cũng không trồng cây lá rậm rạp trước nhà đầu hướng gió vì che khuất tầm nhìn và gió mát, khi xảy ra hỏa hoạn dễ cháy lan truyền (Mộc sinh Hỏa). Nếu trồng cây làm hàng rào thì thường xén ngang tỉa gọn, cây thân thẳng dáng đẹp hay kiểng quý thường trồng thành cặp cân đối, tránh đơn độc, nếu theo số lẻ thì thường là nhóm 3 hoặc 5 cây như cau kiểng, thiên tuế.

Như vậy khi chọn mua nhà đất, cần quan sát hướng của cây xanh so với nhà mình. Nếu mặt trước nhà nhìn ra hướng nhiều ánh sáng và gió thì cây trồng cần thưa thoáng để tăng tính dương, như các cây kiểng thấp, cây trồng chậu để dễ di chuyển thay đổi. Ở hướng tây và tây bắc tốt hơn là chọn cây chịu nắng và làm thêm dàn leo để chắn bức xạ gay gắt. Nhà hướng bắc hoặc đông bắc thì cây trồng nên có lá màu sáng để phản xạ thêm ánh sáng, hoặc lá dày, thân chắc để ngăn gió lạnh.

Về không gian sử dụng, nếu muốn trồng cây tạo bóng mát nên chọn các hướng có gió lành kết hợp cây với thảm cỏ. Nếu muốn trồng hoa cảnh – bonsai thì nên bố trí kề cận hàng hiên, hành lang, gần cửa sổ. Những cây như vạn tuế, thiên tuế, trường sinh, bằng phi, kim quít, bách tán… nên đặt tại vị trí trang trọng như trước sảnh, trục chính của nhà, nhưng cần bố trí bồn hay chậu sao cho tránh gây va chạm hàng ngày.

san-vuon-biet-thu-4

Cây là dương, đón nhận ánh sáng và hút nước từ đất (Âm Thủy), do đó nhìn cây xem được mạch đất tốt xấu chính là nhờ sự liên hệ Thủy Mộc tương sinh. Cây xanh kề cận mặt nước thường là cây thấp (vườn rau, vườn hoa) hoặc cây thân cao ít rụng lá (như cau, dừa nước). Thông thường khi nhà có nhiều nét thẳng vuông thì cây xanh, mặt nước nên bố cục uốn lượn mềm mại.

Về màu sắc cây cũng nên bổ sung, tương hòa với màu sắc ngôi nhà. Các yếu tố gây xung hại cho nhà ở rất đa dạng và đôi khi khó nhận biết. Ví dụ một lối vào đâm thẳng cửa chính (trực xung tiền môn), một cạnh tường chéo hay cầu thang đi thẳng ra ngoài cửa… Để khắc phục những xung hại này, đa phần nhờ giải pháp Tọa Hướng (xoay mặt cửa mặt nhà) và che chắn, trong đó che chắn bằng cây xanh là hữu hiệu hơn cả…

Hồ nước hay bể cá, non bộ trước nhà còn là điểm tụ thủy và tiểu cảnh thú vị nếu khéo sắp xếp, nên rất được ưa dùng trong nhà ở có sân vườn. Cây cối tươi nhuận biểu hiện sinh khí nơi cư ngụ. Sắp xếp hài hòa cây xanh, mặt nước trong nhà ở chính là giải pháp phong thủy hữu hiệu và thân thiện với môi trường, cải tạo tích cực vi khí hậu nơi cư ngụ.

READ MORE

Tính bậc cầu thang theo phong thủy

Cầu thang là không gian giao thông theo chiều đứng để tới được các tầng, các buồng trong nhà. Trong khoa học phong thủy, cầu thang được ví như xương sống của ngôi nhà và là nơi khí vận động mạnh, liên tục để đưa dòng khí lan tỏa đi các tầng trong nhà.

READ MORE

Lưu trữ thông minh cho phòng trẻ

Lưu trữ đồ đạc thế nào để bé có nhiều diện tích vui chơi nhất trong một căn phòng chật là điều khiến nhiều người đau đầu. Với vài ý tưởng dưới đây, các bậc cha mẹ sẽ bớt “luống cuống” hơn nhiều!

READ MORE

Mẹo trang trí phòng trẻ sơ sinh cực dễ thương

Hãy cùng Wedo tham khảo một số mẫu thiết kế phòng trẻ sơ sinh dưới đây sẽ bật mí một số kinh nghiệm cho các mẹ khi trang trí phòng cho baby đáng yêu của mình.

READ MORE

Xây nhà theo mệnh gia chủ

Mệnh của chủ nhà có ảnh hưởng lớn đến vượng khí, tài lộc, sức khỏe, tình cảm… của những người trong gia đình.

READ MORE

Chọn vật liệu chon kiến trúc nhà vườn

Trong thiết kế nhà vườn ngoài việc tạo lên các không gian thông thoáng, hình thức ăn nhập với thiên nhiên, việc áp dụng vật liệu phù hợp đóng vai trò quan trọng tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh cho ngôi nhà.

biet-thu-nha-vuon-dep-

Để có một ngôi nhà vườn như ý, cần rất nhiều các yếu tố, như việc bố cục hợp lý ngôi nhà trong tổng thể khu đất, kết hợp các yếu tố hướng nắng, hướng gió, của từng vùng miền địa phương vào ngôi nhà, cũng như việc kết hợp giữa công năng và phong thủy vào ngôi nhà như nào cho hợp lý……và một việc quan trọng đóng vai trò quyết định lớn tạo nên sự hoàn chỉnh của ngôi nhà là việc chọn và áp dụng vật liệu cho tổng thể ngôi nhà.

Chọn vật liệu cho kiến trúc nhà và nội thất

Vật liệu trong thiết kế nhà vườn thường là những vật liệu có xuất xứ từ địa phương, được sử dụng lâu đời, thường là gạch, tre, gỗ, nứa, đá… Đây là những vật liệu có xuất xứ từ thiên nhiên, gần gũi với môi trường và mang nét đặc trưng của từng vùng miền. Vật liệu truyền thống thường sử dụng trong kiến trúc ngoại thất (mặt tiền của ngôi nhà hay những mảng sân vườn tự nhiên có sự tham gia của cây cối) tạo yếu tố tự nhiên là nét đặc trưng của nhà vườn.

kien-truc-biet-thu-nha-vuon-06-Copy

Việc kết hợp giữa vật liệu truyền thống và hiện đại cũng mang đến những hiệu quả cao về thẩm mỹ.

noi-that-nha-vuon-1

Việc sử dụng những vật liệu tự nhiên trong nội thất nhà vườn là điều cần thiết, chỉ cần 1 điểm nhấn phù hợp về vật liệu đã mang đến cho bạn cảm giác rất thoải mái. Chọn vật liệu cho ngôi nhà cũng cần chú ý về tổng thể giữa vật liệu của nhà và vườn, phải có sự đồng nhất về gam mầu và chất liệu .

Chọn vật liệu cho tiểu cảnh, đường dạo nhà vườn

Những chi tiết tiểu cảnh dù dất nhỏ, như trong một tiểu cảnh cũng phải đồng bộ và cân nhắc tỉ mỉ về mầu sắc vật liệu.

SAN VUON 6

Một lối đi hay đường dạo nhỏ trong nhà vườn, cũng cần có sự kết hợp hài hòa giữa vật liệu và tạo hình, những loại vật liệu như đá ghép tương đối phù hợp khi sử dụng trong nhà vườn.

Chọn vật liệu cho ao, tiểu cảnh nước nhà vườn

SAN VUON 15

Trong nhà vườn phần cảnh quan như ao cá hay tiểu cảnh nước được rất nhiều gia đìnhyêu thích sử dụng, tuy nhiên phần lớn ao và tiểu cảnh nước được làm nhân tạo vì vạy sau khi sử lý bằng cách xây gạch hay bê tông cốt thép để dữ nước, các gia đình cũng nên sử dụng các loại đá cuội kết hợp để mang lại tính tự nhiên cho những phần cảnh này.

Chọn vật liệu cho cổng nhà vườn

 

cong-nha-dep-5

Cổng khu biệt thự nhà vườn vùng bán sơn địa mang phong cách hiện đại, dễ hòa nhập khi các công trình khác. Bức tường chính trước cổng có dạng giật 3 cấp tạo nên nhịp điệu, các khe rỗng có song sắt mềm mại tạo cảm giác thoáng và hòa nhập giữa trong và ngoài, xóa đi cảm giác đóng kín khô khan. Toàn bộ tường kẻ rãnh ngang, sơn trắng hoặc vàng chanh tạo sự thống nhất cho tổng thể. Cánh cổng trang trí bằng hai cây thông ngụ ý mô tả tên của khu và tạo vẻ sang trọng, nét cá tính riêng cho khu. Đặc biệt, cây hoa tạo cảm giác hiền hòa, thân thiện.

READ MORE